Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính tại trường Đại học

Tự chủ đại học là xu hướng toàn cầu và là định hướng cho các trường

đại học công lập. Tự chủ đại học được xem là điều kiện cơ bản, cốt lõi

để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến, tạo động lực để

cơ sở giáo dục đại học đổi mới, tạo đột phá về chất lượng và hội nhập.

Tại Việt Nam, tự chủ đại học là điều kiện cần thiết cho các trường chủ

động trong hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài

chính, tài sản và hoạt động khác. Ở Trường Đại học Công nghiệp Việt

Trì, khi thực hiện tự chủ tài chính, nhà trường đã xây dựng phương án

và tổ chức thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện

nhiệm vụ đó. Trong bài báo này, tác giả đã sử dụng phương pháp thống

kê mô tả và phương pháp so sánh để tìm hiểu thực trạng về công tác tự

chủ tài chính và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện

tự chủ tài chính tại trường gồm cơ chế chính sách, năng lực quản lý tài

chính, trình độ đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất của nhà trường. Từ kết

quả đó, tác giả đề xuất bốn giải pháp nhằm giúp trường hoàn thiện hơn

công tác tự chủ tài chính, đồng thời cũng là tư liệu tham khảo cho các

cơ sở giáo dục khác trong quá trình tiến tới tự chủ theo chủ trương của

Đảng và Nhà nước.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính tại trường Đại học trang 1

Trang 1

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính tại trường Đại học trang 2

Trang 2

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính tại trường Đại học trang 3

Trang 3

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính tại trường Đại học trang 4

Trang 4

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính tại trường Đại học trang 5

Trang 5

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính tại trường Đại học trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 03/01/2022 8040
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính tại trường Đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính tại trường Đại học

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính tại trường Đại học
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 218 - 223 
 218 Email: jst@tnu.edu.vn 
ANALYSIS OF FACTORS AFFECTING FINANCIAL AUTONOMY AT UNIVERSITY 
Truong Tuan Linh
*
, Nguyen Phuong Thao 
TNU - Unniversity of Information and Communication Technology 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 11/9/2020 University autonomy is a global trend and an orientation for public 
universities. It is considered a basic and core condition to implement the 
advanced methods for university governance, creating a motivation for 
higher education institutions to innovate, and breakthroughs in quality 
and integration. In Vietnam, university autonomy is a necessary condition 
for them to be active in academic, organizational, human resource, 
financial, asset and other activities. At Viet Tri University of Industry, 
when implementing financial autonomy, the university developed a plan 
and organized the right of autonomy and self-responsibility for the 
implementation. In this article, the author used descriptive statistical and 
comparative methods to deploy the current situation of financial 
autonomy. It also analyzed the factors affecting the performance of 
financial autonomy including policies, financial management capacity, 
qualifications of staff and facilities of the school. From the result, the 
author proposes four solutions for university to be more completion on 
the financial autonomy. It also can become a reference for other higher 
educational institutions in the process of moving towards to autonomy 
according to the policy of the Party and Goverment. 
Revised: 03/6/2021 
Published: 09/6/2021 
KEYWORDS 
Financial autonomy 
Governance 
University governance 
Autonomy 
Public university 
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC 
TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
Trương Tuấn Linh*, Nguyễn Phương Thảo 
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 11/9/2020 Tự chủ đại học là xu hướng toàn cầu và là định hướng cho các trường 
đại học công lập. Tự chủ đại học được xem là điều kiện cơ bản, cốt lõi 
để thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến, tạo động lực để 
cơ sở giáo dục đại học đổi mới, tạo đột phá về chất lượng và hội nhập. 
Tại Việt Nam, tự chủ đại học là điều kiện cần thiết cho các trường chủ 
động trong hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài 
chính, tài sản và hoạt động khác. Ở Trường Đại học Công nghiệp Việt 
Trì, khi thực hiện tự chủ tài chính, nhà trường đã xây dựng phương án 
và tổ chức thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện 
nhiệm vụ đó. Trong bài báo này, tác giả đã sử dụng phương pháp thống 
kê mô tả và phương pháp so sánh để tìm hiểu thực trạng về công tác tự 
chủ tài chính và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện 
tự chủ tài chính tại trường gồm cơ chế chính sách, năng lực quản lý tài 
chính, trình độ đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất của nhà trường. Từ kết 
quả đó, tác giả đề xuất bốn giải pháp nhằm giúp trường hoàn thiện hơn 
công tác tự chủ tài chính, đồng thời cũng là tư liệu tham khảo cho các 
cơ sở giáo dục khác trong quá trình tiến tới tự chủ theo chủ trương của 
Đảng và Nhà nước. 
Ngày hoàn thiện: 03/6/2021 
Ngày đăng: 09/6/2021 
TỪ KHÓA 
Tự chủ tài chính 
Quản trị 
Quản trị đại học 
Tự chủ 
Đại học công lập 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.3586 
*
 Corresponding author. Email: ttlinh@ictu.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 218 - 223 
 219 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Đặt vấn đề 
“Tự chủ đại học” là khái niệm đã không còn xa lạ và là xu hướng tất yếu cho sự phát triển của 
hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Tại Việt Nam, tự chủ đại học là điều kiện cần thiết 
cho các trường chủ động trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản trị nhà trường [1]. 
Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn 
quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ: "Thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục, đào 
tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính". Cơ chế tự chủ về tài chính là "nguồn năng lượng" để đổi 
mới diện mạo và chất lượng của cơ sở giáo dục, đào tạo [2]. Thực tế là nhu cầu tài chính để hoạt 
động và phát triển của các cơ sở giáo dục, đào tạo luôn lớn hơn khả năng bao cấp tài chính của 
Nhà nước, do đó mới tạo ra cơ chế xin - cho trong giáo dục và cơ chế này đã tạo ra không ít tiêu 
cực trong quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính [3]. Giao quyền tự chủ về tài chính sẽ làm cho cơ 
sở giáo dục đào tạo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và có trách nhiệm hơn nguồn lực tài chính của 
mình đồng thời tạo sự chủ động cần thiết trong việc tái đầu tư cho phát triển và nâng cao chất 
lượng giáo dục, đào tạo. Tự chủ tài chính là việc đơn vị giáo dục đại học được quyền chủ động 
quyết định mức thu học phí, trả lương cho giảng viên theo thành tích nghiên cứu và giảng dạy, 
phân bổ ngân sách một cách độc lập, sở hữu tài sản tài chính[4 ... iêu nội bộ, quy định trách nhiệm giải trình về tài chính giữa các cấp trong 
trường, tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ và công khai tài chính, đào tạo nâng cao năng lực 
quản lý tài chính cho các đơn vị trong trường. 
Do vậy, bài báo này trình bày các kết quả phân tích, đánh giá các yêu tố ảnh hưởng tới kết quả 
và thực tế tự chủ tài chính trong thời gian qua tại đơn vị cụ thể là Trường Đại học Công nghiệp 
Việt Trì. Từ đó gợi ý, đề xuất một số giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực tự chủ tài chính cho 
Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì và có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ sở giáo dục đại 
học khác. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo, số liệu liên quan đến tình hình thực 
hiện kế hoạch, kết quả thực hiện tự chủ tài chính của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì trong 
03 năm từ 2015 đến 2017. 
Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua việc điều tra 175 trên tổng số 310 cán bộ viên 
chức của trường ở cả 03 khối cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ và giảng viên trong tháng 4 năm 
2018. Quy mô mẫu được xác định theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin, độ tin cậy là 95%, 
chọn mẫu và phân tổ ngẫu nhiên. Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên thang đo Likert gồm 05 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 218 - 223 
 220 Email: jst@tnu.edu.vn 
mức độ đánh giá của người được phỏng vấn về công tác tự chủ tài chính của Trường Đại học 
Công nghiệp Việt Trì. 
Dựa trên thông tin, số liệu thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và 
phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng hoạt động tài chính và phân tích các yếu tố ảnh 
hưởng tới kết quả thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Tình hình tự chủ tài chính tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì 
Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì trực thuộc Bộ Công thương là đơn vị sự nghiệp công 
lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Với sứ mệnh và mục tiêu phát triển trường thành 
đại học đa ngành, định hướng ứng dụng, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, các dịch vụ 
giáo dục và sản phẩm khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Hiện nay, trường tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý tài chính 
nhằm tăng cường tự chủ tài chính cho phù hợp với chủ chương định hướng của Nhà nước, đáp 
ứng yêu cầu của đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo; tài trợ cho việc phát triển ý tưởng 
nghiên cứu khoa học; xây dựng, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng 
yêu cầu để có thể cạnh tranh và hội nhập với xu thế của xã hội [7]. 
Khi thực hiện tự chủ tài chính, nhà trường xây dựng phương án tự chủ tự chịu trách nhiệm về 
thực hiện nhiệm vụ tài chính gửi Bộ Công thương, Bộ Tài chính phê duyệt. Đồng thời căn cứ vào 
phân loại đơn vị sự nghiệp và kinh phí ngân sách nhà nước cấp đảm bảo một phần chi phí hoạt 
động thường xuyên, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì có trách nhiệm tổ chức 
thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo các quy định cụ thể liên quan đến 
nguồn tài chính và quyền tự chủ về các khoản thu, mức thu; nội dung chi và quyền tự chủ về sử 
dụng nguồn tài chính; tự chủ tiền lương, tiền công và thu nhập; sử dụng kết quả hoạt động tài 
chính trong năm; sử dụng các quỹ; huy động vốn; quyền quản lý và sử dụng tài sản [8]. 
Tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, nguồn thu được hình thành một phần từ kinh phí ngân 
sách nhà nước (NSNN) cấp và một phần thu sự nghiệp từ các hoạt động cung ứng dịch vụ công cho 
xã hội và thu khác, trong đó nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp vẫn giữ vai trò quan trọng. 
Kết quả tổng hợp cho thấy việc quy định mức thu học phí của các ngành đào tạo là tương đối 
phù hợp với tình hình thực tế. Việc tăng học phí sẽ tăng nguồn thu cho trường từ đó nâng cao 
được khả năng tự chủ tài chính, nhưng bên cạnh đó sẽ làm cho sinh viên cảm thấy rất áp lực nếu 
theo học do đó việc tăng này vẫn đang được nhà trường cân nhắc và thực hiện theo lộ trình của 
nhà nước quy định. Mặt khác, hiện tại trường vẫn còn hạn chế trong hoạt động nghiên cứu và 
triển khai các sản phẩm khoa học công nghệ; chưa có chính sách tích cực trong thúc đẩy mối liên 
kết giữa đào tạo, khoa học và sản xuất kinh doanh để có những nguồn thu tiềm năng. 
Kết quả đánh giá về quản lý các khoản chi của những người được hỏi đều trả lời ở mức trung 
bình, tần suất đánh giá ở mức yếu, kém chiếm tỷ trọng lớn. Hiệu quả các khoản chi của trường về 
nâng cao chất lượng đào tạo còn chưa tốt. Do các nguồn thu chủ yếu là chi cho con người (xấp xỉ 
70%) nên còn nhiều hạn chế trong việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học và xây dựng cơ bản, điều 
đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. 
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính 
Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng công tác tự chủ tài chính tại Trường Đại 
học Công nghiệp Việt Trì được tác giả đánh giá thông qua lựa chọn các tiêu chí về sự thay đổi 
trong cơ chế chính sách, năng lực quản lý tài chính, trình độ cán bộ, điều kiện cơ sở vật chất. 
Có thể nói nếu cơ chế chính sách của trường tốt thì có thể thu hút được số lượng sinh viên và 
các tổ chức bên ngoài tham gia vào liên kết với trường. Khi số lượng đó tăng lên thì nguồn thu của 
trường cũng tăng lên tương ứng để từ đó nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ 
các hoạt động của trường. Bảng 1 cho thấy 73,1% những người được khảo sát cho rằng hiện nay cơ 
chế chính sách chưa thực sự phù hợp và cũng không ảnh hưởng nhiều đối với việc tự chủ tài chính 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 218 - 223 
 221 Email: jst@tnu.edu.vn 
của nhà trường. Kết quả của việc thay đổi cơ chế quản lý tài chính sẽ phát huy hiệu quả tích cực 
hay hạn chế sự phát triển của đơn vị tuỳ thuộc vào năng lực trình độ của người vận dụng. 
Bảng 1. Cơ chế chính sách của Nhà nước, năng lực quản lý tài chính, trình độ cán bộ, cơ sở vật chất 
Đơn vị tính: % 
Mức độ đánh giá Cơ chế chính sách Năng lực quản lý tài chính Trình độ cán bộ Cơ sở vật chất 
Rất không phù hợp 45,7 23,4 10,9 17,1 
Không phù hợp 27,4 40,6 12,6 21,7 
Trung bình 13,7 26,9 16,0 36,6 
Phù hợp 8,6 9,1 33,7 24,6 
Rất phù hợp 4,6 0 26,8 0 
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018) 
Đối với đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, 
hiệu quả của việc thực hiện tự chủ tài chính được đánh giá qua năng lực của cán bộ làm công tác 
tài chính, kế toán và kế hoạch. Năng lực của đội ngũ này là yếu tố tác động trực tiếp thực hiện và 
ảnh hưởng tới kết quả của cơ chế tự chủ tài chính. Bảng 1 cho thấy năng lực quản lý tài chính của 
đội ngũ này còn yếu khi 70% số người được khảo sát cho rằng chưa đảm bảo. Yếu tố này nếu 
được cải thiện chắc chắn sẽ làm cho mức độ tự chủ tài chính của đơn vị được tốt hơn. 
Liên quan đến nhận thức về vị trí, vai trò của tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính nói 
riêng, trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên có ảnh hưởng rất lớn. Trong những năm qua, 
trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã luôn quan tâm, đầu tư, xây dựng phát triển đội ngũ. Hiện 
tại, hầu hết giảng viên đứng lớp đều có trình độ thạc sĩ trở lên. Hàng năm, cán bộ giảng viên đều 
tích cực, chủ động tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Kết 
quả khảo sát thể hiện ở Bảng 1 cho thấy 60,5% số cán bộ, giảng viên được hỏi cho rằng trình độ 
đội ngũ của trường hiện tại như vậy là đảm bảo về trình độ, năng lực. 
Cơ sở vật chất ảnh hưởng lớn đến công tác tài chính - kế toán, công tác quản lý hành chính 
trong đơn vị, nếu được trang bị hiện đại đầy đủ hiệu suất làm việc cao, giảm đội ngũ lao động, 
tiết kiệm tiền lương, tiết kiệm chi phí quản lý, và ngược lại. Bảng 1 thể hiện mức độ trung bình 
và phù hợp được đánh giá với tổng số phiếu là 107 phiếu (chiếm 61,2%), không có đánh giá nào 
coi cơ sở vật chất hiện tại của trường đáp ứng đầy đủ đảm bảo cho yêu cầu tự chủ tài chính. Điều 
này cho thấy trường cần có những biện pháp để đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất phục vụ nhằm đảm 
bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn thu, tăng mức độ chủ động tài chính. 
Đi sâu vào phân tích năng lực quản lý tài chính, tổ chức thực hiện công tác tài chính và kiểm 
tra tài chính, qua điều tra đã nhận được những phản hồi đáng lưu tâm. Các câu hỏi được xây dựng 
trên thang đo Likert gồm 5 mức, theo đó 1- kém, 2 - yếu, 3 - trung bình, 4 - khá, 5 - tốt. 
Bảng 2. Đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý tài chính 
Chỉ tiêu 
Tần suất đánh giá Điểm bình quân 
1 2 3 4 5 
Tổ chức bộ máy quản lý tài chính của nhà trường đã hợp lý? 20 48 56 51 0 2,79 
Nhà trường đã sử dụng hợp lý mô hình quản lý tài chính hợp lý? 25 49 51 50 0 2,72 
Mức độ chủ động trong công tác điều hành thu chi 27 67 41 40 0 2,54 
Hiệu quả quản lý công tác tự chủ tài chính 21 59 57 38 0 2,64 
Trung bình 23,3 55,8 51,3 44,8 0 2,67 
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2018) 
Bảng 2 chỉ ra rằng, tất cả các cán bộ giảng viên được hỏi đều không đánh giá ở mức tốt về tổ 
chức bộ máy quản lý tài chính của trường. Mức đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý tài chính với 
điểm số bình quân là 2,67 (mức khá). Trong đó điểm cao nhất là tổ chức bộ máy quản lý tài chính 
của nhà trường với 2,79 (mức khá), điểm thấp nhất là tiêu chí mức độ chủ động trong công tác 
điều hành thu chi chỉ đạt 2,54 (mức trung bình). Kết quả đánh giá như vậy cho thấy hiệu quả 
quản lý công tác tự chủ tài chính, mức độ chủ động trong công tác điều hành thu chi còn chưa 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 218 - 223 
 222 Email: jst@tnu.edu.vn 
đảm bảo. Phần lớn viên chức, người lao động có tâm lý ỷ lại trông chờ vào nguồn kinh phí 
NSNN cấp, trong sử dụng tài sản vẫn còn thói quen lãng phí của công. 
4. Giải pháp tăng cường tự chủ tài chính 
Tự chủ tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện tự chủ đại học. Đây 
là vấn đề then chốt nhằm đảm bảo quá trình tự chủ và tự chịu trách nhiệm được thực hiện đầy đủ, 
khách quan, công bằng và minh bạch. Qua nghiên cứu, điều tra, phân tích tác giả đưa ra một số 
giải pháp dựa trên các yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng tới cơ chế tự chủ tài chính tại Trường 
Đại học Công nghiệp Việt Trì. 
Thứ nhất, cơ chế chính sách về tự chủ tài chính cần được xây dựng một cách đồng bộ với các 
văn bản luật và dưới luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất để nâng cao năng lực tài chính, 
phát huy sự tham gia của các tổ chức ngoài trường. Trong đó, quy chế tài chính và quy chế chi 
tiêu nội bộ cần được xây dựng, bổ sung cho phù hợp với công tác tự chủ tài chính. 
Thứ hai, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tài chính và cán bộ quản lý tại các đơn vị. Năng 
lực làm việc của đội ngũ cán bộ kế toán, tài chính sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả công tác 
hạch toán kế toán và quản lý tài chính. Việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về kế 
hoạch, tài chính theo định hướng tự chủ là yêu cầu cần thiết. Đồng thời đội ngũ cán bộ quản lý từ 
phòng, khoa, trung tâm cũng phải nắm được các yêu cầu cơ bản trong thực hiện và quản lý tài 
chính, để phối hợp với thực hiện đúng các nguyên tắc về tài chính. Tăng cường công tác kiểm tra, 
kiểm toán nội bộ và công khai tài chính. Điều này sẽ giúp đơn vị phát hiện những sai sót trong 
công tác kế toán, từ khi lập dự toán đến khi thực hiện dự toán, kiểm soát toàn bộ hoạt động thu - 
chi của đơn vị. 
Thứ ba, cần nâng cao nhận thức về vấn đề tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính nói 
riêng để viên chức, người lao động hiểu được tính cấp thiết và hiệu quả khi tự chủ tài chính thông 
qua các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề, truyền thông nội bộ. Đồng thời, cần có kế hoạch 
tổng thể lâu dài và có chính sách khuyến khích liên tục với nhiều phương thức thích hợp để tuyển 
chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên của 
đơn vị. 
Thứ tư, tăng cường quản lý, nâng cấp và đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị 
theo hướng hiện đại để nâng cao chất lượng đào tạo, tăng số lượng sinh viên, thực hiện các dự án 
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Từ đó tạo ra nguồn thu, nâng cao mức độ chủ 
động tài chính. 
5. Kết luận 
Từ khi thực hiện tự chủ tài chính, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì chủ động sử dụng 
nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động phân bổ 
nguồn tài chính theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực hiệu 
quả, đồng thời mở rộng các hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu, nâng cao đời sống cho viên chức, 
người lao động của trường. 
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cơ chế này, vẫn còn một số điểm hạn chế như: nhận 
thức của cán bộ viên chức, người lao động về tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính chưa 
nhiều, chưa rõ ràng; trình độ đội ngũ làm công tác tài chính, kế toán còn hạn chế; cơ cấu thu 
chưa hợp lý do còn phụ thuộc nhiều vào sự cấp phát của ngân sách nhà nước; quy chế chi tiêu 
nội bộ chưa được chi tiết cụ thể; nhiều khoản chi còn lãng phí... 
Do vậy, tác giả đã đưa ra bốn giải pháp nhằm giúp nhà trường hoàn thiện hơn công tác tự chủ 
tài chính. Những giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ với quyết tâm và nỗ lực cao nhất để 
trường có thể dần hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu. Bài viết này 
có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho các cơ sở giáo dục đại học khác trong định 
hướng tiến tới tự chủ ở nước ta. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 218 - 223 
 223 Email: jst@tnu.edu.vn 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] D. A. X. Nguyen, “University Management: Experience from the U.S’s Higher Education System and 
Lessons for Vietnam,” Industry and Trade Magazine, no. 2019, pp. 1-7, Aug. 04, 2019. 
[2] V. B. Le and V. L. Hoang, “Solutions to Accomplish the Financial Autonomy Mechanism at Hue 
University,” Hue University Journal of Science: Economics and Development, vol. 128, no. 5A, p. 
169, 2019, doi: 10.26459/hueuni-jed.v128i5a.5178. 
[3] T. N. Dinh, “State Investment in Education and Training: Current Situation and Some 
Recommendations,” Review of Finance, vol. 1, no. 10, pp. 1-7, Oct. 2017. [Online]. Available: 
mot-so-de-xuat-130918.html. [Accessed Sep. 09, 2020]. 
[4] EUA (European University Association), “Dimensions of University Autonomy,” 2013. [Online]. 
Available:  [Accessed Sep. 09, 2020]. 
[5] D. H. Le, “Finacal autonomy in public universities,” Review of Finance, vol. 8, no. 1, pp. 1-4, 2020. 
[6] T. S. Mai, “Financial autonomy in Vietnamese public universities,” Review of Finance, vol. 2, no. 2, 
pp. 1-4, 2017. 
[7] Viet Tri University of Industry, “Vision, Network origin and Development Goals,” 2020. [Online]. 
Available: https://vui.edu.vn/tam-nhin-su-mang-va-muc-tieu-phat-trien/. [Accessed Sep. 09, 2020]. 
[8] Viet Tri University of Industry, Financial Management Regulation of Viet Tri University of Industry, 
Viet Tri, 2017. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_cac_yeu_to_anh_huong_den_cong_tac_tu_chu_tai_chinh.pdf