Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thương mại Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản

xuất thương mại Việt Nam. Số liệu nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính

hàng năm từ năm 2009 đến năm 2016 của 38 công ty sản xuất thương mại ở 2 sàn giao dịch

chứng khoán ở Việt Nam là HOSE và HNX. Sử dụng eviews để phân tích dữ liệu bảng với tác

động cố định, kết quả đã cho thấy qui mô, tài sản cố định, thanh khoản và sở hữu nhà nước có

ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất thương mại niêm yết Việt Nam. Kết

quả thực nghiệm cho thấy qui mô và tài sản cố định có ảnh hưởng cùng chiều đến cấu trúc vốn

trong khi thanh khoản và sở hữu nhà nước ảnh hưởng ngược chiều đến cấu trúc vốn.

Từ khóa: Cấu trúc vốn; Doanh nghiệp; Nhân tố ảnh hưởng; Sản xuất thương mại; Việt Nam.

Factors influencing capital structure of Vietnam dealers and manufacturers

ABSTRACT

This study identifies factors that influence the capital structure of dealers and manufacturers

in Vietnam. The research data contain secondary data from the annual financial statements of 38

dealers and manufacturers on two Vietnam stock exchanges, HOSE and HNX over the period

from 2009 to 2016. EViews is used to analyze a panel data with fixed effects, and the results

show that size, fixed assests, liquidity and state ownership that influence the capital structure of

trading produce companies in Vietnam. The empirical results show that the size and fixed assets

have a positive relationship with capital structure while liquidity and state ownership have a

negative relationship with capital structure.

Keywords: Capital structure; Dealers and manufacturers; Enterprises; Influential factors; Vietnam.

Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thương mại Việt Nam trang 1

Trang 1

Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thương mại Việt Nam trang 2

Trang 2

Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thương mại Việt Nam trang 3

Trang 3

Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thương mại Việt Nam trang 4

Trang 4

Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thương mại Việt Nam trang 5

Trang 5

Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thương mại Việt Nam trang 6

Trang 6

Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thương mại Việt Nam trang 7

Trang 7

Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thương mại Việt Nam trang 8

Trang 8

Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thương mại Việt Nam trang 9

Trang 9

Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thương mại Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 12940
Bạn đang xem tài liệu "Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thương mại Việt Nam

Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất thương mại Việt Nam
126 Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 126-135 
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN 
CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 
NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH 
Trường Đại học Đà Nẵng - Phân hiệu Kon Tum 
Email: ntthanh296@gmail.com 
(Ngày nhận: 19/10/2018; Ngày nhận lại: 30/11/2018; Ngày duyệt đăng: 14/01/2019) 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản 
xuất thương mại Việt Nam. Số liệu nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính 
hàng năm từ năm 2009 đến năm 2016 của 38 công ty sản xuất thương mại ở 2 sàn giao dịch 
chứng khoán ở Việt Nam là HOSE và HNX. Sử dụng eviews để phân tích dữ liệu bảng với tác 
động cố định, kết quả đã cho thấy qui mô, tài sản cố định, thanh khoản và sở hữu nhà nước có 
ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất thương mại niêm yết Việt Nam. Kết 
quả thực nghiệm cho thấy qui mô và tài sản cố định có ảnh hưởng cùng chiều đến cấu trúc vốn 
trong khi thanh khoản và sở hữu nhà nước ảnh hưởng ngược chiều đến cấu trúc vốn. 
Từ khóa: Cấu trúc vốn; Doanh nghiệp; Nhân tố ảnh hưởng; Sản xuất thương mại; Việt Nam. 
Factors influencing capital structure of Vietnam dealers and manufacturers 
ABSTRACT 
This study identifies factors that influence the capital structure of dealers and manufacturers 
in Vietnam. The research data contain secondary data from the annual financial statements of 38 
dealers and manufacturers on two Vietnam stock exchanges, HOSE and HNX over the period 
from 2009 to 2016. EViews is used to analyze a panel data with fixed effects, and the results 
show that size, fixed assests, liquidity and state ownership that influence the capital structure of 
trading produce companies in Vietnam. The empirical results show that the size and fixed assets 
have a positive relationship with capital structure while liquidity and state ownership have a 
negative relationship with capital structure. 
Keywords: Capital structure; Dealers and manufacturers; Enterprises; Influential factors; Vietnam. 
1. Đặt vấn đề 
Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ phải 
trả và vốn chủ sở hữu mà một doanh nghiệp 
sử dụng để tài trợ cho tài sản, hoạt động hàng 
ngày và dự án đầu tư. Quyết định cấu trúc vốn 
là một trong những quyết định quan trọng 
nhất của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp 
nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất 
thương mại, mục tiêu hướng đến là tối đa hóa 
giá trị tài sản của chủ sở hữu. Để thực hiện 
mục tiêu này, doanh nghiệp cần thực hiện 
nhiều biện pháp trong đó việc lựa chọn một 
cấu trúc tài chính hợp lý và tối ưu là một trong 
những biện pháp quan trọng và cần thiết, là cơ 
sở cho việc đưa ra các quyết định chính xác 
Đỗ Thuỳ Linh (2018). Cấu trúc vốn tối ưu sẽ 
góp phần tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn và 
tăng giá trị doanh nghiệp. 
Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 126-135 127 
Các nghiên cứu trước đây cũng đã tập 
trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến 
cấu trúc vốn như lợi nhuận, quy mô công ty, 
tài sản cố định như Nguyen & Ramachandran 
(2006), Nguyen và các cộng sự (2012), 
Nawaz và các cộng sự (2012), Shamaileh và 
Khanfar (2014) và Vo Xuan Vinh (2017). 
Trên thực tế, cấu trúc vốn sẽ thay đổi tùy 
thuộc vào đặc điểm tình hình của từng doanh 
nghiệp, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động 
cũng như các ảnh hưởng từ sự biến động vĩ 
mô của nền kinh tế, các yếu tố văn hóa, tôn 
giáo. Chính vì thế, nghiên cứu những nhân tố 
ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp 
ở từng lĩnh vực khác nhau là rất cần thiết. Ở 
Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung 
vào từng lĩnh vực kinh doanh như doanh 
nghiệp xi măng, công nghiệp, du lịch, xây 
dựng, khoáng sản (Nguyễn Thanh Cường 
(2011), Vũ Thị Ngọc Lan, Nguyễn Tiến Dũng 
(2013), Lê Thị Mỹ Phương (2014), Phan 
Thanh Hiệp (2016), Nguyễn Thị Thúy Hạnh 
(2017) và Phạm Thị Diệu Linh (2017). Tuy 
nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể về doanh 
nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thương 
mại. Hiện nay có 50 công ty thuộc nhóm 
ngành sản xuất thương mại niêm yết trên hai 
sàn chứng khoán Hose và Hnx. Giá trị vốn thị 
trường của ngành đạt 82.983 tỷ đồng và lớn 
thứ 9/25 nhóm ngành. Tỷ số nợ/tổng nguồn 
vốn và tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu của ngành 
sản xuất thương mại đạt 57% và 133%. 
(Cophieu68, 2018). Điều đó cho thấy, các 
công ty sản xuất thương mại sử dụng nhiều nợ 
trong cấu trúc vốn của mình. 
Chính vì vậy, nghiên cứu này khám phá 
những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của 
công ty sản xuất thương mại trên thị trường 
chứng khoán Việt Nam. Số liệu nghiên cứu sử 
dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính 
hàng năm của các công ty từ năm 2009 đến 
năm 2016 của 38 công ty sản xuất thương mại 
thuộc 2 sàn giao dịch chứng khoán ở Việt 
Nam là HOSE và HNX. Kết quả nghiên cứu 
sẽ đóng góp vào cơ sở lý thuyết và thực tiễn 
về cấu trúc tài chính và góp phần hỗ trợ quyết 
định vốn của n ... 7) 
Biến độc lập 
Quy mô 
công ty 
SIZE 
+ 
Phan Thanh Hiệp (2016); Nguyễn 
Thị Thúy Hạnh (2017). 
Lợi 
nhuận 
ROA 
- 
AhGhusin (2015), Salman và các 
cộng sự (2015), Phan Thanh Hiệp 
(2016), Nguyễn Thị Thúy Hạnh 
(2017) và Vo Xuan Vinh (2017) 
Tài sản 
cố định 
+/- 
Phan Thanh Hiệp (2016), Nguyễn 
Thị Thúy Hạnh (2017) và Vo 
Xuan Vinh (2017) 
Sở hữu 
nhà nước 
STATE 
Biến giả bằng 1 nếu nhà nước 
chiếm hơn 50% vốn cổ phần và 
bằng 0 trong các trường hợp còn 
lại 
+ 
Phan Thanh Hiệp (2016); Lê Tuấn 
Phước (2017) 
Thuế thu 
nhập 
doanh 
nghiệp 
ET 
- 
Võ Thị Thúy Anh và cộng sự 
(2014); Đặng Thị Quỳnh và 
Quách Thị Hải Yến (2014); Phan 
Thanh Hiệp (2016); Lê Thị Minh 
Nguyên (2016) 
Thanh 
khoản 
LIQ 
-/+ 
Phan Thanh Hiệp (2016), Vo 
Xuan Vinh (2017) 
Nguồn: Tác giả tổng hợp. 
3.2. Dữ liệu nghiên cứu 
Dữ liệu được thu thập từ 38 công ty cổ 
phần được niêm yết trên sàn giao dịch chứng 
khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn giao dịch 
chứng khoán Hà Nội (HNX) từ ngày 1/1/2009 
đến 31/12/2016. Số liệu được thu thập từ báo 
cáo tài chính hàng năm của công ty, gồm có 
tổng tài sản, lợi nhuận sau thuế, tổng nợ, tài 
sản cố định và doanh thu thuần, tỷ lệ sở hữu 
nhà nước, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, thuế 
thu nhập doanh nghiệp, tổng thu nhập trước 
thuế của công ty. 
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
4.1. Thống kê mô tả 
Bảng 2 cho thấy giá trị trung bình, số 
trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị bé nhất, độ 
lệch chuẩn, độ lệch và độ nhọn của các biến 
nghiên cứu. Tổng số công ty nghiên cứu là 
38 với 304 quan sát trong giai đoạn từ 2009 
đến 2016. 
Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 126-135 131 
Bảng 2 
Thống kê mô tả 
 TDTA ROA SIZE FIXED STATE LIQ ET 
Giá trị trung bình 0,450 0,077 5,599 0,221 0,259 0,257 0,096 
Số trung vị 0,458 0,147 5,640 0,199 0,000 0,227 0,071 
Giá trị lớn nhất 1,545 0,988 6,661 0,739 1,000 1,284 0,505 
Giá trị bé nhất 0,032 -73,01 4,233 0,0004 0,000 -0,418 -3,608 
Độ lệch chuẩn 0,213 4,290 0,511 0,146 0,439 0,259 0,261 
Độ nhọn 0,489 -16,40 -0,216 0,984 1,095 0,909 -10,15 
Độ lệch 4,512 279,148 2,328 3,926 2,199 4,480 139,097 
N 304 304 304 304 304 304 304 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả. 
4.2. Ma trận tương quan 
Dựa vào Bảng 3 cho thấy ma trận tương 
quan giữa các biến nghiên cứu. Các nhân tố 
qui mô công ty, tài sản cố định và lợi nhuận 
có mối tương quan thuận với cấu trúc vốn 
trong khi các biến sở hữu nhà nước, thanh 
khoản và thuế thu nhập doanh nghiệp có mối 
tương quan nghịch. 
Bảng 3 
Ma trận tương quan 
 TDTA ROA SIZE FIXED STATE LIQ ET 
TDTA 1,000 0,103 0,213 0,047 -0,032 -0,747 -0,114 
ROA 0,103 1,000 -0,038 0,111 -0,104 -0,028 0,007 
SIZE 0,213 -0,038 1,000 -0,093 -0,178 -0,114 0,137 
FIXED 0,047 0,111 -0,093 1,000 -0,173 -0,211 -0,003 
STATE -0,032 -0,104 -0,178 -0,173 1,000 0,116 -0,013 
LIQ -0,747 -0,028 -0,114 -0,211 0,116 1,000 0,106 
ET -0,114 0,007 0,137 -0,003 -0,013 0,106 1,000 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả 
4.3. Hệ số hồi quy 
Bảng 4 trình bày hệ số hồi qui của các 
biến nghiên cứu với tác động cố định. Giá trị 
F = 31,37 và xác xuất (chuẩn F) <0,01 cho 
thấy mô hình hồi qui có ý nghĩa. Bên cạnh đó, 
mô hình có R2 là 0,838; giá trị R2 rất cao. 
Điều này cho thấy 83,8 % sự thay đổi của cấu 
trúc vốn được giải thích bởi biến độc lập. 
Quy mô và tài sản cố định có mối quan hệ 
ngược chiều và có ý nghĩa với cấu trúc vốn 
trong khi sở hữu nhà nước và thanh khoản có 
ý nghĩa và mối quan hệ thuận chiều với cấu 
trúc vốn. Hai biến lợi nhuận và thuế thu nhập 
doanh nghiệp trong mô hình không có ý nghĩa 
thống kê. Điều này cho thấy các công ty có lợi 
nhuận cao thường sử dụng lợi nhuận giữ lại để 
132 Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 126-135 
tái đầu tư và kinh doanh chứ không đi vay bên 
ngoài. Các công ty sản xuất thương mại không 
đi vay để tận dụng lợi ích từ lá chắn thuế. Do 
đó, lý thuyết trật tự phân hạng phù hợp hơn 
các lý thuyết khác khi giải thích sự vận động 
của cấu trúc vốn của doanh nghiệp sản xuất 
thương mại Việt Nam. 
Size có hệ số hồi quy là 0,109 và có ý 
nghĩa ở mức 5%. Kết quả chứng minh cấu 
trúc tài chính và quy mô có mối quan hệ 
cùng chiều. Công ty có quy mô càng lớn thì 
xu hướng vay nợ nhiều hơn công ty nhỏ. Kết 
quả này phù hợp với giả thiết đã đưa ra và 
các nghiên cứu trước như AlGhusin (2015), 
Phan Thanh Hiệp (2016), Nguyễn Thị Thúy 
Hạnh (2017). 
Trong khi đó, Fixed có hệ số là 0,134 và 
có ý nghĩa ở mức 10%. Kết quả cho thấy tài 
sản cố định có mối quan hệ cùng chiều với 
cấu trúc tài chính. Tài sản cố định được xem 
như tài sản bảo đảm thực do đó khi tài sản cố 
định càng cao thì sẽ tạo điều kiện cho doanh 
nghiệp vay nợ. Kết quả nghiên cứu phù hợp 
với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hạnh 
(2017) và Vo Xuan Vinh (2017). 
Tiếp theo, State có hệ số là -0,182 và có ý 
nghĩa ở mức 10%. Điều này cho thấy mối 
quan hệ tỷ lệ nghịch giữa cấu trúc vốn và sở 
hữu nhà nước. Kết quả nghiên cứu này khác 
với kết quả của Phan Thanh Hiệp (2016) trong 
trường hợp với các công ty công nghiệp. Tổng 
số 38 công ty sản xuất thương mại trong đó 10 
công ty do nhà nước sở hữu hơn 50%, bình 
quân tổng nợ đạt 273.089 triệu đồng trong khi 
các công ty khác đạt bình quân hơn 285.097 
triệu đồng. Do đó, những công ty có sở hữu 
nhà nước chiếm hơn 50% thì sử dụng nợ ít 
hơn công ty khác. 
Cuối cùng Liq có hệ số -0.460 và có ý 
nghĩa ở mức 1%, đây cũng là biến nghiên cứu 
có giá trị hệ số hồi qui cao nhất, điều đó cho 
thấy tác động của thanh khoản đến cấu trúc tài 
chính mạnh hơn các biến nghiên cứu khác. 
Kết quả thực nghiệm cho thấy, nhân tố này tác 
động ngược chiều lên cấu trúc vốn của doanh 
nghiệp Phan Thanh Hiệp (2016). Đối với các 
công ty sản xuất thương mại, nợ ngắn hạn 
chiếm hơn 80% tổng nợ do đó kết quả này là 
hoàn toàn dễ hiểu. Doanh nghiệp giảm vay nợ 
thì sẽ làm cho thanh khoản cao lên. 
Bảng 4 
Hệ số hồi quy 
Biến nghiên cứu Hệ số Sai số chuẩn Chuẩn t Xác suất 
C -0,028 0,222 -0,126 0,899 
ROA 0,001 0,001 1,291 0,197 
SIZE 0,109 0,038 2,862 0,004 
FIXED 0,134 0,071 1,891 0,059 
STATE -0,182 0,102 -1,782 0,075 
ET 0,009 0,023 0,407 0,684 
LIQ -0,460 0,036 -12,48 0,000 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả. 
Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 126-135 133 
4.4. Một số kiểm định khác 
Để xem xét mô hình FEM hay REM phù 
hợp hơn, ta sử dụng kiểm định Hausman. Với 
giá trị p<0.01 cho thấy sử dụng mô hình hồi 
quy với tác động cố định là phù hợp. 
Bảng 5 
Kiểm định Hausman 
Test Summary 
Chi-Sq. 
Statistic 
Chi-Sq. 
d.f. 
Prob. 
Cross-section random 24,00 6 0,00 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả. 
Bảng 6 và bảng 7 trình bày kết quả kiểm 
định phương sai sai số thay đổi. Kết quả cho 
thấy thống kê F có sig nhỏ hơn 1% nên bác bỏ 
Ho và cho thấy mô hình có hiện tượng phương 
sai sai số thay đổi. 
Bảng 6 
Kiểm định phương sai sai số thay đổi 
Heteroskedasticity Test: White 
F-statistic 4,27 Prob. F(21.282) 0,00 
Obs*R-squared 72,91 Prob. Chi-Square(21) 0,00 
Scaled explained SS 292,64 Prob. Chi-Square(21) 0,00 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả. 
Bảng 7 
Kiểm định Breusch–Godfrey Serial Correlation 
F-statistic 52,44 Prob, F(2.296) 0,00 
Obs*R-squared 79,49 Prob, Chi-Square(2) 0,00 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả. 
5. Kết luận 
Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh 
hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp 
sản xuất thương mại Việt Nam trong giai đoạn 
2009-2016. Sử dụng eviews để phân tích dữ 
liệu bảng với tác động cố định, kết quả đã cho 
thấy qui mô, tài sản, thanh khoản và sở hữu 
nhà nước có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của 
các doanh nghiệp sản xuất thương mại niêm 
yết Việt Nam. 
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt 
Nam đều cho thấy nhân tố qui mô có ảnh hưởng 
cùng chiều lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp, 
đây cũng là thực trạng chung cho tình hình cấu 
trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh 
nghiệp có qui mô càng lớn thì có xu hướng sử 
dụng nhiều vốn vay hơn. Bên cạnh đó, nhân tố 
tài sản cố định cũng cho thấy tác động cùng 
chiều đến cấu trúc vốn. Tài sản cố định là tài sản 
đảm bảo thực đối với chủ nợ và ngân hàng. 
Tiếp theo, kết quả thực nghiệm cho thấy 
nhân tố sở hữu nhà nước có tác động ngược 
chiều đến cấu trúc vốn. Đối với các công ty 
sản xuất thương mại, công ty có vốn sở hữu 
nhà nước lớn hơn 50% thì sử dụng tổng nợ 
bình quân thấp hơn các công ty có vốn sở hữu 
nhà nước thấp hơn 50% hoặc không có sở hữu 
nhà nước. Về tính thanh khoản của tài sản, kết 
quả thực nghiệm cho thấy, nhân tố này tác 
động ngược chiều lên cấu trúc vốn của doanh 
nghiệp và có mức tác động mạnh nhất trong 
các nhân tố. Kết hợp với thực trạng rằng trong 
cơ cấu nợ của các doanh nghiệp sản xuất 
thương mại Việt Nam, tỷ lệ nợ ngắn hạn 
chiếm đến hơn 80% tổng nợ do đó với tài sản 
ngắn hạn không đổi, thì doanh nghiệp giảm 
vay nợ sẽ làm tính thanh khoản của doanh 
nghiệp tăng lên. Kết luận này được ủng hộ bởi 
rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm khác 
trước đây. Ngoài những yếu tố trên, các yếu tố 
còn lại đều không cho ý nghĩa thống kê trong 
ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh 
nghiệp sản xuất thương mại Việt Nam. 
Nghiên cứu cung cấp thêm trường hợp 
điển hình làm rõ hơn cơ sở lý luận cấu trúc 
tài chính ở Việt Nam, cụ thể về các nhân tố 
tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân 
tố đối với trường hợp công ty sản xuất 
thương mại. Kết quả này rất hữu ích đối với 
các nhà quản lý tài chính, nhà đầu tư và nhà 
tài trợ đối với trường hợp công ty sản xuất 
thương mại Việt Nam. Những bằng chứng 
thực nghiệm của nghiên cứu sẽ có ngụ ý 
quan trọng đối với các nhà hoạch định chính 
sách tài chính của công ty về nhận diện và 
quản trị chính sách tài trợ. Công ty sản xuất 
thương mại ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại 
hay nguồn vốn chủ sở hữu hơn đi vay. Bên 
cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra công ty 
134 Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 126-135 
chủ yếu vay để đầu tư tài sản cố định. Tuy 
nhiên, tài sản cố định nhỏ hơn tài sản ngắn 
hạn do đặc thù của ngành, đầu tư vào hàng 
tồn kho chiếm tỷ trọng lớn. Điều đó cho 
thấy công ty sử dụng nguồn vốn bên trong 
để tài trợ nợ ngắn hạn 
Tài liệu tham khảo 
Alghusin, N. A. S. (2015). Do Financial Leverage, Growth and Size Affect Profitability of 
Jordanian Industrial Firms Listed?. International Journal of Academic Research in 
Business and Social Sciences, 5(4), 335-348. 
Cophieu68 (2018). Tăng trưởng tài chính ngành. Truy cập từ link  
categorylist.php?o=cm&ud=d 
Đặng Thị Quỳnh & Quách Thị Hải Yến (2014). Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của 
doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Tạp chí Phát 
triển & Hội nhập, 18(28), 34-39 
Đỗ Thuỳ Linh (2018). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh 
nghiệp. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số T4/2018. 
Harc, M. (2015). The relationship between tangible assets and capital structure of small and 
medium-sized companies in Croatia. Ekonomski vjesnik/Econviews-Review of 
Contemporary Business. Entrepreneurship and Economic Issues, 28(1), 213-224. 
Kraus, A., & Litzenberger, R. H. (1973). A state-preference model of optimal financial 
leverage. The journal of finance, 28(4), 911-922. 
Lê Thị Minh Nguyên (2016). Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn: Một nghiên cứu trong ngành 
xi măng Việt Nam. Van Hien University Journal of Science, 4(3), 30-37. 
Lê Thị Mỹ Phương (2014). Nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty ngành Xây dựng 
niêm yết trên sàn chứng khoán. Tạp chí Tài chính, 8, 23-30. 
Lê Tuấn Phước. (2017). Tác động cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 
niêm yết. Truy cập từ 
dong-cau-truc-so-huu-den-hieu-qua-hoat-dong-cua-doanh-nghiep-niem-yet-121151.html. 
Marete, D. (2015). The relationship between firm size and financial leverage of firms listed at 
Nairobi securities exchange (Doctoral dissertation, University of Nairobi). 
Modigliani, F., & Miller, M. H. (1958). The cost of capital, corporation finance and the theory of 
investment. The American economic review, 48(3), 261-297. 
Modigliani, F., & Miller, M. H. (1963). Corporate income taxes and the cost of capital: 
A correction. The American economic review, 53(3), 433-443. 
Nawaz, A., Salman, A., & Shamsi, A. F. (2015). Impact of Financial Leverage on Firms’ 
Profitability: An Investigation from Cement Sector of Pakistan. Research Journal of 
Finance and Accounting, 6(7), 75-80. 
Nguyễn Thanh Cường (2011). Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp 
chế biến thủy sản Việt Nam. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 14(1), 28-54. 
Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 126-135 135 
Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2017). Nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của các Công ty Du Lịch 
Việt Nam. Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, 126(5A), 5–17. 
Nguyen, T. D. K., & Ramachandran, N. (2006). Capital structure in small and medium-sized 
enterprises: the case of Vietnam. ASEAN Economic bulletin, 23(2), 192-211. 
Nguyen, T. D., Diaz-Rainey, I., & Gregoriou, A. (2012). Financial development and the 
determinants of capital structure in Vietnam. Retrieved from  
2013/papers/updated/46.pdf 
Phạm Thị Diệu Linh (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp nhà nước 
sau cổ phần hóa trong thời kỳ hội nhập. Truy cập từ 
to-anh-huong-den-cau-truc-von-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-sau-co-phan-hoa-trong-thoi-
ky-hoi-nhap20170322093432256p0c488.htm 
Phan Thanh Hiệp (2016). Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp công nghiệp 
nhìn từ mô hình GMM. Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 6 năm 2016. Truy cập từ 
den-cau-truc-von-cua-doanh-nghiep-cong-nghiep-nhin-tu-mo-hinh-gmm-85427.html 
Shamaileh, M. O., & Khanfar, S. M. (2014). The effect of the financial leverage on the 
profitability in the tourism companies (analytical study-tourism sector-Jordan). Business 
and economic research, 4(2), 251-264. 
Trinh, T. H., & Phuong, N. T. (2015). Effects of Financial Crisis on Capital Structure of Listed 
Firms in Vietnam. International Journal of Financial Research, 7(1), 66-74. 
Võ Thị Thúy Anh, Trần Khánh Ly, Lê Thị Nguyệt Ánh & Trần Thị Dung (2014). Nghiên cứu 
tác động của các nhân tố vĩ mô đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường 
chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 207, 19-27. 
Vo Xuan Vinh (2017). Determinants of capital structure in emerging markets: Evidence from 
Vietnam. Researh in International Business and Finance, 40, 105-113. 
Vũ Thị Ngọc Lan & Nguyễn Tiến Dũng (2013). Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các 
Doanh nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 193, 23-28. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_to_anh_huong_den_cau_truc_von_cua_cac_cong_ty_san_xuat.pdf