Ngành dệt may: Phân tích giá thành thực trạng - giải pháp

Giá thành được hiểu là hao phí bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá, kết

tinh vào gía trị của thành phẩm. Các doanh nghiệp với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất luôn

quan tâm đến giá thành, đây được coi là toàn bộ chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để hình thành

sản phẩm, nếu giá thành càng lớn chứng tỏ chi phí bỏ ra lớn, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản

phẩm, định giá bán của sản phẩm. Vai trò của giá thành càng quan trọng hơn trong nền kinh tế

có sự hội nhập sâu rộng, vượt ra khỏi lãnh thổ của doanh nghiệp đó. Vậy để tồn tại và phát triển

trong thời kỳ hội nhập, doanh nghiệp cần tìm ra những phương pháp để quản lý giá thành sao

cho giá thành càng thấp càng có hiệu quả. Đó cũng chính là mối quan tâm của các doanh

nghiệp trong ngành may mặc, với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất cung cấp các sản phẩm

thiết yếu cho đời sống, cung cấp sản phẩm ra thị trường quốc tế thì tính chất phức tạp của giá

thành lại càng lớn. Công cụ phân tích về giá thành ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh

nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp ngành may mặc nói riêng. Bài viết xin đề cập đến

giá thành trong ngành may mặc và các phương pháp phân tích giá thành phục vụ cho quá trình

quản lý của các doanh nghiệp may mặc.

Ngành dệt may: Phân tích giá thành thực trạng - giải pháp trang 1

Trang 1

Ngành dệt may: Phân tích giá thành thực trạng - giải pháp trang 2

Trang 2

Ngành dệt may: Phân tích giá thành thực trạng - giải pháp trang 3

Trang 3

Ngành dệt may: Phân tích giá thành thực trạng - giải pháp trang 4

Trang 4

Ngành dệt may: Phân tích giá thành thực trạng - giải pháp trang 5

Trang 5

Ngành dệt may: Phân tích giá thành thực trạng - giải pháp trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 6060
Bạn đang xem tài liệu "Ngành dệt may: Phân tích giá thành thực trạng - giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngành dệt may: Phân tích giá thành thực trạng - giải pháp

Ngành dệt may: Phân tích giá thành thực trạng - giải pháp
1361 
NGÀNH DỆT MAY: PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH 
THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP 
Trịnh Bảo Trân, Đoàn Minh Trí, Trương Yến Khương, 
Nguyễn Hoàng Anh, Đoàn Minh Trí, Lê Kim Xuân 
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng, Ngô Ngọc Nguyên Thảo 
TÓM TẮT 
Giá thành được hiểu là hao phí bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá, kết 
tinh vào gía trị của thành phẩm. Các doanh nghiệp với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất luôn 
quan tâm đến giá thành, đây được coi là toàn bộ chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để hình thành 
sản phẩm, nếu giá thành càng lớn chứng tỏ chi phí bỏ ra lớn, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản 
phẩm, định giá bán của sản phẩm. Vai trò của giá thành càng quan trọng hơn trong nền kinh tế 
có sự hội nhập sâu rộng, vượt ra khỏi lãnh thổ của doanh nghiệp đó. Vậy để tồn tại và phát triển 
trong thời kỳ hội nhập, doanh nghiệp cần tìm ra những phương pháp để quản lý giá thành sao 
cho giá thành càng thấp càng có hiệu quả. Đó cũng chính là mối quan tâm của các doanh 
nghiệp trong ngành may mặc, với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất cung cấp các sản phẩm 
thiết yếu cho đời sống, cung cấp sản phẩm ra thị trường quốc tế thì tính chất phức tạp của giá 
thành lại càng lớn. Công cụ phân tích về giá thành ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh 
nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp ngành may mặc nói riêng. Bài viết xin đề cập đến 
giá thành trong ngành may mặc và các phương pháp phân tích giá thành phục vụ cho quá trình 
quản lý của các doanh nghiệp may mặc. 
Từ khoá: Giá thành, phân tích, may mặc 
1 TỔNG QUAN 
Giá thành sản phẩm là toàn bộ những chi phí tính bằng tiền để sản xuất và tiêu thụ một khối 
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Hay nói cách khác, giá thành sản phẩm dịch vụ là hao phí 
về lao động sống và lao động vật hóa cho một đơn vị khối lượng sản phẩm hoặc lao vụ nhất định 
biểu hiện bằng tiền. Có thể nói giá thành là một chỉ tiêu phản ánh toàn diện chất lượng họat động 
của doanh nghiệp bao gồm các mặt: trình độ công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản 
trị v.v. Giá thành sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và 
chi phí sản xuất chung, tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động mà chi phí được tập hợp và theo dõi 
theo từng thông tư riêng cụ thể là thông tư 200 và thông tư 133, trong đó chi phí nguyên vật liệu trực 
tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được tính một lần vào giá trị thành phẩm, riêng chi phi sản xuất 
chung cần phân bổ theo từng kỳ kinh doanh. Để quản lý về giá thành, giá thành được chia làm 
nhiều loại từ giá thành toàn bộ, giá thành kế hoạch hay giá thành định mức. Nhiệm vụ chính của 
giá thành dùng xác định toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất và định giá bán 
1362 
của sản phẩm. Do đó, việc quản lý giá thành sao cho hạ giá thành là nhiệm vụ quan trọng của nhà 
quản trị doanh nghiệp. Việc hạ gía thành làm nâng cao tính cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng 
ngành trong nước và nước ngoài, giúp doanh nghiệp tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm, hạn chế tồn 
kho, tăng tính bền vững và ổn định trên thị trường cũng như góp phần tăng vốn kinh doanh cho 
doanh nghiệp. 
Trong thời kỳ trước của nền kinh tế, việc quản lý gía thành đôi khi không phải là nhiệm vụ cần 
phải quan tâm đặc biệt trong nền kinh tế bao cấp, sự che chở của Nhà nước làm cho các doanh 
nghiệp sản xuất luôn cảm thấy được an toàn, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không cao, 
việc kinh doanh lãi hay lỗ không đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên khi nền kinh tế bao cấp 
chuyển sang hình thái thị trường, bắt đầu hội nhập việc các doanh nghiệp phải tự thân vận động 
và làm quen với tình trạng thua lỗ, rơi vào tình trạng phá sản làm cho các doanh nghiệp cần thiết 
lập lại bộ máy của doanh nghiệp từ cấp cao đến cấp cơ sở, tiến hành phân chia công việc một 
cách rõ ràng thành từng bộ phận từng mảng công việc, từ đó việc quản lý về giá thành càng trở 
nên cần thiết hơn bao giờ hết phục vụ cho phương châm tồn tại của doanh nghiệp “Tối đa hoá lợi 
nhuận và tối thiểu hoá chi phí”. Để có hiệu quả, nhà quản lý doanh nghiệp thực hiện các phương 
pháp nhằm quản lý đánh giá về giá thành như quan sát, ghi chép, tính toán và phân tính đưa ra 
các nhận định. Đối với công tác phân tích, mục đích chính là đánh giá chung tình hình giá thành 
và thực hiện phân tích về nhiệm vụ hạ giá thành của các sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp sản xuất 
khác nhau phương pháp phân tích đánh giá khác nhau, trong bài viết xin đề cập đến các doanh 
nghiệp ngành may mặc. 
Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, tính đến năm 2019, tổng số doanh nghiệp dệt may
cả nước đạt 6,000 doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp gia công hàng may mặc là 
5,101 doanh nghiệp (chiếm 85%); Số lượng doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm là 780 doanh 
nghiệp (chiếm 13%); Số lượng sản xuất chế biến xơ, sợi là 119 doanh nghiệp (chiếm 2%). Một số 
doanh nghiệp có sự phát triển mạnh như Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Công ty May Việt Tiến, Dệt 
may Thành Công; dệt may Phong Phú Có thể thấy việc tăng trưởng cả về chất lượng và số 
lượng doanh nghiệp ngành may mặc đang tạo ra lợi thế lớn trên cuộc đua với các doanh nghiệp 
cùng ngành ở thị trường nước ngoài dẫn chứng cụ thể dựa theo Tổng cục Thống kê, tổng kim 
ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2019 đạt 30.4 tỷ USD, tăng 16.6% so với năm 2018. 
Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu đến từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 59.9% tổng giá trị. 
Về thị trường xuất khẩu chủ lực trong năm 2019, Mỹ và EU tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch xuất 
khẩu trong năm lần lượt tăng 13.7% và 10.5%. Trong khi đó, tại Nhật và Hàn Quốc, hàng dệt may 
Việt Nam đang tiến tới vị trí dẫn đầu tại 2 thị trường này với kim ngạch xuất khẩu 2018 lần lượt 
tăng 24.8% và 32.6% Theo số liệu của ITC, Việt Nam đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu hàng dệt may
nhờ lợi thế nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, Việt Nam đang dần mất lợi thế chi phí nhân công giá rẻ,
theo đó, chi phí nhân công tại các nhà máy tại Việt Nam chiếm trung bình 26 – 30%, trong khi tại 
Bangladesh chỉ khoảng 20%. Trong năm 2020, dự kiến lương cơ bản sẽ tăng 5 – 8% cũng sẽ góp 
phần tạo gánh nặng cho doanh nghiệp. Dựa trên những nhận định đánh giá và thành quả của 
ngành may mặc Việt Nam tiếp tục hướng đến Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)
kỳ vọng sẽ kết thúc đàm phán trong năm 2020. Đây là hiệp định với sự tham gia của 6 quốc gia
1363 
mà SE N có thỏa thuận thương mại tự do bao gồm c, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc
và New Zealand, với tổng đóng góp từ 6 quốc gia này đến tổng xuất nhập khẩu dệt may của Việt 
Nam trong năm 2018 là 57%. Nếu hiệp định được thông qua sẽ không chỉ hỗ trợ đẩy mạnh xuất 
khẩu, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu giá rẻ (Trung Quốc
và Hàn Quốc là 2 nước xuất khẩu nguyên vật liệu dệt may nhiều nhất cho Việt Nam). Bên cạnh 
những thành quả đạt được, ngành dệt may luôn đứng trước những thách thức, khó khăn đặc biệt 
là bài toán về chi phí đầu vào liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp 
và chi phí sản xuất chung. Trước những quy định về các Hiệp định đã ký kết việc tuân thủ theo 
những yêu cầu về nguyên vật liệu bắt đầu từ sợi trở nên khắt khe hơn 
Vậy các doanh nghiệp ngành Dệt may cần có những phương án kinh doanh trước những yêu cầu 
của các Hiệp định sao cho vừa tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí. Để làm được điều này cần thiết 
phải có những cách quản lý từng mảng kinh doanh từ khâu sản xuất, tiêu thụ và quản lý chi phí 
một cách chặt chẽ. Đặc biệt là khâu sản xuất, tập hợp các yếu tố sản xuất vào kinh doanh làm sao 
đó tối thiểu chi phí với mục đích hạ giá thành và nâng cao tính cạnh tranh. Để thực hiện được yêu 
cầu đó, cần thiết sử dụng các phương pháp phân tích về giá thành, bao gồm: phân tích chung tình 
hình giá thành, phân tích nhiệm vụ hạ giá thành của các sản phẩm, phân tích chi phí 1000 đồng 
doanh thu tiêu thụ và đánh giá từng chỉ tiêu về chi phí sản xuất. 
2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH NGÀNH DỆT MAY 
Giá thành trong các doanh nghiệp may mặc được xác định từ chi phí sản xuất kinh doanh dành 
cho các thành phẩm tức là chưa kể đến các sản phẩm dở dang, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu 
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Vì tính chất phức tạp của ngành dệt 
cần nhiều yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu chính phụ, từ sợi, vải đến lượng lao động lành nghề, 
dây chuyền sản xuất tiên tiến. Do đó việc xác định giá thành cần thiết phải chính xác nhằm phục vụ 
cho nhiều mục đích khác nhau của doanh nghiệp. Do đó, việc áp dụng các phương pháp phân tích 
giá thành là nhu cầu hết sức cần thiết cho quá trình kinh doanh và huy động vốn của doanh 
nghiệp. Trên thực tế các doanh nghiệp có quy mô, niêm yết trên thị trường chứng khoán hoạt động 
mang tính chất phức tạp thường chú trọng đến công tác phân tích sao cho hạ giá thành hơn các 
1364 
doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ. Thời gian phân tích giá thành được tiến hành tuỳ thuộc vào quá 
trình sản xuất của doanh nghiệp, thông thường được thực hiện trước sản xuất và sau sản xuất. Đối 
với trước sản xuất doanh nghiệp thường lập bảng so sánh kế hoạch về giá thành năm nay so với 
thực tế năm trước để làm căn cứ dự toán về giá thành cho năm nay, hoặc tiến hành đánh giá về 
thực tế năm nay so với kế hoạch năm nay để nhận xét đánh giá về tình hình sử dụng giá thành. Cụ 
thể, đối với công ty may VT chuyên sản xuất về áo, quần các loại, quá trình phân tích giá thành 
được thực hiện dựa vào các nội dung như sau: 
Hoàn thành kế hoạch giá thành: Đây là nội dung đầu tiên, đơn giản dùng để xác định sự biến 
động của từng chỉ tiêu liên quan đến giá thành, đối với công ty VT chia làm nhiều bộ phận, mỗi bộ 
phận có chức năng riêng, khi phân tích cần tách riêng từng bộ phận để đánh giá. Số liệu dưới đây 
thể hiện bộ phận sản xuất áo. 
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh ệch Tỷ ệ (%) 
Chi phí NVLtrực tiếp 977212300 1042334799 65122499 106.66 
Chi phí nhân công trực tiếp 511433190 554433190 43000000 108.41 
Chi phí sản xuất chung 344589122 378800122 34211000 109.93 
Giá thành 1833234612 1975568111 142333499 107.76 
(Nguồn: Tổng hợp từ nhóm tác giả) 
Nhận thấy, sau khi phân tích giá thành ở thực tế cao hơn so với ở kế hoạch đề ra, làm ảnh hưởng 
đến việc hạ giá thành, công tác quản lý các yếu tố đầu vào chưa thật sự tốt, tuy nhiên cần xem xét 
với kết quả đạt được để phân tích sự tăng lên của giá thành là hợp lý hay không? 
Tốc độ tăng trưởng giá thành: Đối với chỉ tiêu này, doanh nghiệp dùng đánh giá tốc độ gia 
tăng về giá thành qua các năm. Số liệu của công ty VT ở bộ phận sản xuất áo qua 2 năm như sau: 
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Chênh ệch Tỷ ệ (%) 
Chi phí NVLtrực tiếp 956019210 1042334799 86315589 109.03 
Chi phí nhân công trực tiếp 500347980 554433190 54085210 110.81 
Chi phí sản xuất chung 351299487 378800122 27500635 107.83 
Giá thành 1807666677 1975568111 167901434 109.29 
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả) 
Nhận thấy, so với năm trước, năm 2019 tốc độ tăng trưởng giá thành cao với tỷ lệ 109,29%. Việc gia 
tăng giá thành do nhiều nhân tố tác động cả chủ quan lẫn khách quan. Qua phân tích công ty cần 
có những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm quản lý về các yếu tố đầu vào có hiệu quả hơn. 
Công ty chỉ dừng lại ở việc phân tích 2 nội dung cơ bản trên, chưa tập trung đi sâu vào phân tích 
các chỉ tiêu bên trong. Đây cũng chính là thực trạng chung của các doanh nghiệp cùng ngành may 
mặc. Các doanh nghiệp luôn mong muốn hạ giá thành nhưng việc phân tích, quản lý giá thành lại 
1365 
chưa thật sự được quan tâm. Nếu phân tích vẫn còn hạn chế ở nội dung, phương pháp, tính hiệu 
quả trong việc phân tích. Do đó, vấn đề chủ yếu nhất khi nghiên cứu các doanh nghiệp về giá 
thành là ở nhận thức, từ những đánh giá ở trên cho thấy rõ điều này. Việc phân tích còn thiếu nhiều 
yếu tố, thiếu đội ngũ phân tích, thiếu nguồn số liệu cung cấp, thiếu thời gian Do đó muốn quản lý 
tốt hơn về giá thành cần thiết phải thay đổi cách nhìn nhận về vấn đề phân tích, đưa ra các giải 
pháp tích cực hơn 
3 GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 
Đối với các doanh nghiệp ngành may mặc, có sự phức tạp về quản lý các yếu tố đầu vào do đó cần 
thiết phải chú trọng đến vấn đề quản lý gía thành, phù hợp với điều kiện kinh tế trong và ngoài 
nước, tăng tính cạnh tranh và thu hút đầu tư. Xin đề suất một số ý kiến sau: 
Về phía doanh nghiệp: Cần thay đổi nhận thức của Nhà quản trị doanh nghiệp trong việc quản lý 
giá thành. Quan tâm nhiều hơn đến công tác phân tích, mở rộng các nội dung phân tích như phân 
tích bài toán về hạ gía thành, phân tích về từng yếu tố chi phí, phân tích thêm về bài toán giữa chi 
phí và giá bán nhằm xác định tính hợp lý khi giá thành thay đổi 
Về phía đội ngũ phân tích: Cần thiết phải có đội ngũ phân tích có tay nghề, kỹ năng có kinh nghiệm 
làm việc và khả năng độc lập cao trong quá trình phân tích và nhận xét. Khi phân tích cần có quy 
trình rõ ràng, cụ thể, nguồn số liệu cung cấp cần chính xác đầy đủ, có sự đa dạng khi sử dụng số 
liệu, đặc biệt là các số liệu trong các báo cáo về kế toán quản trị. 
Về phương pháp phân tích: Cần sử dụng nhiều phương pháp phân tích, không những phương 
pháp so sánh đơn giản mà có thể kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp loại trừ, phương 
pháp liên hệ cân đối, sử dụng các mô hình tương quan, sử dụng các phần mềm phân tích nhằm 
cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả, phục vụ cho mục tiêu của nhà quản trị 
doanh nghiệp. 
4 KẾT LUẬN 
Những đánh giá nhận định trên nhằm cho thấy thực trạng về công tác quản lý giá thành, một chỉ 
tiêu chiếm nhiều sự quan tâm của nhiều đối tượng, đặc biệt là các nhà quản lý doanh nghiệp. Tuy 
nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong cách quản lý về chỉ tiêu này, ảnh hưởng lớn đến việc ra 
quyết định và đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần thiết có những phương pháp 
tích cực hơn giúp cho doanh nghiệp tự tin cạnh tranh, tồn tại và phát triển bền vững trong thời kỳ 
Cách mạng 4.0. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phạm Văn Dược, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (2008), Phân tích Hoạt động kinh doanh, 
Nhà xuất bản Thống kê. 
[2] Nguyễn Năng Phúc (2010), Giáo trình phân tích tài chính, NXB Thống kê, Đại học Kinh tế quốc 
dân. 
1366 
[3] TS Phạm Thị Vân Anh, Cắt giảm, kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp: yếu tố quyết định 
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, Tạp chí Tài chính (2017). 
[4] CIEM (2017), Hội thảo: cắt giảm chi phí cho Doanh nghiệp, Thực trạng và gỉải pháp 

File đính kèm:

  • pdfnganh_det_may_phan_tich_gia_thanh_thuc_trang_giai_phap.pdf