Nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang biến thế giới trở thành một ngôi làng toàn cầu,

khi mà ranh giới địa lý giữa các quốc gia đang ngày càng bị xóa nhòa. Những thành tựu về khoa học

công nghệ đến từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như trí tuệ nhận tạo, người máy, mạng lưới

vạn vật, mạng xã hội, đang tạo ra những biến đổi chưa từng có trên mọi lĩnh vực của đời sống. Là

một thành viên trong nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần hiểu rõ về những nội dung cũng như những

tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có thể tranh thủ những cơ hội đồng thời giảm

thiểu những tác động tiêu cực, tạo ra những sự phát triển bứt phá. Bài báo mang đến một cái nhìn

tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với tác động của nó tới nền kinh tế toàn

cầu nói chung, và nền kinh tế Việt Nam nói riêng; trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất về chính sách

đối với Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 12120
Bạn đang xem tài liệu "Nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 96 
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 
TRONG CÔNG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
ThS. Nguyễn Thị Tuyến 
Trƣờng Đại học Hải Phòng 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang biến thế giới trở thành một ngôi làng toàn cầu, 
khi mà ranh giới địa lý giữa các quốc gia đang ngày càng bị xóa nhòa. Những thành tựu về khoa học 
công nghệ đến từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như trí tuệ nhận tạo, người máy, mạng lưới 
vạn vật, mạng xã hội,  đang tạo ra những biến đổi chưa từng có trên mọi lĩnh vực của đời sống. Là 
một thành viên trong nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần hiểu rõ về những nội dung cũng như những 
tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có thể tranh thủ những cơ hội đồng thời giảm 
thiểu những tác động tiêu cực, tạo ra những sự phát triển bứt phá. Bài báo mang đến một cái nhìn 
tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với tác động của nó tới nền kinh tế toàn 
cầu nói chung, và nền kinh tế Việt Nam nói riêng; trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất về chính sách 
đối với Việt Nam. 
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam, chính sách kinh tế,  
1. MỞ ĐẦU 
Nhân loại đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư được xây dựng trên nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 trước đó. 
Nó được coi là sự hợp nhất các công nghệ đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế toàn 
cầu, dẫn tới sự mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Việc nghiên cứu, dự 
đoán tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu 
của thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói chung. Cùng với quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế 
giới, những hậu quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này sẽ có sức ảnh hưởng rộng khắp 
và sâu sắc đến cách thức nền kinh tế thế giới nói chung, và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng 
đang hoạt động. 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang biến đổi nền sản xuất thế giới nói chung và nền 
sản xuất của Việt Nam một cách sâu sắc. Công nghệ đã, đang và sẽ tham gia ngày càng mạnh mẽ 
hơn vào quá trình sản xuất cũng như các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội. Một mặt, điều 
này sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, hiệu quả sử dụng các nguồn lực, giảm thiểu chi phí; 
mặt khác, nó sẽ đặt nhân loại trước những thách thức mới. Là một quốc gia đang phát triển, Việt 
Nam có thể tranh thủ được những lợi ích to lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, song 
đồng thời cũng phải đối mặt với những khó khăn mới, trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh quốc 
gia, và giải quyết những hậu quả về xã hội đến từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. 
2. NỘI DUNG 
2.1. TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
2.1.1. N i dung cơ bản của cu c cách mạng công nghiệp 4.0 
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư. Về cơ bản, cuộc cách mạng 
khoa học công nghệ lần thứ tư sẽ làm thay đổi cách thức chúng ta sống, làm việc, và giao tiếp với 
nhau. Xét về quy mô, phạm vi và sự phức tạp của nó, những sự thay đổi này sẽ không giống với bất 
kỳ sự thay đổi nào mà loài người đã từng trải qua trước đây. 
Nếu như cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên gắn liền với quá trình cơ giới hoá sản xuất 
bằng năng lượng hơi nước, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai sử dụng điện năng để tiến hành 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 97 
sản xuất hàng loạt, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin 
để tự động hóa sản xuất, thì cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư lại đang xây dựng dựa trên nền tảng 
từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, cùng với sự phát triển có tính cách mạng trong lĩnh vực 
kỹ thuật số vốn đã bắt đầu ngay từ giữa thế kỷ trước. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 
thứ tư được thể hiện ở sự kết hợp các công nghệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự kết hợp về công 
nghệ này có khả năng xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học như vật lý, kỹ thuật số và sinh 
học. 
Mặc dù được phát triển dựa trên nền tảng từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, cuộc cách 
mạng công nghiệp lần thứ tư này không phải là sự kéo dài của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nó 
là một cuộc cách mạng hoàn toàn khác biệt, thể hiện trên tất cả các phương diện, từ phạm vi, tốc độ đến 
tầm ảnh hưởng. So với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư 
này đang phát triển với tốc độ chóng mặt theo cấp số nhân, thay vì theo cấp số cộng như các cuộc cách 
mạng công nghiệp trước đó. Hơn nữa, những sản phẩm đến từ cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư này 
đang xâm nhập vào hầu hết tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Phạm 
vi và mức độ của những thay đổi mà nó tạo ra báo hiệu một sự lột xác đối với toàn bộ hệ thống sản xuất, 
quản lý và quản trị. 
Hàng tỷ người trên thế giới có thể được kết nối với nhau thông qua các thiết bị di động, với 
sức mạnh xử lý nhanh chóng ... và liên lạc giảm xuống, hoạt động logistics và chuỗi cung ứng 
toàn cầu trở nên hiệu quả hơn, chi phí tiến hành hoạt động thương mại giảm dần, Tất cả những 
điều này sẽ mở ra những thị trường mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở quy mô toàn cầu. 
Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể 
sẽ làm gia tăng sự bất bình đẳng, đặc biệt là do những tác động tiềm ẩn tới thị trường lao động. Việc 
tự động hóa thay thế sức lao động trên toàn nền kinh tế có thể làm gia tăng khoảng cách giữa thu 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 98 
nhập từ tư bản và thu nhập từ sức lao động. Mặt khác, chính sự thay thế lao động bằng công nghệ 
cũng có thể tạo ra sự gia tăng số lượng các công việc an toàn với thu nhập cao. 
Vào thời điểm này, chúng ta vẫn không thể biết trước được kịch bản nào sẽ xảy ra. Theo như 
những gì từng xảy ra với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, cả hai kịch bản này có thể sẽ 
đồng thời xảy ra. Tuy nhiên, có một sự thật mà chúng ta cần thừa nhận, đó là, trong hiên tại và 
tương lai, tri thức, chứ không phải tư bản, đang và sẽ ngày càng đóng vai trò chi phối trong lực 
lượng sản xuất. Điều này sẽ khiến cho thị trường lao động ngày càng bị phân hóa thành hai phân 
khúc, lao động kỹ thuật thấp/lao động thu nhập thấp và lao động kỹ thuật cao/lao động thu nhập cao, 
và những căng thẳng gia tăng trong xã hội là điều không thể tránh khỏi. 
Sự gia tăng bất bình đẳng chính là mối lo ngại lớn nhất dưới góc độ xã hội đến từ cuộc cách 
mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên hưởng lợi nhiều nhất từ những cải tiến công nghệ này là những 
người cung cấp vốn về tri thức và vốn về vật chất, bao gồm những người nắm giữ công nghệ, những 
người nắm giữ cổ phần, những nhà đầu tư. Điều này giải thích cho khoảng cách giàu nghèo ngày 
càng gia tăng giữa những người nắm giữ vốn tri thức và vốn vật chất với người lao động phổ thông. 
Công nghệ vì thế là một trong lý do chính dẫn đến sự trì trệ, thậm chí là thụt giảm trong thu nhập 
của một phận lớn dân cư ở các nước phát triển: nhu cầu đối với người lao động có kỹ năng cao tăng 
trong khi nhu cầu đối với người lao động học vấn và trình độ trung bình giảm. Điều này tạo nên một 
thị trường việc làm với nhu cầu tập trung vào phân khúc cao hẳn hoặc thấp hẳn, trong khi phân khúc 
lao động trung bình ở giữa bị bỏ ngỏ. Thu nhập thực tế của của một bộ phận lớn những người lao 
động có học vấn và trình độ trung bình, cũng như con cái họ có nguy cơ rơi vào tình trạng trì trệ, 
thậm chí thụt giảm, trong khi thu nhập của một bộ phận nhỏ nhưng người lao động có trình độ và 
học vấn cao và những người nắm giữ tư bản lại không ngừng gia tăng một cách nhanh chóng. Trong 
một nền kinh tế, nơi mà kẻ thắng lấy đi tất cả, sự bất mãn và mất niềm tin vào một xã hội dân chủ là 
điều khó tránh khỏi. 
Sự bất bình cũng có thể trở nên sâu sắc hơn bởi sự bao phủ của công nghệ kỹ thuật số và tốc 
độ lan truyền thông tin chóng mặt thông qua mạng xã hội. Hơn 30% dân số toàn cầu đang sử dụng 
nền tảng truyền thông xã hội để kết nối, học tập và chia sẻ thông tin. Trong một xã hội lý tưởng, 
những tương tác này sẽ tạo ra cơ hội nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa với nhau. Tuy 
nhiên, chúng cũng có thể trở thành cơ hội để truyền bá những tư tưởng sai lệch và cực đoan. 
2. VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
2.2.1. Thực trạng nền kinh tế Việt N m trước ngưỡng cử củ cu c cách mạng c ng nghiệp 4.0. 
Quá trình tự động hóa đã, đang, và sẽ thay đổi ngành chế tạo toàn cầu, mà Việt Nam cũng 
không nằm ngoài xu thế đó. Một cuộc khảo sát do Tổng cục Thống kê tiến hành gần đây, với hơn 
2.000 doanh nghiệp Việt Nam là thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, 
cho thấy 85% các doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong số 
này, 55% tin rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tác động đáng kể lên nền kinh tế Việt 
Nam, 23% tin rằng tác động của nó sẽ ở mức vừa phải, 11% tin rằng sẽ không có ảnh hưởng lớn, 
10% cho biết sẽ không ảnh hưởng gì, và còn lại 6 phần trăm không có ý tưởng gì. Đáng chú ý, có 
đến 79% người được hỏi cho biết họ chưa làm gì để chuẩn bị cho ngành công nghiệp 4.0, 55% cho 
biết họ đang tìm kiếm thông tin hoặc nghiên cứu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong khi 19% 
đã lập kế hoạch và chỉ có 12% thực sự đã thực hiện các chiến lược. 67% người được hỏi tin rằng họ 
sẽ không bị ảnh hưởng quá mức của ngành công nghiệp 4.0, 56% tin rằng lĩnh vực kinh doanh của 
họ sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều, và 76% nói họ không hiểu bản chất của ngành 4.0. Hơn một 
nửa (54%), cho biết họ cho rằng họ không cần phải quan tâm đến nó. 
Dựa trên những gì đã từng diễn ra từ những cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, cuộc 
cách mạng công nghiệp 4.0 hoàn toàn có thể dẫn tới việc xác định lại chuỗi giá trị trong các mô hình 
kinh doanh. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đòi hỏi người lao động cần phải có sự tư duy 
liên ngành, kỹ năng xã hội, và các kỹ năng kỹ thuật khác, trong một thị trường lao động ngày càng 
cạnh tranh khốc liệt hơn khi mà khoa học công nghệ có xu hướng được sử dụng để thay thế lao động 
của con người nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 99 
Bảng 2.1: Chỉ số giá sản xuất công nghiệp theo nhóm h ng v năm. 
 Đơn vị tính: % 
Nhóm ng nh/ Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 
Sản phẩm công nghiệp 
chế biến, chế tạo 
107,95 116,49 102,90 103,44 101,09 100,04 100,12 
SP điện tử, máy tính, 
quang học 
99,96 101,17 108,19 103,80 99,92 97,37 98,04 
Thiết bị điện 117,73 122,58 96,80 100,35 99,72 98,78 96,61 
Xe có động cơ 99,92 107,73 98,59 99,37 99,57 99,19 99,08 
Điện và phân phối điện 113,47 116,29 100,04 109,20 110,19 105,78 100,91 
 Nguồn: Tổng cục thống kê 
Nguồn: Dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê. 
Hình 2.1: Chỉ số giá sản xuất công nghiệp (%) theo nhóm h ng v năm. 
Trong những năm trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam đã có những thay 
đổi đáng kể trong vài năm gần đây. Chi phí sản xuất trong các ngành công nghiệp của Việt Nam có 
xu hướng liên tục giảm do việc tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình 
sản xuất. Đáng chú ý, trong ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện, chỉ số giá sản xuất công 
nghiệp liên tục giảm, từ gần 120% (2010) xuống 96,61% (2016), cho thấy những chuyển biến tích 
cực trọng việc giảm dần chi phí sản xuất, và đi liền với đó là sự gia tăng trong năng suất lao động. 
Những tiến bộ khoa học công nghệ đến cùng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang dần trở 
thành lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng và chủ yếu của nền sản xuất Việt Nam, thay thế một 
phần yếu tố lao động trong cấu thành giá trị sản phẩm cuối cùng. 
Theo báo cáo về của tổ chức Cushman & Wakefield (C & W) năm 2016 Nam đứng ở vị trí thứ 
hai trong Chỉ số Vị trí Tiên phong Toàn cầu (global Pioneering Locations Index), chỉ sau Costa Rica. 
Điều này phần nào cho thấy tốc độ ngày càng phát triển của nền sản xuất Việt Nam, về cả chiều rộng 
(sản lượng sản xuất và số lượng các doanh nghiệp thành lập mới) và chiều sâu (chất lượng sản phẩm, sự 
tự tin và uy tín của doanh nghiệp Việt). Chỉ số này cũng phản ánh những cải tiến mà Việt Nam đã thực 
hiện và đang tiếp tục thực hiện để không ngừng hoàn thiện môi trường kinh doanh trong nước, đặc biệt 
là trong các lĩnh vực sản xuất và công nghiệp, thay vì rơi vào tình trạng ngưng trệ sau khi TPP bị hủy bỏ. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 100 
Nền sản xuất của Việt Nam đang chuyển dần từ danh mục đầu tư truyền thống sang các sản phẩm giá trị 
gia tăng cao hơn. 
2.2.2. Những cơ h i và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh cu c cách mạng công nghiệp 
4.0 
Về mặt lý thuyết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội phát 
triển vượt trội. Nếu Việt Nam bỏ qua một số giai đoạn phát triển khác thì chúng ta có thể tiết kiệm được 
thời gian so với các nước. Bên cạnh đó, nhân cơ hội từ công nghiệp 4.0, Việt Nam có thể thay đổi mô 
thức quản lý, mô thức phát triển nền kinh tế. Nếu sự thay đổi này đi đúng hướng thì Việt Nam có thể có 
cơ hội bứt phá, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các quốc gia phát triển trên thế giới. 
Tuy nhiên, thực tế, mức sản xuất hiện tại của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn Công nghiệp 
2.0 hoặc Công nghiệp 3.0 và dựa vào các công việc có tay nghề thấp để thúc đẩy ngành công 
nghiệp. Điều này tạo nên rào cản đối với việc tận dụng và tiếp thu những thành tựu của cuộc cách 
mạng công nghiệp lần thứ tư, do sự hạn chế về nhận thức, nhu cầu, kỹ năng, cơ sở hạ tầng , cũng 
như nguồn tài trợ. Cho đến nay lợi thế cạnh tranh của Việt Nam vẫn dựa trên chi phí nhân công 
thấp. Lực lượng lao động ở Việt Nam chủ yếu là lao động có trình độ ở mức vừa phải và số lượng 
lớn ở các ngành như dệt may và điện tử. Trong khi đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với 
quá trình tự động hóa, thay thế lao động giản đơn của con người bằng máy móc, đồng thời đòi hỏi 
một đội ngũ lao động có trình độ cao, am hiểu về công nghệ để có thể tiếp thu những thành tựu mới 
về khoa học công nghệ và vận hành hệ thống một cách trơn tru. Chính vì lẽ đó, Việt Nam sẽ là một 
trong những nước chịu nhiều tác động nhất trong lĩnh vực lao động ở khu vực. Cụ thể, theo nghiên 
cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hơn 80% lực lượng lao động của Việt Nam trong các 
ngành sản xuất truyền thống có nguy cơ bị thất nghiệp. 
Bên cạnh đó, cho đến nay, hành lang pháp lý về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn 
chưa thực sự hiệu quả cả về mặt thực thi các chính sách lẫn các chế tài xử lý vi phạm. Điều này là 
một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động nghiên cứu ở Việt Nam chưa thể phát triển 
tương xứng với tiềm năng, đồng thời là một trong những rào cản khiến các nhà đầu tư nước ngoài 
không mặn mà với việc triển khai các công nghệ tiên phong ở Việt Nam. Chính vì lẽ đó, cuộc cách 
mạng công nghệ 4.0 hoàn toàn có khả năng đẩy Việt Nam sâu hơn vào “cái bẫy chi phí lao động 
thấp”. 
3. KẾT LUẬN 
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế với, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tầm 
ảnh hưởng lan tỏa sâu rộng tới tất cả các quốc gia trên thế giới. Đối với một quốc gia đang phát triển 
và đi sau về trình độ khoa học công nghệ như Việt Nam, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hứa hẹn 
những cơ hội để tranh thủ, đưa những thành tựu tiên tiến trên thế giới vào áp dụng trong nước, tạo 
đà phát triển bứt phá, rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển lâu đời trên thế giới. 
Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 cũng đem đến những thách thức mới cho nền 
kinh tế Việt Nam, đặc biệt là áp lực lên bộ phận lao động trình độ thấp, cũng như môi trường cạnh 
tranh ngày càng khốc liệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xưa nay vẫn lấy chi phí gia công 
thấp làm lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới. Đồng thời, khả năng tranh thủ những 
cơ hội, tiếp thu những thành tựu lớn về khoa học công nghệ trên thế giới của Việt Nam sẽ được hiện 
thực hóa ở mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của quốc gia này trước ngưỡng cửa của 
sự bùng nổ về khoa học công nghệ. 
Việt Nam cần có sự chuẩn bị về hạ tầng, hạ tầng công nghệ thông tin, intertnet, kết nối băng 
thông 4G, 5G. để sẵn sàng đón nhận những công nghệ tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, việc 
hoàn thiện và thực thi các chính sách để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như tạo ra môi trường 
kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp sáng tạo và coi doanh nghiệp là trung tâm của sự phát 
triển cần được quan tâm sâu sát. Việt Nam cũng cần thay đổi về chính sách đào tạo nguồn nhân lực 
từ cấp phổ thông đến đại học làm sao để tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao thích ứng với 
công nghiệp 4.0. Có như vậy, Việt Nam mới có thể tận dụng những cơ hội, giảm thiểu những tác 
động tiêu cực từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đưa nền kinh tế thoát ra khỏi “cái bẫy của chi 
thấp”, chuyển mình theo hướng giảm dần tỉ trọng của những ngành sản xuất thâm dụng lao động, 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 101 
tăng dần tỉ trọng của những ngành sản suất thâm dụng công nghệ, và các ngành xuất khẩu có giá trị 
gia tăng cao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TIẾNG VIỆT 
1. Bộ Công Thương Việt Nam (2017), “Báo cáo sơ kết tình hình sản xuất công nghiệp và 
hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm 2017, định hướng và giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 
2017”. 
2. Bộ Công Thương Việt Nam (2017), “Báo cáo sơ kết tình hình sản xuất công nghiệp và 
hoạt động thương mại năm 2016, định hướng năm 2017”. 
3. Bộ Công Thương Việt Nam (2016), “Báo cáo sơ kết tình hình sản xuất công nghiệp và 
hoạt động thương mại năm 2015, định hướng năm 2016”. 
4. Bộ Công Thương Việt Nam (2015), “Báo cáo sơ kết tình hình sản xuất công nghiệp và 
hoạt động thương mại năm 2014, định hướng năm 2015”. 
5. Bộ Công Thương Việt Nam (2014), “Báo cáo sơ kết tình hình sản xuất công nghiệp và 
hoạt động thương mại năm 2013, định hướng năm 2014”. 
6. Tổng cục Thống Kê Việt Nam (2017), “Chỉ số sản xuất công nghiệp”, 
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=630 
7. Vũ Lê (2017), “Kinh doanh trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”, Thời báo tài chính 
Việt Nam online, 
thoi-dai-cach-mang-cong-nghiep-40-48542.aspx 
TIẾNG ANH 
1. Bloem, J.; Doorn, M.v.; Duivestein, S.; Excoffier, D.; Maas, R.; Ommeren, E.v. (2016); “The Fourth 
Industrial Revolution Things to Tighten the Link Between IT and OT”; Sogeti. 
2. Kim Chi (2017), “Vietnam feels impact of 4.0 industrial revolution”, VietnamNet, 
revolution.html 
3. Klaus Schwab (2017), “The Fourth Industrial Revolution”, World Economic Forum, 
https://www.weforum.org/about/the-fourth-industrial-revolution-by-klaus-schwab 
4. Phuc Phan (2017), “Industrial Revolution 4.0 and the “hand” of the Government”, The 
Socialist Republic of Vietnam – Online Newspaper of the Government, 
5. Euromonitor International (2017), “Industry 4.0: The Future Impact of the Fourth 
Industrial Revolution”, 
industrial-revolution/report 
VIETNAM ECONOMY IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 
Abstract: The Fourth Industrial Revolution is transforming the world into a global village 
with the geographical borders increasingly blurred. Significant achievements of the Industrial 
Revolution 4.0, such as artificial intelligence, robotics, internet of things, social network, big data, 
are making unprecedented changes in all aspects of life. As a member of the global economy, 
Vietnam needs to be aware of the contents as well as the potential effects of the Fourth Industrial 
Revolution, which is unarguably crucial for the country to make necessary preparations in order to 
magnifying the pros and minimizing the cons. The paper is going to provide a look into the Fourth 
Industrial Revolution and its impact on the global economy as well as Vietnamese economy, on 
which basis a number of economic recommendations for Vietnam policy are made. 
Key words: Industrial Revolution 4.0, Vietnam, economic policies,  

File đính kèm:

  • pdfnen_kinh_te_viet_nam_trong_cong_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_4.pdf