Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình kế toán quản trị

TÓM TẮT

Ngành sợi đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Ngày nay, quy mô

ngành sợi ngày càng mở rộng và doanh nghiệp (DN) còn lúng túng trong việc vận dụng kế toán

quản trị (KTQT). Đặc biệt là xây dựng mô hình KTQT trong DN kinh doanh sợi là hết sức cần thiết. Xây

dựng mô hình KTQT là việc bố trí, sắp xếp và phân công công việc cho những người làm công tác

KTQT sao cho phù hợp với quy mô hoạt động và yêu cầu quản trị của DN. Bên cạnh đó cần phải

xem xét đến trình độ quản trị từ cấp cao đến cấp cơ sở để việc cung cấp thông tin đạt hiệu quả.

Từ khóa: Kế toán quản trị, mô hình, doanh nghiệp sợi.

Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình kế toán quản trị trang 1

Trang 1

Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình kế toán quản trị trang 2

Trang 2

Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình kế toán quản trị trang 3

Trang 3

Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình kế toán quản trị trang 4

Trang 4

Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình kế toán quản trị trang 5

Trang 5

Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình kế toán quản trị trang 6

Trang 6

Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình kế toán quản trị trang 7

Trang 7

Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình kế toán quản trị trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 03/01/2022 12980
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình kế toán quản trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình kế toán quản trị

Nghiên cứu thực nghiệm về mô hình kế toán quản trị
1390 
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MÔ HÌNH 
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
Võ Thị Hiếu Thảo, Nguyễn Thị Kiều Trang, Vòng Mỹ Quyên, 
Nguyễn Thị Mai Chi, Lê Thị Đan Thuy 
Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Tr n Nam Trung 
TÓM TẮT 
Ngành sợi đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Ngày nay, quy mô 
ngành sợi ngày càng mở rộng và doanh nghiệp (DN) còn lúng túng trong việc vận dụng kế toán 
quản trị (KTQT). Đặc biệt là xây dựng mô hình KTQT trong DN kinh doanh sợi là hết sức cần thiết. Xây 
dựng mô hình KTQT là việc bố trí, sắp xếp và phân công công việc cho những người làm công tác 
KTQT sao cho phù hợp với quy mô hoạt động và yêu cầu quản trị của DN. Bên cạnh đó cần phải 
xem xét đến trình độ quản trị từ cấp cao đến cấp cơ sở để việc cung cấp thông tin đạt hiệu quả. 
Từ khóa: Kế toán quản trị, mô hình, doanh nghiệp sợi. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Để áp dụng KTQT trong DN sản xuất sợi Việt Nam được phát huy hiệu quả tối đa, các nhà quản trị 
trong DN sợi phải lựa chọn được bộ máy tổ chức KTQT phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh 
doanh, quy mô đầu tư và địa bàn hoạt động. Đồng thời phù hợp với mức độ phân cấp quản lý tài 
chính của DN mình. Xây dựng bộ máy KTQT hiện đại, bộ máy gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và phát 
huy hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị nội bộ để trợ giúp đưa 
ra được phương án kinh doanh mang lại lợi nhuận tối ưu. Liên quan đến mô hình KTQT.Tác giả đi 
sâu vào phân tích các mô hình KTQT và căn cứ điều kiện cụ thể trong DN sản xuất sợi Việt Nam để 
lựa chọn mô hình và xây dựng bộ máy KTQT cho phù hợp. 
2 MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP 
Việc tổ chức bộ máy KTQT của DN phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn 
tổ chức sản xuất, kinh doanh của DN, với mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính của DN. Bộ 
máy kế toán phải gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho bộ 
máy lãnh đạo của DN. Các DN có thể lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy KTQT theo một trong các 
mô hình sau: 
2.1 Mô hình t chức bộ máy KTQT(KTQT) kết hợp với kế toán tài chính (KTTC) 
Theo mô hình này, hệ thống kế toán bao gồm KTTC và KTQT kết hợp trong cùng một bộ máy 
(phòng) kế toán của DN. Về mặt tổ chức, mô hình này không phân chia thành KTTC và KTQT riêng 
mà chia thành các bộ phận kế toán thực hiện các phần hành kế toán cụ thể theo sự phân công. 
1391 
Về tài khoản kế toán: KTTC và KTQT cùng sử dụng một hệ thống tài khoản, trong đó KTTC sử dụng 
các tài khoản tổng hợp, còn KTQT sử dụng các tài khoản chi tiết (cấp 2,3,4). Tùy theo yêu cầu 
quản trị của DN, có thể mở các tài khoản chi tiết để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin ở mức 
độ cần thiết. 
Về sổ kế toán: KTTC ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, còn KTQT căn cứ vào yêu cầu 
quản trị cụ thể đối với từng chỉ tiêu để mở sổ KTQT phục vụ cho nhà quản trị DN. Trên sổ thể hiện 
được thông tin cần thiết cho KTQT và có thể ghi chép những thông tin của KTTC. 
Về báo cáo: Mỗi bộ phận kế toán có nhiệm vụ thu thập, cung cấp thông tin kế toán vừa ở dạng 
tổng hợp vừa ở dạng chi tiết theo yêu cầu nhà quản trị. Căn cứ thông tin này phòng kế toán tập 
hợp lập báo cáo tài chính, báo cáo KTQT để cung cấp thông tin phục vụ cho bên trong và bên 
ngoài DN. 
Hình 1: Mô hình bộ máy KTQT - KTTC kết hợp 
Mô hình hết hợp có ưu điểm là gọn nhẹ, dễ điều hành, phù hợp với các DN có quy mô vừa và 
nhỏ. Ở mô hình này, KTTC và KTQT ở bộ phận nào thì kết hợp với nhau ở bộ phận đó. Khi kết hợp 
với nhau đòi hỏi nhà quản trị trong quá trình phân công nhiệm vụ phải biết được năng lực chuyên 
môn của từng kế toán. Nhược điểm của mô hình này là đòi hỏi kế toán viên có trình độ cao, người 
tổ chức phân công công việc phải hiểu rõ nhiệm vụ của KTTC và KTQT và hiểu rõ năng lực từng 
người. Tiếp theo là không chuyên môn hóa trong lĩnh vực do vậy sẽ rất khó khăn cho việc lập báo 
cáo tài chính. 
2.2 Mô hình t chức bộ máy KTQT độc lập với KTTC 
Mô hình được tổ chức như vậy được gọi là mô hình tách rời, các chuyên gia KTQT độc lập với các 
chuyên gia KTTC. Mô hình này thường vận dụng ở các DN có quy mô lớn. KTQT đặt trọng tâm vào 
việc xác định và kiểm soát chi phí ở DN bằng cách chia chi phí theo các trung tâm trách nhiệm 
quản lý, phân tích đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân làm sai lệch chi phí và cuối cùng là điều hòa 
với KTTC. 
Về tài khoản kế toán: Đối với KTQT khi áp dụng mô hình này cần phải thiết kế riêng hệ thống tài 
khoản, mang ký hiệu riêng, nội dung ghi chép khác với KTTC (chủ yếu sử dụng thước đo hiện vật) 
còn KTQT không chỉ sử dụng thước đo giá trị mà còn sử dụng thước đo hiện vật. 
Phòng kế toán 
Kế toán tài chính Kế toán quản trị 
Lập dự toán ngắn 
hạn, dài hạn định 
mức 
Bộ phận thu thập 
thông tin 
Bộ phận tổng 
hợp, phân tích 
Bộ phận tư vấn 
ra quyết định 
quản trị 
1392 
Về sổ kế toán: DN phải thiết lập riêng hệ thống sổ kế toán phục vụ cho KTQT. 
Về báo cáo: Bộ phận KTQT phải thiết lập riêng các báo cáo nội bộ: Dự toán về doanh thu, dự toán 
về chi phí, dự toán về lãi/lỗ trong thời gian ngắn hơn (tuần, tháng, quý,...) so với KTQT (báo cáo tài 
chính thường quý, năm). 
Hình 2: Mô hình bộ máy KTQT độc lập với KTTC 
Mô hình này có ưu điểm là có sự tách biệt thông tin KTQT và KTTC, mang tính chuyên môn hóa cao, 
việc lập báo cáo kế toán sẽ dễ dàng hơn nên việc cung cấp thông tin sẽ nhanh chóng hơn. Nhược 
điểm mô hình này là nhà quản trị sẽ không có cái nhìn tổng quát về tình hình của DN nếu chỉ dựa 
vào những thông tin kế toán quản tri cung cấp. Hơn nữa, cách tổ chức mô hình KTQT tốn kém vì bộ 
máy kế toán sẽ rất lớn. 
2.3 Mô hình t chức KTQT và KTTC hỗn hợp 
Mô hình này được xem là sự kết hợp giữa hai mô hình: Mô hình kết hợp và mô hình độc lập. Theo 
mô hình này thì một số bộ phận KTQT được tổ chức độc lập với KTTC, một số bộ phận khác tổ chức 
kết hợp với KTTC. 
Mô hình này có ưu điểm phù hợp với DN muốn áp dụng mô hình kế toán độc lập nhưng chưa đủ 
trình độ để tổ chức theo mô hình KTQT độc lập. 
Việc lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy KTQT nào phụ thuộc vào điều kiện thực tế của DN về quy mô 
sản xuất, loại hình hoạt động nhằm mục đích mang lại hiệu quả cao nhất. Thực tế, KTQT trong các 
DN chưa đủ mạnh để tách thành một bộ phận độc lập và chuyên sâu như một số nước phát triển. 
Hiện nay, chế độ kế toán DN được ban hành chủ yếu phục vụ cho KTTC. Vì vậy, tác giả cho rằng 
việc tổ chức bộ máy KTQT theo mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT là hoàn toàn phù hợp với các 
DN Việt Nam nói chung và DN sản xuất sợi nói riêng. 
Phòng kế toán 
Kế toán tài chính Kế toán quản trị 
Lập sổ sách và 
BCTC 
Lập dự toán ngắn hạn, 
dài hạn định mức 
Bộ phận tổng hợp, 
phân tích 
Bộ phận tư vấn ra 
quyết định quản trị 
1393 
Hình 3: Mô hình Tổ chức bộ máy KTQT theo kiểu hỗn hợp 
Xây dựng mô hình t chức KTQT trong DN phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: 
Thứ nhất, xây dựng mô hình tổ chức KTQT phải dựa trên nguyên tắc phù hợp và hài hòa giữa lợi ích 
chung. Đó là nguyên tắc mà bất kỳ DN nào vì lợi ích kinh tế. Vì mục đích KTQT chính là hiệu quả kinh 
tế, quản trị DN. 
Thứ hai, không làm xáo trộn quá nhiều về mặt tổ chức hay nói cách khác là không nên phá vỡ hoàn 
toàn cơ cấu tổ chức hiện tại của DN. Khi tổ chức thêm nội dung KTQT dĩ nhiên có sự sắp xếp tổ chức 
bộ máy, phân công công việc bổ sung cho các bộ phận nhưng không được làm xáo trộn quá nhiều 
cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của DN. Vì vậy, cần phải dựa vào tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy 
kế toán để sắp xếp, phân công bổ sung hoặc điều chỉnh công việc cho hợp lý. 
Thứ ba, mô hình tổ chức KTQT được xây dựng phải đảm bảo cho bộ máy kế toán hoạt động và vận 
hành bao quát được tất cả những nội dung của KTTC và những nội dung của KTQT. Mỗi bộ phận 
phải đáp ứng yêu cầu quản lý của các cấp vĩ mô ngành, đúng chuẩn mực, đúng nguyên tắc, chế 
độ của kế toán. Đồng thời cần giải quyết tốt mối quan hệ về sự kết hợp thông tin liên quan giữa 
KTTC và KTQT. 
Thứ tư, mô hình tổ chức KTQT phải đảm bảo tính khả thi đối với DN. Nếu mô hình thiết lập mà không 
thể áp dụng vào DN thì tính khả thi không được đáp ứng và không đảm bảo tính thực tiễn của mô 
hình mà DN lựa chọn. 
3 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG BỘ MÁY KTQT TRONG CÁC DNSX SỢI TẠI VIỆT NAM 
Vai trò của sợi là không thể phủ nhận. Nó không chỉ là nguyên liệu dùng trong may mặc thời trang 
mà còn sử dụng phổ biến trong công nghiệp. Trong bối cảnh thị trường nguyên liệu bông để phục 
vụ cho sản xuất sợi không ổn định, diện tích trồng bông giảm đáng kể. Hầu hết, các DN sản xuất 
sợi phải nhập khẩu nguyên liệu bông và luôn đối đầu với sự canh trạnh gay gắt với các quốc gia 
xuất khẩu bông trên thị trường quốc tế. Sự biến động mạnh về giá bông sẽ ảnh hưởng rất lớn đến 
giá thành sản xuất sợi và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Điều này cho thấy tính phức 
tạp của chi phí trong ngành sợi và việc xác định chi phí cho từng loại sản phẩm cuối cùng là khó 
đảm bảo tính chính xác. 
Xây dựng định 
mức, lập dự toán 
ngắn hạn, dài hạn 
Phòng kế toán 
Kế toán tài chính Kế toán quản trị 
Lập sổ sách và 
BCTC 
Bộ phận tổng hợp, 
phân tích 
Bộ phận tư vấn ra 
quyết định quản trị 
1394 
Qua khảo sát của tác giả tại một số DN sợi như: Công ty CP sợi Thế Kỷ, Công ty CP Hoá dầu và xơ 
sợi dầu khí, Công ty sợi thuộc Tổng công ty CP dệt may Hòa Thọ, cho thấy các DN sợi tập trung 
vào KTTC và KTTC dựa trên cơ sở các định mức hiện vật và lao động để xây dựng định mức còn việc 
xây dựng dự toán ở kiểu dự toán tĩnh chưa lập dự toán linh hoạt, thiết lập hệ thống báo cáo nội bộ, 
phân tích báo cáo và đánh giá trách nhiệm chi phí ở từng trung tâm thì DN chưa thực hiện đầy đủ. 
Điều đó, chứng tỏ nếu tổ chức bộ máy kế toán có sự kết hợp giữa KTTC và KTQT sẽ giúp cho nhà 
quản trị DN sản xuất sợi Việt Nam ra quyết định tốt hơn. 
3.1 DN không nên t chức riêng một bộ phận KTQT vì quy mô kinh doanh chỉ ở mức 
vừa và nhỏ nên sử dụng mô hình kết hợp với kế toán tài chính theo từng phần hành 
để có thể hỗ trợ nhau về nguồn nhân lực, thông tin đầu vào và tiết kiệm chi phí 
Tổ chức KTQT theo mô hình kết hợp sẽ tạo điều kiện cho DN sản xuất sợi phối hợp chặt chẽ giữa 
quản lý tổng hợp với quản lý chi tiết theo từng đối tượng cụ thể, tạo điều kiện cho việc phân công 
công việc của các nhân viên kế toán, tạo điều kiện trao đổi giữa thông tin KTQT và KTTC, nâng cao 
hiệu quả của công tác kế toán trong DN. 
Kế toán trong DN sợi Việt Nam tổ chức thành 2 phòng: Phòng KTQT và phòng KTTC. Trong phòng 
KTQT được tổ chức thành 3 bộ phận chính: Bộ phận dự toán, bộ phận phân tích và bộ phận dự án. 
Đồng thời 3 bộ phận này sẽ trực tiếp điều hành các phần hành KTQT doanh thu, KTQT chi phí,... 
Còn trong phòng KTTC có các loại kế toán TSCĐ, kế toán công nợ, kế toán giá thành sản phẩm, 
Bảng 1: Bảng phân công công việc 
Bộ phận Công việc hiện tại Công việc cụ thể 
Phòng 
KTTC 
Nhiệm vụ thu thập thông tin để lập 
BCTC, cung cấp thông tin cho đối 
tượng bên ngoài DN. Những nội dung 
thuộc về chi tiết trước đây có liên quan 
đến nội dung KTQT sẽ chuyển đến 
phòng KTQT. 
1. Kế toán vật tư, CCDC, TSCĐ 
Theo dõi vật tư, CCDC, TSCĐ, theo dõi tình hình 
nhập xuất - tồn vật tư. 
2 Kế toán công nợ 
Theo dõi tình hình công nợ phải thu, phải trả, vay 
ngân hàng. 
3 Kế toán giá thành sản phẩm 
Theo dõi các chi phí sản xuất phát sinh và tập 
hợp để tính giá thành cho từng sản phẩm sợi. 
Phòng 
KTQT 
Có nhiệm vụ là tổ chức và thực hiện 
các công việc của KTQT, thu thập, xử 
lý và cung cấp thông tin KTQT trực tiếp 
cho nhà quản trị DN trong việc phân 
tích tình hình ra quyết định chi phí. 
1 Bộ phận dự toán 
Lập các dự toán về doanh thu (dự toán tiêu thụ), 
dự toán sản xuất, dự toán về chi phí nguyên vật 
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, dự 
toán lãi/lỗ. 
2 Bộ phận phân t ch 
– Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán, 
tìm ra các nguyên nhân chênh lệch giữa thực tế 
1395 
Bộ phận Công việc hiện tại Công việc cụ thể 
và dự toán về các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi 
nhuận. 
– Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi 
nhuận nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản 
lý để ra các quyết định. 
3 Bộ phận dự án 
– Trực tiếp thực hiện dự án hoặc hỗ trợ dự án qua 
kênh đại lý. 
– Tìm kiếm khách hàng và xây dựng các mối quan 
hệ tốt với khách hàng. Quản lý, chăm sóc khách 
hàng. 
– Tìm hiểu, phân tích thông tin từ thị trường, phản 
hồi của khách hàng và những thông tin về đối 
thủ cạnh tranh, ký hợp đồng, lên kế hoạch kinh 
doanh. 
4. KTQT chi phí ở các trung tâm chi phí 
Tại các nhà máy, phân xưởng sản xuất sợi, 
Chức năng của bộ phận tại các trung tâm chi phí 
này là thu thập, xử lý thông tin chi phí ban đầu, 
lập báo cáo gởi về phòng KTQT và lập các báo 
cáo KTQT cung cấp thông tin về chi phí cho nhà 
quản trị của trung tâm chi phí. 
5. KTQT doanh thu ở các trung tâm doanh 
thu 
Tại cửa hàng, đại lý sợi, trung tâm doanh thu 
có chức năng là thu thập, xử lý thông tin doanh 
thu, lập báo cáo gởi về phòng KTQT và lập các 
báo cáo KTQT cung cấp thông tin về doanh thu 
cho nhà quản trị của trung tâm doanh thu. 
3.2 Thiết lập mối liên hệ cung cấp thông tin giữa KTQT và KTTC 
Giữa KTQT và KTTC cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ trong việc thu nhận và cung cấp thông tin 
lẫn nhau, điều đó thể hiện như sau: 
– Nhóm tổng hơp, phân tích và tư vấn (phần KTQT) được nhóm kế toán tổng hợp của KTTC cung 
cấp các báo cáo thực hiện cũng như các thông tin khác làm cơ sở đánh giá kết quả, từ đó 
xây dựng định mức các chi phí, tiêu thức phân bổ cho hợp lý,... 
– Nhóm vừa đảm nhận công việc của KTTC và công việc của KTQT thuộc từng phần hành kế 
toán phải đảm bảo thông tin kế toán chi tiết được hệ thống hóa trên sổ kế toán nhanh chóng 
1396 
đáp ứng các quyết định quản trị và đồng thời thông tin này là căn cứ để tổng hợp các chỉ tiêu 
liên quan đến việc lập BCTC. 
3.3 Thiết lập mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với bộ phận chức năng khác 
Phòng kế toán cần có quy định phối hợp trong việc cung cấp các thông tin giữa bộ phận kế toán với 
các bộ phận liên quan để cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị DN: 
– Bộ phận dự toán: Có nhiệm vụ xây dựng các báo cáo dự toán ngắn hạn và các báo cáo 
đánh giá trách nhiệm quản lý. Kế toán tổng hợp, kế toán chi phí của KTTC cung cấp các báo 
cáo thực hiện để làm cơ sở cho việc xây dựng các dự toán sản xuất kinh doanh hay các kế 
hoạch hoạt động của DN. Bộ phận dự toán này cần có những thông tin như: 
+ Với bộ phận kỹ thuật: Bộ phận này sẽ cung cấp các định mức tiêu hao nhiên liệu và các 
định mức khác. 
+ Với bộ phận kế hoạch kinh doanh: Kế hoạch nuôi trồng thủy sản, kế hoạch vận chuyển 
hàng hóa, kế hoạch chế biển thủy sản trong kỳ phục vụ cho việc lập dự toán. 
– Bộ phận phân tích: Bộ phận này có nhiệm vụ phân tích, đánh giá quá trình sử dụng chi phí 
thực tế trong DN, đánh giá kết quả thực hiện so với dự toán chi phí cũng như đánh giá về 
trách nhiệm sử dụng chi phí ở các bộ phận trong DN. 
– Bộ phận dự án: Có nhiệm vụ thu thập thông tin phù hợp để trợ giúp nhà quản trị quyết định 
lựa chọn các quyết định về giá bán sản phẩm, quyết định ký kết các hợp đồng, quyết định 
tiếp tục sản xuất hay thuê ngoài,.... 
3.4 Xử lý thông tin từ tài liệu của KTTC để phục vụ cho KTQT 
KTQT được kết hợp chặt chẽ với KTTC trong cùng một quá trình xử lý thông tin, trên cùng hệ thống kế 
toán thống nhất. KTQT và KTTC cùng sử dụng một thông tin đầu vào, KTQT có thể sử dụng thông tin 
của KTTC cung cấp để xây dựng thông tin theo chức năng của mình. Thiết kế và xử lý các chứng từ 
kế toán nội bộ, chi tiết và cụ thể phục vụ cho việc thu thập thông tin KTQT về chứng từ sử dụng, tài 
khoản sử dụng và sổ sách kế toán... 
4 KẾT LUẬN 
Việc tổ chức bộ máy KTQT trong DN sản xuất sợi Việt Nam là nội dung rất quan trọng đối với DN vì 
nó có liên quan đến nhiều yếu tố, bộ phận như nhân sự, các bộ phận chức năng trong DN. Để đạt 
được hiệu quả, thông tin KTQT thực sự có ý nghĩa đối với các bộ phận và nhà quản trị DN trong quá 
trình hoạt động, việc tổ chức bộ máy KTQT cần hợp lý và khoa học. Một bộ máy KTQT thích hợp sẽ 
giúp DN hoạt động tốt. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ tài chính (2006), Thông tư 53/2006/TT-BTC “Hướng dẫn áp dụng KTQT trong các DN”. 
[2] PGS.TS. Phạm Văn Dược - TS. Huỳnh Lợi (2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị, 
NXB Tài chính. 
1397 
[3] TS.Bùi Công Khánh, Tạp chí kế toán và kiểm toán số tháng 12/2012. 
[4] Đặng Văn Thanh, Võ Đình Hảo, Mô hình tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán, NXB tài 
chính, Hà Nội. 
[5] ThS. Nguyễn Thị Hồng Sương, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Giải pháp xây dựng bộ máy 
kế toán quản trị trong DN kinh doanh lĩnh vực thủy sản. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thuc_nghiem_ve_mo_hinh_ke_toan_quan_tri.pdf