Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị Co.op mart khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị

Co.op Mart khu vực TP. Hồ Chí Minh‛ kết hợp giữa 2 phương pháp định tính và định lượng. Kết quả

nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi

mua sắm tại siêu thị Co.op Mart gồm: Mối quan tâm đến môi trường; Cảm nhận tính hiệu quả; Áp

lực xã hội; Thói quen tiêu dùng; Tính tập thể; Ý định giảm sử dụng. Thông qua nghiên cứu nhóm tác

giả cũng đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng

khi mua sắm tại hệ thống các siêu thị Co.op Mart. Nghiên cứu này cũng có một số đóng góp nhất

định về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến quyết định giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng.

Tuy nhiên, cũng như nhiều nghiên cứu trước đây công trình nghiên cứu còn một số hạn chế cần

được nghiên cứu thêm và làm rõ trong các nghiên cứu tiếp theo.

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị Co.op mart khu vực thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị Co.op mart khu vực thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị Co.op mart khu vực thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị Co.op mart khu vực thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị Co.op mart khu vực thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị Co.op mart khu vực thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị Co.op mart khu vực thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 7700
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị Co.op mart khu vực thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị Co.op mart khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị Co.op mart khu vực thành phố Hồ Chí Minh
1814 
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI 
GIẢM SỬ DỤNG TÚI NHỰA CỦA KHÁCH HÀNG KHI 
ĐI SIÊU THỊ CO.OP MART KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH 
Nguyễn Thị Hương, Huỳnh Nguyễn Thùy Trang, 
Nguyễn Thị Thanh Tuyến 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Nguyễn Ti n Thành 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị 
Co.op Mart khu vực TP. Hồ Chí Minh‛ kết hợp giữa 2 phương pháp định tính và định lượng. Kết quả 
nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi 
mua sắm tại siêu thị Co.op Mart gồm: Mối quan tâm đến môi trường; Cảm nhận tính hiệu quả; Áp 
lực xã hội; Thói quen tiêu dùng; Tính tập thể; Ý định giảm sử dụng. Thông qua nghiên cứu nhóm tác 
giả cũng đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng 
khi mua sắm tại hệ thống các siêu thị Co.op Mart. Nghiên cứu này cũng có một số đóng góp nhất 
định về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến quyết định giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng. 
Tuy nhiên, cũng như nhiều nghiên cứu trước đây công trình nghiên cứu còn một số hạn chế cần 
được nghiên cứu thêm và làm rõ trong các nghiên cứu tiếp theo. 
Từ khóa: Co.op mart, môi trường, siêu thị, tiêu dùng xanh, túi nhựa. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 
Trong thời đại tiêu dùng nổi lên từ vài thập niên qua, mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của người 
tiêu dùng đã tăng lên, dẫn đến cạn kiệt tự nhiên tài nguyên và thiệt hại nghiêm trọng cho môi 
trường. Con người phải đối mặt với rất nhiều loại rác thải và ô nhiễm nhựa. Việt Nam là một trong 
10 quốc gia quản lý rác thải nhựa kém hiệu quả nhất thế giới, là một trong 5 nước châu Á phát sinh 
nhiều nhựa nhất. Báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2018, Việt Nam xếp thứ 17 trên 109 quốc gia có 
mức độ ô nhiễm do rác thải nhựa lớn trên thế giới. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên ” Môi trường Võ 
Tuấn Nhân, lượng chất thải nhựa và túi ni-lông ở Việt Nam hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8 
” 12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Chính vì những lý do đó, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài 
‚Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị 
Co.op Mart khu vực TP. Hồ Chí Minh‛ 
1815 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 
Một là, đề xuất các phương hướng, giải pháp cụ thể về việc hạn chế sự xuất hiện của các túi ni-
lông, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thực hiện chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam 
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế xanh. 
Hai là, kết quả sẽ có khả năng truyền cảm hứng cho các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này cũng 
như các chính sách để giảm chất thải túi nhựa từ đó góp phần cải thiện sức khỏe và môi trường của 
người dân. 
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
Đối tượng của đề tài nghiên cứu là khách hàng khi đi siêu thị Co.op Mart khu vực Tp. Hồ Chí Minh. 
Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, được giới hạn tại các hệ thống siêu thị Co.op Mart trên địa bàn 
Tp. Hồ Chí Minh. Về thời gian khảo sát, thu thập và xử lý dữ liệu diễn ra từ tháng 03 đến tháng 04. 
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu 
Thông tin thứ cấp: Được thu thập từ các nguồn: báo, tạp chí, website, các số liệu báo cáo công khai 
và quá trình khảo sát các siêu thị Co.op Mart khu vực Tp. Hồ Chí Minh. 
Thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi từ khách hàng từng mưa sắm 
tại các siêu thị Co.op Mart khu vực Tp. Hồ Chí Minh bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi 
giảm sử dụng túi nhựa của người tiêu dùng, thông tin về cảm nhận của khách hàng đối với các yếu 
tố đó và các thông tin về nhân khẩu của đối tượng phỏng vấn. 
2.2 Phương pháp nghiên cứu 
Đề tài sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng 
2.3 Nghiên cứu định tính 
Quá trình nghiên cứu định tính được thực hiện chủ yếu bằng việc nghiên cứu các mô hình tiền 
nhiệm và kế thừa mô hình của những nhà khoa học trên thế giới. 
2.4 Nghiên cứu định lượng 
Nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng cách khảo sát thông qua bảng câu hỏi khảo sát đối 
với khách hàng thuộc hệ thống siêu thị Co.op Mart khu vực Tp. Hồ Chí Minh với số mẫu là 310 để 
kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. 
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất 
Trên cơ sở lý thuyết về tiêu dùng xanh, hành vi người tiêu dùng, lý thuyết ra quyết định, lý thuyết về 
đạo đức doanh nghiệp với khách hàng, kết hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu 
này đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi 
mua sắm tại chuỗi siêu thị Co.op Mart gồm: Nhận thức về môi trường và túi nhựa; Mối quan tâm 
1816 
đến môi trường; Quan tâm đến sức khỏe; Cảm nhận tính hiệu quả; Áp lực xã hội; Thói quen tiêu 
dùng; Tính tập thể; Ý định giảm sử dụng túi nhựa. 
2.6 Quy trình nghiên cứu 
Bước 1: Tổng quan lý thuyết. 
Bước 2: Phương pháp nghiên cứu. 
Bước 3: Nghiên cứu định tính. 
Bước 4: Nghiên cứu định lượng. 
Bước 5: Hàm ý quản trị. 
3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
3.1 Lý thuyết về tiêu dùng xanh 
[1] Hành vi mua hàng xanh đề cập đến việc mua các sản phẩm thân thiện với môi trường và tránh 
các sản phẩm gây hại cho môi trường. Mua xanh thường được đo là ý định và hành vi mua xanh. 
[2] Ý định mua hàng xanh đề cập đến người tiêu dùng sẵn sàng mua sản phẩm xanh. Ý định nắm 
bắt các yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến hành vi mua hàng xanh của người tiêu dùng. Theo 
Alfredsson (2004) giải thích rằng, mua sản phẩm thân thiện với môi trường, tiêu dùng xanh liên 
quan đến những chỉ số khoa học về sử dụng năng lượng và thải khí CO2. Theo báo cáo thống kê 
thường niên về mua sắm của Liên hợp quốc 2008 thì tiêu dùng xanh đuợc hiểu là quá trình lựa 
chọn các sản phẩm và dịch vụ có ít tác động xấu lên môi trường. [3] Tuy nhiên, tiêu dùng xanh 
không chỉ liên quan đến việc người tiêu dùng không dùng hàng hóa gây tổn hại đến môi trường tự 
nhiên, mà còn quyết định mua các sản phẩm thân thiện, tái chế. Hành vi mua hàng xanh đại diện 
cho một hình thức phức tạp của hành vi ra quyết định đạo đức và được coi là một loại hành vi có 
trách nhiệm xã hội. 
3.2 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng 
Theo AMA, thì hành vi người tiêu dùng là sự tương tác không ngừng biến đổi giữa sự ảnh hưởng và 
nhận thức, hành vi và các yếu tố môi trường thông qua đó con người thực hiện hành vi trao đổi 
(American marketing association ” Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ). 
[4] Quan điểm về hành vi của người tiêu dùng rộng hơn so với quan điểm tuyền thống, vốn tập 
trung hẹp hơn vào người mua và các tiền đề và hậu quả ngay lập tức của quá trình mua hàng. 
[5] Tóm lại, có thể thấy hành vi người tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp đến 
quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng và loại bỏ sản phẩm / dịch vụ. Bao gồm cả 
quy trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành đồng trên. 
3.3 Lý thuyết ra quyết định 
[6] Ra quyết định là một phần rất quan trọng của một tổ chức, ra quyết định thường được định 
nghĩa là một quá trình hoặc chuỗi các hoạt động liên quan đến các giai đoạn nhận biết vấn đề, tìm 
1817 
kiếm thông tin, định nghĩa các lựa chọn thay thế và lựa chọn một tác nhân của một trong hai hoặc 
nhiều lựa chọn thay thế phù hợp với các ưu tiên được xếp hạng. 
Lý thuyết quyết định tập hợp tâm lý học, thống kê, triết học và toán học để phân tích quá trình ra 
quyết định. Ra quyết định thường được định nghĩa là một quá trình hoặc chuỗi các hoạt động liên 
quan đến các giai đoạn nhận biết vấn đề, tìm kiếm thông tin, định nghĩa các lựa chọn thay thế và 
lựa chọn một tác nhân của một trong hai hoặc nhiều lựa chọn thay thế phù hợp với các ưu tiên 
được xếp hạng. 
3.4 Lý thuyết về đạo đức doanh nghiệp với khách hàng 
Để một doanh nghiệp thành công và tồn tại được lâu thì điều quan trọng nhất là phải có khách 
hàng. Đạo đức doanh nghiệp với khách hàng được thể hiện bằng niềm tin của khách hàng cho 
dù doanh nghiệp của bạn có tăng giá cao hơn hay thay đổi bất kì dịch vụ nhỏ nào. Đạo đức 
doanh nghiệp với khách hàng cải thiện chất lượng dịch vụ và thúc đẩy các mối quan hệ một cách 
tích cực hơn. 
[7] Đạo đức doanh nghiệp với khách hàng là sự lựa chọn mà các doanh nghiệp đưa ra và một 
trong đó sẽ đạt được những thành tựu lớn cho doanh nghiệp trong thời gian dài. Các doanh nghiệp 
nếu bỏ qua tầm quan trọng của đạo đức doanh nghiệp với khách hàng sẽ không tồn tại được lâu 
dài. Đưa ra các quyết định phi đạo đức để mang lại lợi nhuận trong thời gian ngắn, chắc chắn luôn 
luôn phản tác dụng trong thời gian dài dẫn đến sự sụp đổ và tan rã của doanh nghiệp. 
4 KẾT QUẢ 
Sau khi đo lường sự tin cậy của các nhân tố thông qua Cronbach’s Alpha, kết quả nghiên cứu cho 
thấy, tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy với α > 0.600 và có hệ số tương quan biến tổng > 
0.300. Như vậy, tất cả các biến quan sát đều đáp ứng độ tin cậy thang đo và sẽ được sử dụng 
trong phần phân tích nhân tố khám phá (EFA). 
Qua 5 lần chạy EFA lần lượt loại các biến TT1, SK3, CN5, YD1, YD4 có chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 
0.300 nên bị loại. Ở lần phân tích EFA lần 6 (lần cuối) cho thấy KMO đạt 0.894 (0.500 < KMO < 1), 
chứng tỏ các biến tác giả đưa vào phân tích nhân tố là có ý nghĩa và mô hình phân tích phù hợp với 
các giả thuyết đã đề ra. Sau khi đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy 
biến độc lập X1 có Sig.= .237 > α = 0.05 (độ tin cậy 95%) không có sự tác động lên biến phụ thuộc 
do đó X1 không phù hợp để bảo vệ giả thuyết đưa ra. Như vậy mô hình còn lại 7 biến quan sát. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị hệ số tương quan là 0.745>0.500. Đây là mô hình thích hợp để 
sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc hành vi giảm sử dụng túi nhựa và các biến độc 
lập. Ngoài ra, giá trị hệ số R2 là 0.555, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với 
dữ liệu đạt 55.5%. 
Từ thông số thống kê mô hình hồi quy. Sau khi tiến hành phân tích định lượng bằng phần mềm 
SPSS 20.0. Thu được kết quả như sau: 
Y = 0.140*X2 + 0.123*X3 + 0.141*X4 + 0.106*X5 + 0.187*X6 + 0.203*X7 + 0.148*X8 
1818 
Hành vi giảm sử dụng túi nhựa của khách hàng khi đi siêu thị Co.op Mart khu vực Tp. Hồ Chí Minh 
= 0.140*Mối quan tâm đến môi trường + 0.123*Quan tâm đến sức khỏe + 0.141*Cảm nhận tính hiệu 
quả + 0.106*Áp lực xã hội + 0.187*Thói quen tiêu dùng + 0.203*Tính tập thể + 0.148*Ý định giảm sử 
dụng túi nhựa 
Ý nghĩa của mô hình: 
Tất cả các biến độc lập đều có giá trị Sig < 0.05 nên có ý nghĩa giải thích cho Y. 
Trong điều kiện các yếu tố khác trong mô hình được cố định, các yếu tố X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8 
tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng của khách hàng sẽ tăng lên lần lượt 0.140, 0.123, 0.141, 0.106, 0.187, 
0.203, 0.148 đơn vị. 
5 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG NHẰM 
NÂNG CAO HÀNH VI GIẢM SỬ DỤNG TÚI NHỰA CỦA KHÁCH HÀNG KHI ĐI 
MUA SẮM 
5.1 Triển v ng từ phía Nhà nước 
Nhiều văn bản, Luật, Nghị định, Quyết định được Nhà nước thông qua để ưu đãi, hỗ trợ các hoạt 
động bảo vệ môi trường, ưu đãi về thuế, phí, hỗ trợ chi phí đầu vào, hỗ trợ về giá... cho các tổ chức, 
cá nhân thực hiện dự án đầu tư, đề án, chương trình nghiên cứu mà có nhiều hoạt động bảo vệ 
môi trường. 
Chiến lược đặt ra mục tiêu chung là tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế cac-bon thấp, củng cố 
cho tiến trình xây dựng nền kinh tế xanh. Làm giàu vốn tự nhiên, giảm phát thải và tăng khả năng 
hấp thụ khí nhà kính. Tạo cơ hội cho sự gặp nhau giữa nhu cầu của nhà sản xuất, người tiêu dùng 
và Nhà nước trong mục tiêu hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững. 
Định hướng phát triển các ngành Kinh tế Xanh với việc sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu và năng 
lượng, bảo tồn và gia tăng giá trị vốn tự nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống. 
5.2 Triển v ng từ phía các doanh nghiệp 
Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ tại Việt Nam cần nắm bắt tốt sự thay đổi để có phương thức 
thu mua, phân phối sản phẩm thân thiện môi trường. 
Đóng gói sản phẩm bằng những vật liệu thân thiện môi trường phù hợp với xu hướng sống xanh. 
5.3 Triển v ng từ phía người tiêu dùng 
Các công ty nên đảm bảo, công bố rõ rằng những lợi ích môi trường của sản phẩm và dịch vụ của 
mình. 
Các chủ trương, chính sách, chương trình hành động về tiêu dùng xanh được phát triển ở nhiều địa 
phương trên cả nước, bước đầu đã đạt những kết quả tốt, thu hút đông đảo người dân tham gia. 
Người tiêu dùng đặt niềm tin vào các mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm rõ 
ràng. 
1819 
6 KIẾN NGHỊ 
6.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể. 
Khuyến khích và hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức môi trường trong việc phát động các 
chương trình marketing xanh. Các nhà tiếp thị nên chú ý nhiều hơn đến người tiêu dùng nữ khi thực 
hiện các chiến lược tiếp thị, bởi vì việc quảng cáo các sản phẩm xanh đến phụ nữ sẽ dễ dàng và 
hiệu quả hơn so với nam giới. 
Xây dựng khuôn khổ chính thức đánh thuế sử dụng túi nhựa ni-lông. Nhà nước nên có chính sách 
hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp. Sử dụng các công cụ kinh tế, tranh thủ nguồn hỗ trợ FDI, ODA, 
khuyến khích hợp tác, liên doanh, liên kết với nước ngoài để phát triển công nghệ, kỹ thuật cho các 
dự án xây dựng và phát triển mạng lưới, chuỗi cung ứng xanh. Cần hoàn thiện các mục tiêu quốc 
gia về phát triển kinh tế bền vững, trong đó tiêu dùng xanh được xem xét là một trong những yếu tố 
cơ sở then chốt. 
Thành lập trung tâm tư vấn và hệ thống cơ sở dữ liệu về các vấn đề liên quan đến sản phẩm thân 
thiện với môi trường để trực tiếp tư vấn cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng. 
6.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp 
Có các sản phẩm thay thế và phải có giá thành rẻ hơn túi nhựa. 
Tuyên truyền đến khách hàng bằng cách đọc loa tại siêu thị, thông qua bao bì sản phẩm, sử dụng 
hình ảnh người nổi tiếng để tuyên truyền, khuyến khích khách hàng dùng túi môi trường hoặc giỏ đi 
chợ, và hạn chế tối đa các vật dụng sử dụng một lần trong việc mua sắm sinh hoạt trong gia 
đ nh hàng ngày. 
Doanh nghiệp cần xác định rõ phân khúc người tiêu dùng tiềm năng ứng với mỗi sản phẩm, từ đó 
có chiến lược phù hợp. 
Xây dựng một doanh nghiệp mang thương hiệu xanh uy tín với các sản phẩm thân thiện với môi 
trường. 
Tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. 
6.3 Kiến nghị từ phía người tiêu dùng 
Nâng cao ý thức trách nhiệm, nhận thức trong việc bảo vệ môi trường bằng việc tìm hiểu kỹ thông 
tin, thường xuyên cập nhật tình hình về các thay đổi của môi trường trước khi ra quyết định mua, 
cũng như tiêu dùng sản phẩm. Ngoài ra tham gia phát động các phong trào, hành động vì môi 
trường. Thay đổi thói quen sử dụng túi nhựa sang túi cá nhân, túi thân thiện với môi trường. 
Người tiêu dùng nên lập và mở rộng tham gia hiệp hội bảo vệ môi trường bên cạnh bảo vệ người 
tiêu dùng, tạo điều kiện cho các ban ngành liên quan có thể tổ chức các sự kiện kết nối cộng đồng. 
1820 
7 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Thời gian và phạm vi nghiên cứu chỉ tập 
trung khảo sát người dân ở TP. Hồ Chí Minh, nên số lượng mẫu khảo sát chưa mang tính khái quát 
cao, thời gian nghiên cứu có hạn nên nhóm tác giả chỉ nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến 
quyết định giảm sử dụng túi nhựa theo hiểu biết của mình trong một phạm vi nhỏ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Chan, R.Y.K. (2001) ‚Determinants of Chinese consumers’ green purchase behavior, 
Psychology & Marketing‛ pp 389”413. 
[2] David L. Mothersbaugh, Delbert I. Hawkins (2015) ‚Consumer Behavior Building Marketing 
Strategy 2015‛. 
[3] Emily Newman (2014) ‚Importance of Ethics in Customer Dealings‛. 
[4] Herbert A. Simon (1948) ‚Theories of Decision-Making in Economics and Behavioral Science‛. 
[5] James F. Engel, Roger D. Blackwell, Paul W. Miniard (1993) ‚Consumer Behavior‛. 
[6] Moisander J. 2007 ‚Motivational complexity of green consumerism. International Journal of 
Consumer Studies‛ pp 404”409. 
[7] Ramayah, T. lee, J. WC, and Mohamah, O. (2010) ‚Green product purchase intention: Some 
insights from a developing country‛, Conservation and recycling, pp 1419-1427. 
[8] Vũ Anh Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Ánh và Nguyễn Thu Huyền (2012), ‚Kiểm định các yếu tố ảnh 
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh‛, Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 76s tr. 30. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_tac_dong_den_hanh_vi_giam_su_dung_tui.pdf