Nâng cao năng lực tự học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành giáo dục Tiểu học tại trường đại học Thủ Dầu Một
Tóm tắt. Môn Âm nhạc cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kĩ năng thực hành âm nhạc
và phương pháp dạy học âm nhạc cấp tiểu học. Tuy nhiên, thời lượng học tập được quy
định trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học cụ thể ở trường Đại học Thủ Dầu Một
là quá ít so với số lượng kiến thức và những kĩ năng mà sinh viên cần đạt được đã quy định
ở chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo. Vì thế, việc tự học của mỗi sinh viên là
rất cần thiết. Để nâng cao chất lượng tự học môn âm nhạc cho sinh viên, chúng tôi đưa ra
một số giải pháp: Cần phải giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc tự học môn
Âm nhạc, các giảng viên cần biên soạn tài liệu giảng dạy, thiết kế các nội dung học tập phù
hợp,áp dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp các em phát huy tính tự giác, ham học
hỏi để hoàn thành tốt mục tiêu môn học.
Từ khóa: Năng lực tự học, Âm nhạc, sinh viên, giáo dục tiểu học.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao năng lực tự học môn Âm nhạc cho sinh viên ngành giáo dục Tiểu học tại trường đại học Thủ Dầu Một
JOURNALOFSCIENCEOFHNUE DOI:10.18173/2354 1075.2016 0056 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 119 124 This paper is available online at NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC MÔN ÂM NHẠC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Thị Lưu An Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt. Môn Âm nhạc cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kĩ năng thực hành âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc cấp tiểu học. Tuy nhiên, thời lượng học tập được quy định trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học cụ thể ở trường Đại học Thủ Dầu Một là quá ít so với số lượng kiến thức và nhữngkĩ năng mà sinh viên cần đạt được đã quy định ở chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo. Vì thế, việc tự học của mỗi sinh viên là rất cần thiết. Để nâng cao chất lượng tự học môn âm nhạc cho sinh viên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp: Cần phải giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc tự học môn Âm nhạc, các giảng viên cần biên soạn tài liệu giảng dạy, thiết kế các nội dung học tập phù hợp,áp dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp các em phát huy tính tự giác, ham học hỏi để hoàn thành tốt mục tiêu môn học. Từ khóa: Năng lực tự học, Âm nhạc, sinh viên, giáo dục tiểu học. 1. Mởđầu Tự học (TH), tự nghiên cứu có ý nghĩa vô cùng cần thiết đối với người học nói chung và có tầm quan trọng đặc biệt đối với sinh viên (SV) ở trường đại học. Kết quả TH, tự nghiên cứu không chỉ góp phần hoàn thiện kiến thức và chương trình đào tạo mà còn giúp các em khắc sâu và vận dụng những kiến thức, phương pháp (PP) tiếp thu được trên lớp vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế [1]. Đã có rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề TH, những gợi ý cho các cách thức dạy học phát huy năng lực TH rất bổ ích cho giảng viên nghiên cứu và ứng dụng phù hợp vào từng môn học cụ thể. Trong bài viết của Lê Phú Thắng đã thống kê và xây dựng khái niệm TH trên cơ sở kế thừa các thành tựu của các nhà khoa học, tác giả cho rằng về cơ sở lí luận của vấn đề TH của SV đại học cũng như một số vấn đề cụ thể về phương pháp TH cách thức tổ chức hoạt động TH trong từng bộ môn cần được tiếp tục nghiên cứu [2]. Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt đã nghiên cứu thực trạng và nhu cầu TH của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Hà Nội và đưa ra các giải pháp cụ thể phù hợp với môn học [4]. Với thiết kế tự học có hướng dẫn theo modun và sử dụng e book trong dạy học hóa học hữu cơ nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên y khoa, tác giả Nguyễn Thị Nguyệt đã triển khai với hiệu quả khả quan là kinh nghiệm quý báu mà các môn học khác có thể tham khảo [4, 5]. Riêng đối với môn âm nhạc, là môn học nghệ thuật dạy cho SV sư phạm đại trà giúp các em có kiến thức, kĩ năng cảm thụ âm nhạc để sau này rèn luyện nhân cách cho học sinh tiểu học thông qua giáo dục thẩm mĩ âm nhạc thì chưa có công trình nào đề cập tới. Để đáp ứng nhu cầu tự học cho SV nhằm nâng cao chất lượng môn học, trong bài viết Ngày nhận bài: 4/4/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2016. Liên hệ: Nguyễn Thị Lưu An, e mail: nguyenthiluuan@yahoo.com 119 Nguyễn Thị Lưu An này tác giả sẽ đề cập đến những thực trạng và đưa ra các biện pháp đề nâng cao năng lực TH môn âm nhạc cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học Thủ Dầu Một mong muốn góp phần xây dựng hệ thống hướng dẫn TH giúp SV sư phạm ngành giáo dục tiểu học học tập hiệu quả. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng tự học môn Âm nhạc của SV Sư phạm tiểu học trường Đại học Thủ Dầu Một 2.1.1. Chương trình giảng dạy và đội ngũ giảng viên Trong hệ thống các môn học đào tạo giáo viên tiểu học, bộ môn Âm nhạc được quy định ở chương trình khung của Bộ GD&ĐT là 150 tiết [2], hiện nay tại trường Đại học Thủ Dầu Một quy định trong khung chương trình là 120 tiết, giảm 30 tiết gồm phần lí thuyết âm nhạc (15 tiết) và PPDH môn Âm nhạc (15 tiết). Cụ thể như sau: Chương trình của Bộ GD&ĐT Chương trình của trường Đại học Thủ Dầu Một Môn Số tiết Môn Số tiết Nhạc lí 30 Nhạc lí 15 Âm nhạc 1 Tập đọc nhạc 30 Tập đọc nhạc 30 Hát 30 Hát 30 Âm nhạc 2 và Nhạc cụ 30 Nhạc cụ 30 PPDH âm nhạc PPDHâm nhạc 30 PPDHâm nhạc 15 Với thời lượng của các học phần được thực hiện học theo học chế tín chỉ nên số tiết giảm đi đáng kể so với phương thức đào tạo theo niên chế trước đây. Đội ngũ GV âm nhạc trong khoa Sư phạm có trình độ chuyên môn vững vàng và yêu nghề, luôn có ý thức học hỏi, đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực nhằm nâng cao hiệu quả của môn học. Tuy nhiên, việc hướng dẫn cho SV tự học còn nhiều hạn chế. 2.1.2. Năng lưc học tập của sinh viên Qua bảng tổng hợp sĩ số lớp của khoa Sư phạm, số lượng SV dao động từ 45 đến 50 SV/1 lớp. Với đặc thù của giờ học Âm nhạc thì số lượng SV như vậy là quá đông dẫn đến hạn chế sự bám sát của GV đối với từng cá nhân. Bên cạnh đó, đa số SV vẫn còn thói quen với PP học tập từ thời phổ thông,chưa làm quen được với môi trường giáo dục đại học nên kĩ năng TH còn hạn chế [6,7] . Một số SV không có năng khiếu âm nhạc thì ngại học, ngại hoạt động cũng đã làm ảnh hưởng đến bầu không khí của lớp học. Việc nắm lí thuyết sơ sài dẫn đến kĩ năng thực hành rất thụ động, chủ yếu là bắt chước làm theo một cách vô thức chứ không có tư duy sáng tạo dẫn đến các kĩ năng nghe, ghi chép và đọc nhạc còn yếu, không tự ứng dụng được khi thực hành ca hát, đàn,. . . 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên sư phạm tiểu học 2.2.1. Xác định tầm quan trọng trong việc tự học cho sinh viên Có rất nhiều nghiên cứu về TH ở các góc độ khác nhau. Điều đó cho thấy hoạt động TH của SV được biểu hiện ở nhiều mặt và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Đối với SV sư phạm, cần cho các em hiểu được rằng: TH là một hoạt động độc lập của SV nhằm lĩnh hội tri thức khoa học, 120 Nâng cao năng lực tự học môn âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học... kĩ năng, kĩ xảo, nó bao gồm: TH trên lớp có tổ chức, điều khiển trực tiếp của GV và tiến hành TH một cách tự giác theo hứng thú, sở thích của bản thân nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết bổ sung và mở rộng kiến thức [1,4]. Hoạt động TH của SV sư phạm có vai trò rất quan trọng bởi, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội những tri thức lí luận các môn học, SV còn tự học để tự rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm. TH quyết định trực tiếp chất lượng, hiệu quả học tập của từng cá nhân người học, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường [6]. Để đáp ứng được nhu cầu của nghề nghiệp, SV sư phạm phải nắm được PP học tập cốt lõi đó là PP tự học. Việc TH môn Âm nhạc của SV ngành sư phạm tiểu học cũng không nằm ngoài những nguyên tắc trên mà chỉ khác các môn học khác bởi Âm nhạc là môn học đặc thù, vừa là môn khoa học và vừa là môn nghệ thuật. Như vậy, điều quyết định nhất là SV phải có tính tự giác và nghị lực. Bên cạnh đó, phải có thời gian, điều kiện, phương tiện đồ dùng, tài liệu và có sự định hướng của GV để nâng cao hiệu quả TH. 2.2.2. Biên soạn tài liệu giảng dạy Khoa Sư phạm đã hoàn thành được phần Âm nhạc 1 gồm Nhạc lí cơ bản và Tập đọc nhạc, với kết cấu sau mỗi chương có phần bài tập lí thuyết và thực hành nhằm giúp SV có tài liệu TH, tự nghiên cứu ở mức độ cơ bản và nâng cao, ứng dụng nhiều bài hát trong chương trình tiểu học hoặc các bài hát mang tính phổ biến có giá trị nhân văn. Ngoài những bài quy định còn có những bài thực hành để SV tự giải mã và mã hóa các kiến thức ở phần lí thuyết. Hệ thống các bài hát trong chương trình tiểu học có cùng giọng, cùng nhịp, cùng âm hình tiết tấu để từ một bài mẫu SV sẽ tự ứng dụng thực hành, luyện tập kĩ năng được nhiều bài. Với âm nhạc, phương tiện học tập là một điều kiện quan trọng cho hoạt động TH, thiếu nó việc tìm tòi khám phá sẽ thiếu một cơ sở khoa học. Với đặc tính của âm thanh là vang lên rồi mất đi dẫn đến việc đọc nhạc sẽ rất khó khăn khi các em không có phương tiện học tập hỗ trợ nghe cao độ mẫu. Vì vậy, GV cần phải làm đĩa nhạc có sẵn cao độ cơ bản về rải gam, trục gam của các giọng, giai điệu một số bài đọc nhạc quy định trong chương trình để cung cấp cho các em, giúp có điều kiện nghe cao độ và phát âm chính xác khi tự học thực hành thì mới có hiệu quả. 2.2.3. Điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao năng lực tự học cho sinh viên a. Đối với giảng viên Trước khi lên lớp GV phải có kế hoạch tổ chức lớp học và sự chuẩn bị tốt bài giảng, nhất là khâu thiết kế bài dạy nhằm tạo động cơ và mục đích học tập của môn học. Giúp SV nhận thức vai trò và mục tiêu của môn học: Tiết học đầu tiên GV cần trao đổi để SV hiểu được Âm nhạc là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục ở phổ thông bởi ngoài việc học để có kiến thức về văn hóa âm nhạc, nó còn có vai trò tích cực trong việc giáo dục đạo đức và thẩm mĩ cho học sinh. Tạo phong cách học cho SV: Với tiêu chí lấy người học làm trung tâm, GV cần có các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học kết hợp giữa thầy và trò, hoạt động học giữa trò và trò. Từ đó hình thành và phát triển ở SV những kĩ năng TH, kĩ năng thực hành có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực học tập và tính chủ động rèn luyện sáng tạo của SV. Tạo môi trường học tập thân thiện, phong phú, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau khi thực hành, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Khơi dậy năng khiếu còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, có thể một số em ít khi ca hát hoặc sống nội tâm không năng động sẽ có cơ hội phát huy. Khi tổ chức kiểm tra đánh giá, đề thi cần kết cấu hai phần gồm kiến thức trong bài giảng và kĩ năng thực hành âm nhạc ứng dụng trong quá trình TH. b. Quy định về nội quy và quy tắc ứng trong giờ học cho sinh viên Một tập thể có quy luật nghiêm mọi hoạt động học được tiến hành trong một trật tự, một nề 121 Nguyễn Thị Lưu An nếp sẽ là một môi trường thuận lợi để người học rèn luyện và hình thành thói quen tốt nhất. Môn Âm nhạc chủ yếu là hoạt động rèn luyện kĩ năng. Do đó, cách tổ chức hoạt động cho cá nhân và tập thể là rất thiết thực,GV cần phổ biến nội quy trên lớp vào buổi đầu tiên. Công tác tổ chức này mất thời gian ở vài tiết đầu nhưng có những lợi ích vô cùng to lớn về sau vì SV nắm được chính xác khi nào phải tiến hành hoạt động gì để lớp học sẽ được diễn ra một cách tự động. Lớp học có tổ chức tốt thì sẽ dành được nhiều thời gian cho SV học tập một cách khoa học. Đặc biệt khâu tổ chức các hoạt động dạy học, bởi đó chính là yếu tố quyết định việc TH có hiệu quả hay không chỉ khi SV có nhận thức đúng về ý nghĩa vai trò của môn học và tự giác trong việc tự học. 2.2.4. Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Âm nhạc Học tập ở đại học là tự kiến tạo tri thức. Về PP dạy học ở đại học hiện nay, tác giả Lâm Quang Thiệp đã đề xuất 3 tiêu chí quan trọng trong nghị quyết số 14/2005/NQ CP của chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 2020: Dạy cách học, tính chủ động của người học và công cụ dạy học. Ông gọi đây là hệ tiêu chí 3C để lựa chọn phương pháp dạy và học ở đại học trong thời kì hiện nay [7, tr.156]. Như vậy, muốn đạt được điều này SV phải có PP học. Cốt lõi của PP học âm nhạc là kĩ năng TH có sự hướng dẫn của thầy đểSV biết cách tự hoàn thiện kiến thức bài học sau khi lên lớp thông qua các hoạt động học tập. Đây là công việc then chốt nhất của TH, cần phối hợp giữa “học và hành” qua việc áp dụng các PPDH hiện đại như: a. Dạy học tích hợp Dạy học tích hợp trong âm nhạc là bước kết hợp các nội dung dạy học của kiến thức với kĩ năng thực hành âm nhạc để giải mã và mã hóa từ văn bản ra âm thanh. Từ đó giúp SV cảm nhận được giá trị thẩm mĩ của cuộc sống thông qua âm nhạc [8]. + Nhạc lí và Tập đọc nhạc Khai thác những kiến thức nhạc lí có trong các bài Tập đọc nhạc nhằm mục đích tích hợp kiến thức, lồng vào nhau cùng một lúc SV nắm 2 nội dung: Thông qua lí thuyết để thực hành, thông qua thực hành hiểu sâu về lí thuyết. Như thế vừa sinh động vừa không mất nhiều thời gian, đồng thời SV dễ hiểu bài và vận dụng nhanh hơn. Ví dụ: Học về nhịp phách, cho các em đánh kí hiệu phách vào bài và thực hành gõ phách đọc tiết tấu. + Nhạc lí, Tập đọc nhạc và Hát Khi thực hành đọc nhạc, đa số SV thực hiện theo sự hướng dẫn của GV qua tiếng đàn hoặc hát mẫu một cách thụ động và thiếu tích cực. Việc tích hợp giữa ba phân môn Nhạc lí,Tập đọc nhạc và Hát sẽ giúp SV học tập hiệu quả hơn bằng cách thông qua kiến thức nhạc lí sẽ giúp các em hát chính xác về nhịp phách, xử lí đúng các kí hiệu có trong bản nhạc. Ngược lại, lồng những kiến thức về kĩ năng ca hát vào thực hành đọc nhạc sẽ giúp SV đọc chính xác cao độ và trường độ, hình thành các kĩ năng cơ bản về tư thế, cách lấy hơi, cách phát âm để khi qua phần ca hát, những thao tác này được luyện tập thêm để trở thành kĩ xảo. Việc ứng dụng kiến thức nhạc lí sẽ giúp SV hiểu kĩ về vai trò, tác dụng của các kí hiệu. Từ đó, khi TH ngoài giờ lên lớp SV biết luyện tập các kĩ năng âm nhạc một cách thành thạo. b. Dạy học hợp tác Theo tác giả Nguyễn Hữu Châu: Học hợp tác là việc sử dụng những nhóm nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng như của người khác [7,tr.284]. Đây là PP rất cần thiết tạo cho SV tính ham học hỏi. GV cần phải khơi dậy lòng ham học hỏi và khám phá ở mỗi người học. Sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm sẽ làm cho bài học sôi nổi, phong phú. Tạo cơ hội giúp SV có thể tự nghiên cứu, tự bộc lộ để thể hiện năng lực về 122 Nâng cao năng lực tự học môn âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học... năng khiếu của bản thân, có kĩ năng hợp tác giữa các bạn cùng nhóm. Ngoài ra, học tập theo nhóm còn giúp SV phát triển ý thức làm việc tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, phát huy tính tích cực học tập, năng lực TH của SV, năng lực tổ chức, quản lí, tự quản của SV, tạo điều kiện cho mỗi SV có cơ hội để thực hành và đó là cơ sở tốt cho việc TH một mình khi ở nhà. Tổ chức cho SV làm việc theo cặp đôi (Pairwork): SV có thể trao đổi với bạn ngồi bên cạnh để thực hiện những yêu cầu GV đưa ra. Hình thức này thực hiện trong phần học Nhạc lí phối hợp TĐN, Nhạc lí phối hợp Hát, Đàn. Làm việc theo nhóm: 4 5 người (Groupwork). GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm đều có em có năng khiếu và không có năng khiếu. GV sẽ thuận lợi trong việc nắm bắt năng lực cá nhân trong quá trình hoạt động nhóm. Khi cho SV hoạt động nhóm, GV cần bao quát theo dõi, điều khiển, đi tới các nhóm để hướng dẫn, hỗ trợ, điều chỉnh nếu SV thảo luận hoặc thực hành không đi vào trọng tâm hoặc tranh luận thiếu hợp tác. Khi tổ chức, hướng dẫn cho SV báo cáo kết quả và đánh giá khả năng thực hành âm nhạc, GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, SV khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung và phản hồi tích cực. Sau đó GV chốt lại những kiến thức cơ bản hoặc nhận xét, đánh giá bài thực hành có thể GV trình bày hoặc cử một em có khả năng thực hành tốt thực hiện cho SV thưởng thức để khơi gợi tính tích cực học tập cho SV. c. Rèn luyện kĩ năng tự học môn Âm nhạc cho sinh viên: Kĩ năng xây dựng kế hoạch TH. Việc lập kế hoạch TH đòi hỏi SV phải có tính tự giác, tích cực, tính độc lập sáng tạo. Muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động TH, đòi hỏi người thầy cần hướng dẫn tri thức cơ bản về kế hoạch hóa hoạt động TH cho SV, giúp các em phát huy hết năng lực TH của mình. Để giúp SV lập kế hoạch cho bài học, GV cần hướng dẫn SV xác định từng mục tiêu cụ thể, ý nghĩa và nội dung tri thức cơ bản của bài học, từ đó lập kế hoạch thực hiện các hoạt động mà SV cần tiến hành để hoàn thành mục tiêu học tập. Ví dụ: Mục tiêu khi học thực hành đọc nhạc nhịp 2/4 phải biết gõ nhịp đọc đúng tiết tấu, cao độ.GVhướng dẫn SV tìm hiểu đặc điểm chung của các bài hát thiếu nhi để từ một bài biết lập kế hoạch thực hiện nhiều bài. Kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá Kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá có vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập ở đại học của SV, nó giúp SV tự điều chỉnh hoạt động học của mình để đi tới mục tiêu học tập đã đề ra. Để tự kiểm tra, tự đánh giá, đòi hỏi SV phải có kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định mục tiêucủa bài học, kĩ năng thực hành luyện tập... nội dung tri thức đã học thể hiện cụ thể trên một tác phẩm Hát, Đọc hoặc Đàn cho một giai điệu của bài hát. 3. Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn PP dạy học nhằm nâng cao năng lực TH cho SV, chúng tôi thấy rằng TH bao giờ cũng là một nhân tố quyết định trong giáo dục đại học. Đặc biệt SV ngành Sư phạm tiểu học là đối tượng học âm nhạc đại trà, không chuyên, năng lực học âm nhạc không đồng đều nên việc tự học môn âm nhạc là rất khó khăn. Như vậy, việc tự học âm nhạc của SV đạt hiệu quả cần phải có sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của GV một cách tận tình và khoa học với PPDH sinh động, hấp dẫn theo đăc trưng môn học và nội dung từng bài học. Trong thời gian qua, phương pháp chính mà chúng tôi vận dụng vào môn Âm nhạc là: Dạy học tích hợp theo hướng hình thành năng lực TH, gắn lí thuyết với thực hành, cách tổ chức các hoạt động và thực hành luyện tập. Các bài tập thực hành của SV cần được lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành các 123 Nguyễn Thị Lưu An kĩ năng, kĩ xảo là rất cần thiết, PP luyện tập từ thấp đến cao, dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Khi nắm được các kiến thức vững vàng và kĩ năng âm nhạc thuần thục sẽ giúp các em tự tin học tập hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, 2008. Tự học của sinh viên. Nxb Giáo dục. [2] Lê Phú Thắng, 2016. Xây dựng khái niệm tự học trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lí giáo dục thế giới và trong nước. Tạp chí Giáo dục, Số 374, tr. 21 23. [3] Hoàng Long, 2005. Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc ở bậc tiểu học. [4] Nguyễn Thị Nguyệt, Lê thị Phương Anh, Nguyễn Cương, Ngô Văn Vụ, 2014. Thực trạng và nhu cầu tự học của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 111, tr.41 42,50. [5] Nguyễn Thị Nguyệt, 2015. Thiết kế và sử dụng e book trong dạy học hóa học hữu cơ nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên y khoa. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 60, số 2, tr. 83 90. [6] Nguyễn Thị Lưu An, 2012. Bàn về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học âm nhạc cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học theo hệ thống tín chỉ. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Thủ Dầu Một Số 4, tr. 87 90. [7] Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp, 2007. Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên trung học cơ sở theo chương trình mới. Sách dự án của Bộ giáo dục và đào tạo. [8] Nguyễn Thị Lưu An, 2015. Tăng cường kĩ năng học tập theo nhóm một trong những giải pháp nâng cao chất lượng dạy tập đọc nhạc cho sinh viên khoa Sư phạm trường Đại học Thủ Dầu Một. Kỉ yếu hội thảo khoa học trường Đại học Thủ Dầu Một, tr. 44 52. ABSTRACT Improving the efficiency of self taught music courses in primary school education at Thu Dau Mot University Music courses provide primary school students with the knowledge and skills to play music.. However the length of study time as defined in the curriculum of primary school teachers at Thu Dau Mot university is not long enough to provide the students with the knowledge and skills they need to meet specification in the framework program of the Ministy of Education. To improve the quality of the students’ professional music study, we suggest that students be taught the importance of self teaching in music, trainers compile teaching materials, an appropriate learning content be provided, and active learning methods be used to help them develop self awareness and the desire to complete the course objectives. Keywords: Self learning capability, music, student, primary school education. 124
File đính kèm:
- nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_am_nhac_cho_sinh_vien_nganh_gia.pdf