Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam

Khi bàn về hình thức pháp luật, Chủ nghĩa Mác Lenin đã khẳng định chỉ có 3 hình thức cơ bản đó là: Tập quán pháp; Tiền lệ pháp và Quy phạm pháp luật. Tiền lệ pháp được thừa nhận là án lệ phát sinh từ thực tiễn một cách tự nhiên nhiều trường phái luật học quan tâm nghiên cứu và phát triển trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh việc đẩy mạnh ban hành quy phạm pháp luật để hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động của xã hội thì việc áp dụng án lệ cũng đã và dang chú trọng triển khai có hiệu quả. Có thể thấy, bản Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.”1 Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp, xác định: “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Bài Viết này, Tác giả dựa vào bản án giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện (quận) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có áp dụng án lệ để phân tích, bình luận khái niệm, nguồn gốc án lệ cũng như vai trò áp dụng Án lệ giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng, để cùng nhau đổi, nhận diện tính khoa học của nó trong thực tiễn.

Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang Trúc Khang 09/01/2024 4260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam

Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam
110
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
NHẬN DIỆN TÍNH KHOA HỌC TRONG VIỆC ÁP DỤNG 
ÁN LỆ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 
- MỘT ĐIỂN HÌNH THỰC TIỄN CẢI CÁCH HOẠT ĐỘNG 
TƯ PHÁP HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
 Hồ Xuân Thắng*
TÓM TẮT:
Khi bàn về hình thức pháp luật, Chủ nghĩa Mác Lenin đã khẳng định chỉ có 3 hình thức cơ bản 
đó là: Tập quán pháp; Tiền lệ pháp và Quy phạm pháp luật. Tiền lệ pháp được thừa nhận là án lệ 
phát sinh từ thực tiễn một cách tự nhiên nhiều trường phái luật học quan tâm nghiên cứu và phát triển 
trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh việc đẩy mạnh ban hành quy phạm pháp luật để hoàn thiện 
hành lang pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động của xã hội thì việc áp dụng án lệ cũng đã và dang chú 
trọng triển khai có hiệu quả. Có thể thấy, bản Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối 
cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.”1 
Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp, xác định: 
“Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất 
pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Bài Viết này, Tác giả dựa vào bản án 
giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện 
(quận) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có áp dụng án lệ để phân tích, bình luận khái niệm, nguồn 
gốc án lệ cũng như vai trò áp dụng Án lệ giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng, để cùng nhau đổi, 
nhận diện tính khoa học của nó trong thực tiễn.
Từ khóa: Án lệ, nhận diện án lệ, hoạt động tư pháp, Việt Nam.
SCIENTIFIC IDENTIFICATION OF THE SCIENCE APPLICATION 
OF THE DISPUTE RESOLUTION OF CREDIT CONTRACTS 
- A PRACTICAL SITUATION OF IMPLEMENTING THE CURRENT 
JUDICIAL ACTIVITIES IN VIETNAM
ABSTRACT
When discussing the legal form, Marxism-Leninism asserted that there are only three types: French 
customs; Precedent and Legal. The precedent is recognized as a precedent arising from the practice 
naturally many juridical schools are interested in research and development worldwide. In Vietnam, 
besides promoting the promulgation of legal documents to complete the legal corridor to regulate all 
activities of society, the application of case law has also focused on effective implementation. It can be 
* PGS.TS. GVCC. Khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
1 Khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 
111
Thực tiễn cho thấy, nền kinh tế Việt Nam 
đã và đang trên đà phát triển với sự tham đông 
đảo và tích cực của các chủ thể vào các quan 
hệ kinh tế một cách rất đa dạng. Trong quan hệ 
về kinh doanh, thương mại, các chủ thể đều xác 
định rõ các quyền và nghĩa vụ của mình nhưng 
vẫn có rất nhiều chủ thể thực hiện không đúng 
các quyền và nghĩa vụ của mình nên xẩy ra tranh 
chấp, bất đồng ảnh hưởng không nhỏ đến môi 
trường kinh doanh.. Trong những năm qua nhiều 
vụ kiện liên quan đến thương mại, nhất là các 
tranh chấp về hợp đồng kinh doanh, tín dụng, 
đầu tư và chuyển nhượng cổ phần, chứng khoán 
đã diễn ra trong thời gian qua và được giải quyết 
rất hiệu quả, trong đó có sự cải cách tích cực từ 
việc áp dụng án lệ. Tuy nhiên, trong hoạt động 
tư pháp hiện nay tại các cơ quan tòa án nhân dân 
có những vụ việc giải quyết rất khó bởi thiếu 
những quy định để điều chỉnh, thiếu án lệ. Vấn 
đề đặt ra là cần phải đẩy mạnh việc áp dụng án lệ 
trong quá trình giải quyết tranh chấp các vụ việc 
tranh chấp xẩy ra trong nước cũng như quốc tế 
để các cá nhân, tổ chức của Việt Nam được bảo 
vệ công khai và bình đẳng theo đúng tinh thần 
chỉ đạo của Đảng, Chính phủ trong việc đổi mới 
cải cách tư pháp thúc đẩy việc giải quyết các 
tranh chấp kinh doanh, thương mại đạt kết quả 
cao. Việc nhận diện tính khoa học trong quá 
seen that the 2013 Constitution states: “The Supreme People’s Court conducts a review of the practice 
of trials, ensuring the uniform application of law in adjudication.” Resolution No. 49 / NQ-TW June 2, 
2005 of the Politburo on the Strategy on Judicial Reform, determined: “The Supreme People’s Court 
has the task of summarizing the trial experience, guiding the uniform application of laws, developing 
case law and cassation and reopening trial ”. . In this Article, the Author is based on the judgment of 
dispute resolution Credit contract under the jurisdiction of the People’s Court of district (district) in Ho 
Chi Minh City with the application of case law for analysis, average The concept, the origin of the case 
law as well as the role of applying the case law to resolve disputes Credit contracts, to mutually change 
and identify its scientificity in practice.
Keyword: Case law, case law identification, judicial activity, Vietnam.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
trình áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp Hợp 
đồng tín dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của 
Tòa án nhân dân huyện (quận), thành phố Hồ 
Chí Minh như bản án 923/2017/DS-ST Ngày 
14/09 ...  việc các nạn 
nhân chất độc màu da cam tại Việt Nam kiện 37 
công ty hoá chất của Mỹ về việc bồi thường thiệt 
hại do chất độc này gây ra trong chiến tranh. Với 
lý do, hệ thống pháp luật Mỹ là hệ thống luật án 
lệ nên khi họ tìm hiểu thì thấy rằng đã có một 
tiền lệ là các cựu chiến binh Mỹ kiện các công 
ty sản xuất hoá chất đã được chấp nhận xét xử 
và các luật sư đã dựa vào tiền lệ này để yêu cầu 
toà án chấp nhận đơn kiện. Tuy nhiên cũng cần 
khẳng định rằng đây chưa phải là một án lệ vì 
vụ án này đã kết thúc bằng việc thoả thuận ngoài 
toà án (Dân sự), do đó chưa có phán quyết nào 
của toà án để có một án lệ cho vụ việc này. Nếu 
trong vụ kiện của Việt Nam có phán quyết được 
đưa ra thì đây sẽ là án lệ đầu tiên của Mỹ về 
vụ việc này. Nói như vậy để thấy rằng Án lệ 
trong vụ kiện nói trên đây của Việt Nam nếu 
được áp dụng theo cách tiếp cận án lệ của Anh 
hay Mỹ thì sẽ trở nên dễ dàng hơn và mất ít thời 
gian hơn, góp phần thực hiện nguyên tắc thống 
nhất trong áp dụng pháp luật và bảo đảm sự bình 
đẳng trước pháp luật Nhà nước duy trì trật tự xã 
hội bằng luật pháp.
Do đó, rất cần một cơ chế sáng tạo, linh 
hoạt nhằm bổ sung sự khiếm khuyết của văn bản 
quy phạm pháp luật. Bản án lệ số 08/2016/AL 
kinh doanh, thương mại được Hội đồng Thẩm 
phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 
17/8/2016 giúp thổi một luồng sinh khí vào việc 
giải quyết tranh chấp về Hợp đồng tín dụng 
nhanh và chuẩn xác tại bản án 923/2017/DS-ST 
ngày 14/09/2017 thuộc thẩm quyền giải quyết 
của Tòa án nhân dân huyện (quận), thành phố 
Hồ Chí Minh. Có thể nhận thấy, Hội đồng Thẩm 
phán Tòa án nhân dân tối cao khi xây dựng ban 
hành bản án lệ, rõ ràng họ đã thật sự nhắm đến 
việc góp phần hoạch định đường hướng phát 
triển tương lai của nền lập pháp. Tức là bằng hoạt 
động xét xử, tòa án mặc nhiên mở rộng việc áp 
dụng các đạo luật ra ngoài phạm vi hoặc ý định 
ban đầu của nhà lập pháp, và chuẩn bị trước điều 
kiện cho việc điều chỉnh các đạo luật hiện hữu 
và thiết lập chương trình lập pháp cho tương lai 
nhất là giải quyết granh chấp kinh doanh, hoạt 
động thương mại liên quan đến hợp động tín 
dụng. Chính bản án lệ này sau khi đã trải qua quá 
trình tổng kết lâu dài không chỉ được sử dụng ở 
Tòa án nhân dân huyện (quận), thành phố Hồ Chí 
Minh mà sẽ nhân rộng ra các cấp tòa án trong 
phạm vi toàn quốc. Với bản chất, Án lệ không 
bao giờ làm mất vai trò của đạo luật do cơ quan 
lập pháp ban hành vì khi áp dụng án lệ phải tuân 
thủ nguyên tắc: ưu tiên áp dụng đạo luật nếu án 
lệ mâu thuẫn đạo luật. 
 y Thứ hai, án lệ góp phần thực hiện nguyên 
tắc thống nhất trong áp dụng pháp luật và bảo 
đảm sự bình đẳng trước pháp luật Nhà nước duy 
trì trật tự xã hội bằng luật pháp. 
Nếu pháp luật được áp dụng một cách khác 
nhau tùy thuộc vào nhận thức và cách thức lựa 
chọn của các tòa án và địa phương thì không thể 
đảm bảo công lý và quyền con người trong quá 
trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương 
mại trong lĩnh vực tư pháp, bởi điều đó tạo cơ 
hội cho sự tùy tiện của các toà án trong việc xét 
xử của vụ án. Nghiên cứu quyết định của bản 
án lệ, chúng ta thấy Hội đồng thẩm phán Tòa 
án nhân dân Tối cao đã thống nhất Hủy Bản án 
kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 148/2011/
KDTM-PT ngày 17-8-2011 của Tòa phúc thẩm 
Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử vụ 
án kinh doanh, thương mại tranh chấp hợp đồng 
tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng Thương 
mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam với bị đơn 
là Công ty cổ phần dược phẩm Kaoli và người 
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn 
Thị Phượng, ông Nguyễn Đăng Duyên, bà Đỗ 
Thị Loan. Bên cạnh đó, giao hồ sơ vụ án cho 
Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà 
Nội xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định 
Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết ...
118
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
của pháp luật.1 Từ đó việc áp dụng bản án lệ của 
Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành 
phố Hồ Chí Minh đã chứng minh pháp luật cần 
phải được áp dụng một cách bình đẳng đối với 
mọi chủ thể trong xã hội, nhất là trong lĩnh vực 
giao dịch hợp đồng tín dụng trong nền kinh tế 
thị trường của nước ta. Ngoài ra, việc bảo đảm 
sự bình đẳng trước pháp luật Nhà nước duy trì 
trật tự xã hội bằng luật pháp nó còn thể hiện rất 
rõ ở vấn đề phải hạn chế tối thiểu đối với các vụ 
việc tương tự nhau nhưng mỗi tòa án áp dụng 
pháp luật khác nhau dẫn đến các kết luận khác 
nhau để chấm dứt vi phạm nguyên tắc bình đẳng 
trước pháp luật.
 y Thứ ba, án lệ góp phần phát huy vai trò 
thực sự của tòa án trong giải thích pháp luật 
Tòa án là cơ quan xét xử và góp phần nâng cao 
năng lực xét xử và tính độc lập của thẩm phán
Căn cứ vào pháp luật để đưa ra bản án, quyết 
định đối với những vi phạm pháp luật hoặc tranh 
chấp giữa các chủ thể có tham gia các giao dịch 
sinh lời như giao dịch vay tín dụng. Xét cho cùng 
thì tòa án chỉ như một cơ quan áp dụng pháp luật 
đơn thuần nhưng để Tòa án phát huy vai trò của 
mình trong quá trình xét xử, cần trao cho tòa án 
quyền giải thích pháp luật. Tòa án là cơ quan 
phải “va chạm” thường xuyên với những vụ việc 
cụ thể chứ không phải Ủy ban thường vụ Quốc 
hội mới có cơ chế hữu hiệu để giải thích pháp 
luật hiệu quả nhất. Vậy việc Tòa án nhân dân 
Áp dụng án lệ cũng chính là phương thức để giải 
thích pháp luật. 
Bên cạnh đó, trong công cuộc cải cách tư 
pháp, vấn đề chất lượng của thẩm phán là mấu 
chốt không thể xem nhẹ. Nhiều tổ chức, cá nhân 
đang rất lo lắng rằng liệu thẩm phán của chúng 
ta có đủ năng lực, đạo đức để được bổ nhiệm 
suốt đời như một số nước có nền tư pháp phát 
triển hay không. Chúng ta cũng lo ngại rằng 
thẩm phán có thể thực sự độc lập và chỉ tuân 
theo pháp luật hay không. Những vấn đề này có 
vẻ khó thực hiện nhưng có thể dần khắc phục 
bằng những cơ chế hữu hiệu. Và một trong 
những cơ chế rất hiểu quả là áp dụng án lệ, đây 
là cơ chế tạo động lực từ bên trong chứ không 
tạo áp lực từ bên ngoài. 
- Một: Khi tiến hành xét xử một vụ án cụ 
thể được giao, thẩm phán sẽ nghiên cứu các bản 
án tiền lệ của các vụ án tương tự. Trong trường 
hợp cho rằng bản án tiền lệ đó phù hợp với vụ 
án mình đảm nhận, thẩm phán sẽ lấy quan điểm 
pháp lý rút ra từ bản án tiền lệ đó làm đường lối 
xét xử. Kết quả là thẩm phán có thể yên tâm xét 
xử một cách chính xác đối với vụ án do mình 
đảm nhận. Án lệ giúp cho thẩm phán dễ dàng 
hơn trong việc giải quyết các vụ án vì họ sẽ 
không phải tự tìm giải pháp cho từng vụ. Đó là 
cách hữu hiệu để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, 
công sức của thẩm phán, đương sự và những 
người có liên quan. 
- Hai: Để có thể ra được một quyết định 
chính xác và hợp lý thì các thẩm phán phải chú 
ý nghiên cứu các tuyển tập án lệ. Tức là Thẩm 
phán sử dụng các tuyển tập án lệ để nghiên cứu 
sau đó đưa ra một quyết định hợp tình hợp lý 
với độ chính xác cao nhất khi tham gia xét xử 
vụ án tranh chấp trong kinh doanh về hợp đồng 
tín dụng.
- Ba: Án lệ sẽ làm cho quá trình tranh tụng 
tại tòa án trở nên có hiệu quả và hấp dẫn hơn. 
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, giá trị 
thực của vấn đề là ở chỗ, phải tuân theo án lệ để 
hạn chế sự tùy tiện và tiêu cực trong quá trình 
xét xử. Sẽ làm tăng uy tín của thẩm phán và tòa 
án các cấp, tăng sự tôn nghiêm của bản án hay 
quyết định đã có hiệu lực thi hành, thúc đẩy sự 
công bằng của thẩm phán. Thẩm phán có động 
lực để thực sự nâng cao trình độ, khi phải tìm 
hiểu, nghiên cứu các bản án tiền lệ. Tức là họ 
phải nghiên cứu khoa học pháp lý thật sự để có 
thể nhận định và giải quyết những bản án có 
nhiều yếu tố mới. 
1 Án lệ số 08/2016/AL về vụ án kinh doanh, thương mại “tranh chấp về hợp đồng tín dụng”
119
Bản án 923/2017/DS-ST ngày 14/09/2017 
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân 
dân huyện (quận), thành phố Hồ Chí Minh, ngoài 
những căn cứ như quy định Khoản 3 Điều 26, 
điểm a Khoản 1 Điều 35, điểm a Khoản 1 Điều 
39, Khoản 3 Điều 228, Điều 147, Khoản 1 Điều 
273 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 
91, Điều 95 Luật Các tổ chức tín dụng 2010; 
Điều 26 Luật Thi hành án dân sự; Khoản 2 Điều 
27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án năm 2009 
củaỦy ban thường vụ Quốc Hội. Các thẩm phán 
Tòa án nhân dân Quận P đã căn cứ vào Án lệ 
số 08/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa 
án nhân dân tối cao thông qua ngày 17/8/2016 
để tuyên xử:
1/ Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của 
nguyên đơn:
- Buộc ông Lê Phạm Đình Q phải thanh 
toán cho Ngân hàng thương mại cổ phần T tổng 
số tiền nợ gốc và lãi tính đến ngày 14/9/2017 
là 40.150.644 (bốn mươi triệu một trăm năm 
mươi ngàn sáu trăm bốn mươi bốn) đồng, trong 
đó tiền nợ gốc là 19.409.840 đồng, tiền lãi quá 
hạn là 20.740.804 đồng.
- Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ 
thẩm, ông Q còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi 
quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo 
mức lãi suất mà các bên đã thỏa thuận trong hợp 
đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc 
này. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, các 
bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho 
vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay 
thì lãi suất mà ông Q phải tiếp tục thanh toán 
cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa 
án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự 
điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay.
Thời hạn thi hành: Thi hành một lần ngay 
sau khi án có hiệu lực pháp luật, thi hành tại cơ 
quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền.
2/ Về án phí:
- Ông Lê Phạm Đình Q phải chịu án phí sơ 
thẩm là 2.007.532 (Hai triệu không trăm lẻ bảy 
ngàn năm trăm ba mươi hai) đồng, nộp tại Chi 
cục Thi hành án dân sự quận Phú Nhuận, Thành 
phố Hồ Chí Minh.
- Trả lại cho Ngân hàng thương mại cổ phần T 
số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 827.000 
(Tám trăm hai mươi bảy ngàn) đồng theo Biên 
lai thu tiền số 0008852 ngày 08/11/2016 của Chi 
cục thi hành án dân sự quận Phú Nhuận.
Trường hợp bản án, quyết định được thi 
hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành 
án dân sự thì người được thi hành án dân sự, 
người phải thi hành án dân sự có quyền thoả 
thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, 
tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi 
hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 , 7a, 7b 
và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành 
án được thực hiện theo quy định tại Đ 30 Luật 
thi hành án dân sự.
Các đương sự có quyền kháng cáo trong hạn 
15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đương sự vắng 
mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên 
án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng 
cáo tính từ ngày nhận được bản án hoặc được 
tống đạt hợp lệ
 y Thứ tư, án lệ góp phần bảo đảm khả năng 
dự đoán của người dân và sự phát triển của nền 
kinh tế thị trường 
Thực tiễn cho thấy, trong quá trình đầu tư 
hoạt động kinh doanh thương mại, các chủ thể 
tham gia vào giao dịch bằng hợp đông tín dụng 
không thể tránh khỏi những rủi ro, bất đồng, 
tranh chấp cần phải giải quyết. Thông qua bản 
án lệ đã góp phần thực hiện một nền tư pháp 
phục vụ nền kinh tế thị trường thật sự chỉ khi mà 
mọi tổ chức, cá nhân ý thức được những rủi ro, 
bất đồng trong quan hệ kinh doanh sẽ xẩy ra và 
sẽ được giải quyết triệt để những tranh chấp đó 
thông qua con đường giải quyết áp dụng án lệ.
 Nội dung tóm tắt của bản án lệ số 08/2016/
AL kinh doanh, thương mại được Hội đồng 
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua 
ngày 17/8/2016 là một minh chứng khẳng định 
án lệ giúp tạo ra sự an toàn pháp lý cho công 
dân và sự ổn định của xã hội khi mọi hành vi 
Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết ...
120
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
[1]. Hiến pháp năm 2013 Nhà xuất bản Sự Thật 
năm 2013
[2]. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 
của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư 
pháp,
[3]. Bản án lệ 08/2016/AL Giải quyết tranh chấp 
hợp đồng tín dụng của Hội đồng thẩm phán 
Tòa án nhân dân Tối cao về kinh doanh, 
thương mại 
[4]. Bản án 923/2017/DS-ST ngày 14/09/2017 
về Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
của TAND Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ 
Chí Minh.
[5]. Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/
QH13 quy định về chức năng, nhiệm vụ, 
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án 
nhân dân, đảm bảo hoạt động của Tòa án 
nhât dân
[6]. Nghị quyết 04/2019, ngày 18 tháng 6 năm 
2019 về Quy trình lựa chọn, công bố áp 
dụng án lệ của Hội đồng thẩm phán nhân 
dân tối cao
của các thành viên trong xã hội đều được thực 
hiện trong khuôn khổ ứng xử đã được xác lập 
như một tiền lệ. “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án 
cấp phúc thẩm quyết định: “Kể từ ngày bản án 
có hiệu lực pháp luật và người được thi hành 
án có đơn yêu cầu thi hành án, người phải thi 
hành án còn phải trả lãi đối với số tiền chậm 
thi hành án theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng 
Nhà nước công bố tương ứng với thời gian 
chậm thi hành án” cũng là không đúng. Đối với 
các khoản tiền vay của tổ chức Ngân hàng, tín 
dụng, ngoài khoản tiền nợ gốc, lãi vay trong 
hạn, lãi vay quá hạn, phí mà khách hàng vay 
phải thanh toán cho bên cho vay theo hợp đồng 
tín dụng tính đến ngày xét xử sơ thẩm, thì kể từ 
ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách 
hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi 
quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, 
theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong 
hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản 
nợ gốc này. Trường hợp trong hợp đồng tín 
dụng, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh 
lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân 
hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay 
phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay 
theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều 
chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất 
của Ngân hàng cho vay” 1.
Như vậy, nếu luật pháp được áp dụng thống 
nhất, người dân có khả năng dự đoán được luật 
pháp sẽ được áp dụng như thế nào đối với các 
hành vi của họ để họ tự điều chỉnh tốt nhất hành 
vi của mình giảm thiểu những rủi ro tranh chấp 
trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm mục 
đích sinh lời. Vấn đề các tổ chức, cá nhân tránh 
được hành vi vi phạm pháp luật và yên tâm tiến 
hành các hoạt động kinh doanh, thương mại 
trong đời sống sẽ góp phần ổn định hơn trong 
thực tiễn hoạt động kinh tế nói chung và hoạt 
động xét xử của ngành tư pháp nói riêng. Tức là 
cơ quan tư pháp sẽ luôn đảm bảo xử lý giải quyết 
tranh chấp bằng án lệ để người dân có quyền tự 
do và mạnh dạn thực hiện các giao dịch với các 
tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. 
Đó là những vấn đề hết sức cần thiết, bản án áp 
dụng Án lệ tại Tòa án nhân dân cấp huyện trên 
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã làm được vai 
trò to lớn đó thông qua việc cải cách tư pháp để 
phát triển xã hội hài hòa, phát triển kinh tế và 
ổn định xã hội, tạo môi trường đầu tư tốt, phục 
vụ đắc lực nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế 
quốc gia.
1 Nội dung tóm tắt của bản án lệ số 08/2016/AL kinh doanh, thương mại được Hội đồng Thẩm phán Tòa án 
nhân dân tối cao thông qua ngày 17/8/2016

File đính kèm:

  • pdfnhan_dien_tinh_khoa_hoc_trong_viec_ap_dung_an_le_giai_quyet.pdf