Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các doanh nghiệp Logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu phản ánh năng lực và chất lượng tài

chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán, doanh

nghiệp sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ đổ vỡ về tài chính. Bài viết nghiên cứu tác động của

các nhân tố đến thanh khoản của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016. Với mẫu nghiên cứu cuối

cùng là 46 doanh nghiệp, 6 nhân tố được đề xuất đưa vào mô hình bao gồm: lá chắn khấu hao,

đầu tư vốn lưu động, ROE, tỷ lệ nợ, tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định quy mô doanh nghiệp .

Với mô hình được gợi ý là mô hình tác động cố định (FEM) và kết quả nghiên cứu cho thấy,

chỉ có 4 nhân tố có tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp này đó là tỷ lệ nợ, lá

chắn khấu hao, tỷ lệ đầu tư tài sản cố định, suất sinh lợi vốn chủ sở hữu, còn lại quy mô doanh

nghiệp và tỷ lệ đầu tư vốn lưu động không có mối quan hệ tác động đến thanh khoản của các

doanh nghiệp logistics.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các doanh nghiệp Logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 1

Trang 1

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các doanh nghiệp Logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 2

Trang 2

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các doanh nghiệp Logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 3

Trang 3

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các doanh nghiệp Logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 4

Trang 4

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các doanh nghiệp Logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 5

Trang 5

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các doanh nghiệp Logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 6

Trang 6

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các doanh nghiệp Logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 7

Trang 7

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các doanh nghiệp Logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 8

Trang 8

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các doanh nghiệp Logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 9

Trang 9

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các doanh nghiệp Logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 10760
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các doanh nghiệp Logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các doanh nghiệp Logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thanh khoản của các doanh nghiệp Logistics niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
473 
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI THANH KHOẢN CỦA 
CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG 
KHOÁN VIỆT NAM 
ThS. Nguyễn Thị Hƣờng 
Khoa Kế toán Tài chính-Trƣờng Đại học Hải Phòng 
TÓM TẮT: 
Khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu phản ánh năng lực và chất lượng tài 
chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán, doanh 
nghiệp sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ đổ vỡ về tài chính. Bài viết nghiên cứu tác động của 
các nhân tố đến thanh khoản của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics niêm yết 
trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016. Với mẫu nghiên cứu cuối 
cùng là 46 doanh nghiệp, 6 nhân tố được đề xuất đưa vào mô hình bao gồm: lá chắn khấu hao, 
đầu tư vốn lưu động, ROE, tỷ lệ nợ, tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định quy mô doanh nghiệp . 
Với mô hình được gợi ý là mô hình tác động cố định (FEM) và kết quả nghiên cứu cho thấy, 
chỉ có 4 nhân tố có tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp này đó là tỷ lệ nợ, lá 
chắn khấu hao, tỷ lệ đầu tư tài sản cố định, suất sinh lợi vốn chủ sở hữu, còn lại quy mô doanh 
nghiệp và tỷ lệ đầu tư vốn lưu động không có mối quan hệ tác động đến thanh khoản của các 
doanh nghiệp logistics. 
Từ khóa: thanh khoản, doanh nghiệp logistics, thị trường chứng khoán 
STUDY ON FACTORS AFFECTINGH THE LIQUIDITY OF LOGISTICS 
COMPANIES LISTED ON VIETNAM STOCK MARKET 
Liquidity is one of the indicators reflecting the financial capacity and quality of the 
business. If the enterprise fails to meet its liquidity requirements, the enterprise will face a lot 
of financial risks. The paper examines the impact of factors on the liquidity of logistics firms 
listed on Vietnam's stock market from 2007 to 2016. With the final sample of 46 firms, The six 
factors proposed for inclusion in the model include: depreciation shield, working capital 
investment, ROE, debt ratio, investment in fixed assets size. With the model suggested as a 
fixed-effects model (FEM) and research results show that only four factors affect the liquidity 
of these enterprises is the debt-to-discount ratio depreciation, fixed asset investment, equity 
return, corporate size and working capital ratio have no relationship to the liquidity of 
logistics enterprises. 
Keywords: liquidity, logistics companies, stock market 
1. Đặt vấn đề 
Khả năng thanh toán là khả năng đảm bảo trả được các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc 
nào, nó là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa các nguồn vốn kinh tế 
và nguồn lực sẵn có. Khả năng thanh toán thường được thể hiện dưới các tỷ số thanh toán 
hiện hành, thanh toán nhanh, thanh toán tức thời, thanh toán dài hạn, thanh toán lãi vay, khả 
năng chuyển đổi của tài sản ngắn hạn ra tiền 
Đối với các doanh nghiệp nói chung, khả năng thanh khoản là hết sức cần thiết. Khi 
doanh nghiệp có khả năng thanh khoản tốt, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều lợi thế trong thương 
lượng mua hàng như được hưởng các chính sách tốt về chiết khấu, giảm giá hay trong công 
tác vận chuyển mua hàng. Khi doanh nghiệp đối mặt với một số bất trắc trong công tác điều 
hành, nếu doanh nghiệp có thanh khoản tốt thì việc giải quyết những bất trắc này cũng sẽ trở 
nên dễ dàng hơn và từ đó có thể tránh được những đổ vỡ tài chính lớn hơn. 
Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, khả năng thanh khoản lại trở nên cần thiết 
hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp có khả năng thanh khoản vượt trội sẽ là một trong những cơ 
hội giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ từ đó nâng cao năng suất, cải thiện hiệu quả 
kinh doanh tốt nhất. 
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả tập trung xem xét khả năng chuyển đổi ra 
tiền của tài sản ngắn hạn đại điện cho tính thanh khoản của các doanh nghiệp logistics niêm 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 474 
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy tỷ lệ 
giữa tiền và tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi của tài sản ngắn hạn 
hiện có ra tiền của doanh nghiệp là cao hay thấp. Chỉ tiêu này càng cao, khả năng thanh khoản 
của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. 
2. Nội dung 
2.1 Một số nghiên cứu trƣớc đây về khả năng thanh khoản 
Opler và cộng sự (1997) đã thu thập dữ liệu của các công ty niêm yết trên thị trường 
chứng khoán Mỹ trong giai đoạn 1971-1994 với tất cả 1048 công ty nhằm tìm kiếm các nhân 
tố ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản. Nhóm tác giả đã đề xuất quy mô, tài sản có tính 
lỏng/tài sản, rủi ro ngành, tỷ lệ chi phí nghiên cứu phát triển/doanh thu, giá trị thị trường/giá 
trị sổ sách, tỷ lệ vốn lưu động/tài sản, chi phí vốn/tài sản, dòng tiền/ tài sản, đòn bảy, vấn đề 
chi trả cổ tức, và mức độ tiếp cận vốn trên thị trường tài chính là các nhân tố có tác động đến 
khả năng thanh khoản. Kết quả cho thấy chỉ số giá thị trường/giá sổ sách, chi phí nghiên cứu 
và phát triển/doanh thu, tỷ lệ dòng tiền/tài sản, chi phí vốn/tài sản, rủi ro  ... như bằng 0 (như công ty vận tải xăng dầu vipco, công ty 
vận tải biển Hải Âu, công ty đầu tư phát triển dịch vụ công trình 8). Bên cạnh đó, thì cũng 
có một số công ty có mức thanh khoản khá cao như công ty cổ phần cảng dịch vụ dầu khí 
Đình Vũ, công ty cổ phần cảng Cát Lái, công ty cổ phần cảng Đồng Nai, công ty cổ phần vận 
tải Dầu khí 
Bảng 3: Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình 
Thankhoa
n TLNO 
LACHANK
H DTVLD ROE Tltscd LNTS 
Thankhoan 1.000 -0.165 -0.017 0.093 0.055 -0.013 0.038 
TLNO 1.000 -0.006 -0.695 -0.115 -0.086 0.308 
LACHANK
H 
 1.000 -0.095 -0.043 -0.099 0.071 
DTVLD 1.000 0.182 0.231 -0.194 
ROE 1.000 0.047 0.039 
Tltscd 1.000 -0.357 
LNTS 1.000 
Nguồn: Chiết xuất từ eview8 
Mức độ tương quan của các biến trong mô hình là nhỏ, thậm chí là rất nhỏ, điển hình 
như tương quan giữa biến tỷ lệ nợ (Tlno) với lá chắn khấu hao (Lachankh), hay lá chắn khấu 
hao với biến ROE Giá trị tương quan lớn nhất trong mô hình là 0,308 giữa tỷ lệ nợ (Tlno) 
và quy mô kinh doanh (Lnts), tuy nhiên giá trị này vẫn chưa vượt quá 0,8 cho thấy không tồn 
tại đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. 
Nghiên cứu thực hiện tìm kiếm mô hình hồi quy với ràng buộc về chuỗi thời gian và 
tính chất riêng của 46 doanh nghiệp. Với cấu trúc dữ liệu được thiết kế theo dạng bảng (Panel 
Data), nghiên cứu sử dụng mô hình phổ biến là mô hình tác động cố định (Fixed Effects 
Model –FEM) đã cho kết quả hồi quy như sau: 
Bảng 4: Kết quả hồi quy theo FEM 
Dependent Variable: THANKHOAN 
Method: Panel Least Squares 
Date: 11/01/17 Time: 18:34 
Sample: 2007 2016 
Tltscd 0.465 0.460 0.941 0.002 0.262 0.087 1.941 22.079 460 
LnTS 12.94 12.733 16.13 9.843 1.219 0.522 3.034 19.971 460 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
479 
Periods included: 10 
Cross-sections included: 46 
Total panel (balanced) observations: 460 
White diagonal standard errors & covariance (d.f. corrected) 
 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. 
 C 0.936137 0.302500 3.094666 0.0021 
TLNO -0.141972 0.049923 -2.843792 0.0047 
LACHANKH -0.008368 0.002651 -3.157002 0.0017 
DTVLD 0.005674 0.067135 0.084518 0.9327 
ROE -0.002886 0.000908 -3.177688 0.0016 
TLTSCD -0.272398 0.079305 -3.434806 0.0007 
LNTS -0.033179 0.023600 -1.405932 0.1605 
 Effects Specification 
 Cross-section fixed (dummy variables) 
Period fixed (dummy variables) 
 R-squared 0.575661 Mean dependent var 0.311498 
Adjusted R-squared 0.511850 S.D. dependent var 0.205022 
S.E. of regression 0.143244 Akaike info criterion -0.925581 
Sum squared resid 8.187030 Schwarz criterion -0.377744 
Log likelihood 273.8836 Hannan-Quinn criter. -0.709854 
F-statistic 9.021415 Durbin-Watson stat 1.579242 
Prob(F-statistic) 0.000000 
 Nguồn: Chiết xuất từ phần mềm eview8 
 Với kết quả của mô hình hồi quy theo FEM cho thấy các biến độc lập xem xét trong 
mô hình giải thích được 57,57 % cho mức thanh khoản của các doanh nghiệp logistics niêm 
yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2016, còn lại 43,43% sự biến 
động của tính thanh khoản có thể giải thích được bởi các yếu tố khách quan mà nghiên cứu 
chưa đề cập đến. Bên cạnh đó để kiểm tra hiện tượng tự tương quan trong kinh tế lượng 
thường dùng chỉ tiêu Durbin Watson, nếu chỉ tiêu này nằm trong khoảng (1,5-2,5) (Baltagi, 
2005) thì mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Kết quả nghiên cứu cũng 
cho thấy chỉ tiêu D-W nằm trong khoảng xác định, cụ thể là bằng 1,579 nghĩa là mô hình hồi 
quy hoàn toàn không có hiện tượng tự tương quan. 
Với mô hình không xuất hiện đa cộng tuyến, không có hiện tượng tự tương quan đồng 
thời hầu hết các biến độc lập được đưa vào mô hình đều có mối tương quan khá chặt chẽ với 
biến phụ thuộc là mức độ thanh khoản với mức ý nghĩa 1% , ngoại trừ hai biến đầu tư vốn lưu 
động (Dtvld) và quy mô kinh doanh (Lnts) không có ý nghĩa thống kê. Do vậy, nghiên cứu sẽ 
tiến hành loại bỏ các biến này ra khỏi mô hình và ước lượng lại mô hình với các biến còn lại 
là tlno, lachankh, dtvld, ROE, tltscd với kết quả ước lượng thể hiện trong bảng 5 như sau: 
Bảng 5: Kết quả ƣớc lƣợng với mô hình REM sau khi đã loại bỏ các biến không 
cần thiết 
Dependent Variable: THANKHOAN 
Method: Panel Least Squares 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 480 
Date: 11/01/17 Time: 18:39 
Sample: 2007 2016 
Periods included: 10 
Cross-sections included: 46 
Total panel (balanced) observations: 460 
White diagonal standard errors & covariance (d.f. corrected) 
 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. 
 C 0.516538 0.039065 13.22267 0.0000 
TLNO -0.148731 0.046050 -3.229803 0.0013 
LACHANKH -0.007812 0.002548 -3.066040 0.0023 
ROE -0.003360 0.000800 -4.202257 0.0000 
TLTSCD -0.282863 0.067180 -4.210545 0.0000 
 Effects Specification 
Cross-section fixed (dummy variables) 
Period fixed (dummy variables) 
 R-squared 0.576343 Mean dependent var 0.311498 
Adjusted R-squared 0.511632 S.D. dependent var 0.205022 
S.E. of regression 0.143276 Akaike info criterion -0.928829 
Sum squared resid 8.231748 Schwarz criterion -0.398955 
Log likelihood 272.6307 Hannan-Quinn criter. -0.720176 
F-statistic 9.290768 Durbin-Watson stat 1.578041 
Prob(F-statistic) 0.000000 
 Nguồn: Chiết xuất từ phần mềm eview8 
Cuối cùng phương trình hồi quy có dạng: thankhoan = 0.517 - 0.149*Tlno - 
0.008*Lachankh - 0.003*ROE - 0.283*Tltscd 
Từ kết quả của mô hình hồi quy với hiệu ứng Fixed effect trên cho thấy tất cả các biến 
tỷ lệ nợ (Tlno), lá chắn khấu hao (Lachankh), ROE và tỷ lệ đầu tư tài sản cố định (Tltscd) có 
quan hệ tỷ lệ nghịch với mức thanh khoản của các doanh nghiệp logistics niêm yết trên sàn 
giao dịch chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2016. Cụ thể, khi hệ số nợ tăng lên 1% thì sẽ 
làm cho khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp logistics niêm yết giảm đi 0.149%. Kết 
quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hệ số nợ với khả năng thanh khoản phù hợp với kỳ vọng 
về dấu của tác giả và phù hợp với phần lớn nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về các nhân tố 
ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp như Chen và Mahajan (2010), Nguyễn 
Đình Thiên và cộng sự (2014), Gill và Mathur (2011) Từ bảng 2, bảng thống kê mô tả các 
biến trong mô hình cho thấy, hệ số nợ bình quân của các doanh nghiệp logistics niêm yết 
trong giai đoạn 2007-2016 là 0,47, điều này có nghĩa là để tài trợ cho 1 đồng tài sản, doanh 
nghiệp phải dùng 0,47 đồng nợ, cho thấy về cơ bản doanh nghiệp logistics tài trợ các hoạt 
động kinh doanh của mình có sự cân bằng tương đối giữa vốn vay và vốn của chính bản thân 
mình. Và khi doanh nghiệp tăng sử dụng nợ thì đương nhiên sự cân bằng này sẽ bị phá vỡ, 
điều này sẽ làm cho tính thanh khoản của doanh nghiệp giảm là điều dễ hiểu. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
481 
Lachankh(Lá chắn khấu hao) có ảnh hưởng ngược chiều với tính thanh khoản của các 
doanh nghiệp logistics, cụ thể nếu lachankh của tăng 1% sẽ làm cho khả năng thanh khoản 
giảm 0.008% và ngược lại. Với kết quả nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng lá chắn khấu 
hao trong các doanh nghiệp logistics niêm yết không phải để tăng cường các vấn đề thanh 
khoản của họ. Họ sử dụng lá chắn khấu hao trong việc tiết kiệm thuế và dùng vốn từ lá chắn 
khấu hao để tiếp tục đổi mới công nghệ và nâng cấp các loại tài sản cố định khác. Điều này là 
hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ cơ sở vật chất của các doanh nghiệp logistics của Việt Nam hiện nay 
được đánh giá là khá lạc hậu so với các doanh nghiệp logistics có vốn FDI. Chính vì vậy, 
khoảng 80% thị phần logistics Việt Nam đang rơi vào tay số nhỏ các doanh nghiệp có vốn 
FDI. Để có thể giành lại thị phần thì việc đầu tư công nghệ và đổi mới tài sản cố định là hết 
sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay. 
Với số liệu nghiên cứu giai đoạn 2007-2016 của các doanh nghiệp logistics niêm yết, 
tỷ suất sinh lợi có tỷ lệ nghịch với thanh khoản. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của 
Bruinshoofd và Kool (2004, Nguyễn Đình Thiên, Nguyễn Thị Mai Trâm và Nguyễn Hồng 
Thu (2014). Kết quả của mô hình nghiên cứu chỉ ra rằng, khi lợi nhuận ròng của vốn chủ sở 
hữu tăng lên 1%, sẽ làm cho tính thanh khoản của các doanh nghiệp thuộc nhóm này giảm 
0.003%. Mối tương quan này cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong việc sử 
dụng các nguồn lực (trong đó có vốn chủ sở hữu) là để mở rộng quy mô kinh doanh là chủ 
yếu chứ không phải là để cải thiệnt vấn đề thanh khoản của doanh nghiệp. Điều này là hợp lý 
vì trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc đầu tư vốn cho công nghệ sẽ giúp các doanh 
nghiệp logistics của Việt Nam có thể đứng vững ngay tại chính thị trường của mình. 
Cũng giống như các biến số khác trong mô hình thì tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định 
cũng có mối quan hệ ngược chiều với thanh khoản. Kết quả của mô hình chỉ ra rằng, nếu các 
doanh nghiệp logistics tăng đầu tư cho tài sản cố định lên 1% thì sẽ làm cho khả năng thanh 
khoản của họ giảm 0.283% và ngược lại. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ, khi doanh 
nghiệp tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất thì lượng tiền dự trữ cũng sẽ giảm đi tương đối, 
chính vì vậy nó sẽ ảnh hưởng tới tính thanh khoản. Đối với các doanh nghiệp logistics của 
Việt Nam, máy móc, các thiết bị công nghệ phục vụ cho các hoạt động của nhóm các doanh 
nghiệp khai thác cảng cũng như các doanh nghiệp vận tải nói chung, đặc biệt là vận tải biển 
còn hạn chế, nên việc tăng cường đầu tư trong thời kỳ này là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, 
việc cân đối giữa thanh khoản với hoạt động đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ 
cũng là điều dễ hiểu. 
3 Kết luận 
Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là một trong những khía cạnh quan trọng để 
đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động. Và nó được coi là một trong những 
thông tin hữu ích hàng đầu cho việc ra quyết định của các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư đối với 
doanh nghiệp. Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp gặp khó khăn cũng sẽ kéo theo rất 
nhiều rủi ro. Với trường hợp của các công ty logistics niêm yết, khi hoạt động kinh doanh gặp 
khó khăn, việc đảm bảo khả năng thanh khoản là vô cùng cần thiết, nó giúp cho công ty có thể 
đứng vững, tránh những đổ vỡ về mặt tài chính và có thể từng bước ổn định, tăng trưởng. Và 
hơn hết, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì vấn đề thanh khoản của nhóm 
doanh nghiệp này lại càng trở nên quan trọng. Thanh khoản không chỉ giúp doanh nghiệp có 
những lợi thế rõ ràng trong đàm phán kinh doanh, tránh được những rủi ro, đổ vỡ tài chính mà 
còn giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ và từ đó đứng vững trong cạnh tranh. 
Nghiên cứu đã cho thấy khả năng thanh toán của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết 
trong giai đoạn 2007-2015 bị ảnh hưởng nhiều nhất từ tỷ lệ nợ và tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố 
định trong số những yếu tố được đưa vào mô hình. Việc giảm bớt nợ vay trong điều kiện hiện 
nay là cần thiết để có thể giảm bớt các chi phí tài chính đắt đỏ từ đó sẽ góp phần nâng cao tính 
thanh khoản của doanh nghiệp logistics đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 
Trong ngắn hạn, đầu tư cho công nghệ và các loại tài sản cố định khác sẽ làm giảm 
tính thanh khoản của doanh nghiệp, tuy nhiên trong dài hạn, sự phát huy của sức mạnh công 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 482 
nghệ cũng như máy móc thiết bị tiên tiến sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 
tốt hơn và từ đó sẽ góp phần cải thiện đáng kể tính thanh khoản. 
Như vậy, có thể thấy tính thanh khoản với việc đổi mới công nghệ có mối quan hệ qua 
lại lẫn nhau trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 
Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp ngoài được biểu hiện qua chỉ tiêu khả năng 
chuyển đổi của tài sản ngắn hạn thành tiền còn được thể hiện thông qua các chỉ tiêu khác như 
khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, 
khả năng thanh toán lãi vay Do vậy trong những nghiên cứu tiếp theo, biến phụ thuộc có 
thể triển khai cho những chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán mà trong nghiên cứu này chưa 
đề cập tới. Ngoài ra, các biến độc lập cũng có thể mở rộng thêm một số biến thuộc về các yếu 
tố vĩ mô và một số yếu tố khách quan khác để tăng thêm khả năng giải thích cho biến phụ 
thuộc. 
STUDY ON FACTORS AFFECT SOLVENCY OF FISHERIES LISTED ON 
THE STOCK MARKET VIETNAM 
Summary: Solvency is one of the indicators reflecting the quality and capacity of 
business finance. If business does not ensure solvency, businesses will face a lot of risk of 
financial collapse. During the past business activities of enterprises in general fisheries and 
aquaculture businesses listed on the stock market of Vietnam in particular face many 
difficulties, and this also has a significant impact to solvency. The identification of factors 
affecting the solvency of the group is necessary now so that suggest solutions to improve 
billing. 
Keywords: solvency, seafood business, stock market 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Baltagi B. (2005), “Econometric Analysis of Panel Data” 
2. Bruinshoofd, W.A and Kool, C.J.M (2004), “Dutch corporate liquidity management: new 
evidence on aggregation”, Journal of Applied Economics, 7(2), 195-230 
3. Chen, N. and Mahajan, A. (2010), “Effects of Macroeconomic Condition on Corporate 
Liquidity International Evidence”, International Reseach Journal of Finance and Econonics, Vol.35, 
pp.112-129 
4. Dittmar, A., Mahrt-Smith, J., Servaes, H., (2003), “International corporate governance 
and corporate liquidity”, Journal of Financial and Quantitative Analysis 38, 111-133. 
5. Ferreira, Miguel A. and Vilela, Antonio S.(2004), “Why do firm hold cash? Evidence from 
EMU countries”, European Financial Management Vol. 10 No. 2 pp. 295-319 
6. Isshaq, Z. and Bokpin, G.A. (2009), “Corporate liquidity management of listed firm in 
Ghana”, Asia Pacific Joural of Business Administration, 1(2), 189-198 
7. Gill, A. and Mathur, N. (2011), “Factors that influence corporate liquidity holdings in 
Canada”, Journal of Applied Finance &Banking, Vol.1, No.2, 2011, 133-153 
8. B. Holmstrom and J. Tirole, “Private and public supply of liquidity”, Journal of Political 
Economy, 106(1), (1998), 1-40. 
9. Ozkan, A. and Ozkan, N., „Corporate cash holdings: an empirical investigation of UK 
companies‟, Working Paper (University of York, 2002) 
10. Sara Anjum, Qaisar Ali Malik (2013), “Determinants of Corporate Liquidity – An 
Analysis of Cash Holdings”, IOSR Journal of Business and Management, Vol.7, No.2, 2013, 94-100 
11. T. Opler, L. Pinkowitz, R. Stulz and R. Williamson (1997), “The determinants and 
implications of corporate cash holdings”, Journal of Financial Economics, 52(1), 3-46 
12. Nguyễn Đình Thiên, Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Hồng Thu (2014), “Các yếu tố tác động 
đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam”, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, 
số 6(19), 2014, 24-32 
13. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_toi_thanh_khoan_cua_cac_doa.pdf