Nghiên cứu đánh giá thực trạng lộ trình tự chủ trong giáo dục Đại học địa phương - từ cơ chế đến thực tiễn

Tự chủ đại học là cơ sở cho các cơ sở giáo dục đại học công lập nói chung và

các trường đại học địa phương nói riêng sẽ vận hành tốt hơn nếu họ được nắm vận

mệnh của chính trường mình. Tự chủ sẽ tạo động lực để trường Đại học đổi mới nhằm

đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học, đồng

thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục Đại học từ đó tăng chất

lượng đào tạo cho từng trường. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá thực trạng lộ trình

tự chủ giáo dục Đại học địa phương từ cơ chế chính sách đến thực tiễn như tự chủ

nguồn nhân lực, tự chủ trong tuyển sinh và đào tạo và đặc biệt tự chủ tài chính của

trường. Nhóm tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm giúp lộ trình tự chủ của

các trường Đại học địa phương diễn ra nhanh hơn và kịp thời hòa đồng vào sự phát

triển giáo dục Đại học hiện nay của cả nước trong vấn đề tự chủ.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng lộ trình tự chủ trong giáo dục Đại học địa phương - từ cơ chế đến thực tiễn trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đánh giá thực trạng lộ trình tự chủ trong giáo dục Đại học địa phương - từ cơ chế đến thực tiễn trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đánh giá thực trạng lộ trình tự chủ trong giáo dục Đại học địa phương - từ cơ chế đến thực tiễn trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đánh giá thực trạng lộ trình tự chủ trong giáo dục Đại học địa phương - từ cơ chế đến thực tiễn trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đánh giá thực trạng lộ trình tự chủ trong giáo dục Đại học địa phương - từ cơ chế đến thực tiễn trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 03/01/2022 11000
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đánh giá thực trạng lộ trình tự chủ trong giáo dục Đại học địa phương - từ cơ chế đến thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng lộ trình tự chủ trong giáo dục Đại học địa phương - từ cơ chế đến thực tiễn

Nghiên cứu đánh giá thực trạng lộ trình tự chủ trong giáo dục Đại học địa phương - từ cơ chế đến thực tiễn
 175 
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LỘ TRÌNH TỰ CHỦ TRONG 
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG - TỪ CƠ CHẾ ĐẾN THỰC TIỄN 
Nguyễn Đức Vượng 
Nguyễn Văn Chung 
Trường Đại học Quảng Bình 
Tóm tắt 
Tự chủ đại học là cơ sở cho các cơ sở giáo dục đại học công lập nói chung và 
các trường đại học địa phương nói riêng sẽ vận hành tốt hơn nếu họ được nắm vận 
mệnh của chính trường mình. Tự chủ sẽ tạo động lực để trường Đại học đổi mới nhằm 
đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học, đồng 
thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục Đại học từ đó tăng chất 
lượng đào tạo cho từng trường. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá thực trạng lộ trình 
tự chủ giáo dục Đại học địa phương từ cơ chế chính sách đến thực tiễn như tự chủ 
nguồn nhân lực, tự chủ trong tuyển sinh và đào tạo và đặc biệt tự chủ tài chính của 
trường. Nhóm tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm giúp lộ trình tự chủ của 
các trường Đại học địa phương diễn ra nhanh hơn và kịp thời hòa đồng vào sự phát 
triển giáo dục Đại học hiện nay của cả nước trong vấn đề tự chủ. 
Từ khóa: Tự chủ, Đào tạo, tuyển sinh, tài chính, địa phương, đại hoc, công lập. 
1. Giới thiệu 
Các thành tố trong tự chủ Đại học bao gồm tự chủ nguồn nhân lực, tự chủ 
trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và quản lý sinh viên, tự chủ trong các hoạt 
động học thuật, tự chủ trong các chuẩn mực học thuật, tự chủ trong nghiên cứu và xuất 
bản, quyền tự do xuất bản và tự chủ trong các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính 
và tài chính, quản lý và sử dụng ngân sách, các nguồn tài chính của trường (Anderson 
& Johnson, 1998). Trường Đại học cũng nên đa dạng hóa các nguồn thu nhập của 
mình thay vì dựa vào trợ cấp của chính phủ và nên tự chủ điều hành công việc của 
mình mà không cần chỉ đạo hoặc ảnh hưởng từ bất kỳ cấp chính quyền nào (Mulatu 
Dea Lerra, 2014). Có thể nói, tự chủ tài chính là một trong những yếu tố quan trọng 
cho phép các trường Đại học để đạt được các mục tiêu chiến lược của họ. Theo IIEP 
(2013), tự chủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cải cách của các 
trường Đại học châu Á hiện nay. Tuy nhiên sẽ không có một mô hình cụ thể nào cho 
tất cả các trường mà mỗi trường phải có một lộ trình mô hình tự chủ riêng phù hợp với 
bối cảnh địa phương và nhà trường. Quá trình cải cách của một số nền giáo dục châu 
Á diễn ra khá mạnh mẽ điển hình như: Tại Indonesia bắt đầu với chương trình PP61 
năm 1999; tại Nhật Bản Chính sách tập đoàn hóa năm 2004; và tại Việt Nam chương 
trình cải cách Giáo dục Đại học (HERA) năm 2005. Lasse Oulasvirta and Maciej 
Turala (2009) nghiên cứu quyền tự chủ tài chính và sự nhất quán trong chính sách của 
chính phủ trung ương Phần Lan và Ba Lan đối với chính quyền địa phương cho rằng 
việc thực hiện quyền tự chủ tài chính là cơ sở để đánh giá tính nhất quán của chính 
sách của chính quyền trung ương đối với chính quyền địa phương. Quyền tự chủ tài 
chính giúp các trường Đại học địa phương không có nhiệm vụ bắt buộc do trung ương 
quyết định và họ có thể tự quyết định loại thuế, phí mà họ sử dụng. Nếu thu nhập của 
các trường Đại học địa phương được bổ sung với các khoản trợ cấp từ chính quyền 
trung ương cũng như các nhà tài trợ khác là các khoản tài trợ có mục đích chung 
không ràng buộc thì quyền tự chủ tài chính của các trường sẽ vẫn rất mạnh. Ngược lại, 
 176 
khi không tự chủ được tài chính thì quyền lực của các trường bị hạn chế khá nhiều và 
ngày càng yếu đi. Tại Việt Nam Nghị quyết số 77/NQ-CP – 2014 về thí điểm đổi mới 
cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở giáo dục Đại học công lập bước đầu cho kết quả 
tích cực cho các trường công lập lớn. Tuy nhiên ở các trường địa phương còn gặp 
nhiều khó khăn trên con đường tự chủ. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá thực trạng 
lộ trình tự chủ giáo dục Đại học địa phương từ cơ chế chính sách đến thực tiễn nhằm 
giúp lộ trình tự chủ của các trường Đại học địa phương diễn ra nhanh hơn đáp ứng 
theo sự phát triển giáo dục Đại học hiện nay. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu sử dụng ma trận tự chủ về tài chính của tác giả xây dựng dựa trên 
ma trận tự chủ về tài chính của Oulasvirta, 2005. Trong bảng ma trận này trình bày 
quyền tự chủ tài chính dựa trên hai khía cạnh chính là thu nhập và chi tiêu để đánh giá 
quyền tự chủ tài chính của các trường Đại học. Theo đó đường chéo thẳng đi từ góc 
trên cùng bên trái đến góc dưới cùng bên phải tượng trưng cho nguyên tắc nhất quán 
trong hệ thống tài chính của chính quyền địa phương. Đường này đại diện cho tất cả sự 
kết hợp của quyền tự chủ dẫn đến sự gắn kết 'hoàn hảo' được hiểu là sự kết hợp chính 
xác giữa quyền tự chủ dựa trên thu nhập và quyền tự chủ dựa trên chi tiêu, ô 1a (quyền 
tự chủ mạnh) luôn tốt hơn ô 3c (yếu hoặc không có quyền tự chủ). 
Chính quyền trung ương nên thể hiện sự nhất quán, theo đó nguồn tiền được 
phân bổ đồng đền theo chiều dọc. Trong trường hợp quyền tự chủ của trường Đại học 
được nâng ở mức cao nhất thì các ô 1 c (Hệ thống yếu) và 3a (Hệ thống yếu) đóng vai 
trò khá quan trọng. Đường chéo 1a (Quyền tự chủ mạnh nhất) 2b và 3 c sẽ mang tính 
nhất quán cao nhất. 
Bảng 1. Ma trận mức độ tự chủ tài chính cho các trường Đại học. 
 Quyết định chi tiêu- Quyền tự chủ 
a) 
Nhiệm vụ tình 
nguyện không 
bắt buộc 
b) 
Nhiệm vụ bắt 
buộc (Khung 
luật) 
c) 
Nhiệm vụ bắt 
buộc (luật cụ 
thể chi tiết) 
 T
ự
 ch
ủ
 v
ề n
g
u
ồ
n
 th
u
 n
h
ậ
p
1. Thu 
nhập riêng về 
thuế và các khoản 
thu nhập khác 
Quyền 
tự chủ mạnh 
nhất 
Quyền tự 
chủ mạnh Hệ 
thống yếu 
2. Thu 
nhập từ tài trợ 
cho mục đích 
chung 
Quyền 
tự chủ mạnh 
Quyền tự 
chủ trung bình 
Quyền 
tự chủ yếu 
3. Thu 
nhập từ tài trợ cụ 
thể 
Hệ 
thống yếu 
Quyền tự 
chủ yếu 
Quyền 
tự chủ yếu 
nhất 
Nguồn: Tác giả dựa trên mô hình Oulasvirta, 2005 
Giảm mức độ tự chủ → 
G
iảm
 m
ứ
c đ
ộ
 tự
 ch
ủ
 →
ĐH địa phươngViệt 
Nam 
 177 
Khi đánh giá các hệ thống cụ thể được sử dụng để cấp vốn cho các hoạt động 
của chính quyền địa phương ở các quốc gia khác nhau, có hai tiêu chí cơ bản cần được 
đánh giá và xem xét. Đó là tính nhất quán và tính tự chủ. Có nhiều ý kiến cho rằng hệ 
thống càng nhất quán thì nền giáo dục đó càng tốt tuy nhiên quyền tự chủ là một yếu 
tố vô cùng quan trọng cần đề cập đến. Hay nói cách khác, một điểm hoàn toàn nhất 
quán trên đường thẳng vẫn có thể tốt hơn hoặc kém hơn một điểm hoàn toàn nhất quán 
khác trên đường thẳng. Một xã hội phát triển hiện đại có thể được chuẩn bị tốt và phù 
hợp hơn để xử lý quyền tự chủ cao hơn và do đó có trách nhiệm lớn hơn một xã hội 
kém phát triển. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Dựa trên ma trận đánh giá về khả năng tự chủ tài chính 
Một vấn đề cực kỳ quan trọng của tự chủ tại các trường Đại học địa phương tại 
Việt Nam là khả năng tự chủ về tài chính của các trường Đại học. Trong nghiên cứu 
này, chúng tôi chủ yếu tập trung phân tích đánh giá thực trạng lộ trình tự chủ giáo dục 
Đại học địa phương từ cơ chế chính sách đến thực tiễn gồm các yếu tố chính như: tự 
chủ nguồn nhân lực, tự chủ trong tuyển sinh và đào tạo và đặc biệt tự chủ tài chính của 
trường. Tự chủ tài chính là khả năng hoặc không có khả năng của các trường Đại học 
về việc quyết định học phí đối với sinh viên cũng như đáp ứng các quy định quốc gia 
về tiền lương cho cán bộ viên chức tại trường. Do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thu 
hút nhân tài phục vụ cho trường cũng như khả năng tuyển sinh của nhà trường. Kết 
quả tham khảo từ các trường Đại học địa phương cho thấy hiện nay các trường Đại 
học địa phương đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài chính cũng như các nguồn tài 
trợ khác là khá hạn chế do khó tiếp cận được với các doanh nghiệp mạnh. Bên cạnh đó 
việc cố gắng đăng ký thực hiện các đề tài cấp bộ không đem lại nhiều kết quả do đó 
nguồn tài chính của các cơ sở này là khá khó khăn và nhiều hạn chế. Đáng chú ý các 
nguồn chủ yếu dựa vào chính quyền cấp tỉnh tuy nhiên chỉ dừng ở mức độ cơ sở vật 
chất hạ tầng. Như vậy dựa vào bảng 1 có thể thấy mức độ tự chủ về tài chính của các 
trường công lập địa phương việt nam nằm ở ô 2b thể hiện quyền tự chủ ở mức độ 
trung bình yếu. 
3.2. Tự chủ về đội ngủ cán bộ giảng viên 
Trong những năm qua các trường ĐH địa phương không những khó tuyển dụng 
các giảng viên giỏi có trình độ cao mà còn xuất hiện hiện tượng chảy máu chất xám 
bởi một lượng không nhỏ giảng viên có trình độ chuyên môn cao từ các cơ sở Đại học 
này có xu hướng chuyển đi các trường Đại học lớn khác. Nguyên nhân chính đó là do 
thu nhập của cán bộ, giảng viên còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, chi phí 
cho việc nâng cao trình độ của giảng viên là không nhỏ cùng với áp lực đổi mới quản 
lý và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục Đại học địa phương ngày 
càng cao để cạnh tranh tuyển sinh với các trường trong nước và quốc tế. Khả năng tự 
chủ về đội ngủ cơ hữu của các trường Đại học địa phương vẫn còn khá hạn chế bởi các 
thủ tục và phải thông qua cơ quan quản lý cấp Tỉnh do đó việc linh động cho đội ngủ 
này còn nhiều khó khăn. Như vậy dựa vào bảng 1 có thể thấy mức độ tự chủ về tài 
chính của các trường công lập địa phương việt nam nằm ở ô 2b thể hiện quyền tự chủ 
ở mức độ trung bình yếu. 
 178 
3.3. Tự chủ tuyển sinh và mở mã ngành đào tạo Đại học và sau Đại học 
Đầu vào tuyển sinh với các trường Đại học thì chỉ cần thí sinh có năng lực tiếp 
thu, tư duy, học và nghiên cứu, chứ không phải năng lực để làm một việc hay một 
nghề nào đó cụ thể. Do đó cần có nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau để không 
bỏ sót nhân tài cho đất nước. Việc các trường còn khá bị động trong tự chủ về tuyển 
sinh và mở mã ngành đào tạo Đại học sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tự chủ 
toàn diện của trường. Hiện nay việc mở mã ngành đào tạo ở các trường Đại học địa 
phương còn vướng hiều thủ tục do đó các cơ sở này phải dồn khá nhiều nguồn lực cho 
khâu mở mã ngành dẫn tới ảnh hưởng không nhỏ đến khâu tuyển sinh. Như vậy dựa 
vào bảng 1 có thể thấy mức độ tự chủ về tài chính của các trường công lập địa phương 
việt nam nằm ở ô 2b thể hiện quyền tự chủ ở mức độ trung bình yếu. 
3.4. Đề xuất các bước tự chủ cho trường ĐH địa phương 
- Bước 1: Hội đồng khoa học nhà trường nên đề xuất các khóa học có chất 
lượng cao mang tính đột phá từ đó đưa ra học phí tương xứng nhằm nâng cao chất 
lượng đào tạo. 
- Bước 2: xây dựng các chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng được đánh giá 
kiểm định chất lượng một cách khách quan 
- Bước 3: Hình thành các quy chế, cơ chế phù hợp với việc tự chủ của mỗi 
trường theo từng địa phương cụ thể 
- Bước 4: Nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, đội ngũ chuyên môn hoàn 
chỉnh bộ máy quản lý khi tiến đến tự chủ hoàn toàn. 
- Bước 5: Đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của tiếng Anh và các ngoại ngữ 
khác trong việc nâng cao giáo dục Đại học của các trường địa phương vì ngôn ngữ có 
thể giúp các trường Đại học địa phương trở thành một phần không thể thiếu trong môi 
trường học thuật toàn cầu, cho phép trao đổi không giới hạn các ý tưởng, công nghệ và 
thực tiễn. 
3.5. Ứng dụng các bước vào tự chủ Đại học cho Trường Đại học Quảng Bình 
Như vậy để mức độ tự chủ của các trường Đại học địa phương được nâng lên ở 
mức độ cao hơn trong ma trận mức độ tự chủ tài chính cho các trường Đại học của 
Oulasvirta thì cần áp dụng các bước sau: 
+ Đặt nền tảng cho mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa các trường Đại học 
Quảng Bình với các doanh nghiệp và các hiệp hội người sử dụng lao động trên địa 
bàn, giảm bớt áp lực của nhà nước đối với việc phát triển các chương trình giảng dạy 
+ Cho phép các trường Đại học Quảng Bình tự ấn định mức phí mà họ tính cho 
các dịch vụ đào tạo. Cho phép các trường Đại học Quảng Bình thiết lập thang lương 
nội bộ để đưa ra mức lương cạnh tranh cho giảng viên và nhân viên tạo động lực làm 
việc hiệu quả 
+ Luôn nâng cao khẩu hiệu “tự chủ Đại học có ý nghĩa sống còn đối với sự phát 
triển của trường Đại học chất lượng cao” đó là yêu cầu cấp bách cho môi trường giáo 
dục ngày nay. Các trường Đại học đại phương cần cung cấp giáo dục theo định hướng 
tạo ra giá trị cao, phát triển bền vững và đa dạng văn hóa. Đảm bảo có sự lãnh đạo phù 
hợp ở tất cả các cấp quản lý, sắp xếp lại các mục tiêu, sứ mệnh và chiến lược đồng thời 
tạo ra một văn hóa nội bộ có trách nhiệm hơn 
 179 
4. Kết luận 
Nghiên cứu cung cấp cái nhìn sơ lược về thực trạng lộ trình tự chủ giáo dục Đại 
học địa phương từ cơ chế chính sách đến thực tiễn như tự chủ nguồn nhân lực, tự chủ 
trong tuyển sinh và đào tạo và đặc biệt tự chủ tài chính của trường gặp phải ở thời 
điểm hiện tại và trong những giai đoạn tiếp theo. Trong nghiên cứu này chúng tôi đề 
cập đến 3 vấn đề chính như sau: Thứ nhất là tự chủ nguồn nhân lực Các trường ĐH địa 
phương còn gặp không ít khó khăn trong tuyển dụng các giảng viên giỏi có trình độ 
cao bên cạnh hiện hiện tượng chảy máu chất xám do thu nhập của cán bộ, giảng viên 
còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Vì vậy tự chủ nguồn nhân lực cũng như 
các nguồn lương thưởng cho cán bộ giảng viên gặp nhiều khó khăn thách thức nhất là 
trong thời kỳ hiện nay trước đại dịch COVID-19. Thứ hai là vấn đề tài chính, Hiện nay 
mức tài trợ cho các trường Đại học địa phương ở Việt Nam ở mức thấp, hơn nữa việc 
tài trợ là ngắn hạn gây khó khăn cho việc lập kế hoạch tài chính trong dài hạn tại các 
cơ sở giá dục Đại học địa phương vì các trường này thường thiếu khả năng độc lập tài 
chính. Bên cạnh đó các trường còn thiếu quyền sở hữu các tòa nhà cũng như cơ sở vật 
chấthạ tầng, việc hạn chế về chính sách tuyển dụng cũng như các báo cáo thường niên 
cho chính quyền địa phương còn cồng kềnh chưa phát huy được các thế mạnh khác 
của trường dẫn tới khả năng cạnh tranh không cao. Mặt khác quan hệ giữa nhà trường 
với chính quyền địa phương và các bộ ngành có liên quan chịu trách nhiệm đối với các 
trường Đại học đôi khi còn rắc rối. Các cơ quan quản lý thiếu tầm nhìn dài hạn cũng 
như thiếu kinh nghiệm trong việc chỉ đạo các trường Đại học. Điều này dẫn đến việc 
phát triển chung của các trường Đại học địa phương thiếu tính bền vững và dài hạn. 
Do đó Cơ sở giáo dục Đại học địa phương cần tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực tài 
chính từ các dự án, viện trợ nước ngoài, tài trợ của các quỹ nghiên cứu, từ hoạt động 
tư vấn, liên kết với doanh nghiệp. Thứ ba là các Trường Đại học địa phương còn thiếu 
khả năng tự chủ về tuyển sinh, mở mã ngành đào tạo Đại học và sau Đại học do còn 
thiếu đội ngũ có trình độ cao theo yều cầu của Bộ Giáo dục và đào tạo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lasse Oulasvirta and Maciej Turala (2009) Financial Autonomy of Local 
Governments: Case Studies of Finland and Poland, International Review of 
Administrative Sciences 2009 75: 311 
2. IIEP (2013), Increased autonomy for universities in Asia: How to make it work?, 
Policy Brief on Higher Education N°4 
3. Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động 
đối với một số cơ sở giáo dục Đại học công lập. 
4. Anderson, D. and Johnson, R. (1998) University Autonomy in Twenty Countries. 
Department of Employment, Education, Training and Youth Affairs, Canberra. 
5. Mulatu Dea Lerra (2014), Staff Perception towards Leadership in Transforming 
Wolaita Sodo University: Qualitative Inquiry, Open Access Library Journal, Vol.1 
No.6. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_danh_gia_thuc_trang_lo_trinh_tu_chu_trong_giao_du.pdf