Nghiên cứu ứng dụng màng Chitosan-nano bạc trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch

Dung dịch tạo màng chitosan-nano bạc sử dụng trong bảo quản thanh long ruột đỏ cho hiệu quả tốt. Chất lượng thanh long khá ổn định và thời gian tồn trữ cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Dung dịch chứa 1% chitosan và 7,5 mM nano bạc phối trộn theo tỉ lệ 3:1 cho kết quả tốt nhất, thanh long tồn trữ được 19 ngày ở nhiệt độ thường (2610C) và 30 ngày ở nhiệt độ lạnh (610C).

Nghiên cứu ứng dụng màng Chitosan-nano bạc trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch trang 1

Trang 1

Nghiên cứu ứng dụng màng Chitosan-nano bạc trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch trang 2

Trang 2

Nghiên cứu ứng dụng màng Chitosan-nano bạc trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch trang 3

Trang 3

Nghiên cứu ứng dụng màng Chitosan-nano bạc trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch trang 4

Trang 4

Nghiên cứu ứng dụng màng Chitosan-nano bạc trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch trang 5

Trang 5

Nghiên cứu ứng dụng màng Chitosan-nano bạc trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch trang 6

Trang 6

Nghiên cứu ứng dụng màng Chitosan-nano bạc trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch trang 7

Trang 7

Nghiên cứu ứng dụng màng Chitosan-nano bạc trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch trang 8

Trang 8

Nghiên cứu ứng dụng màng Chitosan-nano bạc trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch trang 9

Trang 9

Nghiên cứu ứng dụng màng Chitosan-nano bạc trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 10/01/2024 4460
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ứng dụng màng Chitosan-nano bạc trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ứng dụng màng Chitosan-nano bạc trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch

Nghiên cứu ứng dụng màng Chitosan-nano bạc trong bảo quản nhằm nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ 
Tập 14, Số 3 (2017): 47-56 
NATURAL SCIENCES AND TECHNOLOGY
Vol. 14, No. 3 (2017): 47-56
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
47 
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÀNG CHITOSAN-NANO BẠC 
 TRONG BẢO QUẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH LONG 
SAU THU HOẠCH 
Phạm Thị Hà Vân*, Nguyễn Thị Thúy Liễu, 
Lê Sĩ Ngọc, Nguyễn Hoàng Thảo Ly 
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh 
Ngày Tòa soạn nhận được bài: 18-10-2016; ngày phản biện đánh giá: 03-02-2017; ngày chấp nhận đăng: 24-3-2017 
TÓM TẮT 
Dung dịch tạo màng chitosan-nano bạc sử dụng trong bảo quản thanh long ruột đỏ cho hiệu 
quả tốt. Chất lượng thanh long khá ổn định và thời gian tồn trữ cao hơn so với nghiệm thức đối 
chứng. Dung dịch chứa 1% chitosan và 7,5 mM nano bạc phối trộn theo tỉ lệ 3:1 cho kết quả tốt 
nhất, thanh long tồn trữ được 19 ngày ở nhiệt độ thường (26 10C) và 30 ngày ở nhiệt độ lạnh 
(6 10C). 
Từ khóa: chitosan, nano bạc, thanh long ruột đỏ. 
ABSTRACT 
Applied research chitosan – nanosilver on the preservation and qualiti of dragon fruit 
Coating solution of chitosan-nano silver was used in the preservation of dragon for good 
effect. Red dragon fruit qualiti was quite stable during storage and prolonged products shelf-life. 
With coating solution of chitosan (1%) - nano silver (7.5 mM) at a ratio of 3: 1 got the best effect, 
both economic and effective to prolong red dragon fruit shelf-life up to 19 days at temperature 
26 10C and 30 days at temperature 6 10C. 
Keywords: chitosan, dragon fruit, nano silver. 
1. Mở đầu 
Chitosan và các dẫn xuất – loại vật liệu bảo quản tự nhiên có tác dụng tốt trong bảo 
quản các loại rau quả có vỏ cứng bên ngoài. Màng chitosan khá dai, khó xé rách, có độ bền 
tương đương với một số chất dẻo vẫn được dùng làm bao gói. Chitosan không tan được 
trong nước, tan tốt trong môi trường acid loãng sẽ tạo thành một dung dịch keo nhớt trong 
suốt, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, mĩ phẩm, dược phẩm [1]. 
Chitosan đã được sử dụng xử lí sau thu hoạch đầy hứa hẹn cho các loại trái cây bởi bản 
chất của tự nhiên, hoạt động kháng khuẩn của nó và kích hoạt bằng phản ứng tự vệ [2]. 
Nano bạc có kích thước rất nhỏ (0,1 nm – 100nm), diện tích bề mặt tổng của bạc 
nano lớn và hiệu quả hoạt động của bạc nano tăng đáng kể so với hạt bạc có kích thước lớn 
* Email: havanvt89@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 3 (2017): 47-56 
48 
hơn (micro). Theo tính toán lí thuyết bạc nano có hoạt tính mạnh hơn ít nhất 40 lần trên 
mỗi đơn vị bạc so những dung dịch keo bạc thông thường. 
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Vật liệu 
- Thanh long ruột đỏ trồng tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công 
nghệ cao được thu hoạch khoảng 25-27 ngày sau khi đậu quả. Quả có khối lượng trung 
bình, đạt khoảng 300g, quả có màu đỏ, tai xanh. 
- Chitosan được sử dụng để tiến hành các nghiên cứu được mua tại Công ti 
Chitoworld, huyện Bình Chánh, TPHCM. Chitosan được chế biến từ vỏ tôm và các thông 
số về tính chất vật lí của chitosan được thể hiện ở Bảng 1. 
Bảng 1. Các thông số của chitosan nguyên liệu 
Các chỉ tiêu hóa lí Nguyên liệu chitosan 
Kích thước hạt (Mesh) 90 
Hàm lượng khoáng (%) 0,26 
Độ nhớt (cps) 11 
Độ deacetil hóa (%) 95,9 
Độ tan (%) 99,7 
Độ ẩm (%) 8 
Trạng thái Màu trắng, dạng bột 
Độ đục Trong 
pH 7,4 
Hinh 2. Chitosan 
Hình 1. Thanh long ruột đỏ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM 
Phạm Thị Hà Vân và tgk 
49 
2.2. Xử lí màng bao chitosan-nano bạc cho thanh long ruột đỏ 
Bảng 2. Bảng bố trí thí nghiệm 
Thí nghiệm bao màng cho thanh long ruột đỏ được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu 
nhiên 1 yếu tố với các tỉ lệ phối trộn giữa chitosan và nano bạc (v/v) như Bảng 2 [4]. 
Thanh long được rửa qua dung dịch chlorine 100ppm, để ráo, sau đó nhúng qua các dung 
dịch như bố trí thí nghiệm khoảng 1 phút [5], để ráo. Nghiệm thức đối chứng không xử lí. 
Sau đó thanh long sẽ được bảo quản ở nhiệt độ phòng, ẩm độ 75±2%. Tiến hành theo dõi 
và phân tích các chỉ tiêu. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
- Tổng hợp dung dịch nano bạc từ dịch trích xơ dừa: Cân khoảng 1g xơ dừa cho vào 
50ml nước sôi và đun cách thủy 30 phút. Gạn nước lọc vào bình định mức 250ml. Tiếp tục 
chiết như trên nhiều lần, thêm nước cất vừa đủ tới vạch. Bổ sung AgNO3 7,5 mM vào dịch 
trích, để ở nhiệt độ phòng trong 96 giờ [6]. Thu được dung dịch nano bạc nồng độ 7,5 mM. 
Hình 3. Ảnh SEM của dung dịch nano bạc Hình 4. Ảnh TEM của các dung dịch nano 
- Màu sắc vỏ quả: Sử dụng máy Color Checker Nippon Denshoke NR-1 (Nhật). 
- Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (oBx): Sử dụng khúc xạ kế Refractometer 
- Acid tổng: TCVN 5483:1991. 
Nghiệm thức Tỉ lệ phối trộn giữa chitosan : nano bạc 
NT1 1:1 
NT2 1:2 
NT3 1:3 
NT4 2:1 
NT5 2:3 
NT6 3:1 ... 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Thị Hà Vân và tgk 
51 
được phủ màng tuy sự hao hụt vẫn diễn ra nhưng tỉ lệ hao hụt thấp hơn so với công thức 
đối chứng. Đối với mẫu thanh long chỉ sử dụng dung dịch nano bạc mà không bổ sung 
chitosan thì tốc độ hao hụt khối lượng cũng diễn ra nhanh. 
3.2. Ảnh hưởng của màng bao chitosan-nano bạc đến màu sắc của vỏ quả thanh long 
theo thời gian bảo quản 
Màu sắc bên ngoài của quả thanh long là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất 
lượng của quả. Màu sắc biểu hiện qua các thông số L*, a*, b*. Giá trị L* chỉ thị cho độ 
sáng, giá trị a*, b* chỉ thị cho màu sắc, a* là tọa độ màu trên trục đỏ-lục, b* là tọa độ màu 
trên trục vàng- lam. 
Sự biến đổi độ sáng của vỏ quả (L*) ở tất cả các nghiệm thức đều khác biệt không có 
ý nghĩa ứng với mỗi thời điểm khảo sát. Nhưng độ sáng vỏ quả có chiều hướng giảm theo 
thời gian bảo quản, với tốc độ giảm chậm. Đối với những nghiệm thức có bao màng 
chitosan, độ sáng của màu sắc vỏ giảm chậm hơn so với nghiệm thức không bao màng và 
nghiệm thức chỉ xử lí nano bạc. 
Có sự thay đổi chỉ số a* trong màu sắc vỏ quả trong suốt quá trình bảo quản do sự 
phân giải các hợp chất chlorophyll trong mô vỏ quả do hoạt động của enzyme 
chlorophyllase và oxidase tại màng thylacoid. 
Giá trị b* trong màu sắc vỏ quả dường như không dao động nhiều trong suốt quá 
trình bảo quản và không khác biệt giữa các nghiệm thức ứng với một thời điểm khảo sát. 
Có sự thay đổi màu sắc trong suốt quá trình bảo quản do sự phân giải các hợp chất 
chlorophyll trong mô vỏ quả do hoạt động của enzyme chlorophyllase và oxidase tại màng 
thylacoid, làm lộ rõ các biểu hiện của carotenoid, làm vỏ quả chuyển vàng theo thời gian 
bảo quản [7]. 
3.3. Ảnh hưởng của màng bao chitosan-nano bạc đến tổng lượng chất rắn hòa tan của 
thanh long theo thời gian bảo quản 
Ở những ngày đầu bảo quản tổng hàm lượng chất rắn hòa tan khác biệt không có ý 
nghĩa giữa các nghiệm thức. Sự khác biệt chỉ xảy ra khi bảo quản đến 9 ngày, 12 ngày 
(P<0,01). Nhưng nhìn chung, theo thời gian bảo quản, tổng hàm lượng chất rắn hòa tan ở 
các nghiệm thức thí nghiệm có xu hướng tăng dần. 
Các nghiệm thức xử lí chitosan kết hợp nano bạc, tốc độ và lượng tổng hàm lượng 
chất rắn hòa tan tăng cao hơn so với đối chứng và nghiệm thức chỉ dùng nano bạc. Cụ thể, 
ở ngày bảo quản thứ 9, các nghiệm thức bao màng có tổng hàm lượng chất rắn hòa tan đạt 
trên 17,5 và 180Bx trong khi đối chứng và nghiệm thức chỉ xử lí nano bạc chỉ đạt 16,90Bx. 
Nguyên nhân là do quả thanh long trong quá trình bảo quản xảy ra quá trình mất nước và 
quá trình này diễn ra càng nhanh khi bảo quản quả ở nhiệt độ phòng (26±10C). Ở nghiệm 
thức đối chứng và chỉ xử lí nano bạc, tuy mất nước nhanh và nhiều hơn các nghiệm thức 
xử lí màng chitosan kết hợp nano nhưng các quá trình sinh lí hóa lại diễn ra mạnh hơn, làm 
tổn hao vật chất khô nhiều hơn nên tổng hàm lượng chất rắn hòa tan ở các nghiệm thức này 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 3 (2017): 47-56 
52 
tăng chậm hơn, kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Zahid (2013). Màng phủ 
có ảnh hưởng tích cực trong việc đảm bảo chất lượng và giúp các quá trình sinh lí, sinh hóa 
diễn ra chậm hơn trong quá trình bảo quản thanh long. 
3.4. Ảnh hưởng của màng bao chitosan-nano bạc đến hàm lượng đường tổng của 
thanh long theo thời gian bảo quản 
Theo thời gian bảo quản, hàm lượng đường tổng ở các nghiệm thức thí nghiệm tăng 
dần. Cụ thể, ở ngày bảo quản thứ 9, các nghiệm thức bao màng có hàm lượng đường tổng 
đạt trên 116,6 đến 124,43 mg/g trong khi đối chứng và nghiệm thức chỉ xử lí nano bạc chỉ 
đạt 109,17 và 111,47 mg/g. Ở nghiệm thức đối chứng và chỉ xử lí nano bạc, mất nước 
nhanh và nhiều hơn các nghiệm thức xử lí màng chitosan kết hợp nano nhưng các quá trình 
sinh lí hóa lại diễn ra mạnh hơn nên hàm lượng đường tổng ở các nghiệm thức này tăng 
chậm hơn. Kết quả cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Zahid (2013). 
3.5. Ảnh hưởng của màng bao chitosan-nano bạc đến hàm lượng axit tổng của thanh 
long theo thời gian bảo quản 
Hàm lượng acid tổng của thanh long giảm dần trong quá trình bảo quản. Trong đó, 
xử lí màng chitosan kết hợp nano bạc tốc độ giảm chậm hơn so với đối chứng và nghiệm 
thức chỉ xử lí nano bạc. Cụ thể, ở ngày bảo quản thứ 9, các nghiệm thức bao màng có hàm 
lượng acid tổng đạt 1,121 đến 1,227 % trong khi đối chứng và nghiệm thức chỉ xử lí nano 
bạc chỉ đạt 1,036 và 1,082%. Đến ngày bảo quản thứ 12 thì hàm lượng acid tổng ở nghiệm 
thức bao màng là 1,065 đến 1,109%, còn ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức chỉ xử 
lí nano bạc đạt 0,866 và 0,909%. Nguyên nhân là do quả thanh long trong quá trình bảo 
quản các quá trình sinh lí, sinh hóa vẫn diễn ra gây tổn hao vật chất hữu cơ trong quả và 
quá trình hình thành các hợp chất bay hơi cũng diễn ra. Ở những nghiệm thức đối chứng và 
chỉ xử lí nano bạc, các quá trình sinh lí hóa lại diễn ra mạnh hơn, các hợp chất bay hơi hình 
thành và thất thoát nhanh hơn các nghiệm thức có bao màng, chính điều này góp phần là 
giảm lượng acid tổng trong quả. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Zahid (2013). 
3.6. Ảnh hưởng của màng bao chitosan-nano bạc đến hàm lượng vitamin C của thanh 
long theo thời gian bảo quản 
Đối với mẫu bao màng hàm lượng vitamin C giảm đi ít hơn đối với mẫu không bao 
màng do tính chất của màng ngăn cản một phần sự xuyên thấu của ánh sáng, ngăn cản 
phần nào sự oxy hóa vitamin C của không khí, làm chậm quá trình hô hấp của quả. Ở thời 
điểm khảo sát 9 ngày sau bảo quản, trong khi các nghiệm thức bao màng có hàm lượng 
vitamin C trong khoảng từ 6,08 đến 6,79 mg% thì con số này chỉ đạt 5,62 và 5,69 mg% ở 
nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức quả chỉ xử lí nano bạc. Kết quả cũng tương tự 
trong thời điểm khảo sát sau 12 và 15 ngày bảo quản. Vì vậy, có thể khẳng định màng bao 
chitosan kết hợp nano bạc hay màng bao chitosan hỗ trợ tốt trong việc duy trì ổn định hàm 
lượng vitamin C trong quả thanh long bảo quản. Theo tác giả Nguyễn Nhật Minh Phương 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM 
Phạm Thị Hà Vân và tgk 
53 
và Hà Thanh Toàn (2006) [8], màng bao chitosan mà nhóm tác giả sử dụng trong bảo quản 
thanh long cũng góp phần duy trì chất lượng cho quả trong thời gian bảo quản. 
3.7. Ảnh hưởng của màng bao chitosan-nano bạc đến cường độ hô hấp của thanh 
long ruột đỏ theo thời gian bảo quản 
Ở những ngày đầu bảo quản cường độ hô hấp khác biệt không có ý nghĩa giữa các 
nghiệm thức thí nghiệm. Đến ngày bảo quản thứ 9, 12, 15 ngày thì mới thấy được sự khác 
biệt rõ rệt về mặt thống kê (P<0,01) giữa các nghiệm thức. Nhìn chung trong quá trình bảo 
quản cường độ hô hấp có nhiều biến động. Trong đó, cường độ hô hấp của các mẫu thí 
nghiệm chỉ trong khoảng 72-91 mgCO2/kg/giờ trong suốt quá trình bảo quản 
Cường độ hô hấp của thanh long ở các nghiệm thức giảm dần từ ngày đầu đưa vào 
bảo quản đến ngày thứ 6 trong thời gian bảo quản và có xu hướng tăng dần từ ngày thứ 6 
đến ngày 15 trong thời gian bảo quản. Trong đó, các nghiệm thức bao màng có cường độ 
hô hấp thấp hơn nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức chỉ xử lí bằng dung dịch nano bạc. 
Nghiệm thức đối chứng không bao màng và nghiệm thức chỉ xử lí nano bạc, cường độ hô 
hấp ở các ngày cuối tăng mạnh. Nghiên cứu của tác giả Zahid (2013), cường độ hô hấp của 
các mẫu thanh long cũng giảm dần trong các ngày đầu bảo quản đến ngày thứ 14 và bắt 
đầu tăng mạnh từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 28 (nghiệm thức đối chứng). Các nghiệm thức 
bao màng thì cường độ hô hấp của các mẫu chỉ tăng sau 21 ngày bảo quản. Có sự khác biệt 
trong nghiên cứu của tác giả Zahid và chúng tôi, bởi chúng tôi bảo quản mẫu ở nhiệt độ 
thường (26 10C), còn tác giả Zahid tiến hành bảo quản mẫu ở 10±20C. 
3.8. Ảnh hưởng của màng bao chitosan-nano bạc đến tổng vi sinh vật hiếu khí trên 
thanh long ruột đỏ theo thời gian bảo quản 
Bảng 3. Tổng vi sinh vật hiếu khí (CFU/g) của thanh long theo thời gian bảo quản 
Nghiệm 
thức thí 
nghiệm 
Thời gian phân tích (ngày sau khi xử lí mẫu) 
0 ngày 
( SD) 
3 ngày 
( SD) 
6 ngày 
( SD) 
9 ngày 
( SD) 
12 ngày 
( SD) 
15 ngày 
( SD) 
NT1 KPH KPH 3,8 x101 4,5 x101 2 x102 3,5 x102 
NT2 KPH KPH 3,5 x101 4,3 x101 3,2 x102 4,2 x102 
NT3 KPH KPH 2,6 x101 3,7 x101 3 x102 4,5 x102 
NT4 KPH KPH 3,3 x101 4,2 x101 2,3 x102 5 x102 
NT5 KPH KPH 3 x101 5 x101 2 x102 4,5 x102 
NT6 KPH KPH 1,2 x101 3 x101 6 x101 1,3 x102 
NT7 KPH KPH 2,1 x101 3,4 x101 7,5 x101 4 x102 
NT8 KPH KPH 5 x101 8 x101 6 x102 2,5 x103 
NT9 KPH KPH 2 x101 6 x101 6 x102 3,7 x103 
NTĐC KPH 2x101 7 x101 2,3 x102 9 x103 6,5 x105 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 3 (2017): 47-56 
54 
Theo suốt thời gian bảo quản, các vi sinh vật trên bề mặt quả có xu hướng tăng dần ở 
tất cả các nghiệm thức. Trong đó, nghiệm thức đối chứng không xử lí với sự vắng mặt của 
tác nhân ức chế vi sinh vật, mật độ vi sinh tăng nhanh theo thời gian bảo quản, đạt 2,3x102 
CFU/g sau 9 ngày bảo quản và đạt 6,5x105 CFU/g sau 15 ngày bảo quản. Lúc này, quả đã 
có dấu hiệu hư hỏng nhưng tỉ lệ còn thấp nên sau 15 ngày bảo quản chúng tôi quyết định 
dừng thí nghiệm. 
Đối với các nghiệm thức còn lại, sự hiện diện của các chất ức chế vi sinh chitosan, 
nano bạc nên sự phát triển của các vi sinh vật trên bề mặt quả có phần bị ức chế, tốc độ 
tăng chậm theo thời gian bảo quản. Sự kết hợp giữa chitosan và nano bạc làm tăng hiệu 
quả kháng vi sinh trên bề mặt quả hơn so với nghiệm thức chỉ xử lí chitosan hay nano bạc. 
Thời gian bảo quản của các nghiệm thức bao màng kéo dài hơn so với nghiệm thức đối 
chứng 2-4 ngày. Trong đó đạt cao nhất ở nghiệm thức thanh long xử lí màng chitosan: 
nano bạc theo tỉ lệ 3:1 và 3:2 thời gian bảo quản đạt đến 19 ngày ở nhiệt độ 26±10C. 
Màng chitosan kết hợp nano bạc ức chế hiệu quả sự phát triển của các vi sinh vật trên 
bề mặt thanh long trong suốt thời gian bảo quản, giúp hạn chế sự thối hỏng và kéo dài thời 
gian bảo quản cho thanh long. 
3.9. Ảnh hưởng của màng bao chitosan-nano bạc đến dư lượng bạc trên thanh long 
ruột đỏ theo thời gian bảo quản 
Kết quả phân tích dư lượng bạc trên vỏ quả thanh long sau xử lí và trong suốt quá 
trình bảo quản thể hiện ở Bảng 4. Theo đó, có sự tồn dư bạc trên vỏ quả thanh long sau khi 
xử lí tạo màng và gần như không thay đổi trong suốt quá trình bảo quản, đạt khoảng 3 – 
3,27 mg/kg ở tất cả các nghiệm thức có xử lí nano bạc. Riêng kết quả phân tích vỏ quả 
thanh long ở nghiệm thức xử lí màng chitosan : nano bạc theo tỉ lệ 3:1 có dư lượng bạc đạt 
thấp hơn, khoảng 2 – 2,6 mg/kg. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê 
(P>0,05). Những nghiệm thức không xử lí nano bạc thì không có sự phát hiện dư lượng 
bạc trên bề mặt vỏ quả (với giới hạn phát hiện LOD 0,2 mg/kg). 
Bảng 4. Dư lượng bạc (mg/kg) trên vỏ quả thanh long theo thời gian bảo quản 
Nghiệm 
thức thí 
nghiệm 
Thời gian phân tích (ngày sau khi xử lí mẫu) 
0 ngày 
( SD) 
3 ngày 
( SD) 
6 ngày 
( SD) 
9 ngày 
( SD) 
12 ngày 
( SD) 
15 ngày 
( SD) 
NT1 3,23 0,115 3,203 0,083 3,27 0,04 3,14 0,06 3,15 0,06 3,16 0,076 
NT2 3,24 0,08 3,197 0,099 3,14 0,01 3,22 0,068 3,21 0,08 3,23 0,1 
NT3 3,15 0,021 3,197 0,074 3,23 0,06 3,2 0,1 3,23 0,076 3,2 0,04 
NT4 3,23 0,076 3,06 0,25 3,01 0,202 3,193 0,056 3,17 0,057 3,13 0,035 
NT5 3,02 0,21 3,077 0,12 3,17 0,06 3,19 0,12 3,14 0,161 3,18 0,12 
NT6 2,093 0,146 2,11 0,12 2,25 0,34 2,303 0,277 2,67 0,402 2,53 0,52 
NT7 3,39 0,53 3,134 0,13 3,24 0,11 3,19 0,062 3,24 0,03 2,9 0,5 
NT8 KPH KPH KPH KPH KPH KPH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Thị Hà Vân và tgk 
55 
NT9 3,477 0,37 3,27 0,04 3,243 0,083 3,197 0,099 3,16 0,077 3,21 0,07 
NTĐC KPH KPH KPH KPH KPH KPH 
P ns ns ns ns ns ns 
Các chữ cái a, b, c, d, e chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). ns: không 
khác biệt. 
Ở tất cả các nghiệm thức có xử lí nano bạc trong bảo quản đều không phát hiện sự 
hiện diện của bạc trong thịt quả thanh long. 
Khuyến cáo sử dụng nano bạc trong bảo quản những loại quả chỉ tiêu dùng phần thịt 
quả để giúp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm, duy trì chất lượng và an toàn sử dụng 
(bởi hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể nào công bố là nano bạc không ảnh hưởng đến sức 
khỏe người tiêu dùng mà chỉ có thông tin rằng các nghiên cứu tại Odense Universitets 
Hospital đã chứng minh rằng các hạt nano bạc được hấp thu vào trong cơ thể mà không hề 
gây ra một tác dụng phụ nào cũng như gây độc cho cơ thể). 
4. Kết luận 
Dung dịch tạo màng chitosan-nano bạc sử dụng trong bảo quản thanh long cho hiệu 
quả tốt. Chất lượng thanh long ruột đỏ khá ổn định trong suốt thời gian bảo quản, kéo dài 
thời gian bảo quản cho sản phẩm. Với dung dịch tạo màng chitosan (1%) – nano bạc (7,5 
mM) theo tỉ lệ 3:1 cho hiệu quả tốt nhất, kéo dài thời gian bảo quản thanh long ruột đỏ ở 
nhiệt độ bảo quản thường (26 1oC) lên đến 15 ngày mà chất lượng vẫn còn tốt. 
Nhiệt độ bảo quản 6 1oC giúp bảo quản tốt cho thanh long ruột đỏ sau bao màng, 
thời gian bảo quản lên đến 27 ngày, chất lượng khá ổn định. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Yogeshkumar G., Atul G. and Adhikrao Y., “Chitosan and Its application: A review of 
Literature”, International Journal of Research in Pharmaceutical and Biomedical Sciences, 
vol 4, pp. 2229-3301, 2013. 
[2] Kamble, S. P., Jagtap, S., Labhsetwar, N. K., Thakare, D., “Afuture perspective in crop 
protection: Chitosan and its oligosac-charides”, Advances in Plants Agricultural Research, 
vol 1, 2014. 
[3] Zahid, N., “Deveoping chitosan based green fungicides to control preand postharvest 
anthracnose of dragon fruit”, School of Biosciences, Faculty of Science The University of 
Nottingham Malaysia, 2013. 
[4] Praveena, V.D., Kumar, K.V., “Green synthesis of Silver Nanoparticles from Achyranthes 
Aspera Plant Extract in Chitosan Matrix and Evaluation of their Antimicrobial Activities”, 
Indian Journal of Advances in Chemical Science, vol 2 (3), pp. 171-177, 2014. 
[5] Ali A., Zahid, N., Manickam, S., Siddiqui, Y., Alderson, P.G. and 
Maqbool, M., “Effectiveness of submicron chitosan dispersions in controlling anthracnose 
and maintaining quality of dragon fruit”, Postharvest Biology and Technology, vol 86, pp. 
147–153, 2013. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 3 (2017): 47-56 
56 
[6] Rodríguez-León E., Iñiguez-Palomares R., Navarro, R.E., Herrera-Urbina, 
R., Tánori J., Iñiguez-Palomares, C. and Maldonado, A., “Synthesis of silver nanoparticles 
using reducing agents obtained from natural sources (Rumex hymenosepalus extracts)”, 
Nanoscale Research Letters, vol 8, pp. 318, 2013. 
[7] Parveen S., Ali A.M., Asghar M., Khan A.R., and Salam A., 
“Physico-chemical changes in muskmelon as affected by maturity stage”, J. Agric. Res. 
vol.50(2), 2012. 
[8] Nguyễn Nhật Minh Phương và Hà Thanh Toàn, “Khảo sát các điều kiện thích hợp cho việc 
tồn trữ trái thanh long”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, vol 5, pp. 131-140, 2006. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ung_dung_mang_chitosan_nano_bac_trong_bao_quan_nh.pdf