Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong những năm qua đã có nhiều kết quả khả quan (tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 3,7%). Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo vẫn đang còn cao (24,12% năm 2011), nguy cơ hộ bị nghèo rất lớn (trên 22,5% hộ thuộc diện cận nghèo).

Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với những hộ nghèo, số lao động chính, vốn dùng cho sản xuất kinh doanh và trình độ văn hóa của chủ hộ thấp hơn những hộ không thuộc diện hộ nghèo.

Có nhiều nhân tố làm cho người nông dân rơi vào diện hộ nghèo. Trong đó có các nhân tố thuộc về đặc điểm của hộ, kết quả nghiên cứu cho thấy, những hộ dân sống ở vùng miền núi và là người dân tộc Vân Kiều có nguy cơ lớn nhất, tiếp đến là những hộ thuần nông, những hộ thiếu lao động, thiếu vốn.

Để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2%/năm của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015, các giải pháp để xóa đói giảm nghèo cần triển khai thực hiện theo định hướng: (1) Gắn giảm nghèo với đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; (2) Nâng cao năng lực sản xuất của người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ sản xuất tự vươn lên thoát nghèo.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trang 1

Trang 1

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trang 2

Trang 2

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trang 3

Trang 3

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trang 4

Trang 4

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trang 5

Trang 5

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trang 6

Trang 6

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trang 7

Trang 7

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trang 8

Trang 8

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trang 9

Trang 9

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 11/01/2024 3560
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
17
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011 
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO 
CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 
Lê Văn Dũng, Nguyễn Quang Trường 
Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình 
TÓM TẮT 
Công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong những năm 
qua đã có nhiều kết quả khả quan (tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 3,7%). Tuy nhiên, 
tỷ lệ hộ nghèo vẫn đang còn cao (24,12% năm 2011), nguy cơ hộ bị nghèo rất lớn (trên 22,5% 
hộ thuộc diện cận nghèo). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với những hộ nghèo, số lao động chính, vốn dùng cho 
sản xuất kinh doanh và trình độ văn hóa của chủ hộ thấp hơn những hộ không thuộc diện hộ 
nghèo. 
Có nhiều nhân tố làm cho người nông dân rơi vào diện hộ nghèo. Trong đó có các nhân 
tố thuộc về đặc điểm của hộ, kết quả nghiên cứu cho thấy, những hộ dân sống ở vùng miền núi 
và là người dân tộc Vân Kiều có nguy cơ lớn nhất, tiếp đến là những hộ thuần nông, những hộ 
thiếu lao động, thiếu vốn. 
Để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2%/năm của huyện Quảng Ninh 
giai đoạn 2011 - 2015, các giải pháp để xóa đói giảm nghèo cần triển khai thực hiện theo định 
hướng: (1) Gắn giảm nghèo với đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; (2) Nâng 
cao năng lực sản xuất của người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ 
sản xuất tự vươn lên thoát nghèo. 
1. Mở đầu 
Quảng Ninh là một huyện nằm trong khu vực các tỉnh duyên hải miền Trung, 
nơi thường xuyên bị thiên tai đe dọa. Trong những năm qua nhờ công tác xoá đói giảm 
nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện đã giảm. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ hộ nghèo còn khá 
cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm chưa vững chắc. Điều kiện sống như đường sá, văn hóa, giáo 
dục, y tế đang khó khăn đặc biệt là ở các xã miền núi, người dân tộc Vân Kiều. Vì vậy 
xóa đói giảm nghèo đang là mối quan tâm lớn của địa phương. 
Do nguồn lực dành cho công tác xóa đói giảm nghèo có hạn, ngoài việc xác định 
số người nghèo là một nội dung quan trọng để định hướng chính sách giảm nghèo, thì 
việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói nhất là các yếu tố đặc điểm của 
hộ gia đình là một vấn đề cần thiết. 
18
 Xuất phát từ những vấn đề nên trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các nhân 
tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 
Với mục đích là đánh giá thực trạng nghèo đói, tìm hiểu những nguyên nhân 
chính dẫn đến sự nghèo đói của các hộ gia đình, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với 
điều kiện kinh tế - xã hội của huyện, nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo. 
Để đạt được mục đích trên, nghiên cứu đã tập trung phân tích số liệu thứ cấp và 
tiến hành điều tra 180 hộ theo phương pháp chọn mẫu phân loại. Cụ thể: căn cứ đặc 
điểm địa hình của huyện, đầu tiên chúng tôi tiến hành chọn 3 xã đại diện cho 3 tiểu 
vùng sinh thái đó là miền núi, ven biển và đồng bằng (xã Trường Xuân, Hải Ninh, Hiền 
Ninh). Trong giai đoạn thứ hai, ở mỗi xã chọn ra 2 thôn. Các thôn được chọn là thôn có 
tỷ lệ hộ nghèo ở mức trung bình trong xã. Sau đó số hộ nghèo và không nghèo của mỗi 
thôn được chọn theo tỷ lệ hộ nghèo trong thôn đó. Hộ điều tra được chọn ngẫu nhiên 
theo khoảng cách trong danh sách từng loại hộ của từng thôn. Hộ đầu tiên được chọn 
bằng hình thức bốc xăm ngẫu nhiên. Kết quả có 87 hộ không nghèo và 93 hộ nghèo 
được chọn. Quá trình điều tra được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với 
tập câu hỏi đã được chuẩn bị trước[2]. Phương pháp phân tích chủ yếu là thống kê mô tả 
và phân tích hồi quy. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Thực trạng hộ nghèo ở huyện Quảng Ninh 
2.1.1. Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2011 
Nhờ công tác xóa đói giảm nghèo triển khai nên tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 
32,4% năm 2006 còn 14,0% năm 2010 (bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,7%) 
[4]. Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng sinh thái cũng khác nhau. Cao nhất là ở vùng núi, tiếp 
đến là ven biển. 
Bảng 1. Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Quảng Ninh thời kỳ 2006 - 2011 
Phân theo vùng 
Năm Tổng số Vùng 
đồng bằng 
Vùng 
miền núi 
Vùng 
ven biển 
1. Số hộ nghèo 
2006 6.652 5.489 817 346 
2007 4.248 3.418 591 239 
2008 3.747 3.014 504 229 
2009 3.247 2.628 476 143 
2010 2.970 2.420 434 116 
2011 5.432 4.373 791 268 
19
2. Tỷ lệ hộ nghèo 
2006 32,4 29,7 67,4 41,2 
2007 19,7 17,8 43,6 26,2 
2008 17,3 15,4 43,2 23,8 
2009 15,3 14,0 33,0 18,2 
2010 14,0 12,9 30,1 15,0 
2011 24,12 21,9 53,6 24,7 
Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Quảng Ninh. 
Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao hơn mức bình quân chung của toàn 
tỉnh Quảng Bình (tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 toàn tỉnh là 11,27% [5], giảm nghèo vẫn 
chưa bền vững (trung bình hàng năm có trên 600 hộ tái nghèo) [3]. Đồng thời nếu áp 
dụng theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ thì năm 2011 sẽ có trên 
5.400 hộ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo là 24,12%) và 5.060 hộ cận nghèo [4]. Điều đó đặt ra 
yêu cầu cần ph ...  *** 
Vùng đồng bằng 22 100,0 38 100,0 
Không có lao động 1 4,5 0 0 
Từ 1 đến 2 lao động 19 86,4 26 68,4 
20
Trên 2 lao động 2 9,1 12 31,6 
Trung bình (l. động) 1,77 2,21 ** 
Vùng ven biển 32 100,0 28 100,0 
Không có lao động 7 21,9 0 0 
Từ 1 đến 2 lao động 20 62,5 12 42,9 
Trên 2 lao động 5 15,6 16 57,1 
Trung bình (l. động) 1,56 2,64 *** 
Bình quân 93 100,0 87 100,0 
Không có lao động 14 15,1 0 0 
Từ 1 đến 2 lao động 56 60,2 45 51,7 
Trên 2 lao động 23 24,7 42 48,3 
Trung bình (l. động) 1,86 2,51 *** 
Ghi chú: **, ***: Có ý nghĩa thống kê tương ứng các mức 95%, 99%. 
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả. 
So sánh 2 loại hộ theo các quy mô lao động cho thấy, số hộ nghèo có liên quan 
mật thiết với số lao động trong hộ. Trong số 14 hộ điều tra không có lao động, hầu hết là 
những hộ bị nghèo, trong khi đó tỷ lệ hộ có trên 2 lao động rơi vào nghèo chỉ có 35% 
(23 hộ/65 hộ). Trong số các hộ nghèo được điều tra chúng ta vẫn có kết quả hộ nghèo 
tập trung ở nhóm hộ có 1 đến 2 lao động (chiếm 60,2%), hộ có từ 3 lao động trở lên chỉ 
chiếm 24,7%. 
Từ kết quả phân tích trên có thể nói, nhóm hộ có số lao động càng cao thì số hộ 
nghèo càng giảm, đặc biệt là những hộ không có lao động hoàn toàn là những hộ bị 
nghèo. 
2.1.2.2. Vốn cho sản xuất kinh doanh 
Kết quả điều tra cho thấy trên 49,4% số hộ không nghèo có số vốn trên 10 triệu 
đồng, trong khi đó 50,5% số hộ nghèo có số vốn dưới 3 triệu đồng và không có hộ 
nghèo nào có tổng số vốn trên 10 triệu đồng. Số vốn của hộ nghèo ít hơn các hộ không 
nghèo ở tất cả các vùng sinh thái cũng như bình quân chung (kiểm định T cho mức ý 
nghĩa lớn hơn 95%). Bình quân mỗi hộ nghèo điều tra có vốn bình quân là 3,156 triệu 
đồng và hộ không nghèo là 11,719 triệu đồng. Ở vùng miền núi vốn dùng cho sản xuất 
của các hộ nông dân nghèo thấp hơn của hộ nghèo ở vùng đồng bằng và ven biển. Tích 
lũy hạn chế, cùng với tập quán sản xuất lạc hậu của người Vân Kiều đã là nguyên nhân 
các hộ không đầu tư cho tài sản sản xuất. Nhiều hoạt động của người dân thực hiện 
bằng thủ công. 
21
Bảng 3. Vốn dùng cho sản xuất kinh doanh của các loại hộ 
 Đơn vị tính: triệu đồng 
Vùng Hộ nghèo Hộ không nghèo 
Vùng miền núi 2,262 7,212 *** 
Vùng đồng bằng 3,053 9,389 *** 
Vùng ven biển 4,318 18,263 *** 
Bình quân 3,156 11,719 *** 
Ghi chú: ***: Có ý nghĩa thống kê 99%. 
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực sản xuất của các hộ nghèo hạn chế rất 
nhiều so với những hộ không nghèo. Bên cạnh đó tỷ lệ người ăn theo trong các hộ 
nghèo lại cao hơn những hộ không nghèo. Những khác biệt này sẽ ảnh hưởng đến kết 
quả sản xuất và thu nhập của các thành viên trong hộ. 
2.1.2.3. Trình độ văn hóa của chủ hộ 
Trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh hưỏng rất lớn trong việc tiếp thu khoa học 
kỹ thuật, đến quá trình tổ chức điều hành sản xuất cũng như chi tiêu của hộ [6]. Kết quả 
điều tra tổng hợp ở bảng 3.10 cho thấy trình độ của những hộ nghèo thấp hơn nhiều so 
với những hộ không nghèo. Trình độ trung bình của chủ hộ là nghèo là lớp 5 còn những 
hộ không nghèo là lớp 8. 
Bảng 4. Trình độ văn hóa của chủ hộ 
Hộ nghèo Hộ không nghèo 
Trình độ chủ hộ 
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 
Chưa tốt nghiệp TH 34 36,6 5 5,7 
Tốt nghiệp TH 36 38,7 25 28,7 
Tốt nghiệp THCS 20 21,5 31 35,6 
Tốt nghiệp THPT 3 3,2 26 29,9 
Trung bình (năm) 5,11 8,05 *** 
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006. 
Sự khác biệt về trình độ văn hóa giữa hộ nghèo và không nghèo cho thấy học 
vấn có mối quan hệ rất chặt chẽ với tình trạng đói nghèo. Và việc nâng cao trình độ cho 
các hộ gia đình ở nông thôn, nhất là các hộ nghèo là rất cần thiết. Nâng cao trình độ sẽ 
giúp các hộ tiếp cận với trình độ kỹ thuật mới, phân tích được thông tin thị trường, để từ 
đó họ có thể áp dụng cho hoạt động sản xuất, giúp họ tự thoát nghèo. 
22
2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố đến đói, nghèo của các nông hộ 
Dựa trên mô hình logit: 
i
i
i
i X
n
1i i
)
P1
Pln(L ∑
=
+=−= ββ [1] 
Trong đó: - Pi là xác suất hộ rơi vào nghèo; 1-Pi là xác suất hộ không rơi vào 
nghèo; Li là log của tỷ số hai xác suất nghèo và không nghèo của hộ; β và βi là hệ số tự 
do và các hệ số hồi quy tương ứng của các nhân tố; Xi là các nhân tố ảnh hưởng đến khả 
năng nghèo của hộ gia đình; n là số các nhân tố có trong mô hình. 
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân 
tố là các đặc điểm của hộ gia đình đến khả năng nghèo của hộ. Đó là vùng sinh thái, dân 
tộc, ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô nhân khẩu, số lao động, trình 
độ văn hóa của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, vốn cho sản xuất kinh doanh, diện tích 
canh tác đất lâm nghiệp, cây lâu năm, cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản. 
Sau khi loại ra khỏi mô hình những biến không có ý nghĩa thống kê, kết quả hồi 
quy được thể hiện ở bảng 5. 
Từ số liệu ở bảng 5 cho thấy, mô hình đưa ra là hợp lý (kiểm định χ2 của mô hình là 
192,054 tại mức 10 bậc tự do với mức ý nghĩa thống kê 99%). McFadden R2 bằng 0,7703 
chứng tỏ 77,03% xác suất hộ rơi vào nghèo được giải thích bởi các biến đưa vào trong mô 
hình. 
Khả năng dự đoán đúng hộ bị nghèo của mô hình là 91,4%. Hệ số C và các hệ số 
βi của các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê ở mức 90%, 95% và 99%, riêng biến 
vùng ven biển (BIEN) không có ý nghĩa thống kê trong việc xem xét ảnh hưởng đến xác 
suất bị nghèo của hộ điều tra. 
Bảng 5. Ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng nghèo của hộ 
Chỉ tiêu Hệ số βi EXP(βi) 
Hệ số C 5,353808 ** 211,412 
NUI (Biến dammy, hộ sống ở miền núi =1) 3,871880 ** 48,033 
BIEN (Biến dammy, hộ sống ở ven biển =1) 1,636494 ns 5,137 
DANTOC (Biến dammy, dân tộc Vân Kiều =1) 4,363648 * 78,543 
NONG (Biến dammy, hộ thuần nông =1) 2,762474 ** 15,839 
KHAU (Quy mô hộ gia đình) 2,736383 *** 15,431 
LDONG (Tổng số lao động chính) -2,266928 ** -0,104 
TRINHDO (Trình độ văn hoá của chủ hộ) -0,545988 *** -0,579 
VON (Vốn cho sản xuất kinh doanh) -1,141693 *** -0,319 
23
LAM (Diện tích canh tác đất lâm nghiệp) -0,995337 *** -0,369 
CHN (Diện tích canh tác cây hàng năm) -1,684497 *** -0,186 
LR statistic (10 df) 192,0538 *** 
McFadden R-squared 0,7703 
Tỷ lệ dự đoán đúng (%): 
- Hộ nghèo 91,40 
- Hộ không nghèo 94,25 
Ghi chú: 
- *,**,***: Có ý nghĩa thống kê tương ứng với các mức 90, 95%, 99%. 
- ns: Không có ý nghĩa thống kê. 
Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra. 
Các hệ số βi của biến NUI, DANTOC, KHAU, NONG là dương. Điều đó cho 
biết khi giá trị của các biến này tăng thì nguy cơ bị nghèo của hộ cũng tăng lên. Ngược 
lại các biến khác có hệ số là âm cho biết các nhân tố này ảnh hưởng ngược chiều với 
khả năng bị nghèo của hộ, nghĩa là khi giá trị của các biến tăng thì khả năng bị nghèo 
của hộ sẽ giảm xuống. 
Các hệ số β ở bảng 3 cho biết ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng nghèo của hộ là 
sinh sống ở vùng miền núi và là người dân tộc Vân Kiều. Giả định các yếu tố khác 
không đổi, nếu hộ sống ở vùng đồng bằng chuyển lên sống ở vùng miền núi thì tỷ lệ 
giữa xác suất nghèo và không nghèo của hộ cao hơn 48,03 lần so với tỷ lệ ban đầu. Nếu 
là hộ người dân tộc Vân Kiều thì tỷ lệ giữa xác suất nghèo và không nghèo sẽ cao hơn 
78,54 lần so với người Kinh khi các yếu tố khác cố định. Tương tự nếu hộ là thuần nông 
thì tỷ lệ giữa xác suất nghèo và không nghèo sẽ cao hơn hộ có ngành nghề khác là 15,84 
lần (giả định các yếu tố khác không đổi). 
Ngược lại, khi lao động của hộ tăng lên 1 lao động thì tỷ lệ giữa xác suất nghèo 
và không nghèo sẽ giảm xuống còn 0,1036 lần so với tỷ lệ ban đầu. Điều này đồng 
nghĩa, khi lao động của hộ tăng lên 1 lao động thì tỷ lệ giữa xác suất nghèo và không 
nghèo của hộ giảm 89,64%. Tương tự các yếu tố về trình độ của chủ hộ, đất đai, vốn 
đều có ảnh hưởng tích cực đến giảm khả năng nghèo của hộ. 
Hệ số β của biến BIEN ý nghĩa thống kê nhỏ hơn mức 90%, chứng tỏ sự ảnh 
hưởng của vùng ven biển và đồng bằng chưa thật sự khác biệt. Điều này hoàn toàn đúng 
với thực tế ở địa phương. Trong những năm lại đây nhờ đầu tư của Nhà nước, trường 
học trạm xá đã được xây dựng, con em trong vùng đã thuận lợi hơn trong việc đến 
trường. Hệ thống giao thông đã được nâng cấp, đặc biệt là hai tuyến đường giao thông 
nối liền vùng biển với Quốc lộ 1A và tuyến đường đường nối với Bảo Ninh (Đồng Hới) 
đã tạo thuận lợi trong giao lưu hàng hóa. Bãi tắm Hải Ninh đã được đầu tư, các hoạt 
24
động dịch vụ đã phát triển mạnh ở vùng này. Có thể nói bộ mặt vùng biển đã được khởi 
sắc. 
2.3. Định hướng và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Quảng Ninh, tỉnh 
Quảng Bình 
2.3.1. Định hướng 
Gắn giảm nghèo với đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Nâng 
cao năng lực sản xuất của người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các 
dịch vụ sản xuất tự vươn lên thoát nghèo là biện pháp trọng tâm. 
2.3.2. Các giải pháp chủ yếu 
Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số giải pháp chủ yếu để xóa 
đói, giảm nghèo ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình như sau: 
- Tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghèo, tín dụng 
là một giải pháp có tác dụng và đưa lại hiệu quả cao. Cần đa dạng và tăng nguồn vốn 
vay cho xóa đói giảm nghèo: như Ngân hàng Chính sách xã hội cần tăng số lượng cho 
vay, hình thành các nhóm tiết kiệm từ đó hỗ trợ nhau về vốn sản xuất, hình thành và 
phát triển các quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình của xã An Ninh, Gia Ninh... 
- Cần tăng cường hơn công tác tuyên truyền, vận động và triển khai đồng bộ, có 
hiệu quả các hoạt động thực hiện chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình. Trong đó 
cần cải tiến phương pháp tuyên truyền vận động theo hướng dễ hiểu. Nhân rộng mô 
hình tủ sách văn hóa ở các thôn, các điểm Bưu điện văn hóa xã... 
- Trình độ văn hóa của người nông dân là một nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn 
đến nguy cơ nghèo của hộ. Tuy nhiên, việc nâng cao trình độ của hộ nghèo không phải 
là dễ. Giải pháp trước mắt để người nông dân nghèo có khả năng tiếp cận các tiến bộ 
khoa học kỹ thuật cũng như quyết định các vấn đề của sản xuất phải bằng con đường 
khuyến nông. 
- Khuyến khích và thúc đẩy các thành phần kinh tế, ngành nghề truyền thống 
phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, giảm thiểu tỷ lệ lao động “nông nhàn” ở nông thôn. 
- Tiếp tục đầu tư để phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt ở các xã vùng 
núi để cải thiện cơ sở hạ tầng, môi trường sống, đặc biệt là đối với vùng dân tộc Vân 
Kiều sinh sống. 
3. Kết luận và kiến nghị 
Tỷ lệ hộ nghèo của huyện trong những năm lại đây đã giảm. Tuy nhiên, vẫn còn 
cao so với mức trung bình chung của toàn tỉnh. 
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến đói, nghèo của các nông hộ. Trong đó, hộ ở 
vùng miền núi, người dân tộc Vân Kiều, quy mô nhân khẩu và hộ thuần nông có tác 
25
động cùng chiều với nguy cơ nghèo của hộ. Ngược lại, các yếu tố như đất canh tác, lao 
động, vốn dùng cho sản xuất kinh doanh cũng như trình độ học vấn của chủ hộ có tác 
động ngược chiều với khả năng nghèo của hộ. 
Để thực hiện được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 2%/năm của huyện giai đoạn 
2011 - 2015 [2], cần có giải pháp đồng bộ trong đó cần quan tâm đến các giải pháp về 
vốn, việc làm, khuyến nông, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình... 
 Để thực hiện được các giải pháp trên đây, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của 
Đảng, chính quyền các cấp, đồng thời phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể, các 
tổ chức xã hội và bản thân những hộ nghèo. Cụ thể: 
- Đối với Nhà nước: Có chủ trương đầu tư để phát triển nông nghiệp nông thôn. 
Xem đây là chìa khóa để giải quyết vấn đề nghèo đói cho các hộ nông dân. Cần tiếp tục 
đầu tư cho các xã ở vùng miền núi để cải thiện cơ sở hạ tầng, môi trường sống của các 
hộ nghèo. 
Ở huyện: Cần củng cố các tổ chức làm công tác xóa đói giảm nghèo ở các địa 
phương. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, 
Hội Cựu chiến binh trong việc hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn, tương trợ nhau 
trong cuộc sống. Thông qua các trung tâm giáo dục thường xuyên ở huyện, cần mở các 
lớp học nghề cho lao động ở nông thôn. Sớm đầu tư để phát triển khu công nghiệp, tiểu 
thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống ở Xuân Ninh và Thị trấn Quán Hàu. Hỗ trợ 
vốn để các hộ đang hoạt động ngành nghề mộc, hàng mây tre đan mở rộng sản xuất, thu 
hút lao động trong nông thôn. 
 Đối với hộ nông dân nghèo: Cần xóa bỏ mặc cảm tự ty, tranh thủ sự hỗ trợ của 
Nhà nước và cộng đồng để hoạt động sản xuất, chi tiêu hợp lý để vươn lên thoát nghèo. 
Đồng thời cần nhận thức rõ tự phấn đấu của mình là chính không nên có tư tưởng trông 
chờ ỷ lại vào Nhà nước và sự giúp đỡ của xã hội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Quang Dong, Bài tập kinh tế lượng, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2002. 
[2]. Nguyễn Quang Trường, Nghiên cứu vấn đề nghèo đói ở huyện Quảng Ninh, tỉnh 
Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Huế, 2007. 
[3]. UBND huyện Quảng Ninh, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 – 2015, 2010. 
[4]. Phòng LĐ-TBXH huyện Quảng Ninh, Báo cáo kết quả điều tra xác định hộ nghèo giai 
đoạn 2006 - 2011. 
[5]. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, Báo cáo Chương trình mục 
tiêu xóa đói giảm nghèo năm 2010, 2011. 
[6]. Vũ Đình Thắng, Vấn đề việc làm cho lao động ở nông thôn, Tạp chí Kinh tế và Phát 
triển, số 57, (2002), 21-23. 
26
STUDY ON THE FACTORS TO POVERTY 
OF FARMER HOUSEHOLDS IN QUANG NINH DISTRICT, 
QUANG BINH PROVINCE 
Le Van Dung, Nguyen Quang Truong 
School of Economics Quang Binh 
SUMMARY 
The work of eliminating hunger and reducing poverty in Quang Ninh District, Quang 
Binh Province in a past few years has achieved some satisfactory results (the rate of poor 
households reduces 3,7 % per year on average). However, the rate of poor households is still 
high (24,12% in 2011), the risk of becoming poor households is very high as well (over 22,5% 
of households is considered as near poor households) 
The results of the study show that the main labour, the capital for business producing 
and educational level of householders in poor households are lower than those in households 
that are in better conditions. 
There are many factors contributing to people falling into poor household situations, 
among which, some factors depend on household’s characteristics, according to the study, 
people who live in mountain areas and who belong to Van Kieu ethnic have greatest risks, 
beside specialized agricultural households or households which lack labour and capital. 
In order to achieve the goal of reducing the rate of poor households to an average of 
over 2% per year in Quang Ninh District in the period 2011-2015, the solutions to the 
eliminating of hunger and reducing of poverty need to deploy to the orientation: (1) Associate 
reducing poverty in promoting growth and social-economic development; (2) Raise the 
production capacity of the poor, create conditions for them approach with production services 
so that they can do their best to get rid poverty. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_doi_ngheo_cua_cac_nong.pdf