Những con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh
Tóm tắt:Dựa trên nguồn tư liệu khảo sát thực tế, bài viết tìm hiểu những con đường
hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tiếng Anh,
thuật ngữ thời trang được hình thành theo bốn con đường: Thuật ngữ hoá từ thông thường;
Tạo thuật ngữ mới dựa trên cơ sở ngữ liệu vốn có; Vay mượn thuật ngữ nước ngoài; Vay
mượn thuật ngữ khoa học liên ngành. Bài viết đã tập trung tìm hiểu đặc điểm của từng con
đường hình thành thuật ngữ, để thấy rằng những con đường này đã làm đa dạng và phong
phú hệ thuật thời trang trong tiếng Anh.
Từ khóa: Con đường hình thành thuật ngữ; thuật ngữ thời trang; tiếng Anh.
1. Đặt vấn đề
Với bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới, việc hình thành các thuật ngữ đều bắt nguồn từ
hai nguồn vốn từ ngữ chính: ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ vay mượn. Theo cách hiểu của
chúng tôi, con đường hình thành thuật ngữ là các phương hướng để xây dựng thuật ngữ. Mỗi
con đường hình thành có các phương thức cấu tạo thuật ngữ khác nhau. Trong bài viết này,
chúng tôi sẽ phân tích cụ thể các con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh dựa
trên cơ sở ngữ liệu khảo sát là 1.162 thuật ngữ. Đây là các thuật ngữ đã được chúng tôi nhận
diện và lựa chọn theo các tiêu chuẩn thuật ngữ từ các từ điển, giáo trình chuyên ngành, sách
báo, tạp chí về thời trang bằng tiếng Anh.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Những con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI NHỮNG CON ĐƢỜNG HÌNH THÀNH THUẬT NGỮ THỜI TRANG TIẾNG ANH TS. Hoàng Thị Huệ1 Tóm tắt:Dựa trên nguồn tư liệu khảo sát thực tế, bài viết tìm hiểu những con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tiếng Anh, thuật ngữ thời trang được hình thành theo bốn con đường: Thuật ngữ hoá từ thông thường; Tạo thuật ngữ mới dựa trên cơ sở ngữ liệu vốn có; Vay mượn thuật ngữ nước ngoài; Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành. Bài viết đã tập trung tìm hiểu đặc điểm của từng con đường hình thành thuật ngữ, để thấy rằng những con đường này đã làm đa dạng và phong phú hệ thuật thời trang trong tiếng Anh. Từ khóa: Con đường hình thành thuật ngữ; thuật ngữ thời trang; tiếng Anh. 1. Đặt vấn đề Với bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới, việc hình thành các thuật ngữ đều bắt nguồn từ hai nguồn vốn từ ngữ chính: ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ vay mượn. Theo cách hiểu của chúng tôi, con đường hình thành thuật ngữ là các phương hướng để xây dựng thuật ngữ. Mỗi con đường hình thành có các phương thức cấu tạo thuật ngữ khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể các con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh dựa trên cơ sở ngữ liệu khảo sát là 1.162 thuật ngữ. Đây là các thuật ngữ đã được chúng tôi nhận diện và lựa chọn theo các tiêu chuẩn thuật ngữ từ các từ điển, giáo trình chuyên ngành, sách báo, tạp chí về thời trang bằng tiếng Anh. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm về thời trang Khái niệm thời trang (fashion) được giải thích trong Từ điển Oxford là "một phong cách phổ biến, thịnh hành nhất về trang phục, kiểu tóc, trang trí (A popular or the latest style of clothing, hair, decoration, or behaviour)" [8]. Theo Từ điển tiếng Việt (2003), khái niệm thời trang được hiểu một cách ngắn gọn hơn, đó là "cách ăn mặc, trang điểm trong xã hội trong một thời gian nào đó" [7; tr. 956]. Như vậy, có thể hiểu thời trang là một phong cách thịnh hành về trang phục, giày dép, phụ kiện, trang điểm, kiểu tóc. Bên cạnh đó, thời trang thể hiện những sáng tạo mới nhất của các nhà thiết kế trên trang phục, giày dép, phụ kiện, trang sức, cách trang điểm và kiểu tóc. Trong khuôn khổ của bài viết này, khái niệm thời trang được áp dụng để nghiên cứu về các thuật ngữ chỉ những phong cách, xu hướng, kiểu dáng phổ biến và hiện đại của trang phục mặc ngoài, giày dép, phụ kiện, trang sức cũng như các thuật ngữ chỉ con người, sự vật, sự kiện, chất liệu và hoạt động liên quan đến thời trang; không áp dụng đối với nghiên cứu về các thuật ngữ về trang phục lót, đồ bơi, trang điểm và tóc. 1 Khoa GDĐC và Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 43 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 2.2. Khái niệm về thuật ngữ thời trang Trước khi tìm hiểu nội hàm thuật ngữ thời trang, chúng ta cùng xác định khái niệm về thuật ngữ. Sager J.C (1990) quan niệm: “định nghĩa về thuật ngữ gắn với sự xác định một khái niệm mà khái niệm này phản ánh một hệ thống mang tính khái niệm hình thành nên nó và phân biệt khái niệm đó với hệ thống” [10; tr.39]. Theo đó, khái niệm thuật ngữ đã được tác giả Đỗ Hữu Châu (1998) giải thích rõ ràng, đó là: “Thuật ngữ là từ chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp, hoặc một ngành kỹ thuật nào đó Đặc tính của những từ này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kỹ thuật nhất định.” [1; tr.167]. Như vậy, các tác giả nghiên cứu về thuật ngữ đều có chung nhận định rằng: về mặt hình thức, thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ; về mặt nội dung, thuật ngữ biểu đạt khái niệm của ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Chúng tôi tiếp thu quan điểm của các nhà khoa học và đưa ra khái niệm thuật ngữ một cách ngắn gọn như sau: thuật ngữ là những từ hoặc ngữ biểu thị khái niệm về sự vật, hiện tượng của một ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Đồng thời, kết hợp với sự nghiên cứu về những nội dung cơ bản của ngành thời trang, chúng tôi trình bày khái niệm thuật ngữ thời trang như sau: Thuật ngữ thời trang là những từ, cụm từ biểu thị các khái niệm, đối tượng, sự vật, hiện tượng, tính chất, hoạt động... của ngành thời trang. Định nghĩa này sẽ là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các nội dung tiếp theo trong bài viết. 2.3. Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh Tác giả Sager J.C.(1990) đã nhận định có ba con đường tạo nên thuật ngữ trong tiếng Anh: (1) Sử dụng các thuật ngữ hiện có trong ngôn ngữ chung; (2) Tạo thuật ngữ mới từ nguồn thuật ngữ hiện có với các phương thức: phái sinh, ghép, chuyển đổi ngữ nghĩa và viết tắt; (3) Tạo thuật ngữ mới cho ngôn ngữ chuyên ngành dựa trên các khái niệm mới. [10; tr.71] Tương tự với quan điểm nghiên cứu của Sager J.C., ISO 704 (2000)đã kết luận về ba con đường hình thành thuật ngữ trong tiếng Anh và các ngôn ngữ khác cũng có thể áp dụng ba con đường này: (1) ... ơng thức phái sinh trong tiếng Anh chính là sự hình thành một thuật ngữ thời trang tiếng Anh mới bằng cách thêm một hoặc nhiều phụ tố (affixes) vào từ gốc. Các từ gốc được hình thành bởi nghĩa gốc của từ và là những hình vị mang ý nghĩa từ vựng; còn các phụ tố vừa có ý nghĩa từ vựng vừa có ý nghĩa ngữ pháp và được sử dụng để cấu tạo thuật ngữ mới. Phụ tố bao gồm tiền tố (prefix) và hậu tố (suffix). Đây cũng là phương thức đặc trưng cho loại hình ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh. Tuy nhiên, đây không phải là phương thức chủ đạo để cấu tạo nên thuật ngữ thời trang. Căn cứ số liệu khảo sát, chúng tôi tìm thấy 39/1.162 thuật ngữ (chiếm 3,35%) được hình thành từ phương thức thêm phụ tố, bao gồm 04 thuật ngữ là từ phái sinh thêm tiền tố, 34 thuật ngữ là từ phái sinh thêm hậu tố và 01 thuật ngữ là từ phái sinh thêm cả tiền tố và hậu tố. Những hình vị phụ thuộc được thêm vào phần đầu của từ được gọi là tiền tố. Khảo sát số lượng các thuật ngữ trong hệ thống thuật ngữ thời trang tiếng Anh, chúng tôi thấy sự xuất hiện của các tiền tố: aqua-, multil-, mono-, super-, góp phần cấu tạo thuật ngữ. Mỗi tiền tố đều chứa đựng ý nghĩa riêng biệt và có chức năng cấu tạo thuật ngữ mới theo mục đích của người sử dụng. Do vậy, mỗi tiền tố có ý nghĩa từ vựng được xem như một ngữ tố. Ví dụ, được minh họa trong bảng sau: Bảng 1: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức thêm tiền tố Tiền tố Nghĩa của tiền tố Thuật ngữ thời trang tiếng Anh aqua- nước aquamarine multi- nhiều, đa dạng multicolor mono- đơn, một monochrome super- Siêu supermodel Những hình vị phụ thuộc được thêm vào phần cuối từ gọi là hậu tố. Trong hệ thống thuật ngữ thời trang, số lượng các hậu tố dùng đề tạo nên từ mới khá phong phú. Chúng ta có thể tạo nên rất nhiều từ mới từ một gốc từ, tùy thuộc vào từng ý nghĩa của các hậu tố. Mỗi hậu tố có ý nghĩa từ vựng cũng được xem như một ngữ tố. Ví dụ: từ gốc từ collect nhờ hậu tố -or sẽ có collector (nhà sưu tập thời trang), -ion sẽ có collection (bộ sưu tập thời trang). Có thể kể tên một số hậu tố khác nhau trong việc cấu tạo hệ thống thuật ngữ thời trang tiếng Anh như: - er, -ian, - let, -y, -ion,- or, -ing, -y, -ie, -lion, -ism, -ist, dùng để cấu tạo nên danh từ. Các hậu tố như -ed, -ish, -ble, -al, -ic, -less,dùng để cấu tạo nên tính từ. Chúng tôi trình bày các ví dụ cụ thể trong bảng sau đây: Bảng 2: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thứcthêm hậu tố Hậu tố Nghĩa của hậu tố Thuật ngữ thời trang tiếng Anh -or đối tượng làm nghề Collector 47 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI -er đối tượng làm nghề Designer -ion trạng thái Collection -ist đối tượng làm nghề Stylist -ish có đặc điểm là Modish -ism trường phái, đảng phái Minimalism -able có khả năng Fashionable Trong nghiên cứu khảo sát của chúng tôi còn có 01 thuật ngữ được hình thành từ phương thức phái sinh thêm cả tiền tố và hậu tố. Các hình vị phụ thuộc sẽ được thêm vào cả phần đầu và phần cuối của hình vị tự do (gốc từ) để tạo nên một từ mới. Đó là: monochromatic = mono (đơn độc) + chromate + ic (có tính chất là). Như vậy, với phương thức tạo từ phái sinh bằng hình thức thêm phụ tố vào hình vị tự do (gốc từ), hệ thuật ngữ thời trang tiếng Anh trở nên phong phú đa dạng về mặt số lượng. 2.3.2.2.Phương thức ghép (compounding) Ghép từ cũng là phương thức tạo thuật ngữ mới của tiếng Anh. Có thể nói, đây là phương thức chủ đạo để hình thành nên thuật ngữ thời trang tiếng Anh, bao gồm từ ghép và từ định danh. Với 652 từ ghép và 316 cụm từ định danh khảo sát ở chương 2 (968 đơn vị), chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những từ ghép và cụm từ được hình thành theo con đường thuật ngữ hóa từ thông thường (39 đơn vị), những từ ghép và cụm từ còn lại sẽ được hình thành bằng phương thức ghép (829 đơn vị). Ghép là sự kết hợp hai hình vị tự do trở lên để tạo thành một từ mới, ví dụ: sun + dress = sundress (váy đầm hai dây, dáng xòe, xếp ly tựa ánh mặt trời), pull + over= pullover (áo len chui đầu). Bên cạnh đó, phương thức ghép còn cho phép sự kết hợp của một hình vị tự do (gốc từ) với (các) từ khác để tạo ra cụm từ định danh, ví dụ: side + button + dress = side- button dress (đầm thiết kế với hàng khuy bên hông), peep + toe + shoes = peep toe shoes (giày sục hở ngón). Đa số các thuật ngữ thời trang là từ ghép và cụm từ định danh được tạo ra từ phương thức ghép trong tiếng Anh đều có thể được suy luận nghĩa của từng từ. Ví dụ: leather (da thuộc) + jacket (áo khoác) = leather jacket (áo khoác da); slim (nhỏ, thon) + fit (vừa khít) = slim-fit (ôm khít). Tuy nhiên, một số nghĩa của thuật ngữ là từ ghép khó có thể suy luận nghĩa của từng từ. Ví dụ: trench coat (áo khoác dài), black tie dinner (bữa tiệc thời trang dành cho quý ông) Có thể nhận thấy, phạm trù ngữ nghĩa của các thuật ngữ là từ ghép và cụm từ định danh trong tiếng Anh được quyết định bởi yếu tố chính của từ. Vídụ: sundresscó yếu tố chính (dress) là danh từ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một số thuật ngữ là từ ghép hoặc cụm từ định danh không chịu sự quyết định từ loại của yếu tố chính. Vídụ: apull-over là một danh từ không phải là một giới từ mặc dù yếu tố chính là giới từ “over”. Chúng tôi đã khảo sát được những hình thức ghép sau: Bảng 3: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức ghép Hình thức ghép Ví dụ Danh từ + Danh từ = Danh từ accessories designer, 48 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Hiện tại phân từ + Danh từ = Danh từ matching clutch, Quá khứ phân từ + Danh từ = Danh từ ruched top, Danh từ + Giới từ = Danh từ pullover, Danh từ + Hiện tại phân từ = Tính từ eye-catching, Danh từ + quá khứ phân từ = Tính từ handmade, Tính từ + Tính từ = Tính từ regular-fit, Tính từ + Danh từ = Tính từ secondhand, Danh từ + Động từ = Động từ tie-dye, Có ba cách để ghép từ tạo thành thuật ngữ như sau: Một là, dùng dấu gạch nối (hyphen) giữa các từ. Ví dụ: slim-fit, regular-fit, Hai là, viết tách rời từng từ một (no join). Ví dụ: pea coat, desert boot, Ba là, viết liền các từ với nhau (fusion). Ví dụ: crossbody, sundress, 2.3.2.3. Phương thức viết tắt (Abbreviated forms): Cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Anh cũng có sử dụng phương thức viết tắt. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát của chúng tôi, có rất ít thuật ngữ thời trang tiếng Anh được hình thành theo phương thức này. Trong số 1.162 thuật ngữ thời trang được khảo sát, chỉ có 12 thuật ngữ (1,03%) tồn tại dưới hình thức viết tắt. Quy trình viết tắt thường được thực hiện bằng cách lấy chữ cái đầu của một chuỗi từ (gồm 2 từ trở lên) để tạo thành một từ mới, hoặc lược bớt từ để tạo sự đơn giản và dễ hiểu. Phương thức hình thành thuật ngữ này mang lại những thuận lợi trong giao tiếp ngôn ngữ, nhất là giao tiếp dưới dạng văn bản viết. Có hai cách để viết tắt thuật ngữ: Viết tắt từ (abbreviation) và viết tắt chữ cái đầu mỗi từ (acronyms). Viết tắt từ là cách lược bớt từ hoặc một số phần của từ trong thuật ngữ mà không làm thay đổi nghĩa của thuật ngữ muốn biểu thị. Viết tắt các chữ cái đầu là sự kết hợp của các chữ cái đầu để tạo thành một thuật ngữ tồn tại phổ biến dưới dạng ngắn gọn và dễ hiểu, dễ viết. Chúng tôi trình bày các ví dụ minh họa trong bảng sau: Bảng 4: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh được cấu tạo từ phương thức viết tắt Hình thức Thuật ngữ Thuật ngữ Nghĩa tiếng Việt viết tắt viết tắt viết đầy đủ high heels high- heeled shoes giày cao gót Capris Capri pants quần lửng dài quá gối Viết tắt từ phong cách dạ tiệc, lấp lánh, sang (abbreviation) Glam glamorous trọng và nữ tính Prep preppy phong cách thời trang học đường S small cỡ nhỏ Viết tắt chữ cái M medium cỡ trung bình đầu mỗi từ L large cỡ lớn (Initialism) XL extra large cỡ lớn ngoại cỡ CAD computer-aided- thiết kế thời trang trên máy tính 49 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI design HC Haute Couture thời trang cao cấp cuộc thi tìm kiếm người mẫu thời NTM Next Top model trang RTW ready - to - wear thời trang ứng dụng Tổng 12/1.162 2.3.3. Vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài Quá trình tiếp xúc ngôn ngữ diễn ra một cách tự nhiên sẽ dẫn đến việc vay mượn ngôn ngữ. Bussmann H. (1996) phân tích ngắn gọn: “vay mượn là sự tiếp nhận một biểu thức của ngôn ngữ này vào một ngôn ngữ khác khi trong ngôn ngữ đó không có thuật ngữ tương ứng để biểu đạt khái niệm mới” [2; tr.55]. Cũng giống như mọi ngôn ngữ khác, trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ dân tộc, tiếng Anh đã được đa dạng hóa bởi sự vay mượn. Bởi vậy, hệ thuật ngữ thời trang tiếng Anh chứa đựng một số lượng nhất định các thuật ngữ vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Nếu như thuật ngữ thời trang tiếng Việt được vay mượn theo các hình thức: phiên âm, sao phỏng, ghép lai và giữ nguyên dạng thuật ngữ nước ngoài, thì các thuật ngữ thời trang trong tiếng Anh được vay mượn bằng hình thức giữ nguyên dạng thuật ngữ nước ngoài. Người Norman (Pháp) đã thực hiện cuộc xâm lược Vương quốc Anh vào năm 1066 và trải qua nửa thế kỷ đô hộ trên đất nước này. Đây là lý do giải thích cho sự xuất hiện của nhiều thuật ngữ thời trang tiếng Anh được vay mượn từ tiếng Pháp. Tuy nhiên, thuật ngữ thời trang tiếng Anh còn được vay mượn từ một số ngôn ngữ khác như Nhật, Đức, chứ không chỉ riêng tiếng Pháp. Có 47/1.162 thuật ngữ thời trang tiếng Anh, chiếm tỉ lệ 4,04%, được mượn nguyên dạng từ các ngôn ngữ khác nhau. Các ví dụ cụ thể được trình bày trong bảng 5 như sau: Bảng 5: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh có nguồn gốc vay mượn Nguồn gốc vay mƣợn Thuật ngữ thời trang tiếng Anh Tiếng Pháp satin, boutique satin, boutique Tiếng Nhật Kimono Kimono Tiếng Đức Dirndl dirndl Tiếng Latin frock, velvet frock, velvet Tiếng Hindi bangle, pajama bangle, pajama Tiếng Tây Ban Nha panama, brocade panama, brocade 2.3.4. Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành Sự phát triển của hệ thuật ngữ thời trang còn có sự vay mượn thuật ngữ của một số ngành khoa học khác. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát và phân tích 1.162 thuật ngữ thời trang tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của các thuật ngữ vay mượn liên ngành chiếm số lượng không đáng kể. Cụ thể như sau: Bảng 6: Thuật ngữ thời trang tiếng Anh vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành Ngành khoa học Thuật ngữ tiếng Anh vay mƣợn Số lƣợng Tỉ lệ (%) Hàng hải crew(áo len), crewsocks (tất cao cổ) 02 0,16 50 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Báo chí editorial (bộ hình thời trang) 01 0,08 design (thiết kế) 02 0,16 Kiến trúc/xây dựng designer (nhà thiết kế) creepers (giày thể thao nam đế cao) 03 0,16 Thể thao jumper (áo chui đầu) jogger (quần ôm bó) Kỹ thuật seersucker (vải sọc nhăn) 01 0,16 Tổng 09/1.162 Như vậy, sự tiếp nhận các thuật ngữ có nguồn gốc tiếng nước ngoài và các thuật ngữ thuộc các ngành khoa học khác vào hệ thuật ngữ thời trang tiếng Anh được xem là một quá trình xây dựng và phát triển hệ ngôn ngữ mang tính tất yếu. Cùng với thời gian và cùng với sự ra đời của những xu hướng thời trang mới, gắn kèm với những khái niệm mới, vốn từ vay mượn ngày càng được bổ sung về mặt số lượng, đã góp phần tạo nên tính năng động cho hệ thuật ngữ thời trang tiếng Anh. Với sự phân tích ở trên, chúng tôi có sự tổng hợp về các con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh như sau: Bảng 7: Con đường hình thành thuật ngữ thời trang tiếng Anh Phƣơng thức Số lƣợng Tổng số Tỉ lệ TT Con đƣờng hình thành cấu tạo thuật ngữ thuật ngữ (%) 1 Thuật ngữ hoá từ thông thường 223 223 19,19 Phái sinh 41 3,52 Tạo thuật ngữ mới dựa trên 2 Ghép 829 882 71,34 cơ sở ngữ liệu vốn có Viết tắt 12 1,03 3 Vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài 48 4,13 57 4 Vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành 09 0,77 Tổng 1.162 Như vậy, hệ thuật ngữ thời trang tiếng Anh được hình thành từ các con đường: (1) thuật ngữ hoá từ thông thường; (2) tạo thuật ngữ mới với ba phương thức: thêm phụ tố, ghép và viết tắt; (3) vay mượn thuật ngữ tiếng nước ngoài và (4) vay mượn thuật ngữ khoa học liên ngành. Theo số liệu khảo sát, con đường tạo thuật ngữ mới dựa trên cơ sở ngữ liệu vốn có đã tạo nên số lượng thuật ngữ lớn nhất. Trong đó, phương thức viết tắt chiếm tỉ lệ thấp nhất với 12/1162 thuật ngữ (1,03%) và phương thức ghép từ chiếm tỉ lệ cao nhất với 829 thuật ngữ (71,34 %). Như vậy, ghép từ là phương thức chủ đạo góp phần tạo nên sự phát triển của hệ thuật ngữ thời trang tiếng Anh. 3. Kết luận Có thể nói, những con đường hình thành thuật ngữ chính là các phương hướng để xây dựng và phát triển các hệ thuật ngữ khoa học nói chung và thuật ngữ thời trang trong tiếng 51 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Anh nói riêng. Việc nghiên cứu các con đường và phương thức hình thành thuật ngữ cho phép chúng ta hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa tư duy, vai trò của tư duy, của sự nhận thức và sự tiến bộ xã hội đối với sự phát triển ngôn ngữ thông qua việc diễn đạt các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học. Như vậy, những con đường hình thành thuật ngữ đã làm giàu vốn từ, làm giàu tri thức và cách thức tư duy của con người về ngôn ngữ hiện đại ngày nay. Tài liệu tham khảo [1]. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa khoa học từ vựng, NXB Giáo dục, H. [2]. Bussmann, H. (1996), Routledge dictionary of language and linguistics, London: Routledge. [3]. [4]. https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/. [5]. ISO704 (2000), Terminology work - Principles and methods, International Organization for Standardization. [6]. Lakoff, G. and Johnson, M. (1980), Metaphors We live by, Chicago: University of Chicago Press. [7]. Nhiều tác giả (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. [8]. Oxford English Dictionary (2012), 7th edition, Oxford University Press. [9]. Radden, G., Kövecses, Z. (1999), Towards a theory of metonymy. Metonymy in language and thought, eds. K.U. Panther and G. Radden, 7-59. Amsterdam: Benjamins. [10]. Sager, J.C (1990), Practical Course in Terminology Processing, John Benjamins Publishing Company. [11]. Valeontis, K. (2004), The “analogue rule”-a useful terminological tool in interlingual transfer of knowledge, 2nd Terminology Summit, Barcelona, Spain. THE WAYS FORMING FASHION TERMINOLOGIES IN ENGLISH Hoang Thi Hue, Ph.D Abstract: Based on the surveyed data, the paper analyzed the ways forming fashion terminologies in English. As a result, fashion teminologies in English are formed by the four ways, namely teminologization, using the existing forms, direct borrowing from other languages and interdisciplinary borrowing. Each of the four ways has been clarified in terms of its characteristics to state how fashion terminologies in English have been enriched and diversified. Key words: The way forming terminologies; fashion terminology; English Người phản biện: TS. Lê Thanh Hà (ngày nhận bài 22/7/2020; ngày gửi phản biện 22/7/2020 ngày duyệt đăng 06/11/2020). 52
File đính kèm:
- nhung_con_duong_hinh_thanh_thuat_ngu_thoi_trang_tieng_anh.pdf