Nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Kiểm soát nội bộ (KSNB) được thiết lập trên cơ sở các biện pháp, chính sách, thủ tục, chức năng,
thẩm quyền của những người liên quan trong hoạt động của mọi doanh nghiệp (DN), giúp DN
nâng cao năng lực, cải tiến hiệu quả hoạt động, hạn chế các sự cố, và hoàn thành mục tiêu của
tổ chức. Tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thực
hiện đề tài. Nội dung chính của đề tài là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) tại các doanh nghiệp thương mại
(DNTM) trên địa bàn TP. HCM, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của
HTKSNB của các DN này.
Từ khóa: Doanh nghiệp thương mại, hệ thống kiểm soát nội bộ, hữu hiệu, nâng cao.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
1264 NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM Nguyễn Đình Thiên, Nguyễn Thị Ngân, Trần Phương Anh, Huỳnh Thị Thanh Trúc, Dương Thị Trà My Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng TÓM TẮT Kiểm soát nội bộ (KSNB) được thiết lập trên cơ sở các biện pháp, chính sách, thủ tục, chức năng, thẩm quyền của những người liên quan trong hoạt động của mọi doanh nghiệp (DN), giúp DN nâng cao năng lực, cải tiến hiệu quả hoạt động, hạn chế các sự cố, và hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thực hiện đề tài. Nội dung chính của đề tài là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) tại các doanh nghiệp thương mại (DNTM) trên địa bàn TP. HCM, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB của các DN này. Từ khóa: Doanh nghiệp thương mại, hệ thống kiểm soát nội bộ, hữu hiệu, nâng cao. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ HTKSNB là một công cụ quản lý hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp mình như: con người; tài sản; vốn; góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và làm tăng mức độ của báo cáo tài chính đảm bảo được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất. Vì vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động kiểm soát nói chung và KSNB nói riêng mà đã có nhiều nghiên cứu của các tổ chức trên thế giới về KSNB và đưa ra khái niệm thống nhất về KSNB để phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng khác nhau và đưa ra các bộ phận cấu thành để giúp đơn vị có thề xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu. Xây dựng hệ thống KSNB nhằm giúp tổ chức hạn chế những sự cố, mất mát, thiệt hại, và tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Ở một nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam; hoạt động hầu hết các DN chưa có sự liên kết để tạo sức mạnh trong cạnh tranh; do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng xuất lao động còn thấp, áp dụng tiến bộ khoa học hạn chế nên giá thành sản phẩm còn cao, thậm chí cao hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn trong khu vực. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là trong hoạt động kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro mà hoạt động KSNB trong các DN chưa thể đủ mạnh để kiểm soát và ngăn ngừa, và đối với DNTM cũng không phải là ngoại lệ. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên thì việc nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB của các DNTM là vô cùng cần thiết và mang tính thời sự, nên tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn 1265 TP HC ” nhằm mục đích đề xuất các kiến nghị giúp các DNTM đưa ra quyết định đúng đắn và hiệu quả liên quan đến HTKSNB cho DN. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Theo COSO 2013, KSNB là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác trong doanh nghiệp, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu theo phạm trù sau: Tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động; Báo cáo tài chính đáng tin cậy; Sự tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành. HTKSB được cấu thành từ năm thành phần cơ bản sau và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: – Môi trường kiểm soát. – Đánh giá rủi ro. – Hoạt động kiểm soát. – Thông tin và truyền thông. – Giám sát. KSNB là một quá trình, chứ không phải là một sự kiện hay một tình huống mà là một chuỗi các hoạt động hiện diện ở mọi bộ phận trong DN và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. KSNB đạt được kết quả tốt nhất khi nó được xây dựng như một phần cơ bản nhất trong một DN chứ không phải là một hoạt động bổ sung cho các hoạt động của DN hoặc là một gánh nặng bị áp đặt bởi cơ quan quản lý hay thủ tục hành chính. Quá trình kiểm soát là một phương tiện giúp cho các DN đạt được mục tiêu. KSNB không chỉ đơn thuần là những chính sách thủ tục mà phải bao gồm cả những con người trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên. Chính con người thiết lập các mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng. Ngược lại, KSNB cũng tác động đến hành vi của con người. Mọi cá nhân có một khả năng, suy nghĩ ưu tiên khác nhau khi làm việc và họ luôn luôn hiểu rõ nhiệm vụ cũng như trao đổi và hành động một cách nhất quán. KSNB sẽ tạo ra ý kiến ở mỗi cá nhân và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu chung của DN. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính. Mục đích của nghiên cứu định tính dùng để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM, để hiệu chỉnh, bổ sung thang đo cho phù hợp với đặc điểm của các DNTM tại TP.HCM, qua đó xây dựng các thang đo đưa vào mô hình nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm về vấn đề nghiên cứu của tác giả với các chuyên gia trong lĩnh vực. Kết quả của nghiên cứu này là xây dựng một bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức dùng cho nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng). Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ (bảng phỏng vấn chính thức). Nghiên cứu này khảo sát trực tiếp các DNTM tại TP.HCM nhằm thu thập dữ liệu khảo sát. Mục tiêu nhằm xác định lại các nhân tố ảnh hưởng đến đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn 1266 TP.HCM trong mô hình nghiên cứu, đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra gửi cho các đối tượng được khảo sát để xác định tính lô gíc, tương quan của các nhân tố với nhau và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về đề tài nghiên cứu. 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1 Kết quả Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát thông qua bảng câu hỏi giấy được gửi trực tiếp, gửi mail đến các đối tượng được khảo sát và thông qua Forms-Google Docs bằng cách share đường dẫn cho đối tượng được khảo sát trên Facebook. Đối tượng được khảo sát là đại diện ban giám đốc hoặc kế toán trưởng của các DNTM có thâm niên công tác và có sự am hiểu sâu sắc về HTKSNB của đơn vị. Tác giả gửi 250 Bảng câu hỏi khảo sát (Phiếu khảo sát); số phiếu thu về là 224, số phiếu không hợp lệ là 39 phiếu (chủ yếu do người trả lời không trả lời hết các câu hỏi); còn lại 185 phiếu hợp lệ. Như vậy, tác giả đưa dữ liệu của 185 vào thực hiện kiểm định mô hình và như vậy là phù hợp (lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu là 150). Theo kết quả tổng hợp ý kiến trả lời các thang đo như Thống kê ý kiến khảo sát của các thang đo trong nghiên cứu hể hiện mức trả lời trung bình của các thang đo xấp xỉ 4,0 và các giá trị mốt (mode), trung vị (median) đều bằng 4. Điều này cho thấy bộ thang đo thiết kế để đo lường cho các khái niệm nghiên cứu là khá phù hợp (tốt) về nội dung đánh giá. Kết quả kiểm nghiệm độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy: Tất cả 30 biến quan sát của 6 nhân tố độc lập (gồm Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Hoạt động giám sát và Đặc điểm DNTM) và 6 biến quan sát của 1 nhân tố phụ thuộc (Tình hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM) là phù hợp (đạt chuẩn) vì các nhân tố đều có tương quan biến với biến tổng lớn hơn 0.3; hệ số Cronbach’s alpha đều lớn hơn 0.6 nên có thể kết luận rằng độ tin cậy của các thang đo dùng trong mô hình đảm bảo độ tin cậy cho phép. Dựa vào bảng số liệu bảng Thông số thống kê trong mô hình hồi qui bằng phương pháp Enter, từ thông số thống kê trong mô hình hồi qui, phương trình hồi quy tuyến tính đa biến, ta có phương trình hồi quy chuẩn hóa: KSNB = 0.305*MTKS + 0.252*DGRR + 0.223*TTTT + 0.195*DDDN 0.173*HDGS + 0.131*HDKS trong đó: KSNB: Tình hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM. MTKS: Chỉ tiêu Môi trường kiểm soát. DGRR: Chỉ tiêu Đánh giá rủi ro. TTTT: Chỉ tiêu Thông tin và truyền thông. DDDN: Chỉ tiêu Đặc điểm DNTM. HDGS: Chỉ tiêu Hoạt động giám sát. 1267 HDKS: Chỉ tiêu Hoạt động kiểm soát. Qua đó ta thấy, nhân tố Môi trường kiểm soát có mức tác động mạnh nhất và nhân tố Hoạt động giám sát có tác động thấp nhất đến tinh hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM. 4.2 Bàn luận Thứ nhất, Nhân tố “Môi trường kiểm soát” có tác động tích cực đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM thông qua hệ số β chuẩn hóa = 0.305, môi trường kiểm soát có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM. Đồng thời cũng chính xác và phù hợp đối với HTKSNB trong các DN ngành thương mại giai đoạn hiện nay là cần có môi trường quản lý trong sạch nhằm giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra đối với lĩnh vực hoạt động có sự cạnh tranh rất cao hiện nay, không chỉ cạnh tranh trong nước mà cạnh tranh ở cả nước ngoài. Thứ hai, nhân tố “Đánh giá rủi ro” có tác động tích cực đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM thông qua hệ số β chuẩn hóa = 0.252. Như vậy hoạt động đánh giá rủi ro càng hiệu quả thì càng nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB của các DN. Đồng thời cũng phản ánh đúng với nhu cầu thực tế hiện nay của các DN ngành thương mại vốn có nhiều rủi ro trong hoạt động, do vậy việc đánh giá rủi ro để ứng phó với rủi ro của các đơn vị là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thứ ba, nhân tố “Thông tin và truyền thông” có tác động tích cực đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM với hệ số β chuẩn hóa = 0.223. Đồng thời, đối với đặc điểm đặc trưng của ngành thương mại là rủi ro trong hoạt động của họ ảnh hưởng đến niềm tin nhiều người do đó cần thông tin truyền thông kịp thời trong các hoạt động từ xây dựng niềm tin của công chúng, tuyên truyền công khai các loại dịch vụ viễn thông hàng hóa, sản phẩm là cần thiết và do đó thông tin và truyền thông chính là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong các DNTM. Thứ tư, nhân tố “Đặc điểm DNTM” có tác động tích cực đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM với hệ số β chuẩn hóa = 0.195. Theo đó, DNTM là DN thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời. Hoạt động thương mại hiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại như: mua bán hàng hóa, đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hóa lý gửi, gia công trong thương mại, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, khuyến mại quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, hội chợ triển làm thương mại. Do vậy, để thực hiện các hoạt động trên hiệu quả phù hợp với đặc thù của DNTM cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật thì các DNTM cần phải có một HTKSNB vững mạnh nhằm phát huy được tinh kiểm soát tốt trong hoạt động của đơn vị. Thứ năm, nhân tố “Hoạt động giám sát” có tác động tích cực đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM với hệ số β chuẩn hóa = 0.173. Đối với đặc điểm đặc trưng của ngành thương mại là hoạt động trong môi trường phức tạp và đòi hỏi có sự cạnh tranh cao, cần công khai 1268 minh bạch kết quả hoạt động thông qua giám sát hiệu quả sẽ đảm bảo một HTKSNB vững mạnh trong các DN ngành thương mại. Cuối cùng, nhân tố “Hoạt động kiểm soát” có tác động tích cực đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM thông qua hệ số β chuẩn hóa = 0.131, hoạt động kiểm soát có ảnh hưởng thấp nhất đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM. Mặt khác, hoạt động ngành thương mại nói riêng và hoạt động của các DN ở các linh vực khác nói chung không chỉ có mục tiêu lợi nhuận mà còn có mục tiêu đảm bảo hoàn thanh tốt chiến lược dài hạn cũng như các kế hoạch ngắn hạn trong kinh doanh do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ cho từng địa phương, cũng như đối với các DN, do vậy hoạt động kiểm soát được các cơ quan quản lý Nhà nước rất quan tâm, do vậy đây được xem là điều hiển nhiên trong việc nâng cao hiệu quả của HTKSNB torng các DNTM trên địa bàn TP.HCM. 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Theo cơ sở trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó. Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu đã xác định được có 6 nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM, đó là nhân tố Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, hoạt động giám sát và đặc điểm DNTM và đều có ảnh hưởng cùng chiều đến HTKSNB của các DN. Kết quả này góp phần làm thay đổi quan điểm, nhận thức của các DN về vai trò, tầm quan trọng của các nhân tố cấu thành HTKSNB. Đồng thời, qua nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp các DN có thể nâng cao tinh hữu hiệu của HTKSNB như: chuẩn hóa các mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể, kết hợp với tổ chức rèn luyện cập nhật kiến thức chuyên môn một cách thường xuyên; đẩy mạnh công tác nhận diện các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của công ty; xây dựng một quy trình nhận và giải quyết thông tin; tiếp tục cải tiến, đa dạng hóa chủng loại hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm; giám sát và xem xét mức độ thay đổi trong việc kinh doanh của đơn vị; sử dụng nhân viên có đủ năng lực thực hiện hoạt động kiểm soát với sự tập trung cao độ và mang tính độc lập. Trong một tổ chức bất kỳ, sự thành bại của tổ chức phải được xác lập bằng tầm nhìn chiến lược, mục tiêu dài hạn và một hệ thống quản lý bài bản, một cơ chế KSNB hợp lý. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập kinh tế và có sự cạnh tranh khốc liệt thì đối với ngành thương mại, với những đặc điểm hoạt động đặc trưng và đặc biệt là tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh, do vậy việc xây dựng và hoàn thiện một HTKSNB được xem là mục tiêu được quan tâm hàng đầu của DN trong Ngành thương mại Việt Nam hiện nay nói chung và đối với địa bàn TP.HCM nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài Chính, Chuẩn mực Kiểm toán số 315 Ban hành theo Thông tư số 214/2012/ TT -BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012. 1269 [2] Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP.HCM. Nhà xuất bản Hồng Đức. [3] Karen C. Miller và các cộng sự (2013), trong nghiên cứu “Dạy về trách nhiệm quản trị của kiểm soát nội bộ Khoảng cách nhận thức giữa người kế toán và nhà quản trị”. [4] Bùi Thị Tĩnh (2014), trong bài viết “Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Công Thương, số 10 năm 2014.
File đính kèm:
- nang_cao_tinh_huu_hieu_cua_he_thong_kiem_soat_noi_bo_tai_cac.pdf