Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác doanh nghiệp - cơ sở giáo dục Đại học

Việt Nam đang bước vào thời kì Cách mạng công nghiệp 4.0, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh

nghiệp (DN). Để thành công trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các DN phải thích ứng nhanh chóng.

Nhu cầu đổi mới sáng tạo của DN khiến động cơ phát triển hoạt động nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ tại

DN tăng cao. Một trong những phương pháp giúp DN mới nhất và với chi phí hợp lí nhất là hợp tác với cơ sở giáo

dục đại học (ĐH). Ngoài việc có được các thành tựu khoa học công nghệ, mối quan hệ hợp tác còn giúp DN nhiều

lợi ích khác như nguồn nhân lực, danh tiếng Điều này đặc biệt cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh

tế, thực hiện thắng lợi công cuộc CNH, HĐH đất nước của chúng ta hiện nay.

Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức được những lợi ích của việc phát triển mô

hình hợp tác ĐH - DN, từ đó phát triển mạnh hình thức hợp tác này và thu được những kết quả đáng kể. Theo số liệu

từ Cơ quan Sáng chế Israel thì hoạt động nghiên cứu và phát triển ở Israel chủ yếu diễn ra tại 7 trường ĐH và hàng

chục viện nghiên cứu cũng như hàng trăm DN trên cả nước. Hầu hết những kết quả nghiên cứu có thể xuất bản được

tại Israel đều tiến hành ở các trường ĐH. Chính phủ Israel đã có nhiều hành động thúc đẩy mối quan hệ giữa DN và

trường ĐH, đặc biệt trong những chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) mang tính thương mại. Tại Australia,

việc hợp tác giữa các trường ĐH và DN từ lâu đã được quan niệm không chỉ là công việc cần thiết mà còn vô cùng

quan trọng, được coi là “khớp nối ý thức”. Việc hợp tác đem lại lợi ích cho nhiều bên, bao gồm cả các sinh viên. Hợp

tác và gắn kết giữa các trường ĐH và DN đã và đang trở thành xu thế chung trên toàn thế giới.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác với cơ sở giáo dục ĐH để

có thể đưa ra các giải pháp giúp các DN tận dụng được nguồn lực khoa học - công nghệ là việc làm cần thiết. Nghiên

cứu nhằm đạt được 3 mục tiêu cụ thể sau: (1) Xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới

mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác với cơ sở giáo dục ĐH trong các DN Việt Nam; (2) Thông qua kết quả chạy mô

hình hồi quy, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác và trả lời câu hỏi: Các yếu tố ảnh

hưởng như thế nào đến mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác?; (3) Dựa vào các kết quả điều tra và chạy mô hình đề xuất

các giải pháp nhằm nâng cao mức độ sẵn sàng hợp tác cho các DN Việt Nam.

2. Kế

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác doanh nghiệp - cơ sở giáo dục Đại học trang 1

Trang 1

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác doanh nghiệp - cơ sở giáo dục Đại học trang 2

Trang 2

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác doanh nghiệp - cơ sở giáo dục Đại học trang 3

Trang 3

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác doanh nghiệp - cơ sở giáo dục Đại học trang 4

Trang 4

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác doanh nghiệp - cơ sở giáo dục Đại học trang 5

Trang 5

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác doanh nghiệp - cơ sở giáo dục Đại học trang 6

Trang 6

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác doanh nghiệp - cơ sở giáo dục Đại học trang 7

Trang 7

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác doanh nghiệp - cơ sở giáo dục Đại học trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 03/01/2022 9440
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác doanh nghiệp - cơ sở giáo dục Đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác doanh nghiệp - cơ sở giáo dục Đại học

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác doanh nghiệp - cơ sở giáo dục Đại học
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 1-8 ISSN: 2354-0753 
1 
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 
TỚI MỨC ĐỘ SẴN SÀNG THAM GIA HỢP TÁC 
DOANH NGHIỆP - CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
Trần Thị Kim Anh+, 
Trần Tú Uyên 
Trường Đại học Ngoại thương 
+Tác giả liên hệ ● Email: uyentt@ftu.edu.vn 
Article History 
Received: 28/8/2020 
Accepted: 16/9/2020 
Published: 05/11/2020 
Keywords 
readiness, business-
university corporation, 
regression model, 
educational institutions. 
ABSTRACT 
While developed countries have been aware of the important role and built 
successful models of Business-University corporation, in Vietnam, this 
corporation has not been paid enough attention to and not yet implemented. 
For the purpose of improving the situation, this study developed a model of 
factors that affect the readiness to participate in Business-University 
corporation of Vietnamese companies. Two factors that affect the readiness 
to participate in Business-University corporation has been found out by 
Regression Model with SPSS. Basing on the research results, some solutions 
can be offered in order to enhance the readiness of companies. 
1. Mở đầu 
Việt Nam đang bước vào thời kì Cách mạng công nghiệp 4.0, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh 
nghiệp (DN). Để thành công trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các DN phải thích ứng nhanh chóng. 
Nhu cầu đổi mới sáng tạo của DN khiến động cơ phát triển hoạt động nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ tại 
DN tăng cao. Một trong những phương pháp giúp DN mới nhất và với chi phí hợp lí nhất là hợp tác với cơ sở giáo 
dục đại học (ĐH). Ngoài việc có được các thành tựu khoa học công nghệ, mối quan hệ hợp tác còn giúp DN nhiều 
lợi ích khác như nguồn nhân lực, danh tiếng Điều này đặc biệt cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh 
tế, thực hiện thắng lợi công cuộc CNH, HĐH đất nước của chúng ta hiện nay. 
Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức được những lợi ích của việc phát triển mô 
hình hợp tác ĐH - DN, từ đó phát triển mạnh hình thức hợp tác này và thu được những kết quả đáng kể. Theo số liệu 
từ Cơ quan Sáng chế Israel thì hoạt động nghiên cứu và phát triển ở Israel chủ yếu diễn ra tại 7 trường ĐH và hàng 
chục viện nghiên cứu cũng như hàng trăm DN trên cả nước. Hầu hết những kết quả nghiên cứu có thể xuất bản được 
tại Israel đều tiến hành ở các trường ĐH. Chính phủ Israel đã có nhiều hành động thúc đẩy mối quan hệ giữa DN và 
trường ĐH, đặc biệt trong những chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) mang tính thương mại. Tại Australia, 
việc hợp tác giữa các trường ĐH và DN từ lâu đã được quan niệm không chỉ là công việc cần thiết mà còn vô cùng 
quan trọng, được coi là “khớp nối ý thức”. Việc hợp tác đem lại lợi ích cho nhiều bên, bao gồm cả các sinh viên. Hợp 
tác và gắn kết giữa các trường ĐH và DN đã và đang trở thành xu thế chung trên toàn thế giới. 
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác với cơ sở giáo dục ĐH để 
có thể đưa ra các giải pháp giúp các DN tận dụng được nguồn lực khoa học - công nghệ là việc làm cần thiết. Nghiên 
cứu nhằm đạt được 3 mục tiêu cụ thể sau: (1) Xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới 
mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác với cơ sở giáo dục ĐH trong các DN Việt Nam; (2) Thông qua kết quả chạy mô 
hình hồi quy, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác và trả lời câu hỏi: Các yếu tố ảnh 
hưởng như thế nào đến mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác?; (3) Dựa vào các kết quả điều tra và chạy mô hình đề xuất 
các giải pháp nhằm nâng cao mức độ sẵn sàng hợp tác cho các DN Việt Nam. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 
Đến nay đã có nhiều tài liệu cũng như công trình nghiên cứu về hợp tác giữa trường ĐH và DN tại nhiều quốc 
gia trên thế giới (bảng 1). Các nghiên cứu chủ yếu giải quyết hai vấn đề: (1) Xác định các hình thức liên kết; (2) Xác 
định các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết, mặc dù vấn đề thứ hai được ít đề cập. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 1-8 ISSN: 2354-0753 
2 
Bảng 1. Tổng hợp các nghiên cứu về hợp tác giữa trường ĐH và DN trên thế giới 
Nghiên cứu Quan điểm 
Etzkowitz & 
Leydesdorff (2000) 
Mô hình Triple Helix mô tả mối quan hệ tương tác giữa 3 bên là Trường ĐH - DN - 
Chính phủ. Mô hình là một khối gồm 3 bên chồng lấp lên nhau, vừa có sự riêng biệt, 
lại vừa đảm nhận vai trò và hoạt động của nhau. 
Peters & Fusfeld (1982) 
Có 2 nhóm hình thức liên kết là chính tắc và không chính tắc với tiêu chí phân loại bao 
gồm thời gian thực hiện hoạt động, nỗ lực giữa các bên, hướng tương tác đa chiều hay 
từ một phía. 
Howells (1986) 
Có 2 hình thức liên kết là: (1) Các hoạt động của DN thực hiện bởi trường ĐH và (2) 
Các hoạt động của trường ĐH thực hiện tại DN. 
Geisler và Rubenstein 
(1989) 
4 nhóm hình thức: (1) Các hoạt động từ DN, (2) Các hoạt động dưới hình ... i liên quan đến những yếu tố đã đề cập để khảo sát thực 
tế tại Việt Nam (xem bảng 2). 
Bảng 2. Câu hỏi khảo sát các yếu tố tác động tới mô hình hợp tác khoa học công nghệ 
giữa cơ sở giáo dục ĐH với DN - góc nhìn từ phía DN 
Nhận thức về lợi ích của sự hợp tác 1 2 3 4 5 
1 Tiếp cận được chuyên gia là giảng viên các trường ĐH 
2 
Hợp tác giúp DN tiếp cận được thông tin cần thiết và kiến thức liên quan đến 
khoa học và công nghệ mới 
3 Sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài nguyên của trường 
4 Giảm thiểu rủi ro và chi phí cho hoạt động R&D 
5 Nâng cao danh tiếng, uy tín và hình ảnh của DN 
6 Dễ dàng tìm kiếm, tuyển dụng sinh viên chất lượng cao 
Cảm nhận của DN về cơ sở giáo dục ĐH 
7 
DN không tin tưởng vào trình độ, cơ sở vật chất, kiến thức, chương trình đào 
tạo của trường ĐH 
8 DN chưa biết nhiều về các hoạt động và thông tin của trường ĐH 
Động lực của sự hợp tác 
9 DN có mối quan hệ sâu sắc và các cam kết hợp tác với trường ĐH 
Mức độ sẵn 
sàng tham 
gia hợp tác
Nhận thức 
về lợi ích
Động lực
Rào cản
Cảm 
nhận
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 1-8 ISSN: 2354-0753 
5 
10 
Hỗ trợ từ chính phủ hoặc sự dễ dàng về mặt thủ tục pháp lí giúp thúc đẩy sự 
hợp tác 
Rào cản của sự hợp tác 
11 DN e dè do sự khác biệt về văn hóa, cấu trúc tổ chức của trường ĐH và DN 
12 Nguồn lực/Chi phí hợp tác của DN còn hạn chế 
13 Vị trí địa lí của trường ĐH & DN gây khó cho việc hợp tác 
Hình thức hợp tác giữa cơ sở giáo dục ĐH - DN 
14 
Cùng tham gia hợp tác nghiên cứu với trường ĐH (ví dụ: đóng góp nhân lực/ 
tài trợ trang thiết bị/vốn) 
15 
Đặt hàng theo hợp đồng nghiên cứu, thương mại hóa kết quả nghiên cứu của 
trường ĐH (ví dụ: DN sử dụng các bằng phát minh sáng chế từ kết quả nghiên 
cứu trong trường) 
16 
Cùng phối hợp với trường ĐH để tổ chức chương trình thực tập và tuyển dụng 
sinh viên tốt nghiệp từ trường ĐH 
17 
Giảng viên trường ĐH trực tiếp tham gia giảng dạy, làm việc tại DN (ví dụ: tổ 
chức khóa học cho nhân viên và cán bộ DN do giảng viên từ trường ĐH giảng 
dạy) 
18 DN tham gia vào xây dựng chương trình đào tạo tại trường 
19 Xây dựng công viên khoa học hoặc vườn ươm trong trường 
20 Hỗ trợ các dự án khởi nghiệp 
(Ghi chú: 1: Rất không quan trọng; 2: Không quan trọng; 3: Không ý kiến; 4: Quan trọng; 5: Rất quan trọng) 
2.3. Thu thập số liệu 
Để thu thập số liệu, tác giả sử dụng bảng hỏi gồm 24 câu, chia thành 2 nhóm, trong đó khảo sát được tiến hành 
trong giai đoạn tháng 3/2020 đến tháng 7/2020, dưới hình thức gửi bản khảo sát in hoặc khảo sát trực tuyến tới lãnh 
đạo từ cấp trưởng phòng trở lên ở 86 DN trên phạm vi miền Bắc. 
Các câu hỏi khảo sát được chia làm 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất bao gồm 5 câu. Các câu từ 1 đến 4 nhằm tìm 
hiểu những thông tin cụ thể về công ty như loại hình, quy mô, số năm hoạt động DN, mức độ hợp tác hiện tại với 
các trường ĐH; câu số 5 khai thác đánh giá của DN liên quan tới mức độ sẵn sàng liên kết hợp tác của DN đó với 
các cơ sở giáo dục ĐH. Nhóm thứ hai (câu 6-24) được thiết kế để điều tra ý kiến của DN theo các mức độ từ Rất 
không quan trọng đến Quan trọng dựa trên quy ước như sau: (1) Rất không quan trọng, (2) Không quan trọng, 
(3) Bình thường, (4) Quan trọng, (5) Rất quan trọng. Nhóm này xem xét sự đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố 
tác động tới mô hình hợp tác khoa học - công nghệ giữa cơ sở giáo dục ĐH với DN từ góc nhìn phía DN. 
2.4. Phân tích kết quả 
Số bảng khảo sát nhận được là 58 trên tổng số 86 bảng được gửi đi (tương đương với 67%), 58 bảng đều hợp lệ. 
Trong 58 DN trả lời có 48 DN đã từng hợp tác dưới ít nhất một hình thức, trong đó có tới 30 DN hợp tác ở mức độ 
rất thấp, chỉ có 4 DN cho biết họ rất thường xuyên tham gia vào các hoạt động hợp tác với cơ sở giáo dục ĐH. Căn 
cứ trên kết quả chạy phần mềm SPPS mối quan hệ của các yếu tố tác động tới mức độ sẵn sàng tham gia từng hình 
thức hợp được thể hiện cụ thể như sau: 
Qua kiểm định Cronbach’s Alpha, độ tin cậy của 13 biến quan sát thuộc 4 yếu tố khác nhau được đảm bảo (bảng 
3) theo các tiêu chí về hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến tổng và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến 
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 
Bảng 3. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha 
Nhóm yếu tố Số lượng biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha 
NHANTHUC 6 0,867 
CAMNHAN 2 0,734 
DONGLUC 2 0,780 
RAOCAN 3 0,746 
Thang đo được đánh giá đủ độ tin cậy để vào bước phân tích yếu tố EFA, nhằm phân tích mối tương quan giữa 
các biến và mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với yếu tố, từ đó xác định tập hợp biến cần thiết cho nghiên 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 1-8 ISSN: 2354-0753 
6 
cứu. Sau phân tích yếu tố EFA với nhiều lần loại biến không thỏa mãn, chỉ còn 2 yếu tố nhận thức về lợi ích và rào 
cản được giữ lại. Kết quả phân tích yếu tố và bảng ma trận xoay được trình bày ở bảng 4 và bảng 5. 
Bảng 4. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett phân tích yếu tố 
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,737 
Bartlett's Test of Sphericity 
Approx. Chi-Square 130,568 
Df 15 
Sig. 0,000 
Bảng 5. Bảng ma trận xoay các yếu tố 
Biến 1 2 
NHANTHUC6 0,886 
NHANTHUC1 0,771 
NHANTHUC2 0,765 
NHANTHUC5 0,759 
RAOCAN3 0,861 
RAOCAN1 0,849 
Qua phân tích Pearson, hai nhóm yếu tố trên được chứng minh có mối tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc 
Y và đủ điều kiện để đưa vào phân tích hồi quy (bảng 6). 
Bảng 6. Tương quan giữa biến độc lập Y với biến phụ thuộc 
 NHANTHUC RAOCAN Y1 
NHANTHUC Tương quan Pearson 1 
Mức ý nghĩa 2 phía 
RAOCAN Tương quan Pearson 0,405** 1 
Mức ý nghĩa 2 phía 0,002 
Y Tương quan Pearson 0,396** -0,391** 1 
Mức ý nghĩa 2 phía 0,002 0,002 
**. Tương quan đáng kể ở mức ý nghĩa 0,01 (2 phía). 
Sau khi chạy phần mềm SPSS, tác giả có bảng thông số trong phương trình hồi quy dưới đây (bảng 7): 
Bảng 7. Các thông số trong phương trình hồi quy 
Mô hình 
Hệ số chưa chuẩn hoá Hệ số chuẩn hoá 
Beta 
Giá trị t 
Mức ý 
nghĩa 
Đa cộng tuyến 
B Sai số chuẩn Độ chấp nhận VIF 
1 (Hằng số) 2,091 0,500 4,185 0,000 
 NHANTHUC 0,853 0,131 0,663 6,498 0,000 0,836 1,196 
 RAOCAN - 0,812 0,126 - 0,660 - 6,466 0,000 0,836 1,196 
a. Biến phụ thuộc: Y 
Hệ số điều chỉnh R2: 0,504 
Hai biến NHANTHUC và RAOCAN đều có sig < 5%, tức có ý nghĩa thống kê. Kết quả cũng cho thấy, không 
có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình này (do hệ số phóng đại phương sai VIF < 2). Dựa trên hệ số beta chuẩn 
hoá của kết quả phân tích hồi quy đa biến, có phương trình hồi quy: 
Y1 = 0,663*NHANTHUC - 0,660*RAOCAN + e 
Do đó, giả thuyết H1: Nhận thức về lợi ích có ảnh hưởng tích cực tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác được 
chấp nhận. Giả thuyết H4: Rào cản có ảnh hưởng tiêu cực tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác được chấp nhận. 
Nhận xét: Sau khi phân tích các số liệu trong bảng khảo sát liên quan đến sự sẵn sàng tham gia hợp tác, kết quả điều 
tra cho thấy: (1) Mức độ sẵn sàng tham gia vào các hình thức hợp tác của các DN không cao (điểm số trung bình 
2,97/5); (2) Không có bằng chứng về tác động của yếu tố Cảm nhận và Động lực lên biến phụ thuộc; (3) Yếu tố 
Nhận thức về lợi ích có tác động tích cực tới biến phụ thuộc, trong khi yếu tố Rào cản có tác động ngược chiều. Độ 
lớn của tác động của hai yếu tố lên mức độ sẵn sàng là gần bằng nhau (hệ số beta chuẩn hóa là 0,663 và -0,660 ở 
mức ý nghĩa sig. 0,000); (4) Kiểm định giả thuyết, hệ số R2 điều chỉnh ở mức khá tốt (50,4%), cho thấy sự thay đổi 
của biến phụ thuộc mức độ sẵn sàng tham gia vào hình thức hợp tác của sinh viên được giải thích khá tốt bởi các 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 1-8 ISSN: 2354-0753 
7 
biến độc lập trong mô hình, tức là không có quá nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ tham gia của sinh viên mà 
mô hình đã không tính đến hoặc bị bỏ qua. 
2.5. Kiến nghị 
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả có một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ sẵn sàng của DN trong việc 
tham gia vào các hình thức hợp tác với cơ sở giáo dục ĐH như sau: 
- Đối với Chính phủ: + Phát triển hệ thống chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ hoạt động hợp tác giữa DN và 
cơ sở giáo dục ĐH: Tăng quyền tự chủ của các trường ĐH; Khuyến khích các DN, đặc biệt là khối DN tư nhân đầu 
tư vào khoa học công nghệ và hệ thống giáo dục; + Làm “cầu nối thông tin” giữa DN và các cơ sở giáo dục ĐH 
thông qua các biện pháp như: cung cấp thông tin, tổ chức hội thảo, lập các ban chuyên trách và tư vấn. Thông qua 
đó, DN có cơ hội nhận thức nhiều và sâu hơn về các lợi ích thu thập được khi tham gia hợp tác, đồng thời giải quyết 
các khúc mắc, gỡ bỏ nhiều rào cản do sự thiếu thông tin gây ra; + Ban hành cơ chế luật pháp, tài chính riêng cho các 
hình thức hợp tác khoa học - công nghệ như trung tâm nghiên cứu, vườn ươm nhằm bảo vệ và hỗ trợ các hình 
thức này phát triển. 
- Đối với các trường ĐH: + Xây dựng cơ chế khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động hợp tác khoa học - công 
nghệ cho các bên trong trường ĐH, bao gồm lãnh đạo, giảng viên và sinh viên; + Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng 
về các DN nhằm tiếp cận tốt hơn, từ đó xúc tiến các hoạt động quảng bá nâng cao nhận thức về lợi ích; + Đa dạng 
các hình thức hợp tác DN - ĐH, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng loại DN cụ thể. 
- Đối với DN: + Thay đổi nhận thức và quan điểm về việc hợp tác với trường ĐH, dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn 
nhau và hai bên cùng có lợi. Cụ thể, cần nhìn nhận việc hợp tác này như một chiến lược của DN trong việc tìm kiếm 
cơ hội kinh doanh và đổi mới sáng tạo; + Có cơ chế, chính sách thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp, văn hóa đổi mới sáng 
tạo trong chính DN; + Duy trì liên lạc, chia sẻ thông tin với các trường ĐH. 
3. Kết luận 
Hợp tác giữa DN và cơ sở giáo dục ĐH đang trở nên cần thiết trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0. Để bắt kịp 
xu thế trên, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia mối quan hệ hợp tác từ góc nhìn DN góp 
một phần quan trọng. Thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả xây dựng được cơ sở lí 
thuyết và từ đó dựng mô hình nghiên cứu ban đầu với bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia hợp 
tác của DN: Nhận thức về lợi ích, Cảm nhận, Động lực và Rào cản, tương ứng với 4 giả thuyết. Bằng phương pháp 
nghiên cứu định lượng, cụ thể là các bước kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố EFA và hồi quy 
đa biến, hai yếu tố được xác định có tác động tới mức độ sẵn sàng tham gia vào các hình thức hợp tác là Nhận thức 
về lợi ích và Rào cản. Trong đó, yếu tố Nhận thức về lợi ích có tác động tích cực lên mức độ sẵn sàng tham gia các 
hình thức hợp tác giữa DN và cơ sở giáo dục ĐH; trong khi yếu tố Rào cản có tác động ngược chiều tới sự sẵn sàng 
của các DN. Đáng chú ý, tác động của yếu tố Rào cản lên mức độ sẵn sàng là lớn đáng kể. Kết quả trên phù hợp với 
các nghiên cứu khác đã được thực hiện cả trong và ngoài nước (Mora-Valentin, 2000; Nguyễn Quỳnh Mai, 2014; 
Hoàng Thanh Huyền và Phạm Thị Minh Thảo, 2018). Cũng từ kết quả điều tra DN, tác giả nhận thấy mức độ sẵn 
sàng của các DN được khảo sát là chưa cao. 
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty Cổ phần Đo lường Thí nghiệm 
Chính Danh qua đề tài “Nghiên cứu lựa chọn áp dụng mô hình thí điểm nhằm đẩy mạnh hợp tác khoa học công 
nghệ giữa các cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam”, thuộc Chương trình KH&CN cấp Bộ, mã số 
CT.2019.07.08. 
Tài liệu tham khảo 
Buisseret T.J. , Cameron H. (1994). Management of collaborative research: collaboration and exploitation under 
the UK's information engineering advanced technology programme. Technology Analysis & Strategic 
Management, 6:2, 215-230, DOI: 10.1080/09537329408524165. 
Davey, Todd & Baaken, Thomas & Galan-Muros, Victoria & Meerman, Arno (2011). State of European University-
Business Cooperation (UBC). 
Etzkowitz, Henry & Leydesdorff, Loet. (2000). The Dynamics of Innovation: From National Systems and “Mode 
2” to a Triple Helix of University-Industry-Government Relations. Research Policy, 29, 109-123. DOI: 
10.1016/S0048-7333(99)00055-4. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 1-8 ISSN: 2354-0753 
8 
Geisler E., Rubenstein A.H. (1989). University-Industry Relations: A Review of Major Issues. In: Link A.N., Tassey 
G. (eds) Cooperative Research and Development: The Industry-University-Government Relationship. Springer, 
Dordrecht. 
Hoàng Thanh Huyền, Phạm Thị Minh Thảo (2019). Đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới hợp tác giữa doanh nghiệp 
và trường đại học. Tạp chí Quản trị Ngân hàng và Doanh nghiệp, số 200+201, tr 76-84. 
Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 2). NXB Hồng Đức. 
Howells, J. (1986). Industry-Academic Links in Research and Innovation: A National and Regional Development 
Perspective. Regional Studies, 20, 472-476. 
Lê Công Cơ, Lê Đức Toàn, Nguyễn Thị Hạnh (2018). Mô hình gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong 
đào tạo đại học tại khu vực miền Trung, Việt Nam. NXB Thông tin và Truyền thông. 
Lopez-Martinez, R.E., Medellin, E., Scanlon, A.P. and Solleiro, J.L. (1994). Motivations and Obstacles to 
University-Industry Cooperation (UIC) : A Mexican Case. R&D Management, 24(1), 17-31. 
Martin, M., Vigdor, M., Satter, M.A., Pumwa, J., Kaynak, O., Plonsky, G.A., Tibarimbasa, A.M. and Lagujjo, E. 
eds. (2000). The Management of University-Industry Relations. Paris, IIEP, UNESCO. 
Martino, J. (1996). The Role of University Research Institutes in Technology Transfer. Industry and Higher 
Education, 10, 316-320. 
Mora-Valentin, E.M. (2000). University-Industry Cooperation: A Framework of Benefit and Analysis. Industry and 
Higher Education, 14(3), 165-172. 
Nguyễn Đức Trọng (2018). Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết giữa trường đại học kĩ thuật với doanh nghiệp tại Việt 
Nam. Luận án tiến sĩ Quản lí Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 
Nguyễn Quỳnh Mai (2014). Đánh giá liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp. Tạp chí Phát triển Khoa học và 
Công nghệ, số Quý 4/2014, tr 36-45. 
Nguyễn Thị Huyền Trân, Hà Hiền Minh, Trần Hải Phú (2017). Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định hợp tác của 
doanh nghiệp với cơ sở II, Trường Đại học Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 93, tr 
25-34. 
Nguyễn Thị Thu Hằng (2010). Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu: Một nghiên 
cứu tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ 
Chí Minh. 
Peters, L. and Fusfeld, H. (1982). Current US University-Industry Research Connections. Washington, National 
Science Foundation. 
Scott, N. (1998). Strategy for Activating University Research. Technological Forecasting and Social Change, 57, 
217-231. 
Van Dierdonck, R. and Debackere, K. (1988). Academic entrepreneurship at Belgian Universities. R&D 
Management, 18: 341-353. DOI:10.1111/j.1467-9310.1988.tb00609.x.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_toi_muc_do_san_sang_tham_gia.pdf