Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu giá QSD đất tại địa bàn vùng nghiên cứu. Kết quả điều tra, phân tích, xử lý số liệu 4 dự án đấu giá QSD đất trong giai đoạn 2016 - 2017 cho thấy, phiên đấu giá đã đấu thành công 83/83 lô đất, chiếm tỷ lệ 100%; mức giá trúng đấu giá có xu hướng tăng từ 1,63 lần đến 2,27 lần so với mức giá khởi điểm; mức giá sau khi trúng đấu giá có sự khác biệt và chênh lệch giữa các lô và cụm lô. Bên cạnh những tác động tích cực, công tác đấu giá cũng tồn tại một số hạn chế như: trình tự thủ tục hành chính còn phức tạp; công tác quảng cáo của các dự án chưa hiệu quả; vẫn tồn tại tình trạng đầu cơ đất đai; tình trạng tự điều chỉnh quy hoạch và xây dựng không đúng quy hoạch; lấn, chiếm đất, làm giảm phần diện tích đất công cộng sau khi trúng đấu giá và còn tồn tại tình trạng thông thầu.

Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 7

Trang 7

Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 8

Trang 8

Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 9

Trang 9

Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 10/01/2024 4160
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 
673 
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 
CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 
Dương Thị Thu Hà1, Nguyễn Thị Nhật Linh1, Lê Hữu Ngọc Thanh1, 
Hoàng Thế Tiến2, Võ Lê Thủy Tiên3, Đinh Thị Thắm4 
1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế; 
2Ủy ban nhân dân phường Phước Vĩnh, thành phố Huế; 
3Công ty cổ phần Apec Land Huế; 4Trường Cao đẳng cộng đồng Bình Thuận 
Liên hệ email: duongthithuha@huaf.edu.vn 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất của một 
số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả 
công tác đấu giá QSD đất tại địa bàn vùng nghiên cứu. Kết quả điều tra, phân tích, xử lý số liệu 4 dự án 
đấu giá QSD đất trong giai đoạn 2016 - 2017 cho thấy, phiên đấu giá đã đấu thành công 83/83 lô đất, 
chiếm tỷ lệ 100%; mức giá trúng đấu giá có xu hướng tăng từ 1,63 lần đến 2,27 lần so với mức giá khởi 
điểm; mức giá sau khi trúng đấu giá có sự khác biệt và chênh lệch giữa các lô và cụm lô. Bên cạnh 
những tác động tích cực, công tác đấu giá cũng tồn tại một số hạn chế như: trình tự thủ tục hành chính 
còn phức tạp; công tác quảng cáo của các dự án chưa hiệu quả; vẫn tồn tại tình trạng đầu cơ đất đai; tình 
trạng tự điều chỉnh quy hoạch và xây dựng không đúng quy hoạch; lấn, chiếm đất, làm giảm phần diện 
tích đất công cộng sau khi trúng đấu giá và còn tồn tại tình trạng thông thầu. 
Từ khóa: dự án, đấu giá, quy hoạch, quyền sử dụng đất. 
Nhận bài: 29/03/2018 Hoàn thành phản biện: 17/05/2018 Chấp nhận bài: 30/05/2018 
1. MỞ ĐẦU 
Đấu giá QSD đất trong hoạt động giao đất, cho thuê đất là phương thức phân phối đất 
đai đặc biệt của Nhà nước. Khác với giao đất, cho thuê đất theo cách thức thông thường, các 
chủ thể có nhu cầu sử dụng đất phải tham gia đấu giá công khai với những tổ chức, cá nhân 
khác và đối tượng trả giá cao nhất sẽ là chủ thể được nhận QSD đất. 
Việc giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức bán đấu giá là một trong những chủ 
trương, định hướng trong chính sách, pháp luật về đất đai. Nội dung này góp phần nâng cao 
công tác quản lý nhà nước về đất đai, giảm tình trạng đầu cơ đất đai, tạo ra sự cạnh tranh lành 
mạnh giữa các chủ thể tham gia đấu giá và huy động tối đa nguồn vốn cho ngân sách. 
Công tác đấu giá QSD đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện trên cơ 
sở các quy định của Luật Đất đai 2013 và Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 18/03/2016 
của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy chế đấu giá QSD 
đất ở do Nhà nước quản lý để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. Theo số liệu 
thống kê năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận 50 hồ sơ 
đấu giá đất ở với 3.230 lô, tổng diện tích là 53,4 ha. Trong đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 
đã phê duyệt 42 hồ sơ với 2.822 lô, tổng diện tích là 51,4 ha. Tổng số tiền thu được từ đấu giá 
QSD đất trong năm 2016 là 666,0 tỷ đồng, đạt 122% so với kế hoạch của UBND tỉnh. Bên 
cạnh những mặt tích cực, công tác đấu giá QSD đất tại vùng nghiên cứu còn tồn tại một số bất 
cập như: thủ tục hành chính phức tạp; hoạt động công khai và quảng cáo dự án; tình trạng đầu 
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018 
674 
cơ đất đai; thời hạn thanh toán nghĩa vụ tài chính và xây dựng đối với các dự án phát triển nhà 
ở; cơ hội tham gia đấu giá của những người có thu nhập thấp. Từ những vấn đề trên, nghiên 
cứu công tác đấu giá QSD đất của một số dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 
2016 - 2017 là việc làm cần thiết và có ý nghĩa về mặt thực tiễn. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện phương pháp điều 
tra, thu thập số liệu, bao gồm: điều tra, thu thập số liệu thứ cấp tại Trung tâm Phát triển quỹ 
đất tỉnh Thừa Thiên Huế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình thực hiện công tác 
đấu giá QSD đất của 4 dự án trong giai đoạn 2016 - 2017; điều tra thu thập số liệu sơ cấp thông 
qua phỏng vấn 50 người dân có tham gia đấu giá theo hình thức lựa chọn ngẫu nhiên bằng 
phiếu điều tra về tình hình thực hiện đấu giá QSD đất, bao gồm các vấn đề như sau: i) Cách 
tiếp cận và mức độ công khai thông tin; ii) Mức phí và lệ phí; iii) Hình thức, nội quy tham gia 
đấu giá; iv) Thủ tục hành chính sau đấu giá. Ngoài ra, nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn 5 cán 
bộ chuyên môn của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Thừa Thiên Huế về thuận lợi, khó khăn 
và giải pháp bằng phiếu điều tra nhằm nắm được thực trạng tình hình thực hiện công tác đấu 
giá QSD đất trên địa bàn vùng nghiên cứu. Dựa trên những tài liệu, số liệu thu thập được, 
nhóm tác giả tiến hành so sánh, tổng hợp, thống kê và phân tích trên phần mềm Excel. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Quy trình đấu giá quyền sử dụng đất 
Quy trình đấu giá QSD đất tại địa bàn vùng nghiên cứ ... n có tổng diện tích là 3.645,0 m2, vị trí 1, mặt đường 12m và 18,5m được sử dụng vào mục 
đích đất ở. Mức giá cụ thể từ lô 339 đến 350 là 5.500.000 đồng/m2 và lô 355 đến 366 là 
6.600.000 đồng/m2, mức thu phí tham gia đấu giá là 500.000 đồng/lô. Mức thu tiền đặt trước 
với diện tích 150 m2 là 123.750.000 đồng/lô và diện tích 153,75 m2 có mức thu là 152.210.000 
đồng/lô. Bước giá là 40.000.000 đồng cho một vòng đấu/lô kể từ vòng đấu thứ 2. 
Hình 5. Kết quả đấu giá QSD đất dự án Khu tái định cư Thủy Thanh giai đoạn 3 
(Nguồn: Phân tích xử lý số liệu) 
500.000.000
605.000.000
710.000.000
815.000.000
920.000.000
1.025.000.000
1.130.000.000
1.235.000.000
1.340.000.000
1.445.000.000
1.550.000.000
Lô
339
Lô
341
Lô
343
Lô
345
Lô
347
Lô
349
Mức giá khởi điểm (đồng/lô)
Mức giá trúng đấu giá (đồng/lô)
500.000.000
650.000.000
800.000.000
950.000.000
1.100.000.000
1.250.000.000
1.400.000.000
1.550.000.000
1.700.000.000
1.850.000.000
2.000.000.000
Lô
355
Lô
357
Lô
359
Lô
361
Lô
363
Lô
365
Mức giá khởi điểm (đồng/lô)
Mức giá trúng đấu giá (đồng/lô)
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018 
678 
Số liệu Hình 5 cho thấy, phiên đấu giá ngày 18/08/2017 đã đấu giá thành công 24/24 
lô đất, chiếm tỷ lệ 100%, tổng số tiền thu được là 37.352.900.000 đồng vào ngân sách, tăng 
1,69 lần so với tổng giá khởi điểm và tăng nguồn thu ngân sách là 15.275.900.000 đồng. Mức 
giá sau khi trúng đấu giá có sự khác biệt và chênh lệch ở hai cụm lô, mức giá trúng đấu giá 
bình quân của hai cụm lô 339-350 và 355-366 lần lượt là 1.396.775.000 đồng/lô và 
1.715.966.667 đồng/lô và mức giá chênh lệch bình quân của hai cụm lô là 571.775.000 đồng 
và 701.216.667 đồng. Cụ thể như sau: 
Cụm lô 339 - 350 có mức trúng đấu giá cao nhất là lô 339 với giá trúng là 
1.480.000.000 đồng (tương đương với 9.866.667 đồng/m2, tức tăng 1,79 lần so với mức giá cụ 
thể); mức trúng đấu giá thấp nhất là lô 346 và 347 với giá trúng là 1.351.000.000 đồng (tương 
đương với 9.006.667 đồng/m2, tức tăng 1,64 lần so với mức giá cụ thể). Các lô còn lại mức 
giá trúng dao động từ 1.351.000.000 đồng đến 1.465.000.000 đồng, giá m2/lô dao động từ 
9.041.333 đồng đến 9.766.667 đồng. 
Cụm lô 355 - 366 có mức trúng đấu giá cao nhất là lô 363 với giá trúng là 
1,765,600,000 đồng (tương đương với 11,483,577.24 đồng/m2, tức tăng 1,74 lần so với mức 
giá cụ thể); mức trúng đấu giá thấp nhất là lô 361 với giá trúng là 1,640,000,000 đồng (tương 
đương với 10,666,666.67 đồng/m2, tức tăng 1,62 lần so với mức giá cụ thể). Các lô còn lại 
mức giá trúng dao động từ 1,648,500,000 đồng đến 1,761,500,000 đồng, giá m2/lô dao động 
từ 10,721,951.22 đồng đến 11,456,910.57 đồng. 
3.2.4. Dự án đấu giá quyền sử dụng đất Khu đô thị mới An Vân Dương TĐ4-B 
Dự án đấu giá QSD đất 26 lô đất tại Khu đô thị mới Thủy Vân, xã Thủy Vân, huyện 
Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, được Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Thừa Thiên Huế 
tiến hành ngày 16/11/2017. Quy mô dự án như có tổng diện tích là 4.477,9 m2, được sử dụng 
vào mục đích đất ở. Mức giá cụ thể ở lô 367 và 369 là 3.500.000 đồng/m2; lô 354, 356, 368 là 
3.400.000 đồng/m2; lô 355, từ lô 357 - 366 và từ lô 370 - 379 là 3.300.000 đồng/m2. Mức thu 
phí tham gia đấu giá từ trên 200.000.000 đồng - 500.000.000 đồng là 200.000 đồng/lần/lô; trên 
500.000.000 đồng là 500.000/lần/lô. Mức thu tiền đặt trước là 15% tổng giá trị quyền sử dụng 
đất tính theo mức giá khởi điểm của lô đất đấu giá. Bước giá dưới 500.000.000 đồng là 
25.000.000 đồng tính cho một vòng đấu/lô kể từ vòng đấu thứ 2; trên 500.000.000 đồng là 
50.000.000 đồng tính cho một vòng đấu/lô kể từ vòng đấu thứ 2. Kết quả cụ thể được thể hiện 
tại Bảng 1 và Hình 6. 
Bảng 1. Kết quả đấu giá QSD đất dự án Khu đô thị mới An Vân Vương TĐ4-B lô A 354-356 
và 367-369 
Ký hiệu lô 
Diện tích 
(m2/lô) 
Mức giá 
(đồng/m2) 
Mức giá 
khởi điểm 
(đồng/lô) 
Mức giá trúng 
đấu giá 
(đồng/lô) 
Mức giá chênh 
lệch (đồng) 
354 342,6 3.400.000 1.164.840.000 1.899.000.000 734.160.000 
356 308,5 3.400.000 1.048.900.000 1.809.000.000 760.100.000 
367 285,9 3.500.000 1.000.650.000 2.270.000.000 1.269.350.000 
369 311,8 3.500.000 1.091.300.000 2.609.000.000 1.517.700.000 
355 275,4 3.300.000 908.820.000 1.565.000.000 656.180.000 
368 253,7 3.400.000 862.580.000 1.876.000.000 1.013.420.000 
Tổng 6.077.090.000 12.028.000.000 
(Nguồn: Phân tích xử lý số liệu) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 
679 
Hình 6. Kết quả đấu giá QSD đất dự án Khu đô thị mới An Vân Vương TĐ4-B lô B 357-366 và 370-379 
(Nguồn: Phân tích xử lý số liệu) 
Số liệu Bảng 1 và Hình 6 cho thấy, phiên đấu giá ngày 16/11/2017 đã đấu giá thành 
công 26/26 lô đất, chiếm tỷ lệ 100%, tổng số tiền thu được là 29.952.800.000 đồng vào ngân 
sách, tăng 2 lần so với tổng giá khởi điểm và tăng nguồn thu ngân sách là 14.965.710.000 
đồng. Mức giá sau khi trúng đấu giá có sự khác biệt và chênh lệch ở hai cụm lô, cụ thể: 
Cụm lô A 354 - 356 và 367 - 369 có diện tích không đồng nhất và mức giá cụ thể cũng 
có sự thay đổi giữa các lô. Mức giá trúng đấu giá có xu hướng tăng từ 1,63 lần ở lô 354 đến 
2,39 lần ở lô 369 so với giá khởi điểm. Các lô 367 và 368 có diện tích nhỏ hơn so với cụm lô 
354 - 356 nhưng lại có mức giá chênh lệch cao hơn, gấp 2,17 - 2,27 lần. Nguyên nhân chính 
là do số lượng hồ sơ tham gia đấu/lô cao; thị hiếu của khách hàng; hướng của các lô đất; cơ sở 
hạ tầng khá hoàn thiện; kích thước và vị trí của đường giao thông. 
Cụm lô B 354 - 356 và 367 - 369 có diện tích và mức giá cụ thể giống nhau giữa các 
lô là 135 m2 và 3.300.000 đồng. Mức trúng đấu giá bình quân của cụm lô B là 2.004.666.667 
đồng/lô và mức giá chênh lệch bình quân là 991.818.333 đồng. Trong đó, lô có mức trúng đấu 
giá cao nhất là lô 373 với 920.000.000 đồng (tương đương với 6.814.815 đồng/m2, tức tăng 
2,07 lần so với mức giá cụ thể); mức trúng đấu giá thấp nhất là lô 371 với 866.000.000 đồng 
(tương đương với 6.414.815 đồng/m2, tức tăng 1,94 lần so với mức giá cụ thể). Các lô còn lại 
mức giá trúng dao động từ 871.000.000 đồng đến 916.000.000 đồng, giá m2/lô dao động từ 
6.451.852 đồng đến 6,785,185.19 đồng. 
3.3. Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu 
* Đối với người tham gia đấu giá QSD đất: 
- Về cách tiếp cận và mức độ công khai thông tin: các thông tin về trình tự, thủ tục đấu 
giá QSD đất phần lớn được người dân tìm hiểu qua người quen và phương tiện thông tin đại 
chúng, chiếm tỷ lệ 44% và 40%, chỉ có 16% được tiếp cận thông qua Trung tâm Phát triển quỹ 
đất. Tuy nhiên, có 65% ý kiến cho rằng thông tin cần đa dạng hóa và kéo dài thời gian cung 
cấp thông tin về các dự án đấu giá QSD đất so với thời gian quy định là 03 ngày/lần kéo dài 
trong 30 ngày đầu trước khi diễn ra buổi đấu giá. 
 -
 100.000.000,00
 200.000.000,00
 300.000.000,00
 400.000.000,00
 500.000.000,00
 600.000.000,00
 700.000.000,00
 800.000.000,00
 900.000.000,00
 1.000.000.000,00
Lô
357
Lô
358
Lô
359
Lô
360
Lô
361
Lô
362
Lô
363
Lô
364
Lô
365
Lô
366
Lô
370
Lô
371
Lô
372
Lô
373
Lô
374
Lô
375
Lô
376
Lô
377
Lô
378
Lô
379
Mức giá khởi điểm (đồng/lô) Mức giá trúng đấu giá (đồng/lô)
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018 
680 
- Về mức giá khởi điểm, bước giá, tiền đặt cọc và mức phí tham gia đấu giá: 76% ý 
kiến cho rằng mức phí và lệ phí này là phù hợp. Tuy nhiên, 12% ý kiến cho rằng phí và lệ phí 
cao, cần giảm tiền đặt cọc và bước giá. 
- Về hình thức, nội quy tham gia đấu giá: 100% ý kiến đánh giá hình thức, nội quy tham 
gia đấu giá rõ ràng, minh bạch. 
- Về thủ tục hành chính sau đấu giá: 100% ý kiến đề nghị cần rút ngắn thời gian thực 
hiện thủ tục hành chính sau đấu giá, bao gồm: cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền 
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; bàn giao đất thực địa; các thủ tục liên quan đến 
việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính. 
- Về khó khăn: 100% ý kiến cho rằng người sử dụng đất bị động và không thể thương 
lượng về thời gian nộp nghĩa vụ tài chính và xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng; nguồn tài chính 
để thực hiện nghĩa vụ sau đấu giá. 
* Đối với cán bộ thực hiện công tác đấu giá QSD đất: 
Công tác đấu giá QSD đất làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước so với hình thức 
giao đất thông thường, hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng được cải thiện và đầu tư xây dựng. Mặt 
khác, công tác đấu giá QSD đất góp phần giãn dân và tạo ra các khu đô thị hiện đại. Tuy nhiên, 
cán bộ chuyên môn cũng cho rằng: trình tự thủ tục tính từ khi có chủ trương cho phép đấu giá 
đến khi thực hiện dự án QSD đất qua nhiều bước và mất thời gian; hoạt động công khai, quảng 
cáo của các dự án chưa hiệu quả; tình trạng đầu cơ đất đai vẫn diễn ra; tình trạng một số người 
dân sau khi trúng đấu giá QSD đất đã xây dựng không đúng quy hoạch; lấn, chiếm đất, làm 
giảm phần diện tích đất công cộng sau khi trúng đấu giá diễn ra phổ biến; không có quy định 
về công tác kiểm tra năng lực tài chính của những người tham gia đấu giá, do đó có nhiều 
trường hợp một người tham gia đấu giá nhiều lô đất, đẩy giá đất lên cao; chưa có quy định cụ 
thể về việc tránh thông thầu (những người tham gia đấu giá liên kết với nhau nhằm áp đặt giá). 
3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu giá QSD đất của một số dự án 
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành đề xuất một số giải pháp góp 
phần nâng cao công tác đấu giá QSD đất tại khu vực nghiên cứu như sau: i) Rà soát quy trình 
thực hiện đấu giá QSD đất và bảo mật các thông tin của người tham gia đấu giá nhằm tránh 
hiện tượng thông thầu; ii) Khi có kế hoạch đấu giá chính thức cần kéo dài và đa dạng hóa hình 
thức quảng cáo, công khai thông tin của các dự án; iii) Thống nhất quy chế đấu giá của các dự 
án; iv) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng trước khi tiến hành đấu giá; v) Phối hợp với các cơ quan nhà 
nước có thẩm quyền nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi lấn, chiếm đất công 
cộng, xây dựng không đúng quy hoạch; vi) Quy hoạch các khu đấu giá đất ở phải có tầm nhìn 
xa, gắn với quy hoạch tổng thể của tỉnh, hướng tới đô thị văn minh, hiện đại; vii) Thay đổi một 
số phương thức định giá sàn khi đấu giá để đảm bảo công bằng và mở rộng đối tượng tham 
gia; viii) Kiến nghị với các cơ quan có liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục hành 
chính sau đấu giá cho người sử dụng đất. 
4. KẾT LUẬN 
Thị trường đất đai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang trong giai đoạn phát triển và 
định hướng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đang có xu 
hướng chuyển dịch về khu vực phía đông nam, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và 
người dân. Đồng thời, các khu vực đất nền gần địa điểm trung tâm hành chính mới của thành 
phố Huế góp phần đẩy mạnh và phát triển các dự án tại các khu vực như: huyện Phú Vang, thị 
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 
681 
xã Hương Thủy. Do đó, công tác đấu giá QSD đất của các dự án tại các khu vực này đạt được 
nhiều kết quả nhất định. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác đấu giá QSD đất làm tăng nguồn thu cho ngân 
sách nhà nước so với hình thức giao đất thông thường, hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng được 
cải thiện và đầu tư xây dựng. Mặt khác, công tác đấu giá QSD đất góp phần giãn dân và tạo ra 
các khu đô thị hiện đại. Các phiên đấu giá được tổ chức và tỉ lệ đấu giá thành công là 100%; 
mức giá trúng đấu giá có xu hướng tăng từ 1,63 lần đến 2,27 lần so với mức giá khởi điểm; 
mức giá sau khi trúng đấu giá có sự khác biệt và chênh lệch ở các lô và cụm lô. 
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, công tác đấu giá cũng tồn tại một số hạn 
chế, bao gồm: trình tự thủ tục phức tạp; hoạt động công khai, quảng cáo các dự án chưa hiệu 
quả; tình trạng đầu cơ đất đai; tình trạng tự điều chỉnh quy hoạch và xây dựng không đúng quy 
hoạch; lấn, chiếm đất, làm giảm phần diện tích đất công cộng sau khi trúng đấu giá; tồn tại 
tình trạng thông thầu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Dương Thị Thu Hà, & Lê Ngọc Phương Quý. (2018). Dương Thị Thu Hà, Lê Ngọc Phương Quý, (2018). 
Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai. Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. 
Đinh Văn Hải, & Vũ Sỹ Cường. (2014). Giáo trình Quy hoạch và Quản lý đất đai. Hà Nội: NXB Tài 
chính. 
Nguyễn Ngọc Điện. (2013). Đấu giá quyền sử dụng đất và kiến nghị cụ thể đối với dự thảo sửa đổi, bổ 
sung Luật Đất đai . Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 14, 20-25. 
Nguyễn Thị Nhật Linh, & Lê Hữu Ngọc Thanh. (2018). Bài giảng Bồi thường giải phóng mặt bằng. 
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. 
Vũ Văn Phúc. (2013). Những vấn đề về sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn hiện nay. 
NXB Chính trị - Quốc gia. 
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(2) - 2018 
682 
RESEARCH ON THE STATUS OF AUCTIONING LAND USE RIGHTS 
OF SOME PROJECTS IN THUA THIEN HUE PROVINCE 
Duong Thi Thu Ha1, Nguyen Thi Nhat Linh1, Le Huu Ngoc Thanh1, 
Hoang The Tien2, Vo Le Thuy Tien3, Dinh Thi Tham4 
1Hue University – University of Agriculture and Forestry; 
2People's Committee of Phuoc Vinh Ward, Hue City; 
3Apec Land Hue Joint Stock Company; 4Binh Thuan Community College 
Contact email: duongthithuha@huaf.edu.vn 
ABSTRACT 
This study aims to assess the current situation of auctioning land use rights of some projects in 
Thua Thien Hue province, from that proposes the solutions to improve the effectiveness of auctioning 
land use rights in the study area. The survey results, analysis and data processing of 4 land use rights 
auction projects in the period 2016-2017 showed that the auction was successful 83/83 land plots, 
accounting for 100%; the winning prices of the land use right value auctions tends to increase from 1.63 
times to 2.27 times the starting price; the winning prices of the land use right value auctions is different 
and the difference in land plots and blocks. In addition to the positive effects, the auction of land use 
rights also has some limitations, including: administrative procedures remain a big barrier to auction on 
land use rights; advertisement service of auction on land use rights of some project have not achieved 
high efficiency; the status of land speculation, individual investors buy houses and land not for the 
purpose of accommodation or rental but with the intention of quickly reselling them for profit; violating 
regulations on construction planning and land use plannings and/or plans already publicized; 
encroaching upon land, using land not for the right purposes; the investors held a majority of 
transactions in the market, making land and house prices increase and reducing supply for people 
seeking to buy homes to live in. 
Key words: Project, auction, planning, land use right. 
Received: 29th March 2018 Reviewed: 17th May 2018 Accepted: 30th May 2018 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cong_tac_dau_gia_quyen_su_dung_dat_cua_mot_so_du.pdf