Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội

Công tác quản lý giáo dục sinh viên là

một mặt quan trọng trong quá trình thực

hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của các

nhà trường. Quản lý, giáo dục tốt sẽ tạo

điều kiện thuận lợi cho quá trình trang bị

kiến thức, kỹ năng chuyên môn, đồng thời

còn tạo ra môi trường tốt cho việc rèn

luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách, tác

phong và lối sống sư phạm cho sinh viên.

Công tác quản lý giáo dục sinh viên

trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội

luôn được các cấp lãnh đạo nhà trường

quan tâm với sự phối hợp của các đơn vị

chức năng và các tổ chức đoàn thể trong

nhà trường. Trong những năm qua, hoạt

động quản lý giáo dục sinh viên được nhà

trường triển khai theo mô hình tự quản với

sự chỉ đạo của các đơn vị chức năng gồm

phòng Công tác sinh viên, Ban chủ nhiệm

sinh viên và Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh. Mô hình này bước đầu đã

đem lại những hiệu quả nhất định trong

công tác quản lý giáo dục sinh viên. Tuy

nhiên, trong thực tiễn triển khai, công tác

phối hợp, tổ chức thực hiện giữa các đơn

vị và bộ phận liên quan trong mô hình tự

quản đã bộc lộ một số hạn chế nhất định,

cơ chế hoạt động của mô hình chưa thể

hiện rõ ưu việt, dẫn đến hiệu quả quản lý

giáo dục sinh viên chưa cao (thể hiện qua

hiệu quả học tập và rèn luyện của sinh

viên). Chính vì vậy, việc tìm ra các biện

pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa

hiệu quả của các mô hình tự quản góp

phần nâng cao chất lượng công tác quản

lý, giáo dục sinh viên Trường Đại học Sư

phạm TDTT Hà Nội là vấn bức thiết, cần

được quan tâm.

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội trang 1

Trang 1

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội trang 2

Trang 2

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội trang 3

Trang 3

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội trang 4

Trang 4

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội trang 5

Trang 5

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội trang 6

Trang 6

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội trang 7

Trang 7

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội trang 8

Trang 8

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội trang 9

Trang 9

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 03/01/2022 8980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô hình tự quản của trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội
 44 
 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
QUẢN LÝ GIÁO DỤC SINH VIÊN THÔNG QUA MÔ HÌNH TỰ 
QUẢN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI 
(Đề tài đoạt giải nhất tại Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc khối TDTT 
 lần thứ X năm 2018, do TS. Nguyễn Duy Quyết hướng dẫn) 
Văn Thị Nga, ĐKA - K47; Bùi Thị Minh Tiến, ĐC- K47 
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Công tác quản lý giáo dục sinh viên là 
một mặt quan trọng trong quá trình thực 
hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của các 
nhà trường. Quản lý, giáo dục tốt sẽ tạo 
điều kiện thuận lợi cho quá trình trang bị 
kiến thức, kỹ năng chuyên môn, đồng thời 
còn tạo ra môi trường tốt cho việc rèn 
luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách, tác 
phong và lối sống sư phạm cho sinh viên. 
Công tác quản lý giáo dục sinh viên 
trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 
luôn được các cấp lãnh đạo nhà trường 
quan tâm với sự phối hợp của các đơn vị 
chức năng và các tổ chức đoàn thể trong 
nhà trường. Trong những năm qua, hoạt 
động quản lý giáo dục sinh viên được nhà 
trường triển khai theo mô hình tự quản với 
sự chỉ đạo của các đơn vị chức năng gồm 
phòng Công tác sinh viên, Ban chủ nhiệm 
sinh viên và Đoàn Thanh niên Cộng sản 
Hồ Chí Minh. Mô hình này bước đầu đã 
đem lại những hiệu quả nhất định trong 
công tác quản lý giáo dục sinh viên. Tuy 
nhiên, trong thực tiễn triển khai, công tác 
phối hợp, tổ chức thực hiện giữa các đơn 
vị và bộ phận liên quan trong mô hình tự 
quản đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, 
cơ chế hoạt động của mô hình chưa thể 
hiện rõ ưu việt, dẫn đến hiệu quả quản lý 
giáo dục sinh viên chưa cao (thể hiện qua 
hiệu quả học tập và rèn luyện của sinh 
viên). Chính vì vậy, việc tìm ra các biện 
pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa 
hiệu quả của các mô hình tự quản góp 
phần nâng cao chất lượng công tác quản 
lý, giáo dục sinh viên Trường Đại học Sư 
phạm TDTT Hà Nội là vấn bức thiết, cần 
được quan tâm. 
Xuất phát từ những lý do nêu trên, 
chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu 
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả 
quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô 
hình tự quản của Trường Đại học Sư 
phạm TDTT Hà Nội”. 
Tóm tắt: Mô hình tự quản là mô hình quản lý giáo dục sinh viên thông qua hoạt động của các đội nội 
vụ - an ninh của sinh viên trong nhà trường. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo 
dục sinh viên, từ đó lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên thông 
qua mô hình tự quản của trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội. 
Từ khóa: Biện pháp, mô hình tự quản, kết quả rèn luyện, sinh viên, đại học Sư phạm thể dục thể 
thao. 
Abstract: Self-management model is the model of student education management through the 
activities of the internal teams - the security of students in the university. he paper focuses on assessing 
the status of student education management, thus selecting a number of solutions to improve the 
effectiveness of the self-management model for Hanoi University of Physical Education and Sport . 
Keywords: Solution, Self-managed model, Student, University of Physical Education and Sport. 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 45 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên 
cứu sau: phương pháp phân tích và tổng 
hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, 
phương pháp quan sát sư phạm, phương 
pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp 
toán học thống kê. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Thực trạng công tác tổ chức quản 
lý giáo dục của sinh viên thông qua mô 
hình tự quản tại Trường Đại học Sư 
phạm TDTT Hà Nội. 
1.1. Khái quát về mô hình tự quản của 
sinh viên trong công tác quản lý giáo dục 
sinh viên 
Với đặc thù trên 90% sinh viên nội trú, 
công tác quản lý hoạt động học tập và rèn 
luyện của sinh viên được nhà trường thực 
hiện theo Thông tư 27/TT-BGDĐT ngày 
27/06/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về 
việc ban hành Quy chế công tác học sinh 
sinh viên nội trú tại các cơ sở giáo dục 
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, và thực 
hiện theo Thông tư số 04/TT-BGDĐT 
ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo về việc ban hành quy định quản lý hoạt 
động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động 
giáo dục ngoài giờ chính khóa. 
Mô hình tự quản của sinh viên Trường 
Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội được 
hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của 
phòng công tác sinh viên, cùng với sự 
phối hợp chỉ đạo của Đoàn thanh niên 
cộng sản Hồ Chí Minh và Ban chủ nhiệm 
sinh viên. Nội dung công tác tổ chức, 
quản lý hoạt động học tập và rèn luyện 
của sinh viên bao gồm theo dõi, đánh giá 
ý thức học tập, rèn luyện của sinh viên; 
phân loại, xếp loại điểm rèn luyện của 
sinh viên; khen thưởng, kỷ luật sinh viên; 
tổ chức triển khai công tác giáo dục tư 
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh 
viên; tổ chức cho sinh viên tham gia các 
hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt 
động ngoài giờ lên lớp khác 
Tại Trường Đại học Sư phạm TDTT 
Hà Nội, công tác quản lý hoạt  ... ủ nhiệm sinh 
viên cần làm tốt công tác tuyên truyền, 
giáo dục đạo đức, tác phong sư phạm cho 
sinh viên thông qua các hoạt động, các 
buổi nói chuyện chuyên đề về học tập và 
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh, qua các buổi học chính trị đầu năm 
và thông qua các hoạt động chủ điểm, các 
ngày lễ lớn như 26/3, 27/3, 20/11... 
Sinh viên là cán bộ lớp, cán bộ khóa 
cần tuyên truyền kịp thời các chủ trương, 
quy định của nhà trường cho sinh viên 
khóa mình, lớp mình để sinh viên nắm 
được và làm theo. 
Thành viên các đội tự quản cần có nhận 
thức đúng đắn thực hiện nhiệm vụ theo 
chức năng có thái độ giáo dục đối với bạn 
để cùng nhau phát triển. 
Điều kiện thực hiện: 
Các đơn vị chức năng đẩy mạnh công 
tác tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên 
trong các hoạt động. 
Các đội tự quản phát huy vai trò chủ 
động, tích cực tuyên truyền giáo dục 
thông qua các hoạt động của đội. 
Biện pháp 2: Đổi mới hoạt động họp 
giao ban của các đội tự quản 
Mục tiêu biện pháp: 
Nâng cao hiệu quả công tác thông tin 
giữa các đội và thông tin của Ban chủ 
nhiệm, phòng chức năng với các đội tự 
quản. Để phòng chức năng và giáo viên 
chủ nhiệm nắm bắt thông tin thường 
xuyên, liên tục đối với các hoạt động của 
các đội tự quản. 
Nội dung biện pháp: 
Phòng chức năng và Ban chủ nhiệm 
sinh viên thường xuyên duy trì họp giao 
ban tuần, giao ban tháng để triển khai 
nhiệm vụ cho các đội, đồng thời trao đổi 
về các đề xuất, kiến nghị của các đội nâng 
cao chất lượng công tác giao ban. 
Cách thức thực hiện biện pháp: 
Phòng công tác sinh viên, Ban chủ 
nhiệm sinh viên xây dựng kế hoạch và 
thường xuyên duy trì họp giao ban để triển 
khai nhiệm vụ cho các đội, đồng thời nắm 
bắt thông tin về tình hình chính trị, tư 
tưởng trong sinh viên và hoạt động của 
đội. Các đội chủ động báo cáo thông tin 
cho Ban chủ nhiệm để cùng giao đội và 
giải quyết. 
Điều kiện thực hiện: Ban chủ nhiệm 
sinh viên xây dựng kế hoạch giao ban và 
triển khai nhiệm vụ cho các đội. 
Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng 
công tác kiểm tra, giám sát ý thức chấp 
hành nội quy, quy định 
Mục tiêu biện pháp: 
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động 
kiểm tra, giám sát để đảm bảo tính công 
khai minh bạch trong giải quyết vụ việc. 
Xác định rõ vai trò của đội ngũ giáo viên 
chủ nhiệm và các phòng chức năng trong 
công tác giáo dục, xử lý vi phạm của sinh 
viên kịp thời, công bằng đảm bảo tính giáo 
dục cao. 
Nội dung biện pháp: 
Phòng công tác sinh viên, Ban chủ 
nhiệm sinh viên rà soát công tác xử lý các 
sự vụ do các đội và sinh viên đề xuất và 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 50 
thực hiện xử lý triệt để các sự vụ do các đội 
đề xuất để đảm bảo tính công bằng. 
Các đội trong quá trình triển khai nhiệm 
vụ cần nghiêm túc báo cáo các vụ việc và đề 
nghị Ban chủ nhiệm có phương án xử lý dứt 
điểm, kịp thời theo yêu cầu của đội 
Cách thức thực hiện biện pháp: 
Phòng Công tác sinh viên, Ban chủ 
nhiệm sinh viên cần ra soát bổ sung quy 
định về xử phạt trong công tác quản lý, giáo 
dục sinh viên. 
Ban chủ nhiệm sinh viên cần giải quyết 
ngay các đề xuất, kiến nghị của các đội 
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 
Công khai các hình thức kỷ luật để sinh 
viên và các đội tự quản được biết. 
Điều kiện thực hiện: Có sự phối hợp chặt 
chẽ giữa phòng chức năng và Ban chủ 
nhiệm sinh viên cũng như các đội tự quản. 
Biện pháp 4: Có chế độ đãi ngộ, khen 
thưởng kịp thời các đội tự quản 
Mục tiêu biện pháp: 
Động viên, khích lệ tinh thần làm việc, 
nâng cao tinh thần trách nhiệm của các 
thành viên trong các đội tự quản của sinh 
viên. Tạo tấm gương tiêu biểu trong các 
hoạt động chuyên môn của đội tự quản, 
cũng như các gương người tốt, việc tốt 
trong sinh viên, nhằm tạo động cơ phấn đấu 
noi theo. 
Nội dung biện pháp 
Phòng Công tác sinh viên, Ban chủ 
nhiệm sinh viên theo dõi phát hiện những 
nhân tố tích cực, những đội có nhiều đóng 
góp cho công tác quản lý giáo dục sinh viên 
đề nghị lãnh đạo phòng và Hiệu trưởng biểu 
dương, khen thưởng. Thông qua hoạt động 
cũng tạo nguồn, bồi dưỡng quần chúng tích 
cực cho công tác phát triển đảng viên mới. 
Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý cho đội để 
các thành viên tham gia đội tự quản có động 
lực tích cực hoạt động nhằm nâng cao hiệu 
quả công tác quản lý, giáo dục sinh viên. 
Cách thức thực hiện biện pháp: 
Hàng năm, phòng Công tác sinh viên 
giao cho các đội tự bình bầu thành viên tích 
cực trong đội để đề nghị Hiệu trưởng, Đoàn 
thanh niên các cấp khen thưởng. Bên cạnh 
đó phòng chức năng cần có theo dõi thành 
viên tích cực để đề nghị biểu dương, khen 
thưởng, bình bầu giới thiệu quần chúc tích 
cực cho Đảng. 
Phòng công tác sinh viên có kế hoạch dự 
trù kinh phí đề nghị hỗ trợ cho đội trong 
hoạt động như chế độ trực đêm, chế độ cho 
các ngày nghỉ lễ tết để động viên khích lệ 
các thành viên trong đội tham gia tích cực. 
Điều kiện thực hiện: 
Ban Giám hiệu quan tâm và tạo điều 
kiện đối với hoạt động quản lý giáo dục sinh 
viên đặc biệt có chính sách hỗ trợ cho các 
đội tự quản trong hoạt động. 
Phòng công tác sinh viên căn cứ nhu cầu 
thực tế xây dựng dự trù kinh phí trình phòng 
chức năng và Ban Giám hiệu phê duyệt. 
Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật 
chất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
của các đội tự quản 
Mục tiêu biện pháp: 
Trang bị đầy đủ các phương tiện, trang 
thiết bị dụng cụ phục vụ công tác chuyên 
môn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động 
chuyên môn của các đội tự quản. 
Nội dung biện pháp: 
Hàng năm phòng Công tác sinh viên cần 
lập kế hoạch bổ sung kinh phí và mua sắm 
thêm dụng cụ, trang thiết bị cho các đội tự 
quản khi trang thiết bị, dụng cụ bị hỏng và 
thiếu trong quá trình sử dụng. 
Tăng cường giáo dục ý thức bảo quản, 
giữ gìn các dụng cụ, trang thiết bị của các 
đội tự quản, đồng thời xây dựng nội quy sử 
dụng trang thiết bị. 
Cách thức thực hiện biện pháp: 
Tổ chức rà soát, đánh giá tình trạng trang 
thiết bị hiện có của các đội tự quản, từ đó 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 51 
xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung kinh 
phí hoạt động cho các đội. Căn cứ quy định 
của nhà trường về sử dụng kinh phí hỗ trợ 
đội tự quản để lập kế hoạch xin kinh phí 
mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt 
động của các đội. 
Việc tăng cường trang thiết bị phục vụ 
hoạt động của các đội tự quản trong nhà 
trường cần phải đảm bảo đúng các quy định, 
đúng các nguyên tắc về quản lý tài chính, 
quản lý tài sản công. 
Điều kiện thực hiện: 
Phòng Công tác sinh viên có kế hoạch 
xin kinh phí và mua sắm trang thiết bị vào 
đầu năm học để trình Ban Giám hiệu và 
phòng chức năng duyệt. 
Các đội tự quản trong quá trình hoạt 
động cần chủ động rà soát và có kế hoạch 
đề xuất với phòng chức năng để đề nghị xin 
kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ 
hoạt động của các đội tự quản. 
Sau khi đề xuất nội dung biện pháp, đề 
tài tiến hành phỏng vấn 40 cán bộ quản lý, 
giảng viên về mức độ cần thiết của các biện 
pháp. Kết quả được trình bày tại bảng 5. 
Bảng 5. Kết quả phỏng vấn lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục 
sinh viên thông qua mô hình tự quản (n = 40) 
TT Biện pháp 
Kết quả phỏng vấn 
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 
1 
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo 
dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao 
nhận thức cho sinh viên 
32 80.00 5 12.50 3 7.50 
2 
Tăng cường cơ sở vật chất nhằm nâng 
cao hiệu quả hoạt động của các đội tự 
quản 
30 75.00 5 12.50 5 12.50 
3 
Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng kịp thời 
các đội tự quản 
29 72.50 10 25.00 1 2.50 
4 
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, 
giám sát ý thức chấp hành nội quy, quy 
định 
30 75.00 10 25.00 0 0.00 
5 Đổi mới hoạt động họp giao ban đội tự quản 28 70.00 10 25.00 2 5.00 
Từ kết quả tại bảng 5 cho thấy, đa số 
các giáo viên và cán bộ quản lý đều cho 
rằng các biện pháp trên đây là cần thiết 
cho đến rất cần thiết trong việc nâng cao 
hiệu quả công tác quản lý giáo dục sinh 
viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà 
Nội thông qua mô hình tự quản sinh viên 
(với số ý kiến chiếm tỷ lệ từ 70.00% trở 
lên xếp ở mức độ rất cần thiết). 
2.3. Đánh giá hiệu quả các biện pháp 
nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh 
viên thông qua mô hình tự quản của 
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 
2.3.1. Tổ chức thực nghiệm 
Sau khi lựa chọn và xây dựng được nội 
dung các biện pháp, đề tài tiến hành ứng 
dụng trong công tác quản lý, giáo dục sinh 
viên tại Trường Đại học Sư phạm TDTT 
Hà Nội. Thời gian thực nghiệm trong một 
năm học, từ tháng 01/2017 đến tháng 
12/2018. Trong quá trình thực nghiệm, 
mỗi biện pháp tùy vào mục tiêu và nội 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 52 
dung của biện pháp được áp dụng trong 
công tác quản lý, giáo dục sinh viên có 
biện pháp được áp dụng trong suốt quá 
trình nghiên cứu như các biện pháp sau: 
“Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo 
dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao 
nhận thức cho sinh viên”, “Đổi mới hoạt 
động họp giao ban đội”..., đồng thời có 
biện pháp chỉ mang tính kiến nghị đề xuất 
với nhà trường. 
2.3.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng 
các biện pháp 
Để đánh giá hiệu quả ứng dụng các 
biện pháp đã lựa chọn, đề tài tiến hành 
đánh giá trên các mặt: 
a) Ý thức tham gia học tập và rèn 
luyện của sinh viên 
Ý thức tham gia học tập và rèn luyện 
của sinh viên được đánh giá trên các nội 
dung số lượng sinh viên bị kỷ luật ở các 
mức khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ, buộc 
thôi học. Kết quả được trình bày tại bảng 6.
Bảng 6. So sánh số lượng sinh viên kỷ luật trước và sau thực nghiệm 
TT Nội dung 
Số lượng 
W% 
Trước TN Sau TN 
1 Khiển trách 199 72 93.72 
2 Cảnh cáo 55 21 89.47 
3 Đình chỉ 12 7 52.63 
4 Buộc thôi học 57 26 74.70 
Từ kết quả tại bảng 6 cho thấy, sau 
thực nghiệm số sinh viên bị kỷ luật ở các 
hình thức khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ 
và buộc thôi học đã giảm rõ rệt so với 
trước khi áp dụng các biện pháp (mức 
tăng trưởng đạt từ 52.632% đến 93.72%). 
Điều đó chứng tỏ các biện pháp lựa chọn 
đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong công tác 
quản lý giáo dục sinh viên thông qua mô 
hình tự quản của sinh viên (thể hiện qua ý 
thức và kết quả chấp hành nội quy, quy 
chế của sinh viên đã tốt lên rõ rệt) 
b) Kết quả học tập: 
Kết quả học tập của sinh viên phản ánh 
công tác rèn luyện của sinh viên. Kết quả 
được trình bày tại bảng 7 và 8.
Bảng 7. So sánh kết quả học tập của sinh viên. 
Năm 
Kết quả xếp loại (%) So sánh 
Xuất sắc Giỏi - khá Trung bình Yếu 2 P 
2016 14.80 66.43 18.32 0.45 
9.827 <0.05 
2017 15.35 68.48 15.67 0.50 
Bảng 8. Số lượng sinh viên được các cấp khen thưởng 
TT Nội dung 
Số lượng sinh viên 
Trước TN Sau TN W% 
1 Nhà trường khen thưởng 79 118 39.60 
2 Ban chấp hành Đoàn cấp trên khen thưởng 29 36 21.50 
(Nguồn phòng Công tác HSSV và ĐTN) 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 53 
Từ kết quả tại bảng cho thấy tỷ lệ sinh 
viên đạt loại giỏi - khá chiếm tỷ lệ cao, tỷ 
lệ sinh viên xếp loại trung bình giảm đáng 
kể so với trước thực nghiệm, không có 
sinh viên có học lực yếu. Điều đó chứng 
tỏ các biện pháp mà đề tài đề xuất đã có 
tác dụng góp phần nâng cao ý thức học 
tập, rèn luyện của sinh viên, nâng cao kết 
quả học tập cho sinh viên. 
c) Kết quả đánh giá, xếp loại rèn 
luyện của sinh viên: 
Điểm rèn luyện của sinh viên trong 
năm học phản ánh các mặt: ý thức học tập; 
ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy 
chế trong nhà trường; ý thức và kết quả 
tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, 
văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống 
tệ nạn xã hội; phẩm chất công dân và quan 
hệ với cộng đồng; ý thức, kết quả tham gia 
các hoạt động của lớp, các đoàn thể, tổ 
chức khác trong nhà trường hoặc các 
thành tích đặc biệt trong học tập, rèn 
luyện của sinh viên. Kết quả thực nghiệm 
được trình bày tại bảng 9.
Bảng 9. So sánh kết quả rèn luyện của sinh viên 
Năm 
Kết quả xếp loại (%) So sánh 
Xuất sắc Tốt Khá Trung bình 2 P 
2016 41.22 32.56 14.75 11.47 
10.647 <0.05 
2017 45.57 32.11 15.12 7.20 
Từ kết quả tại bảng 9 cho thấy, kết quả 
rèn luyện của sinh viên năm 2017 đã có sự 
khác biệt đáng kể so với năm học 2016 
(với 2tính > 2bảng = 7.815 ở ngưỡng xác 
suất P < 0.05) chứng tỏ các biện pháp mà 
đề tài lựa chọn đã mang lại hiệu quả trong 
việc quản lý giáo dục sinh viên. Hay nói 
cách khác, các biện pháp mà đề tài lựa 
chọn đã nâng cao chất lượng công tác 
quản lý giáo dục sinh viên trong nhà 
trường, thể hiện qua kết quả rèn luyện của 
sinh viên năm 2017 cao hơn so với năm 
2016. 
IV. KẾT LUẬN 
1. Đánh giá thực trạng mô hình tự quản 
sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT 
Hà Nội nhiều năm qua đã đem lại hiệu 
quả nhất định trong công tác quản lý giáo 
dục sinh viên. Tuy nhiên, trong quá trình 
tổ chức, triển khai thực hiện, hiệu quả của 
mô hình này vẫn còn tồn tại một số hạn 
chế nhất định như nhận thức của cán bộ, 
giảng viên, sinh viên, sự quan tâm, 
phương pháp tổ chức, giải quyết vụ việc 
của giáo viên chủ nhiệm còn chưa kịp 
thời, vì vậy số lượt sinh viên vi phạm 
nội quy, quy định của nhà trường còn khá 
cao; có tới 14.75% đến 24.43% số sinh 
viên còn xếp loại điểm rèn luyện ở mức 
trung bình. 
2. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã lựa 
chọn và xây dựng được 05 biện pháp nâng 
cao hiệu quả quản lý giáo dục sinh viên 
thông qua mô hình tự quản của sinh viên 
gồm: 
1) Tăng cường công tác tuyên truyền, 
giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao 
nhận thức cho sinh viên 
2) Đổi mới hoạt động họp giao ban đội 
tự quản 
3) Nâng cao chất lượng công tác kiểm 
tra, giám sát ý thức chấp hành nội quy, 
quy định 
4) Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng kịp 
thời các đội tự quản 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 54 
5) Tăng cường cơ sở vật chất nhằm 
nâng cao hiệu quả hoạt động của các đội 
tự quản. 
Các biện pháp lựa chọn đã được sự 
thừa nhận của các chuyên gia. Đồng thời 
qua kiểm nghiệm thực tiễn đã khẳng định 
được tính ưu việt trong việc nâng cao hiệu 
quả quản lý giáo dục sinh viên thông qua 
mô hình tự quản của trường Đại học Sư 
phạm TDTT Hà Nội, thể hiện qua những 
mặt kết quả học tập, rèn luyện và ý thức 
chấp hành nội quy, quy chế của sinh viên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT, ngày 27/6/2011 của 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên 
nội trú trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế học sinh, sinh viên trong các trường Đại học, 
Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, Vụ Công tác HSSV Hà Nội. 
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb 
Chính trị Quốc gia Hà Nội 
5. Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản 
lý và giáo dục. 
6. Nguyễn Đồng Linh (2005), Thiết chế và mô hình hoạt động thanh niên, bài tham luận 
TW Đoàn. 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_giao_d.pdf