Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Bài báo trình bày nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của

DNNN ở Việt Nam. Tác giả đã xây dựng và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến

mức độ CBTT của DNNN, bao gồm: Quy mô doanh nghiệp, Đòn bẩy tài chính, Khả

năng thanh khoản, Tỷ lệ ROE, Kiểm toán. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy

bình phương nhỏ nhất, thông qua phần mềm SPSS 20 phân tích dữ liệu nghiên

cứu của 152 DNNN. Kết quả cho thấy, Quy mô doanh nghiệp, Kiểm toán có quan

hệ thuận chiều với mức độ CBTT; Đòn bẩy tài chính, Khả năng thanh khoản, Tỷ lệ

ROE không ảnh hưởng tới mức độ CBTT của DNNN. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu,

tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao CBTT trong các DNNN ở Việt

Nam.

Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 7660
Bạn đang xem tài liệu "Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 44.2018 132
KINH TẾ
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN 
CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 
THE FACTORS INFLUENCING THE LEVEL OF INFORMATION DISCLOSURE 
BY STATE-OWNED ENTERPRISES IN VIETNAM 
Nguyễn Văn Linh1,*, Đặng Ngọc Hùng1 
TÓM TẮT 
Bài báo trình bày nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của 
DNNN ở Việt Nam. Tác giả đã xây dựng và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến 
mức độ CBTT của DNNN, bao gồm: Quy mô doanh nghiệp, Đòn bẩy tài chính, Khả 
năng thanh khoản, Tỷ lệ ROE, Kiểm toán. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy 
bình phương nhỏ nhất, thông qua phần mềm SPSS 20 phân tích dữ liệu nghiên 
cứu của 152 DNNN. Kết quả cho thấy, Quy mô doanh nghiệp, Kiểm toán có quan 
hệ thuận chiều với mức độ CBTT; Đòn bẩy tài chính, Khả năng thanh khoản, Tỷ lệ 
ROE không ảnh hưởng tới mức độ CBTT của DNNN. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, 
tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao CBTT trong các DNNN ở Việt 
Nam. 
Từ khóa: CBTT; DNNN; phương pháp bình phương nhỏ nhất 
ABSTRACT 
This article explores factors influencing the level of information disclosure by 
SOEs in Vietnam. These factors has been developed and tested the level of 
information disclosure of SOEs including enterprise size, financial leverage, 
liquidity, the ROE and auditing. This study used the least squares regression 
model, applying SPSS 20 software to analyze data of 152 SOEs. The research 
results has indicated that the size of enterprises and auditing are positively 
correlated with the level of information disclosure; Financial leverage, liquidity, 
ROE do not affect the level of SOE disclosure. Based on the results of the study, 
some suggestions were made to improve information disclosure in SOEs in 
Vietnam. 
Keywords: information disclosure; SOEs; least square means 
1Đại học Công nghiệp Hà Nội 
* E-mail: nguyenvanlinh.haui.edu@gmail.com 
Ngày nhận bài: 06/10/2017 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 01/12/2017 
Ngày chấp nhận đăng: 26/02/2018 
CHỮ VIẾT TẮT 
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước (State-Owned Enterprises - SOEs) 
CBTT : Công bố thông tin 
ROE: Return On Equity (Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu) 
1. GIỚI THIỆU 
Các dự án kém hiệu quả, thua lỗ tới hàng ngàn tỷ đồng 
của các tập đoàn kinh tế, DNNN đã để lại hậu quả nặng nề 
cho nền kinh tế. Gần đây, dư luận lại đang nóng lên về 
những khuất tất, thiếu minh bạch thông tin từ thương vụ 
mua lại 95% cổ phần Công ty Cổ phần nghe nhìn toàn cầu 
(AVG) của Mobifone. Đây là ví dụ điển hình cho việc thiếu 
minh bạch thông tin của DNNN dẫn tới thất thoát vốn nhà 
nước, các dự án kém hiệu quả, thua lỗ liên tục và có dấu 
hiệu tham nhũng, lợi ích nhóm. 
Việc minh bạch hóa và công bố công khai thông tin về 
hoạt động DNNN là cơ sở để nhà nước giám sát việc sử 
dụng các nguồn lực, tránh gian lận, sử dụng không hiệu 
quả gây thất thoát lãng phí. Công khai thông tin các DNNN 
làm tăng tính minh bạch và công bằng xã hội, tạo lòng tin 
trong nhân dân vào việc sử dụng các nguồn lực của nhà 
nước. Minh bạch thông tin làm đẩy nhanh quá trình cổ 
phần hóa các DNNN và là điều kiện then chốt để thu hút 
đầu tư, tăng hiệu quả hoạt động, hướng tới phát triển bền 
vững. 
Để tăng cường tính minh bạch thông tin của DNNN, 
Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt trong 
thời gian qua, điển hình là việc ban hành Nghị định số 
81/2015/NĐ-CP ngày 18/09/2015 quy định về CBTT của 
DNNN. Mặc dù Nghị định 81/2015/NĐ-CP đã có hiệu lực thi 
hành từ ngày 05/11/2015 nhưng trên thực tế, việc CBTT còn 
chậm về thời gian và mức độ CBTT còn thấp, không đầy đủ. 
Tính đến ngày 31/12/2016 theo báo cáo của Bộ Kế hoạch 
và Đầu tư, chỉ có 241/432 DNNN, chiếm 55,8% gửi báo cáo 
thực hiện CBTT trên cổng thông tin doanh nghiệp. Các 
doanh nghiệp chưa thực hiện CBTT thuộc lĩnh vực thủy 
nông, thủy lợi, các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp, xổ số 
kiến thiết tại các địa phương. Trong số 41 tập đoàn kinh tế, 
tổng công ty phải CBTT thì hầu hết đã công bố nhưng chưa 
đầy đủ, chỉ có 02 doanh nghiệp là Tập đoàn Bưu chính viễn 
thông Việt Nam và Tổng công ty Xây dựng số 1 là thực hiện 
CBTT đầy đủ1. 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh 
hưởng đến CBTT của doanh nghiệp là chủ đề thu hút 
được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng 
như những nhà chuyên môn, nhà hoạch định chính sách. 
1 Báo cáo về tình hình CBTT của DNNN, Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 
31/01/2017 
ECONOMICS-SOCIETY 
Số 44.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133 
Trên thế giới, nghiên cứu về CBTT bắt đầu từ khoảng hai 
thập niên trước, như: Ahmed và Nicholls (1994), nghiên 
cứu CBTT của các công ty phi tài chính tại Bangladesh; 
Wallace và Naser (1995), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 
tới CBTT bắt buộc trong báo cáo hàng năm của các công 
ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông; Naser 
(1998), nghiên cứu về CBTT của các doanh nghiệp phi tài 
chính niêm yết trên thị tr ...  đầu tư. Bảy chỉ mục thông tin, gồm: 
Hoạt động; Tài chính; Chiến lược; Kế hoạch sản xuất kinh 
doanh; Kế hoạch sắp xếp đổi mới; Đánh giá hiệu quả; Quỹ 
lương, thưởng. Sử dụng phương pháp đo lường không 
trọng số dựa vào thang chuẩn, các mục thông tin được 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 44.2018 134
KINH TẾ
công bố sẽ được gán giá trị 1 (Nếu có công bố), giá trị 0 
(Nếu không công bố). 
Chỉ số CBTT của mỗi doanh nghiệp được tính theo công 
thức (1). 
1
in
iji
j
j
X
I
n

 (1) 
Trong đó: Ij là chỉ số CBTT của doanh nghiệp j; nj là số 
lượng thông tin được công bố bởi doanh nghiệp j; Xij nhận 
giá trị là 1 nếu thông tin i được công bố và nhận giá trị là 0 
nếu thông tin không được công bố. 
 Quy trình nghiên cứu được thể hiện trên hình 1. 
Chọn mẫu 
Chỉ mục thông tin Đo 
lường 
mức độ 
công bố 
thông 
tin 
Ghi mã 
Tính chỉ số CBTT 
Đo lường 
các biến độc lập 
Phân 
tích các 
nhân tố 
ảnh 
hưởng Phân tích hồi quy 
và kiểm định 
Hình 1. Quy trình nghiên cứu 
Giả thuyết nghiên cứu: Trên cơ sở tổng quan, kế thừa 
lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, trong nghiên cứu 
này, dựa trên thông tin của các loại báo cáo theo Nghị định 
81/2015/NĐ-CP, tác giả đề xuất 05 nhân tố ảnh hưởng đến 
mức độ CBTT của DNNN như sau: 
Quy mô của doanh nghiệp (theo doanh thu): Hầu hết 
các nghiên cứu trước đều chỉ ra nhân tố quy mô có tác 
động đến mức độ CBTT của doanh nghiệp. Theo Ahmed 
và Nicholls (1994), các doanh nghiệp có quy mô lớn, 
nguồn lực và kinh nghiệm chuyên môn cần thiết để thực 
hiện báo cáo tài chính chất lượng hơn, do đó CBTT nhiều 
hơn. Theo Wallace và Naser (1995), quy mô luôn là mục 
tiêu cho sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp, 
chính vì thế doanh nghiệp luôn muốn thu hút nguồn vốn 
đầu tư bên ngoài và muốn thực hiện điều đó doanh 
nghiệp cần công bố nhiều thông tin hơn. Chavent và 
cộng sự (2006), cho rằng quy mô doanh nghiệp có ảnh 
hưởng tới mức độ CBTT do xuất phát từ áp lực cạnh tranh, 
các công ty lớn có nhu cầu vốn lớn và huy động vốn nhiều 
hơn, do đó các công ty lớn có mức CBTT càng cao. Trên cơ 
sở đó, tác giả xây dựng giả thuyết H1, có mối quan hệ 
thuận chiều và có ý nghĩa thống kê giữa quy mô doanh 
nghiệp (theo doanh thu) với mức độ CBTT. 
Đòn bẩy tài chính: Theo Ahmed và Nicholls (1994), các 
công ty có tỉ trọng các khoản nợ lớn trong bảng cân đối kế 
toán thường CBTT ít hơn trong báo cáo thường niên. Naser 
(1998), tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài 
chính và mức độ CBTT. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng giả 
thuyết H2, có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê 
giữa đòn bẩy tài chính với mức độ CBTT. 
Kiểm toán: Mặc dù việc lập và trình bày các loại báo cáo 
là trách nhiệm của người quản lý, tuy nhiên công ty kiểm 
toán thuê ngoài có thể ảnh hưởng đáng kể tới số lượng 
thông tin công bố ra bên ngoài thông qua quá trình thực 
hiện kiểm toán. Owusu-Ansah (1998), cho thấy mối quan hệ 
thuận chiều giữa công ty kiểm toán và mức độ CBTT doanh 
nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng giả thuyết H3, có 
mối quan hệ thuận chiều và có ý nghĩa thống kê giữa kiểm 
toán với mức độ CBTT. 
Mức độ sinh lời (ROE): Barako (2007), cho rằng các công 
ty hoạt động hiệu quả thì nhà quản trị sẽ chủ động CBTT 
nhiều hơn để thỏa thuận mức thưởng cho họ và nâng cao 
giá trị của họ trên thị trường lao động. Tuy nhiên, theo 
quan điểm ngược lại, các công ty hoạt động kém cũng sẽ 
CBTT nhiều để giải thích về thực trạng công ty với cổ đông 
(Bujaki và McConomy,2002). Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng 
giả thuyết H4, có mối quan hệ thuận chiều và có ý nghĩa 
thống kê giữa mức độ sinh lời (ROE) với mức độ CBTT. 
Khả năng thanh khoản: Các nghiên cứu thực nghiệm 
cho thấy tồn tại hai quan điểm trái chiều: khả năng thanh 
khoản càng cao công ty càng tích cực CBTT để chứng 
minh tình trạng hoạt động tốt của công ty (Singhvi, 1968); 
trái lại, khả năng thanh khoản càng thấp công ty có 
khuynh hướng công bố càng nhiều để biện minh tình 
trạng công ty với các đối tượng bên ngoài (Wallace và 
Naser, 1995). Từ đó, tác giả xây dựng giả thuyết H5, có mối 
quan hệ thuận chiều và có ý nghĩa thống kê giữa khả năng 
thanh khoản với mức độ CBTT. 
3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Mô hình nghiên cứu 
Mô hình hồi quy tổng thể được sử dụng để kiểm định 
các biến đo lường trong nghiên cứu được thể hiện trên 
phương trình (2). 
CBTT = 0 + 1QM + 2KT + 3ROE + 4DBTC + 5TK + ei (2) 
Bảng 1. Các biến trong mô hình nghiên cứu 
Tên biến Loại biến Mã biến Cách đo lường Chiều ảnh hưởng 
Mức độ CBTT Phụ thuộc CBTT Theo công thức (1) 
Kiểm toán Độc lập KT Biến giả: nếu công ty được kiểm toán là 1; không được 
kiểm toán là 0 
+ 
Quy mô theo doanh thu Độc lập QM Logarit tự nhiên tổng doanh thu của doanh nghiệp (LnDT) + 
Đòn bẩy tài chính Độc lập DBTC Tỷ lệ nợ/ Tổng tài sản - 
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Độc lập ROE LNST/ VCSH + 
Khả năng thanh khoản Độc lập TK Tài sản NH/ Nợ NH + 
(Nguồn: Tác giả đề xuất) 
ECONOMICS-SOCIETY 
Số 44.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135 
Các biến trong mô hình hồi quy được mô tả trong bảng 1. 
Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 152 DNNN thông 
qua các báo cáo theo Nghị định 81/2015/NĐ-CP công bố 
trên cổng thông tin doanh nghiệp của Cục Phát triển 
doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2016. 
Thống kê cho thấy, trong số 152 DNNN được chọn đưa vào 
nghiên cứu, có 99 DNNN thuộc các tỉnh, thành phố quản lý, 
chiếm tỷ lệ cao nhất (65,2%); 25 DNNN thuộc các tập đoàn 
kinh tế quản lý (chiếm 16,4%) và 28 DNNN thuộc các bộ, 
ngành quản lý (chiếm 18,4%). 
Với nghiên cứu mô hình hồi quy, dữ liệu là dạng số liệu 
chéo thì quy mô mẫu tối thiểu được xác định là: n = 50 + 
8*k (Green, 1991; Tabachnick và Fidell, 2007), trong đó, k là 
số biến độc lập của mô hình. Mô hình nghiên cứu này có 05 
biến độc lập, như vậy kích thước mẫu ước lượng tối thiểu sẽ 
là 90. Như vậy, quy mô của mẫu nghiên cứu là 152, đảm 
bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu. 
Số liệu sau khi thu thập được tính toán thành các biến 
phù hợp với yêu cầu nghiên cứu thông qua phần mềm 
Excel. Số liệu các biến đã tính toán được lưu trữ, xử lý phân 
tích và kiểm định thông qua phần mềm SPSS 20. 
4. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 
Phân tích thống kê mô tả 
Dữ liệu thống kê cho thấy, Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 
trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức cao hơn bình quân 
là dương 6,73%; Đòn bẩy tài chính của các DNNN (tỷ lệ nợ 
phải trả/ tổng nguồn vốn) bình quân là 40,82%; Khả năng 
thanh khoản bình quân là 346,09%; có khoảng 49% các 
DNNN đã được kiểm toán (bảng 2). 
Bảng 3. Tổng hợp mức độ CBTT của các DNNN 
 N Minimum Maximum Mean Std. Deviation 
CBTT 152 11,76% 100% 58,67% 22,01% 
Mức độ CBTT CBTT của các DNNN còn thấp so với yêu 
cầu, giá trị Mean chỉ đạt 58,67% (bảng 3). 
Ma trận hệ số tương quan 
Hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình 
không có cặp nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn 0,8. Ở ma trận 
hệ số tương quan giữa các biến với biến phụ thuộc CBTT, 
hệ số thấp nhất là -0,045 giữa biến độc lập ROE và biến phụ 
thuộc mức độ CBTT; hệ số cao nhất là 0,346 giữa biến độc 
lập quy mô theo doanh thu (QM) và biến độc lập Đòn bẩy 
tài chính (DBTC) (bảng 4). Do đó, khi sử dụng mô hình hồi 
quy, ít có khả năng gặp hiện tượng đa cộng tuyến. 
Bảng 4. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến với biến phụ thuộc CBTT 
 CBTT KT QM DBTC ROE TK 
CBTT 1 0,240** 0,228** 0,051 -0,045 0,005 
KT 1 0,293** 0,056 0,107 0,080 
QM 1 0,346** 0,154* 0,061 
DBTC 1 -0,020 -0,026 
ROE 1 0,056 
TK 1 
**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 1% (2-tailed); *. Tương quan có ý nghĩa ở mức 
5% (2-tailed). 
Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ 
CBTT 
Bảng 5. Kết quả hồi quy đa biến, biến phụ thuộc là mức độ CBTT 
 B Sai số chuẩn Beta t Sig VIF 
Hằng số 12,979 18,171 0,714 0,476 
Quy mô (Ln doanh thu) 1,645 0,739 0,198 2,227 0,027 1,272 
Đòn bẩy tài chính -2,688 7,309 -0,031 -0,368 0,714 1,147 
Kiểm toán 8,575 3,632 0,195 2,361 0,020 1,105 
ROE -7,734 6,475 -0,096 -1,194 0,234 1,036 
Khả năng thanh khoản 0,003 0,002 -0,018 -0,228 0,820 1,012 
 R2 0,308 
 R2 hiệu chỉnh 0,105 
 Sig. F Change 0,012 
 Durbin-Watson 1,780 
Kết quả hồi quy cho thấy, chỉ có biến quy mô theo 
doanh thu (QM), kiểm toán (KT) là có ý nghĩa thống kê với 
mức ý nghĩa 5%; còn lại các biến đòn bẩy tài chính (DBTC), 
ROE, khả năng thanh khoản (TK) không có ý nghĩa thống 
kê. Ngoài ra, hệ số VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 10, 
chứng tỏ mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. 
Đồng thời, giá trị thống kê d (Durbin-Watson) bằng 1,780 
(du = 1,718 < d = 1,780 < 4 - 1,820 = 2,180) nằm trong miền 
không có hiện tượng tự tương quan. Như vậy, quy mô theo 
doanh thu, kiểm toán thỏa mãn tất cả các giả định của mô 
hình hồi quy, do đó có thể giải thích sự ảnh hưởng của các 
nhân tố này đến mức độ CBTT của DNNN. Chỉ số R2 hiệu 
chỉnh bằng 0,105 chỉ ra rằng, các nhân tố quy mô, kiểm 
toán ảnh hưởng và giải thích được 10,5% mức độ CBTT của 
DNNN (bảng 5). 
Mô hình hồi quy phù hợp với mức ý nghĩa 0,05 có dạng 
như sau: 
CBTT = 12,979 + 1,645 QM + 8,575 KT 
Bình luận 
Kết quả nghiên cứu ở bảng 5 cho thấy, (i) nhân tố Quy 
mô cho kết quả hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê ở 
Bảng 2. Thống kê mô tả các biến 
Các biến Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) 152 -2,8445 0,6293 0,067320 0,2724919 
Doanh thu (Ln doanh thu) 152 18,1106 33,2957 26,303768 2,6462820 
Đòn bẩy tài chính 152 0,0038 1,0000 0,408203 0,2539866 
Khả năng thanh khoản 152 0,1974 127,585 3,4609 10,6105 
Kiểm toán 152 0 1 0,49 0,501 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 44.2018 136
KINH TẾ
mức 5% ảnh hưởng đến mức độ CBTT, phù hợp với giả 
thuyết xây dựng ban đầu. Kết quả này cũng phù hợp với 
nghiên cứu của Ahmed và Nicholls (1994), Wallace và Naser 
(1995), Chavent và cộng sự (2006). (ii) Nhân tố Kiểm toán có 
quan hệ thuận chiều với mức độ CBTT và có ý nghĩa thống 
kê ở mức 5%, phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Nói cách 
khác, doanh nghiệp được kiểm toán sẽ CBTT nhiều hơn. 
Nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu 
của Owusu-Ansah (1998). (iii) Hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 
0,105 nghĩa là các nhân tố trong mô hình nghiên cứu giải 
thích được sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến mức độ 
CBTT là 10,5%, còn lại là do các nhân tố chưa được đưa vào 
mô hình nghiên cứu. Đây là hạn chế của nghiên cứu này, 
tác giả sẽ tiếp tục triển khai ở nghiên cứu tiếp theo. 
5. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 
Tính tới thời điểm hiện nay, mức độ CBTT của các DNNN 
còn thấp. Kết quả hồi quy của nghiên cứu đã cho thấy, hai 
nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ CBTT của 
DNNN, đó là: Quy mô và Kiểm toán. Căn cứ vào kết quả 
nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng 
cao mức độ CBTT trong DNNN như sau: 
Một là, thực hiện nghiêm túc định kỳ chế độ kiểm toán 
với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các DNNN. 
Thuê các công ty kiểm toán độc lập có uy tín để cùng với 
kiểm toán nhà nước thực hiện; có lộ trình từng bước đánh 
giá và xếp hạng các DNNN theo chuẩn quốc tế. 
Hai là, đẩy mạnh tái cơ cấu, sắp xếp lại các DNNN. Chú 
trọng và thường xuyên giám sát hoạt động của các DNNN 
có quy mô lớn, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà 
nước nắm giữ vai trò quan trọng. 
Ba là, nâng cao trách nhiệm giải trình, minh bạch, công 
khai về tài chính trong các báo cáo theo quy định; nếu tới 
hạn mà các doanh nghiệp không thực hiện CBTT thì các bộ, 
ngành, địa phương phải công khai các DNNN chưa thực 
hiện CBTT trên phương tiện đại chúng để xã hội, nhà đầu tư 
cùng giám sát, thúc ép lãnh đạo doanh nghiệp khắc phục 
khó khăn, đổi mới sản xuất để bảo toàn và phát triển vốn 
nhà nước; tăng hình thức xử lý với DNNN chậm hay không 
CBTT gắn với trách nhiệm người đứng đầu quản lý DNNN 
đó./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Ahmed, K., Nicholls, D., 1994. The impact of non-financial company 
characteristics on mandatory discolosure compliance in developing countries: The 
case of Bangladesh. The International Journal of Accounting, 29(1): 62-77. 
[2]. Báo cáo về tình hình CBTT của DNNN, Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch 
và Đầu tư, ngày 31/01/2017. 
[3]. Barako, D. G., 2007. Determinants of Voluntary Disclosure in Kenyan 
Conpanies Annual Report. African Journal of Business management, 1(5): 113-
128. 
[4]. Bujaki. M. and McConomy, B., 2002. Corporate Govermance: Factors 
Influencing Voluntary Disclosure by Publicly Traded Canadian Firms. Canadian 
Accounting Perspective, 1: 105-39. 
[5]. Chavent, M., Dinh, Y., Fu, L., Stolowy, H. and Wang, H., 2006. Disclosure 
and Determinants Studies: An Extension Using the Divisive Clustering Method (DIV). 
European Accounting Review, 15(2): 181-218. 
[6]. Chính Phủ, Nghị định số 81/2015/NĐ-CP về CBTT của các DNNN, ban 
hành ngày 18 tháng 09 năm 2015. 
[7]. Đặng Ngọc Hùng, 2014. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc CBTT bộ phận 
theo Chuẩn mực kế toán số 28. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học 
Công nghiệp Hà Nội, số 23 (8/2014): 75-80. 
[8]. Green, W.H., 2003. Econometric Analysis. Upper Saddle River NJ: 
Prentice-Hall. 
[9]. Ngô Thu Giang và Đặng Anh Tuấn, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt 
động CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 
Tạp chí Kinh tế và phát triển, 194: 24-30. 
[10]. Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014. Các yếu tố 
ảnh hưởng đến mức độ CBTT tài chính của công ty niêm yết. Tạp chí Phát triển kinh 
tế, 287: 15-33. 
[11]. Nguyễn Thị Thu Thảo, 2015. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự 
nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26: 
99-115. 
[12]. Nguyễn Thị Phương Hồng và Lê Hoàng Trung, 2016. Các nhân tố ảnh 
hưởng đến mức độ CBTT liên quan tới rủi ro của doanh nghiệp niêm yết tại Việt 
Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 232: 69-76. 
[13]. Naser, K. 1998. Comprehensiveness of disclosure of non-financial 
companies listed on Amman Financial Market. International Journal of Commerce 
and Managenment, 8(1): 88-119. 
[14]. Owusu-Ansah. S., 1998. The impact of corporate attributes on the extent 
of mandatory disclosure and reporting by listed companies in Zimbabwe. The 
International Journal of Accounting, 33(5): 605-631. 
[15]. Singhvi, S., 1968. Characteristics and implications of inadequate 
disclosure: A case stydy of India. International Journal of Accounting, 3(2): 29-43. 
[16]. Tabachnick, B.G. and Fidell, L.S., 2007. Using Multivariate Statistics. 
Boston: Pearson Education. 
[17]. Wallace, R.S.O. and Naser, K., 1995. Firm specific determinants of the 
comprehensiveness of mandatory disclosure in the corporate annual reports of 
firms listed on the stock exchange of Hong Kong. Journal of Accounting and Public 
Policy, 14(4): 311-368. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_to_anh_huong_den_muc_do_cong_bo_thong_tin_cua_doanh_ngh.pdf