Nhận diện những cơ hội và thách thức của nhóm doanh nghiệp thâm dụng lao động tại Việt Nam trước ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 – phân tích từ góc nhìn thị trường lao động

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khởi phát từ năm 2000 cho đến nay được gọi là cuộc

cách mạng số. Cuộc cách mạng hiện nay có sự khác biệt so với 3 cuộc cách mạng trước về tốc

độ, quy mô và phạm vi tác động, nó ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực và tới tất cả

các nền kinh tế trên thế giới. Công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các ngành kinh tế

đang hiện hữu, mức độ ảnh hưởng với từng ngành tùy theo đặc điểm sẽ khác nhau. Đối với

Việt Nam, ảnh hưởng trước mắt có thể thấy rõ trực tiếp và mức độ nặng nhất là các ngành

thâm dụng lao động cao như dệt may, giày da, điện tử Bài viết đi sâu phân tích trên góc độ

thị trường lao động về những cơ hội và thách thức mà những nhóm doanh nghiệp đang thâm

dụng lao động sẽ gặp phải từ đó gợi ý một số giải pháp đón đầu cũng như khắc phục để đảm

bảo thực hiện mục tiêu phát triển bền vững doanh nghiệp.

Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, thâm dụng lao động, thị trường lao động,ngành

dệt may, da giày, cách mạng số, robot.

Nhận diện những cơ hội và thách thức của nhóm doanh nghiệp thâm dụng lao động tại Việt Nam trước ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 – phân tích từ góc nhìn thị trường lao động trang 1

Trang 1

Nhận diện những cơ hội và thách thức của nhóm doanh nghiệp thâm dụng lao động tại Việt Nam trước ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 – phân tích từ góc nhìn thị trường lao động trang 2

Trang 2

Nhận diện những cơ hội và thách thức của nhóm doanh nghiệp thâm dụng lao động tại Việt Nam trước ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 – phân tích từ góc nhìn thị trường lao động trang 3

Trang 3

Nhận diện những cơ hội và thách thức của nhóm doanh nghiệp thâm dụng lao động tại Việt Nam trước ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 – phân tích từ góc nhìn thị trường lao động trang 4

Trang 4

Nhận diện những cơ hội và thách thức của nhóm doanh nghiệp thâm dụng lao động tại Việt Nam trước ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 – phân tích từ góc nhìn thị trường lao động trang 5

Trang 5

Nhận diện những cơ hội và thách thức của nhóm doanh nghiệp thâm dụng lao động tại Việt Nam trước ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 – phân tích từ góc nhìn thị trường lao động trang 6

Trang 6

Nhận diện những cơ hội và thách thức của nhóm doanh nghiệp thâm dụng lao động tại Việt Nam trước ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 – phân tích từ góc nhìn thị trường lao động trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 10440
Bạn đang xem tài liệu "Nhận diện những cơ hội và thách thức của nhóm doanh nghiệp thâm dụng lao động tại Việt Nam trước ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 – phân tích từ góc nhìn thị trường lao động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận diện những cơ hội và thách thức của nhóm doanh nghiệp thâm dụng lao động tại Việt Nam trước ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 – phân tích từ góc nhìn thị trường lao động

Nhận diện những cơ hội và thách thức của nhóm doanh nghiệp thâm dụng lao động tại Việt Nam trước ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 – phân tích từ góc nhìn thị trường lao động
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
335 
NHẬN DIỆN NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NHÓM DOANH NGHIỆP 
THÂM DỤNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM TRƢỚC ẢNH HƢỞNG CỦA CÁCH 
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – PHÂN TÍCH TỪ GÓC NHÌN 
THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG 
THE INDUSTRIAL REVOLUTION OF 4.0 -OPPORTUNITIES AND CHALLENGES 
FOR THE IMPLEMENTATION OF THE SPEEDY AND SUSTAINABLE 
DEVELOPMENT OBIECTIVES FOR INTENSIVE – LABOR ENTERPRISES IN 
VIETNAM – 
ANALYSIS FROM THE INSIGHT OF LABOR MARKET 
TS.Đinh Kiệm 
Tiến sĩ ,Trƣởng khoa Quản Lý nguồn Nhân lực, 
Đại học Lao động Xã hội (CSII) 
NCS. Trần Quốc Việt 
Phó Trƣởng khoa Quản Lý nguồn Nhân lực, 
Đại học Lao động Xã hội (CSII) 
TÓM TẮT 
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khởi phát từ năm 2000 cho đến nay được gọi là cuộc 
cách mạng số. Cuộc cách mạng hiện nay có sự khác biệt so với 3 cuộc cách mạng trước về tốc 
độ, quy mô và phạm vi tác động, nó ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực và tới tất cả 
các nền kinh tế trên thế giới. Công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các ngành kinh tế 
đang hiện hữu, mức độ ảnh hưởng với từng ngành tùy theo đặc điểm sẽ khác nhau. Đối với 
Việt Nam, ảnh hưởng trước mắt có thể thấy rõ trực tiếp và mức độ nặng nhất là các ngành 
thâm dụng lao động cao như dệt may, giày da, điện tử Bài viết đi sâu phân tích trên góc độ 
thị trường lao động về những cơ hội và thách thức mà những nhóm doanh nghiệp đang thâm 
dụng lao động sẽ gặp phải từ đó gợi ý một số giải pháp đón đầu cũng như khắc phục để đảm 
bảo thực hiện mục tiêu phát triển bền vững doanh nghiệp. 
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, thâm dụng lao động, thị trường lao động,ngành 
dệt may, da giày, cách mạng số, robot. 
SUMMARY 
 The industrial revolution of 4.0 that began in 2000 has been called the digital 
revolution. The current revolution is different from the three previous on revolutions in terms 
of speed, scale and scope of impact, which has profound implications on all sectors and to all 
economies in the world. . Industry 4.0 will affect most of the existing economic sectors, but 
the degree of impact on each sector will vary depending on the characteristics. For Vietnam, 
the immediate impact can be seen directly and the heaviest is the labor-intensive sectors such 
as textiles, footwear, electronics, etc. The writing analyzes the labor market in terms of 
opportunities and challenges that labor-intensive enterprises will encounter, suggesting a 
number of early and corrective solutions to ensure the implementation of the sustainable 
objectives for the development of enterprises. 
1. GIỚI THIỆU 
 Cách mạng công nghệ lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ khác nhau trên quy mô 
toàn thế giới, nó tạo ra tác động mạnh mẽ, và gia tăng với tốc độ nhanh tới mọi mặt của đời 
sống kinh tế-xã hội, dẫn đến thay đổi lớn về phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội. 
Đối với thị trường lao động, thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 là robot thay thế con 
người. Người lao động sẽ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp trên diện rộng. Cách mạng công 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 336 
nghệ lần thứ tư đang xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực tại với thế giới ảo thông qua 
những công nghệ tiên tiến, hiện đại, sáng tạo và phát minh ứng dụng với tốc độ chóng mặt. 
Hiện nay cách mạng công nghệ 4.0 đang trong giai đoạn khởi đầu, ngoài những thách thức đặt 
ra, nó cũng mang lại những cơ hội quý báu cho doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tiếp 
cận đón bắt. Để việc tiếp cận những cơ hội có hiệu quả, yêu cầu đặt ra là doanh nghiệp phải 
nhanh chóng định rõ mục tiêu, cách thức tiếp cận, xúc tiến đầu tư phát triển khoa học và công 
nghệ phù hợp, xây dựng chiến lược đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm phục vụ cho 
nhu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp. 
 Theo các chuyên gia của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), cách mạng công nghiệp 
4.0 sẽ tạo áp lực lớn cho doanh ngiệp VN nói chung và khu vực doanh nghiệp đang sản xuất 
theo hướng thâm dụng lao động nói riêng như: dệt may, da giày, điện tử,Để tồn tại và phát 
triển các doanh nghiệp trước áp lực cần phải đổi mới dây chuyền công nghệ tiến tới hình 
thành các nhà máy sản xuất công nghiệp thông minh với nền tảng công nghiệp tự động hóa, 
tạo những bước đột phá về sản xuất công nghiệp với những sản phẩm chất lượng cao hơn, có 
tính cạnh tranh, thời gian giao hàng nhanh và đáp ứng quy mô đơn hàng số lượng lớn. 
 Nền kinh tế sản xuất gia công của Việt Nam đang có lợi thế về xuất khẩu khẩu số 
lượng lớn các sản phẩm công nghiệp như dệt may, da giày, linh kiện điện tử, nhưng giá trị 
gia tăng chưa cao, do chưa có nhiều hàm lượng tri thức và yếu tố sáng tạo trong nội hàm sản 
phẩm. Vì vậy đứng trước làn sóng cách mạng CN 4.0 đang đặt ra những thách thức nghiêm 
trọng, một sự cạnh tranh nghiệt ngã về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 
 Công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các ngành kinh tế đang hiện hữu, tuy nhiên 
mức độ ảnh hưởng với từng ngành tùy theo đặc điểm sẽ khác nhau. Ảnh hưởng trước mắt có 
 ... a ngành da giầy VN rất thấp, trung bình trên một dây chuyền 450 lao động đạt mức sản 
lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/35 năng suất lao động của các doanh nghiệp Nhật Bản, 
bằng 1/30 của Thái Lan, 1/20 của Malaysia và 1/10 của Indonesia. 
Đối với ngành dệt may, sự phát triển của ngành dệt may trong nhiều thập niên qua với 
tốc độ tăng trưởng ngoạn mục về sản xuất và xuất khẩu đã góp phần nâng cao vị thế của Việt 
Nam trên trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu lớn đứng thứ hai của Việt Nam chỉ sau điện 
thoại và linh kiện điện tử. Góp phần tạo việc làm cho hơn 2,5 triệu lao động trực tiếp và gần 2 
triệu lao động gián tiếp (thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ, kho bãi, vận chuyển,). Mặc 
dù kết quả đạt được với con số đáng khích lệ nhưng nhìn lại nội tại hoạt động của ngành thì 
còn tồn tại nhiều bất cập. Theo Hiệp hội Dệt may VN (VITAS), hiện tại ngành dệt may VN có 
quy mô khoảng 3.700 doanh nghiệp dệt may và nhuộm, trong đó có 50% cơ sở trang bị thiết 
bị đã sử dụng nhiều năm với công nghệ sản xuất lạc hậu gần khoảng 10-15 năm so với Thái 
Lan và Trung Quốc. Toàn ngành hiện có 90% doanh nghiệp dệt may có quy mô vừa và nhỏ, 
doanh nghiệp luôn gặp phải vấn đề thiếu vốn do số vốn yêu cầu đầu tư cho lĩnh vực công 
nghiệp phụ trợ dệt may là rất lớn. 
Về cơ cấu lao động theo chuyên môn kỹ thuật ngành dệt may: 
Hình 1: Cơ cấu lao động doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Dệt may chia theo trinh độ 
CMKT năm 2014 (Nguồn:Hiệp hội Dệt may VN-VITAS;Thời Báo Kinh tế Việt Nam (2015) 
và tác giả tổng hợp) 
Về chất lượng và năng suất lao động: Tại hội thảo khoa học chuyên đề: “Công nghệ 
dệt may Việt Nam-Hàn Quốc năm 2015” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện 
Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc tổ chức tại TPHCM, đã đưa ra nhận định: đa số các doanh 
nghiệp may của Việt Nam có kỹ năng nhân công dệt may đạt trung bình, đội ngũ kỹ sư công 
nhân lành nghề có thể vận hành quản lý máy móc, thiết bị, tiếp nhận công nghệ còn thiếu và 
yếu. Năng suất lao động của ngành dệt may VN thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực 
cũng như thế giới chỉ số năng suất lao động tại các doanh nghiệp dệt may VN chỉ đạt 2,4 
trong khi các quốc gia sản xuất dệt may lớn như Trung Quốc là 6,9 và Indônesia là 5,2. Đây là 
điểm yếu lớn nhất cùa dệt may VN. 
1.2 Những cơ hội mang đến từ Cách mạng công nghệ 4.0 
Khi công nghiệp 4.0 diễn ra một cách sâu rộng và nhanh chóng bên cạnh những thách 
thức sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung, cụ thể là: 
Thứ nhất, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc 
tế, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 gắn với chiến lược phát triển quốc gia sẽ xúc tiến thực hiện 
các chương trình khoa học công nghệ quốc gia ở tầm vĩ mô, đổi mới công nghệ, phát triển 
công nghệ cao sẽ giúp tạo nên một môi trường khoa học, kỹ thuật công nghệ hiện đại giúp các 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
339 
doanh nghiệp tiếp thu ứng dụng đổi mới công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn tiên tiến hiện đại 
nhằm nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm. 
 Thứ hai, Khi diễn ra cách mạng công nghệ 4.0 Việt Nam đang có lợi thế địa kinh tế 
và nguồn lao động trẻ, dồi dào, có điều kiện tham gia vào nhiều chuỗi giá trị toàn cầu ở những 
công đoạn lắp ráp, trở thành công xưởng sản xuất mới của nền kinh tế thế giới điều này giúp 
cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất hoặc thành lập các cơ sở mới. 
 Thứ ba, Cách mạng CN 4.0 diễn ra, với áp lực cạnh tranh gay gắt trên nhiều lĩnh vực, 
tạo điều kiện cho năng suất trên đầu người lao động sẽ có sự cải thiện rất nhanh chóng. Với 
việc áp dụng tự động hóa, robot và sử dụng các dữ liệu lớn (big data) thì khả năng tăng năng 
suất sẽ trở thành cấp số nhân, vì thế những ngành sản xuất bị đánh giá là thu nhập thấp sẽ có 
khả năng cải thiện rất nhanh thu nhập của mình và tạo ra một bộ mặt doanh nghiệp sản xuất 
mới mà ở đó thu nhập của người lao động được nâng lên theo một mặt bằng mới tương đương 
với các ngành khác. Đây cũng chính là cơ hội để ngành tiếp tục thu hút được lượng lớn lao 
động, phát triển bền vững hơn, tránh được tình trạng biến động môi trường lao động. 
 Thứ tư, Cách mạng công nghệ lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội giúp tạo ra nhiều cơ hội 
cho doanh nghiệp dệt may, da giày nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất 
và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm, giảm đáng kể chi phí giao dịch vận chuyển, tạo điều kiện 
cho doanh nghiệp đón lấy cơ hội đầu tư hấp dẫn và thay đổi trong lĩnh vực công nghệ số hóa, 
tự động hóa và internet để tiến đến trình độ khoa học và công nghệ sản xuất tiến tiến. 
1.3 Nhận diện những thách thức 
Bên cạnh những cơ hội do cách mạng công nghệ 4.0 mang đến còn có những thách 
thức gay gắt đối với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của nhóm doanh nghiệp dệt may 
và da giày của Việt Nam, những tác động có thể hình dung như sau: 
Thứ nhất, thách thức lớn nhất và quan trọng nhất đối với nền kinh tế nói chung và khối 
doanh nghiệp nói riêng là làm thế nào để nắm bắt và định hình được cuộc cách mạng công 
nghệ mới, cuộc cách mạng sẽ kéo theo sự biến đổi trên nhiều lĩnh vực từ sản xuất đến đời 
sống của nhân loại. Cách mạng CN lần thứ tư mang đến những cách thức mới trong việc sử 
dụng công nghệ sẽ làm thay đổi hành vi và các hệ thống sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. 
Khác với những cuộc cách mạng trước đây, cuộc cách mạng này tiến triển với một tốc độ theo 
cấp số lũy thừa chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Cuộc cách mạng này dựa trên cuộc cách 
mạng số và kết hợp nhiều công nghệ dẫn đến những thay đổi chưa có tiền lệ trong mô hình 
kinh tế, kinh doanh, xã hội,và cá nhân. Cộng đồng doanh nghiệp đang chứng kiến những biến 
đổi sâu sắc trên tất cả các ngành công nghiệp, đánh dấu bằng sự xuất hiện của các mô hình 
kinh doanh mới, sự phá vỡ của các mô hình hiện tại và sự định hình lại hệ thống sản xuất, tiêu 
thụ, vận chuyển và giao nhận. 
 Thứ hai, với cuộc cách mạng 4.0, thị trường lao động ngành dệt may và da giày sẽ bị 
thách thức nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Việc sản xuất 
sản phẩm dệt may và da giày sẽ ngày càng yêu cầu đáp ứng về năng suất chất lượng cao để 
nâng tính cạnh tranh, đòi hỏi người lao động phải có tính sáng tạo, phải thích ứng nhanh với 
sự thay đổi nếu không sẽ bị dư thừa và thất nghiệp. 
Thứ ba, dưới cách mạng CN 4.0, khiến một đơn vị của cải vật chất được tạo ra trong 
ảnh hưởng của nó có khả năng sử dụng ít nhân công hơn so với 10 hay 15 năm trước đây. Một 
mối lo ngại đặc biệt là sự bất bình đẳng trầm trọng trong thị trường lao động vì những người 
hưởng lợi lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là các nhà cung cấp vốn tri thức hoặc 
vốn vật chất – các nhà cải cách, nhà đầu tư, và các bên liên quan, điều này giúp giải thích 
khoảng cách ngày càng gia tăng về của cải giữa những người sở hữu vốn và những người lao 
động. Nó cũng giải thích tại sao rất nhiều người lao động thất vọng. 
Thứ tư, ngày nay rô bốt ngày càng được sử dụng nhiều hơn trên mọi lĩnh vực và cho 
một loạt các công việc từ chính xác đến các công việc, dịch vụ thay thế con người. Tiến bộ 
nhanh chóng trong công nghệ rô bốt sẽ sớm khiến sự hợp tác giữa con người và máy móc trở 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 340 
thành hiện thực. Khi thế hệ tiếp theo của rô bốt xuất hiện, ngày càng cải tiến, nó có thể sẽ 
phản ánh ngày càng rõ nét sự hợp tác hiệu quả giữa con người-máy móc. Từ đó kích thích các 
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ robot vào hoạt động sản xuất của mình, nếu việc sắp xếp 
lại lao động không đồng bộ và kém hiệu quả sẽ dẫn đến việc sa thải nhân công hàng loạt, gây 
bất ổn cho thị trường lao động. 
Thứ năm, dưới tác động của công nghệ 4.0. Nhiều loại hình công việc khác nhau, đặc 
biệt là những công việc có liên quan đến lao động chân tay vận hành cơ học và đòi hỏi tính 
chính xác, sẽ sớm được tự động hóa. Nhiều công việc khác sẽ tiếp nối, bởi vì sức mạnh máy 
tính cũng đang tiếp tục phát triển theo cấp số nhân. Theo các dự đoán sớm, công việc của các 
ngành nghề khác nhau đặc biệt là các hình thức lao động giản đơn có tính cách lập lại rất phổ 
biến trong các ngành dệt may, da giày, hoặc ở các ngành khác có thể được tự động hóa một 
phần hoặc hoàn toàn. Như vậy chắc chắn sự thay thế lao động sớm muộn cũng sẽ xãy ra. 
Thứ sáu, khi công nghiệp lần thứ tư xãy ra và lan tỏa, thì điều kiện sản xuất sẽ thay 
đổi, mục tiêu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ đưa công nghiệp SX chế tạo quay lại các nước 
phát triển để gẩn thị trường tiêu thụ, gần vùng nguyên liệu, và các trung tâm R&D thì sẽ làm suy 
giảm lợi thế lao động giá rẻ, cũng như lợi tế về địa kinh tế. 
Thứ bảy, theo báo cáo của ILO, dự đoán, robot sẽ thay thế 85% công nhân ngành dệt 
may trong vài thập kỷ tới điều này đồng nghĩa cơ hội việc làm cho công nhân sẽ ngày một 
khó hơn và trình độ yêu cầu cao hơn. 
Thứ tám, đối với lao động VN, trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, dần dần lao 
động giá rẻ không còn là ưu thế cạnh tranh, vì trong thời đại công nghệ mới chi phí nhân công 
rẻ vẫn chưa đủ mà phải tính đến năng suất lao động. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê cho 
thấy năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế VN năm 2016 là 84,5 triệu đồng/người 
lao động (theo giá hiện hành), chỉ bằng 4,4% của Singapore, bằng 17,4% của Malaysia, bằng 
35,2% của Thái Lan và bằng 48,5% so với Philippines và Inđônesia. Năng suất thấp có 
nguyên nhân, theo ILO nhận định do nguồn lao động VN chỉ có gần 20% được đào tạo bài 
bản, đa số không đủ chất lượng chuyên môn, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của thị 
trường. Vì vậy rất khó cho lao động VN tại các doanh nghiệp hiện nay khi tiếp cận và thích 
ứng với cơ sở kỹ thuật của công nghệ 4.0. 
3. GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
Để giúp cho doanh nghiệp dệt may và da giày chủ động nhận diện những thách thức 
cũng như có những ứng phó kịp thời trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0 đang ở thời kỳ 
khởi phát, tác giả gợi ý một số giải pháp cơ bản như sau: 
 Trước hết, cần ưu tiên tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong các doanh 
nghiệp gắn với chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có hàm lượng tri 
thức, giá trị gia tăng cao thay vì các sản phẩm, các ngành sản xuất thâm dụng lao động. Mặt 
khác doanh nghiệp cần thay đổi phương thức đào tạo kỹ năng chuyên môn của người lao động 
từ cách làm cũ sang phương thức đào tạo tiên tiến hơn phù hợp với xu thế quản lý kỹ thuật 
hiện đại làm sao để có được đội ngũ lao động có trình độ cao thích ứng với công nghiệp 4.0. 
Thứ hai, tăng cường và đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các đối tác, công ty và tổ chức 
và khu vực và trên thế giới về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong mỗi 
doanh nghiệp, về đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất kinh doanh 
ngành dệt may và da giày. Trong đó cần chú trọng việc đào tạo chuyên gia thuộc các lĩnh vực 
quản lý và kỹ thuật chuyên sâu của ngành. 
 Thứ ba, trong tình hình hiện nay để tiếp cận và đón đầu làn sóng cách mạng công 
nghệ 4.0, bên cạnh những chiến lược mang tầm vĩ mô về quy hoạch phát triển ngành dệt may 
và da giày của Chính phủ. Các doanh nghiệp trong ngành cần nâng cao nhận thức về những 
tác động “được” và “mất” trước sự lan tỏa cách mạng công nghiệp 4.0. để vượt qua những thử 
thách cam go đang hiện hữu và tác động, buộc các doanh nghiệp trong hiệp hội phải có sự 
đoàn kết, hợp tác, đồng thuận. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp phải chủ động đổi mới, tăng 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
341 
cường nội lực cả về tài chính, khoa học- công nghệ và nguồn nhân lực để vươn lên tự khẳng 
định mình. 
Thứ tư, các doanh nghiệp phải huy động tối đa mọi nguồn lực trong doanh nghiệp và 
ngoài xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ càng sớm càng tốt, giai đoạn 2017-2020 được xem 
là giai đoạn bản lề có ý nghĩa quan trọng trong việc đầu tư vào công nghệ theo yêu cầu của 
cuộc cách mạng CN 4.0 để tăng năng suất lao động, tạo chất lượng sản phẩm cao, hòa nhập 
trong bối cảnh đổi mới chung của toàn nền kinh tế. 
Thứ năm, về phía nhà nước, cần có chủ trương chính sách tạo sự bức phá mạnh mẽ về 
hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin-truyền thông. Phát triển hạ tầng kết nối số 
và đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng trong tiếp cận các 
cơ hội phát triển nội dung số trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. 
Thứ sáu, trên tầm vĩ mô, cần thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung phương pháp 
giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ 
sản xuất mới, trong đó cần tập trung đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin 
học trong chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng đào tạo đại học, dạy nghề, 
đào tạo đại học đối với một số ngành đặc thù nhằm nâng cao lợi thế trong hội nhập và phân 
công lao động quốc tế. 
4. KẾT LUẬN 
Ngành dệt may và da giày là hai ngành sản xuất có vai trò chủ lực xuất khẩu của Việt 
Nam. Nhưng hiện tại đang sử dụng nhiều lao động kỹ thuật giản đơn nhất, do đó trước làn 
sóng diễn ra của cách mạng công nghiệp 4.0 đây cũng là hai ngành được cảnh báo sẽ bị đe 
dọa nhiều nhất trước sự thay đổi của công nghệ tự động hóa. Tổ chức Lao động thế giới (ILO) 
đã dự báo khả năng 86% số lao động sẽ bị thay thế vì xu hướng tự động hóa. Thực tế đã cho 
thấy tự động hóa là xu hướng không thể cưỡng lại vì vậy các doanh nghiệp trong ngành để 
thực hiện thành công và bền vững các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, cần phải mạnh 
dạn thay đổi tư duy để có thể cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực, thay vì bằng 
cách sử dụng lao động giá rẻ như trước đây, cần chú trọng đổi mới công nghệ, quản trị và 
tuyển chọn nhân tài, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, thời đại của 
công nghệ số và tự động hóa 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
8- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổ chức Lao động Thế giới (2016), Tài liệu 
hội nghị tọa đàm chủ đề: “Việt Nam làm gì để đáp ứng được thay đổi về công nghệ và nhu 
cầu kỹ năng lao động”, Hà nội 2016 
9- Bộ Khoa học và Công nghệ (2017), Kỷ yếu hội thảo chủ đề “Cách mạng công 
nghệ 4.0”. Hà Nội 2015 
10- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (2015), Kỷ 
yếu hội thảo khoa học chuyên đề Công nghệ may Việt Nam-Hàn Quốc, TPHCM 2015 
11- Đinh Kiệm (2016) Toàn cảnh bức tranh nguồn nhân lực Việt Nam, nhân diện 
những cơ hội và thách thức khi hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế.. Đại học Kinh tế Luật 
TPHCM, 2016 
12- Klaus Schwab (2015) Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, (người dịch Đồng 
Bích Ngọc, Trần thị Mỹ Anh).Trung tâm Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và 
Đầu tư (2015) 
13- Thời báo Kinh tế Việt Nam (2017,2016, 2015) 
14- Thủ tướng Chính phủ (2017) Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực 
tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Công báo (2017) 
15- Hiệp hội da giày Việt Nam (2015), Báo cáo hoạt động thường niên 
16- Tổng cục Thống kê, Niêm giám thống kê 2014, 2015, 2016. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_dien_nhung_co_hoi_va_thach_thuc_cua_nhom_doanh_nghiep_t.pdf