Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện:trưởng hợp nghiên cứu điểm tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển
tài nguyên rừng, phát huy các chức năng tổng hợp của hệ thống tài nguyên rừng như sản xuất, bảo vệ môi
trường sinh thái, phát triển xã hội nông thôn miền núi, đảm bảo quốc phòng an ninh Quản lý Nhà nước về
lâm nghiệp là nội dung hết sức quan trọng của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế. Để thực hiện được nhiệm
vụ quan trọng, nặng nề và phù hợp với những đặc điểm riêng có của lĩnh vực lâm nghiệp, công tác quản lý nhà
nước về lâm nghiệp nói chung và quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện nói riêng cần phải được tổ chức,
vận hành và đánh giá theo những cách thức và quan điểm thích hợp. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu
về phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các cấp huyện và cấp xã
với trường hợp nghiên cứu điển hình tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện:trưởng hợp nghiên cứu điểm tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2014 123 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÂM NGHIỆP Ở CẤP HUYỆN: TRƯỞNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HOÀ BÌNH Nguyễn Văn Tuấn1, Nguyễn Thị Thu Hương2 1PGS.TS. Trường Đại học Lâm nghiệp 2Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, phát huy các chức năng tổng hợp của hệ thống tài nguyên rừng như sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển xã hội nông thôn miền núi, đảm bảo quốc phòng an ninh Quản lý Nhà nước về lâm nghiệp là nội dung hết sức quan trọng của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng, nặng nề và phù hợp với những đặc điểm riêng có của lĩnh vực lâm nghiệp, công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp nói chung và quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện nói riêng cần phải được tổ chức, vận hành và đánh giá theo những cách thức và quan điểm thích hợp. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các cấp huyện và cấp xã với trường hợp nghiên cứu điển hình tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. Từ khoá: Cấp huyện, huyện Đà Bắc, Lâm nghiệp, quản lý nhà nước về lâm nghiệp I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lâm nghiệp là một ngành kinh tế đặc thù có chức năng sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng, phát huy chức năng phòng hộ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học của rừng, góp phần phát triển an sinh xã hội cho nhân dân miền núi và đảm bảo nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Công tác quản lý nhà nước về Lâm nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo ngành phát triển đúng hướng, ổn định và hiệu quả, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của quốc gia và từng vùng lãnh thổ. Trong quá trình pháp triển, Nhà nước đã xây dựng và thường xuyên hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, chiến lược và kế hoạch tương đối đồng bộ làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức quản lý các hoạt động của ngành lâm nghiệp trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế và tại các địa phương. Hệ thống quản lý Nhà nước về lâm nghiệp được xây dựng và vận hành đồng bộ, thống nhất theo hệ thống quản lý Nhà nước theo pháp luật của Việt Nam, đó là các cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã. Quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện, xã được coi là những cấp rất quan trọng và có nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển lâm nghiệp tại các địa phương bởi nhiều lý do, trong đó có lý do đây là cấp quản lý trực tiếp tài nguyên rừng, quản lý việc giao đất, khoán rừng và kiểm soát quá trình sử dụng đất lâm nghiệp cho các chủ rừng trên địa bàn, bên cạnh đó, quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện, xã có nhiều đặc điểm riêng, đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng riêng. Huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình là một huyện miền núi, có diện tích rừng và đất lâm nghiệp khá lớn. Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất lâm nghiệp của huyện đã có những bước phát triển quan trọng, công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp đã được củng cố, tăng cường. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện kinh tế xã hội của địa phương trong thời gian tới, công tác quản lý nhà nước về lâm Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2014 124 nghiệp ở đây vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện thêm. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Nội dung công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện - Thực trạng công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đà Bắc - Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đà Bắc 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu tài liệu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Kế thừa các tài liệu, số liệu, báo cáo, tài liệu đã công bố của các cơ quan quản lý ở địa phương như: Niên giám thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của huyện, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng các năm, Thống kê hoạt động phát triển rừng các năm, Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Đà Bắc... Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Khảo sát, phỏng vấn các cá nhân về công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn qua các phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn: - Lựa chọn địa điểm khảo sát: Chọn 3 xã có diện tích đất và rừng lớn của huyện Đà Bắc để khảo sát thực tiễn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đó là xã Tu Lý, xã Vầy Nưa, xã Đoàn Kết. - Lựa chọn đối tượng phỏng vấn: Chọn 130 cá nhân để phỏng vấn, thăm dò đánh gia của họ về tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn theo mẫu phỏng vấn chuẩn bị sẵn. Các phiếu phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở áp dụng thang đo thái độ Likert 5 mức (từ 5 là tốt nhất đến 1 là kém nhất) để khảo sát sự đánh giá của ngườ ... quân 11% mỗi năm. 3.2.2. Hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp của huyện Đà Bắc Hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp của huyện Đà Bắc gồm có: UBND huyện với các cơ quan giúp việc chính là phòng NN&PTNT, phòng TNMT, hạt Kiểm lâm huyện, ở cấp xã là UBND xã với các bộ phận chuyên môn chính là ban Lâm nghiệp xã, ban Địa chính xã. Sơ đồ mô tả hệ thống quản lý NN về lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đà Bắc được nêu trên hình 01. Hình 01. Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước về LN của huyện Đà Bắc Chức năng quản lý Nhà nước của các bộ phận như sau: - Phòng NN& PTNT trực thuộc UBND huyện, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, phát triển nông thôn, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trạng trại nông thôn, kinh tế hợp xã, ngành nghề nông thôn. Hiện tại phòng có 6 cán bộ. - Phòng TNMT trực thuộc UBND huyện Đà Bắc, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ. Hiện tại phòng có 10 cán bộ. - Hạt Kiểm lâm huyện (trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình), thực hiện chức năng bảo vệ rừng, giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện; phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn toàn huyện. Hiện tại Hạt có 11 cán bộ. Chi cục kiểm lâm UBND huyện Đà Bắc Phòng NN&PTNT Phòng TN&MT Hạt kiểm lâm UBND xã Ban lâm nghiệp Ban địa chính Kiểm lâm địa bàn Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2014 127 - Ban Lâm nghiệp xã trực thuộc UBND các xã, thực hiện chức năng tham mưu cho UBND cấp xã trong tổ chức quản lý các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng thuộc thẩm quyền cấp xã, tuyên truyền, tổ chức lực lượng bảo vệ và phát triển rừng; hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp, xây dựng, thực hiện quy ước bảo vệ rừng. Xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng tại thôn bản; phối hợp các lực lượng liên quan trên địa bàn tuần tra bảo vệ rừng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm đến tài nguyên rừng, PCCCR rừng trên địa bàn xã. Hiện tại mỗi xã có 7 người tham gia ban này. - Ban địa chính xã trực thuộc UBND xã, thực hiện chức năng giúp UBND xã thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất,...hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo về TNMT... trên địa bàn xã. Hiện tại mỗi xã có 7 người tham gia ban này. 3.2.3. Tình hình thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu về LN trên địa bàn huyện Đà Bắc Công tác quy hoạch phát triển lâm nghiệp của huyện Năm 2010, UBND huyện đã phê duyệt và đưa vào thực hiện phương án Quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2010-2015 và giai đoạn 2015-2010, trong đó đất quy hoạch cho SXLN là 53.300 ha, chiếm 68% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó rừng sản xuất là 20.000 ha, rừng phòng hộ 27.000 ha, rừng đặc dụng 6.300 ha. Công tác giao đất lâm nghiệp của huyện Tính đến nay, toàn huyện đã giao được 25.810 ha rừng và đất lâm nghiệp cho các đối tượng sử dụng đất, đã cấp được 4.156 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm: - Giao cho các hộ gia đình: 11.709 ha cho 4.156 hộ gia đình. - Giao cho Lâm trường Tu lý: 4.557 ha, - Giao cho Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiêm Pu Canh: 5.303 ha. - Giao cho các đơn vị, tổ chức khác: 375 ha. Công tác khoán bảo vệ rừng của huyện Hàng năm huyện Đà Bắc đầu tư khoảng 1.200 triệu đồng để chi trả cho khoảng trên 400 hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng theo định mức kinh phí của Nhà nước. Rừng giao khoán bảo vệ cho hộ gia đình chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc vùng phòng hộ đầu nguồn thủy điện Hòa Bình. Công tác thực thi pháp luật bảo vệ phát triển rừng của huyện Đà Bắc Công tác thực thi pháp luật bảo vệ rừng chủ yếu do Hạt Kiểm lâm đảm nhiệm với sự phối hợp của UBND các xã và các tổ bảo vệ rừng cáp thôn bản. Hiện tại Hạt Kiểm lâm huyện có 2 trạm kiểm soát đặt tại cửa rừng, lực lượng nhân dân tham gia bảo vệ rừng ở các thôn bản được tổ chức thành 162 tổ với trên 600 người tham gia ở tất cả các thôn bản có rừng. Trên cơ sở xử lý 130 phiếu khảo sát về đánh giá của các chủ rừng và cán bộ lâm nghiệp các cấp về tình hình thực hiện các nội dung công tác quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đà Bắc, chúng tôi tổng hợp và tính toán mức độ đánh giá của người được phỏng vấn trên bảng 02. Trong bảng 02, điểm tối đa và tối thiểu là trị số điểm đánh giá cao nhất và thấp nhất ghi nhận được từ các phiếu phỏng vấn đã thực hiện.Điểm trung bình là trị số trung bình tính theo phương pháp bình quân gia quyền từ các trị số ghi nhận được. Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2014 128 Bảng 02. Tổng hợp kết quả đánh giá về tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện TT Nội dung quản lý Điểm cao nhất Điểm thấp nhất Điểm bình quân I Quản lý NN về LN tại cấp huyện 3,37 1 Lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng 4 2 3,20 2 Theo dõi, cập nhật diễn biến TNR trên địa bàn huyện 4 1 2,85 3 Giao đất LN, cấp giấy chứng nhận quyền SD đất LN cho HGĐ 5 2 3,55 4 Tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng 5 3 3,88 5 Chỉ đạo kiểm tra, theo dõi thực hiện các hợp đồng giao đất, khoán rừng cho các cá nhân, HGĐ trên địa bàn 3 2 2,25 6 Ban hành văn bản chỉ đạo thực thi pháp luật về LN trên địa bàn 3 2 2,45 7 Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách về LN trên địa bàn 5 3 4,25 8 Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng rừng, đất LN trên địa bàn 5 3 4,20 II Quản lý NN về LN ở cấp xã 3,97 1 Quản lý danh sách, diện tích, ranh giới, các hợp đồngcủa các chủ rừng trên địa bàn 5 3 4,55 2 Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ rừng cấp thôn bản 5 4 4,25 3 Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn xã 3 1 2,20 4 Theo dõi biến động TNR và đất LN trên địa bàn xã 4 2 3,15 5 Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn 5 3 4,25 6 Tuyên truyền vận động nhân dân phòng, chống cháy rừng 5 3 4,55 7 Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ rừng theo thẩm quyền 5 4 4,55 8 Hoà giải tranh chấp về rừng và đất LN trên địa bàn xã 5 4 4,25 Tổng hợp chung 3,67 Nguồn: tổng hợp từ các phiếu khảo sát Từ bảng 02 có thể thấy mức điểm đánh giá tổng hợp về tình hình thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện đạt 3,37 điểm, trong đó nội dung được đánh giá đạt cao nhất là công tác Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách về LN trên địa bàn huyện (đạt 4,25 điểm), nội dung đạt mức thấp nhất là Chỉ đạo kiểm tra, theo dõi thực hiện các hợp đồng giao đất, khoán rừng cho các cá nhân, HGĐ trên địa bàn huyện (chỉ đạt 2,25 điểm). Đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp của cấp xã đạt mức bình quân 3,97 trong đó nội dung đạt mức đánh giá cao nhất là Quản lý danh sách, diện tích, ranh giới, các hợp đồngcủa các chủ rừng trên địa bàn xã (đạt 4,55 điểm), nội dung đạt mức thấp nhất là Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn xã (chỉ đạt 2,20 điểm). Trong tổng số 16 chỉ tiêu đánh giá thì có 4 chỉ tiêu ở mức yếu (dưới 3 điểm), có 3 chỉ tiêu Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2014 129 ở mức trung bình (từ 3 đến dưới 4 điểm), 9 chỉ tiêu đạt mức khá (từ 4 đến dưới 5 điểm). Mức đánh giá tổng hợp chung cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Đà Bắc ở mức 3,67, tức là ở mức trung bình trong thang đánh giá sử dụng trong nghiên cứu. 3.3. Những thành công, tồn tại trong quản lý nhà nước về LN tại huyện Đà Bắc Những thành công - Trong những năm gần đây, nhờ có những cải thiện của công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp của huyện mà lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn đã có những bước phát triển quan trọng như: diện tích rừng không ngừng tăng lên, lâm sản hàng hóa ngày càng nhiều, giá trị sản xuất lâm nghiệp ngày càng cao. - Hệ thống quản lý lâm nghiệp của huyện đã được tổ chức đồng bộ, đầy đủ theo đúng quy định của Nhà nước. - Hệ thống các văn bản pháp quy, các chính sách về phát triển lâm nghiệp đã được địa phương quán triệt, phổ biến và triển khai áp dụng tương đối đầy đủ. - Nội dung công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp được triển khai đồng bộ, kịp thời và đầy đủ trên các khía cạnh theo đúng các quy định của pháp luật ở từng cấp quản lý. - Đã có sự phối hợp khá chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý với các tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn. Những tồn tại, yếu kém - Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp ở cấp huyện và cấp xã chưa được quan tâm triển khai thực hiện. - Công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp chưa được quan tâm, vẫn sử dụng giống cây trồng không đảm bảo chất lượng phục vụ trồng rừng hàng năm ở địa phương. - Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ quản lý lâm nghiệp còn hạn chế, chưa chuyên sâu, còn nhiều trường hợp kiêm nhiệm, hầu hết đội ngũ các cán bộ lâm nghiệp cấp xã chưa được qua các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. - Lực lượng kiểm lâm còn ít trong khi diện tích quản lý lớn nên chưa thực hiện hết trách nhiệm được giao. Còn để xảy ra nhiều vụ việc phá rừng, đốt rừng... làm ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên rừng của huyện. - Còn xảy ra hiện tượng chồng chéo chức năng quản lý giữa các phòng ban, cơ quan của địa phương. - Việc xây dựng các văn bản chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp và văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật chính sách về lâm nghiệp trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức. 3.3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đà Bắc Để từng bước hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đà Bắc, cần thực hiện một số giải pháp sau đây: - Cần chấn chỉnh, tăng cường thực hiện công tác kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý NN cấp huyện đối với việc thực hiện quyết định giao đất lâm nghiệp trên thực địa, kiểm tra giám sát việc thực hiện các hợp đồng khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia đình trên địa bàn. - Cần tăng công tác quy hoạch và lập kế hoạch dài hạn cho công tác phát triển lâm nghiệp trên địa bàn, bao gồm: xây dựng quy hoạch nguồn giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn huyện, xây dựng quy hoạch phát triển SXLN và kế hoạch hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn các xã theo đúng các quy định của Nhà nước. - Cần quan tâm đào tạo cán bộ lâm nghiệp cấp xã, đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến lâm và đào tạo cán bộ chuyên trách về lâm nghiệp ở cấp huyện, bổ sung cán bộ chuyên ngành lâm nghiệp cho phòng NN&PTNT. - Cần có chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động cho đội ngũ cán bộ lâm nghiệp xã, cán bộ khuyến lâm và các thành viên tổ Bảo vệ rừng thôn bản từ ngân sách địa phương. - Tăng cường lực lượng kiểm lâm địa bàn Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2014 130 cho các xã có diện tích rừng lớn nhằm tăng khả năng thực thi pháp luật lâm nghiệp ở các xã. - Xây dựng quy chế phối hợp giữa các phòng ban chức năng của UBND cấp huyện và cấp xã, giữa các cán bộ kiểm lâm với cán bộ lâm nghiệp cấp huyện và cấp xã trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn. IV. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu có thể thấy, công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đà Bắc đã được tổ chức thực hiện tương đối đầy đủ theo các quy định hiện nay của Nhà nước. Hệ thống quản lý được tổ chức khá đồng bộ, bộ máy gọn nhẹ. Nội dung quản lý được thực hiện đầy đủ theo các quy định hiện hành. Hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước các cấp của huyện Đà Bắc đã góp phần thức đẩy sự phát triển khá rõ nét của lĩnh vực lâm nghiệp tại địa phương trong những năm gần đây. Bên cạnh những thành công, công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn cũng còn bộc lộ một số tồn tại cần khẩn trương khắc phục như: một số nội dung quản lý còn chưa được quan tâm đúng mức, còn hiện tượng trùng lặp, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng trong một số nhiệm vụ cụ thể, đội ngũ cán bộ chuyên môn về lâm nghiệp còn yếu và thiếu, chưa có chính sách khuyến khích thích hợp cho đội ngũ cán bộ lâm nghiệp ở cấp huyện và cấp xã. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (1998), Quyết định số 245/1998/QĐ- TTg của Thủ tưởng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bùi Kim Hiếu (2013), Quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Vũ Thu Hạnh (2009), Một số phát hiện về ảnh hưởng (tác đông) của chính sách, pháp luật đến quản lý tài nguyên rừng công bằng, bền vững, Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách PTBV, Hà Nội. 4. Nguyễn Ngọc Lung (2008), Hệ thống quản lý rừng và các chính sách lâm nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Lê Du Phong- Tô Đình Mai (2008), Góp phần nghiên cứu chính sách lâm nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. RESEACH ON ASSESSING IMPLEMENTATION OF FORESTRY MANAGEMENT AT THE DISTRICT LEVEN: CASE STUDY IN DA BAC DISTRICT, HOA BINH PROVINCE Nguyen Van Tuan, Nguyen Thi Thu Huong SUMMARY Forestry is a specific economic technical sector related directly to the management, protection and development of forest resources, promote the overall functionalities of the forest resources, such as: production, ecological environmental protection, social development in rural and mountainous areas, ensuring national defense and security... State management in forestry is an important content of state management within national economy. To accomplish important tasks and consistent with its specific features of the forestry sector, the activities of the state forestry management in general and the state forestry management in at district level need to be organized, operated and assessed with proper perspective and suitable methodologies. This paper presents the research results of the analysis, review the implementation of state management in forestry at district and commune levels, case studies in Da Bac district of Hoa Binh province Keywords: Da Bac district, district leven, forestry, state management in forestry Người phản biện: TS. Trần Hữu Dào Ngày nhận bài: 10/02/2014 Ngày phản biện: 14/02/2014 Ngày quyết định đăng: 07/3/2014 Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch
File đính kèm:
- nghien_cuu_danh_gia_tinh_hinh_thuc_hien_nhiem_vu_quan_ly_nha.pdf