Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới

Một trong nghĩa vụ tiền hợp đồng đó là nghĩa vụ cung cấp thông tin. Ở Việt Nam, nghĩa vụ này đã được quy định tại một số hợp đồng chuyên biệt như hợp đồng lao động, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng với người tiêu dùng. BLDS 2005 cũng có một số quy định đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên sau 10 năm thực hiện đã bộc lộ ra những bất cập cần phải được khắc phục. BLDS 2015 đã quy định trực tiếp về nghĩa vụ cung cấp thông tin tại Điều 387 và có những điều chỉnh nhằm khắc phục những bất cập của BLDS 2005. Tuy nhiên, những quy định này vẫn còn một số vấn đề khi áp dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó, xem xét việc vi phạm nghĩa vụ này theo hướng chế tài bồi thường ngoài hợp đồng hay trong hợp đồng cũng cần được phân tích rõ.

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới trang 1

Trang 1

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới trang 2

Trang 2

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới trang 3

Trang 3

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới trang 4

Trang 4

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới trang 5

Trang 5

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới trang 6

Trang 6

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới trang 7

Trang 7

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới trang 8

Trang 8

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới trang 9

Trang 9

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang Trúc Khang 10/01/2024 5000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới

Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – Pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới
1 
Mã số: 301 
Ngày nhận: 27/08/2016 
Ngày gửi phản biện lần 1: 13/9/2016 
Ngày gửi phản biện lần 2: 27/9/2016 
Ngày hoàn thành biên tập: 6/10/2016 
Ngày duyệt đăng: 7/10/2016 
NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG – 
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 
Nguyễn Bình Minh1 
 Hà Công Anh Bảo2 
Tóm tắt 
Một trong nghĩa vụ tiền hợp đồng đó là nghĩa vụ cung cấp thông tin. Ở Việt Nam, nghĩa 
vụ này đã được quy định tại một số hợp đồng chuyên biệt như hợp đồng lao động, hợp 
đồng bảo hiểm, hợp đồng với người tiêu dùng. BLDS 2005 cũng có một số quy định đề 
cập đến vấn đề này, tuy nhiên sau 10 năm thực hiện đã bộc lộ ra những bất cập cần phải 
được khắc phục. BLDS 2015 đã quy định trực tiếp về nghĩa vụ cung cấp thông tin tại 
Điều 387 và có những điều chỉnh nhằm khắc phục những bất cập của BLDS 2005. Tuy 
nhiên, những quy định này vẫn còn một số vấn đề khi áp dụng vào thực tiễn. Bên cạnh 
đó, xem xét việc vi phạm nghĩa vụ này theo hướng chế tài bồi thường ngoài hợp đồng hay 
trong hợp đồng cũng cần được phân tích rõ. 
Từ khóa: Nghĩa vụ cung cấp thông tin, Nghĩa vụ tiền hợp đồng, 
Duty to inform is one duty of precontracutal liabity. In Vietnam, this duty was regulated 
in some of special contracts such as labour contract, insurance contract, consumer 
contract. The Civil code 2005 also mentioned about this duty, however, after 10 years 
implementing, the law showed some problems needed to make good. The amended Civil 
1
 TS, Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương 
2
 TS, Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương 
2 
code 2015 directly regulated about duty to inform at article 387 and has some 
adjustments to repair the problems of Civil Code 2005. However, there are still some 
problems when applied it in the real life. Besides, considering the violation of this duty as 
damages in tort law or contract law should be clearly analysed. 
Keywords: Precontractual liability, duty to inform 
Đặt vấn đề 
Quan điểm về nghĩa vụ tiền hợp đồng3 nói chung và nghĩa vụ cung cấp thông tin4 trong 
giai đoạn tiền hợp đồng nói riêng ở mỗi nước là khác nhau. Quan điểm về không tồn tại 
nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn này được thể hiện rõ nét trong hệ thống pháp 
luật Anh Quốc5; ngược lại, Pháp6 và Đức đều thừa nhận và có quy định về nghĩa vụ này. 
Tại Việt Nam, trước khi có BLDS năm 2015, nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng 
không được quy định như là nguyên tắc chung áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng dân 
sự. BLDS năm 2005 chỉ có quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với một số hợp 
đồng chuyên biệt như: việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng mua bán tài 
sản, hợp đồng bảo hiểm,...7 Sau mười năm triển khai trên thực tế, BLDS năm 2005 đã bộc 
lộ một số bất cập trong các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp 
đồng. BLDS năm 2015 ra đời trên cơ sở bổ sung, hoàn thiện và phòng tránh những bất 
cập mà BLDS cũ tồn tại. Trong phạm vi bài viết này, sau khi phân tích những quy định 
3
 Nghĩa vụ tiền hợp đồng trong tiếng Anh được gọi là Precontractual liability hoặc thuật ngữ Latin là 
culpa in contrahendo có nghĩa là “lỗi trong giao kết hợp đồng”. Theo cách hiểu thông thường nghĩa vụ 
tiền hợp đồng là nghĩa vụ mà một bên phải gánh chịu khi đơn phương phá vỡ thỏa thuận đàm phán với 
bên còn lại, vi phạm sự tín nhiệm lẫn nhau trong đàm phán hợp đồng. Nghĩa vụ tiền hợp đồng được hiểu 
xung quanh nguyên tắc thiện trí trung thực (good faith) và nghĩa vụ cẩn thận (duty of care) không chỉ đề 
cập đến trong quá trình thực hiện hợp đồng mà còn cả trong bước đàm phán và ký kết hợp đồng. 
4
 Theo Turner (1990) thì nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng (duty to inform) là việc các bên cung 
cấp thông tin đang tồn tại hoặc thông tin trong quá khứ với nhau trong quá trình đàm phán, ký kết hợp 
đồng. Thông tin được hiểu là bất kỳ sự kiện hay điều gì, hiện tại hay quá khứ, liên quan đến phẩm chất, 
thuộc tính, trạng thái, điều kiện và sự cố, của bất kỳ sự kiện hoặc điều như vậy. 
5
 Nước Anh theo quan điểm là không tồn tại nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng. 
Theo Beatson “nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật Common law là một người khi ký kết hợp đồng 
với người khác thì không chịu nghĩa vụ công bố thông tin đối với người khác 
6
 Điều 1112-1 Bộ luật Dân sự Pháp 
7
 Điều 311, Điều 442, Điều 573 BLDSVN năm 2005 
3 
pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong một số hợp đồng chuyên biệt và BLDS 
2005, chúng tôi sẽ làm rõ những điểm mới của BLDS năm 2015 để đánh giá xem liệu 
những quy định mới đã thực sự cụ thể, rõ ràng và phù hợp với điều kiện thực tiễn hay 
chưa. 
1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong một số loại hợp đồng chuyên 
biệt 
1.1. Hợp đồng bảo hiểm 
Nghĩa vụ cung cấp thông tin được ghi nhận lần đầu tiên trong Bộ luật hàng hải (BLHH) 
năm 1990 và được áp dụng cho một loại hợp đồng chuyên biệt là hợp đồng bảo hiểm 
hàng hải. Theo Điều 204  ... ề nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng, chúng tôi giả định tình 
huống: Bên A (Bên mua) và Bên B (Bên Bán) giao kết hợp đồng mua bán đất, theo đó, 
nếu Bên B biết được thông tin mà ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của 
bên A thì phải thông báo cho bên A biết. Do đó nếu Bên B biết là miếng đất này bị giải 
tỏa nhưng không thông báo cho bên A thì sẽ bị xem là vi phạm nghĩa vụ. Tuy nhiên Bên 
18
 Các nhà làm luật Việt Nam có thể tham khảo Điều 1112-1 Bộ luật dân sự Pháp: “Bên nào biết thông tin có 
tầm quan trọng quyết định đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải báo cho bên kia biết ngay khi 
bên kia có lý do chính đáng để không biết thông tin này hoặc tin vào bên đó. 
Tuy nhiên, nghĩa vụ cung cấp thông tin này không liên quan đến việc định giá của đối tượng hợp đồng. 
Các thông tin có tầm quan trọng quyết định là các thông tin có quan hệ trực tiếp và cần thiết với nội dung của hợp 
đồng hoặc năng lực của các bên giao kết. 
Bên nào viện dẫn quyền được cung cấp thông tin thì phải chứng minh rằng bên kia có nghĩa vụ cung cấp thông tin 
cho mình và bên có nghĩa vụ cung cấp thông tin có nghĩa vụ chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin 
của mình. 
Các bên không thể hạn chế hoặc loại bỏ nghĩa vụ này. 
Ngoài việc dẫn tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vi phạm nghĩa vụ, việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp 
thông tin còn có thể dẫn tới khả năng huỷ hợp đồng theo các điều kiện quy định tại các điều 1130 và tiếp theo”. 
19
 Xem cách áp dụng tương tự pháp luật Điều 6. BLDS năm 2015 
20
 Chúng ta có thể xem quy định về lẽ công bằng của pháp luật Pháp, cũng như quy định “hợp lý” 
(reasonable) ở pháp luật Anh Quốc cũng như một số Điều ước quốc tế. 
10 
B không chỉ vi phạm điều 387 BLDS 2015 mà còn vi phạm đến nguyên tắc cơ bản của 
pháp luật dân sự là thiện chí và trung thực.21 Trường hợp thứ hai, nếu Bên B biết Bên A 
nhầm lẫn về vấn đề gì liên quan đến miếng đất mà không thông báo cho Bên A thì Bên B 
có phải thông báo cho Bên A biết không? Trường hợp này để bảo vệ cho Bên A chúng ta 
có thể áp dụng được Điều 387 BLDS 2015 để bảo vệ quyền lợi. Trường hợp thứ 3, Bên A 
biết được rằng sẽ có một con đường đi qua trước mặt nhà Bên B và trong tương lai gần 
miếng đất này sẽ tăng giá, vậy Bên A có phải thông báo cho Bên B biết về vấn đề này 
không, giả sử rằng Bên B không biết và không thể biết thông tin này, nếu áp dụng đơn 
thuần Điều 387 BLDS 2015 sẽ cho ra cùng kết quả là Bên A phải có nghĩa vụ thông báo 
cho Bên B. Bởi vì, nếu không phải trong trường hợp cần tiền gấp, khi Bên B biết được 
thông tin này thì Bên B sẽ không bán nhà cho Bên A ngay, mà sẽ đợi đến khi con đường 
xuất hiện, nhưng điều này sẽ đặt ra câu hỏi trong thực tiễn Bên A sẽ làm như vậy không? 
Có lẽ trường hợp này sẽ làm cho Điều 387 BLDS 2015 khó được áp dụng trong thực tiễn. 
Ngoài việc quy định trực tiếp về nghĩa vụ tiền hợp đồng như trên, BLDS 2015 đã có 
những quy định mới nhằm khắc phục phần nào sự bất cập trong quy định của BLDS năm 
2005. Điều 443 BLDS năm 2015 quy định: “Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua 
thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán 
không thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện 
trong một thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không 
đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu 
bồi thường thiệt hại.” 
Điều 443 BLDS năm 2015 đã bổ sung cụm từ “trong một thời hạn hợp lý”. Như vậy, việc 
sửa đổi này phòng ngừa trường hợp người mua đã yêu cầu nhiều lần, trong một thời gian 
dài nhưng bên bán vẫn không thiện chí thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin và cố tình 
21
 Nguyên tắc này được quy định ở Điều 3.3 BLDS 2015: Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, 
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. 
11 
tạo khó khăn, cản trở cho bên mua trong việc nhận được thông tin và ngăn cản bên mua 
thực hiện quyền hủy bỏ hợp đồng.22 
Tiếp theo, Điều 443 BLDS năm 2015 cũng nêu lên điều kiện để bên mua có thể áp dụng 
chế tài hủy hợp đồng, khi và chỉ khi việc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin 
của bên bán làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng. Như vậy, sự 
vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin phải là một vi phạm cơ bản, thì bên mua mới có 
quyền hủy hợp đồng. Điều này là phù hợp, thống nhất với các phần khác trong BLDS về 
việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng.23 
3. Hậu quả pháp lý c a việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin rong giai đoạn 
tiền hợp đồng 
Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng sẽ theo các quy định 
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay theo hợp đồng. BLDS năm 2015 không đề cập 
cụ thể vấn đề này ở bất kỳ điều khoản nào, kể cả phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp 
đồng.24 Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi, thời điểm vi phạm nghĩa vụ cung cấp 
thông tin này xảy ra trước thời điểm các bên giao kết hợp đồng, nên sẽ thuộc trách nhiệm 
do vi phạm ngoài hợp đồng. 
Về chế tài được áp dụng nếu vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, có thể thấy Điều 387 
BLDS 2015 chỉ đề cập đến chế tài bồi thường thiệt hại mà không đề cập đến quyền yêu 
cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu của bên bị vi phạm. Theo ý kiến của chúng 
tôi, đây là sự thiếu sót lớn của Điều 387. BLDS nên bổ sung quyền yêu cầu này cho bên 
bị vi phạm. Cơ sở cho việc bổ sung là, một trong những hậu quả pháp lý của giao dịch 
dân sự vô hiệu ở Việt Nam, các bên sẽ được đưa trở về trạng thái ban đầu, đồng thời bên 
vi phạm phải bồi thường thiệt hại.25 Việc quy định như vậy giúp bảo vệ cho bên bị vi 
phạm. Bởi vì, nếu xét về nguyên tắc tự nguyện, khi giao dịch dân sự thì bên bị vi phạm 
22
 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học: Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, (NXB Hồng Đức, 
2016), tr.409 
23
 Điều 423 BLDS năm 2015 
24
 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Chương XX của BLDS năm 2015 
25
 Điều 131 BLDS 2015 
12 
có thể sẽ không tham gia vào hợp đồng đó nếu họ biết được thông tin mà đối tác không 
cung cấp. Do đó, nếu chỉ quy định là bồi thường thiệt hại mà không cho quyền yêu cầu 
giao dịch vô hiệu, trong nhiều trường hợp không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của bên 
bị vi phạm. 
Ở đây cũng lưu ý, trong trường hợp bên có nghĩa vụ cung cấp thông tin vi phạm nghĩa vụ 
này do bên kia không hướng dẫn đầy đủ cho bên vi phạm, bên bị vi phạm cũng phải chịu 
một phần trách nhiệm đối với thiệt hại xảy ra. Ví dụ, theo quy định của pháp luật về kinh 
doanh bảo hiểm, thuyền trưởng và máy trưởng của tàu biển phải có chứng chỉ hành nghề, 
nhưng bên công ty bảo hiểm không kiểm tra, không yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp 
những thông tin trên và vẫn ký kết hợp đồng bảo hiểm. Về nguyên tắc, hợp đồng bảo 
hiểm tàu biển này sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Tuy nhiên, bên công ty bảo hiểm vẫn phải chịu 
trách nhiệm bồi thường một phần thiệt hại cho người mua bảo hiểm.26 
4. Nghĩa vụ cung cấp hông in giai đoạn iền hợp đồng heo pháp luậ c a các nước 
 rên h giới và các quy định rong pháp luậ quốc 
Các nước theo hệ thống pháp luật Common Law thông thường không đòi hỏi các bên 
phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, trừ một số loại hợp 
đồng đặc biệt. Theo pháp luật các nước này, khi giữa các bên chưa hình thành một hợp 
đồng chính thức, các bên không có nghĩa vụ theo hợp đồng và không phải chịu trách 
nhiệm đối với việc không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ trong giai đoạn 
tiền hợp đồng, trừ khi các bên có thỏa thuận khác hoặc có sự lừa dối trong việc cung cấp 
thông tin.
27
Ngược lại, hầu hết pháp luật của các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law đều đưa ra 
các quy định liên quan đến nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với các bên trong giai đoạn 
tiền hợp đồng. Cơ sở pháp lý hình thành nghĩa vụ này xuất phát từ nguyên tắc trung thực 
26
 Đỗ Văn Đại, “Nghĩa vụ thông tin trong pháp luật hợp đồng Việt Nam”, (2007) 11 Tạp chí Nhà nước và 
pháp luật 22, tr.24; xem thêm Quyết định số 93/GĐT-DS ngày 26/05/2003 của Tòa dân sự, Tòa án nhân 
dân Tối cao 
27
 J Klein, “Precontractual liability and the duty of good faith negotiation in international transactions” (1995) 17 
Hous.J.Int’l L. 1, tr16 
13 
và thiện chí trong quá trình đàm phán và thực hiện hợp đồng.28 Ở các nước này, nguyên 
tắc trung thực và thiện chí được ghi nhận và đề cao, theo đó, nghĩa vụ cung cấp thông tin 
là nghĩa vụ bổ sung, cụ thể hóa nguyên tắc thiện chí và trung thực. Nghĩa vụ cung cấp 
thông tin bao gồm: trả lời cho bên kia những câu hỏi liên quan đến hợp đồng; khuyến cáo 
bên kia khi họ tin tưởng vào một thông tin sai lầm, trừ trường hợp lẽ ra bên kia phải nhận 
ra được nếu cẩn trọng hơn.29 
Đáng lưu ý, theo pháp luật của Pháp, đối với một số hợp đồng chuyên biệt, bên có nghĩa 
vụ cung cấp thông tin còn phải tìm kiếm thông tin mà người thực hiện công việc kinh 
doanh thông thường của mình biết và phải biết để cung cấp cho đối tác của mình. Như 
vậy, nghĩa vụ cung cấp thông tin không chỉ giới hạn ở cung cấp thông tin đã có, mà còn 
phải tìm kiếm thông tin cần thiết khác để cung cấp cho đối tác.30 
Tuy nhiên, ở các nước theo hệ thống pháp luật Civil law, có hai luồng quan điểm khác 
nhau về cơ sở pháp lý cho việc quy trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin. 
Thứ nhất, theo pháp luật của Pháp, trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin 
được xác định theo trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bởi vì, giữa hai bên 
chưa hình thành hợp đồng, nên việc xác định trách nhiệm trong giai đoạn tiền hợp đồng 
phải dựa trên các nguyên tắc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thứ 
hai, theo pháp luật của Đức, dựa trên nguyên tắc culpa in contrahendo, trách nhiệm do vi 
phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin là trách nhiệm theo hợp đồng.31 Theo nguyên tắc này, 
một bên không có quyền tạo ra niềm tin về một hợp đồng sẽ được hình thành, nếu như 
bản thân họ không mong muốn như vậy. Bên có lỗi trong việc đàm phán phải chịu trách 
nhiệm bồi thường do việc hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu hoặc làm cho hợp đồng không 
được thực hiện. Các bên tham gia đàm phán có nghĩa vụ đàm phán với tinh thần trung 
thực và thiện chí. 
28
 J Klein, “Precontractual liability and the duty of good faith negotiation in international transactions” (1995) 17 
Hous.J.Int’l L. 1, tr17 
29
 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, (NXB CTQG, 2013) 
30
 Đỗ Văn Đại, “Nghĩa vụ thông tin trong pháp luật hợp đồng Việt Nam”, (2007) 11 Tạp chí Nhà nước và pháp luật 
22, tr.25 
31
 J Klein, “Precontractual liability and the duty of good faith negotiation in international transactions” (1995) 17 
Hous.J.Int’l L. 1, tr17 
14 
Về các quy định trong pháp luật quốc tế, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương 
mại quốc tế (Unidroit),32 Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu (PECL) và Công ước 
Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG) gián tiếp quy định nghĩa vụ 
cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, thông qua các quy định về nguyên tắc 
thiện chí và trung thực. 
Theo đó, hành vi cố tình không cung cấp thông tin hoặc cố tình cung cấp thông tin không 
chính xác bị coi là hành vi gian dối; dẫn đến hậu quả pháp lý là hợp đồng bị tuyên bố vô 
hiệu hoặc bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy hợp đồng. Ví dụ như, theo điều 3.2.5 
của Bộ nguyên tắc Unidroit 2010,33 một bên có quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu khi bên 
kia cố tình không cung cấp thông tin mà đáng lẽ phải được cung cấp theo tập quán hoặc 
thói quen thương mại thông thường và việc cố tình không cung cấp, che đậy thông tin 
này dẫn đến việc ký kết hợp đồng của một bên. Tương tự, Điều 4.107 của Bộ nguyên tắc 
luật hợp đồng Châu Âu, hợp đồng bị tuyên vô hiệu khi một bên gian dối không cung cấp 
một thông tin mà theo nguyên tắc thiện chí buộc phải cung cấp. 
So sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của các nước trên thế giới có 
quy định rõ ràng, cụ thể hơn về loại thông tin cần phải cung cấp; và ngoài việc áp dụng 
chế tài bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông 
tin, bên bị vi phạm còn có quyền tuyên bố hủy hợp đồng34 hoặc tuyên bố hợp đồng vô 
hiệu khi bên có nghĩa vụ cố tình không cung cấp thông tin hoặc cố tình cung cấp thông 
tin không chính xác,
35
 chứ không chỉ giới hạn trong trường hợp hành vi vi phạm nghĩa vụ 
cung cấp thông tin cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng.36 Các quy định này giúp làm rõ 
nội dung của nguyên tắc trung thực và thiện chí trong giai đoạn tiền hợp đồng, bảo vệ 
quyền, lợi ích chính đáng của các bên tham gia đàm phán hợp đồng và đảm bảo tính ổn 
định, chắc chắn của hợp đồng giữa các bên. 
32
 Điều 3.2.5 Bộ nguyên tắc Unidroit 2010, hành vi không cung cấp thông tin sẽ bị coi là hành vi lừa dối; Điều 
9.1.15 Unidroit: chuyển giao quyền yêu cầu 
33
 Điều 3.8 Bộ nguyên tắc của Unidroit 2004 có quy định tương tự 
34
 Pháp luật của Đức 
35
 Pháp luật của Pháp 
36
 Điều 443 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015; xem thêm Điều 3 (13) Luật Thương mại năm 2005 
15 
K t luận 
Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng đã hình thành trong pháp luật Việt Nam từ lâu 
ở một số hợp đồng chuyên biện nhưng chưa có quy định nói chung cho các loại hợp đồng 
về nghĩa vụ này. BLDS năm 2015 đã có sự đổi mới khi quy định cụ thể nghĩa vụ cung 
cấp thông tin tại Điều 387 BLDS 2015, cũng như có những bổ sung nhằm khắc phục 
những vấn đề mà BLDS năm 2005 để lại. Tuy nhiên, để áp dụng nghĩa vụ cung cấp thông 
tin tiền hợp đồng theo BLDS năm 2015 vào thực tiễn sẽ vẫn còn khoảng trống cần quy 
định và giải thích cụ thể. Ngoài ra vấn đề xem xét việc vi phạm nghĩa vụ này là ngoài hợp 
đồng hay vi phạm hợp đồng vẫn còn bỏ ngỏ mà chúng ta cần làm rõ trong nghiên cứu. 
Tài liệu tham khảo 
Tài liệu Ti ng Việt 
1. Đỗ Văn Đại, “Nghĩa vụ thông tin trong pháp luật hợp đồng Việt Nam”, (2007) 11 Tạp 
chí Nhà nước và pháp luật 22 
2. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, (NXB CTQG, 
2013) 
3. Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học: Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, 
(NXB Hồng Đức, 2016) 
4. Nguyễn Anh Thư, “Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến nguyên tắc thiện 
chí trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005”, (2014) 3 Tạp chí Luật học 61 
5. Phạm Sĩ Hải Quỳnh, “Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết 
hợp đồng bảo hiểm”, (2004) 3 Tạp chí Khoa học pháp lý 
Tài liệu Ti ng Anh 
6. F. Kessler and E. Fine, “Culpa in contrahendo, bargain in good faith and freedom of 
contract: a comparative study”, (1964) 77 Harv.L.Rev. 401 
7. E. Farnsworth, “Precontractual liability and preliminary agreements: fair dealing and 
failed negotiation”, (1987) 87 Colum.L.Rev. 217 
8. J Klein, “Precontractual liability and the duty of good faith negotiation in international 
transactions” (1995) 17 Hous.J.Int’l L. 1 

File đính kèm:

  • pdfnghia_vu_cung_cap_thong_tin_trong_giai_doan_tien_hop_dong_ph.pdf