Nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – yêu cầu với đào tạo nguồn nhân lực đối với các trường Đại học

Thuật ngữ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) lần đầu tiên đề cập đến năm

2011. Do tính cấp bách và tầm quan trọng của cuộc cách mạng này mà ngay sau khi được đề cập,

các chính phủ trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác

đã có chiến lược cho cuộc cách mạng này. Sự nghiên cứu về CMCN 4.0 được đề cập tới nhiều góc

độ. Trong đó, đáng kể là những nghiên cứu về tác động mạnh mẽ và toàn diện của CMCN 4.0 với

kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp độ toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia. Các tác

động chỉ ra tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức sâu sắc, không giới hạn đối với

các quốc gia cũng như các địa phương và các tổ chức.

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg, ngày 4/5/2017 về việc

tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0. Trước những thay đổi vô cùng lớn trong đời sống, kinh tế

xã hội, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực tác động mạnh lên giáo dục đại học trong việc đào tạo

nguồn nhân lực theo nhu cầu mới. Bài viết này mong muốn góp phần làm rõ hơn về năng lực tiếp

cận cuộc CMCN 4.0 dưới góc nhìn đặc điểm nguồn nhân lực, từ đó phân tích những yêu cầu đào tạo

nguồn nhân lực đối với các trường đại học và những gợi mở chính sách. Bài viết sử dụng phương

pháp nghiên cứu tại bàn kết hợp với những phân tích và nhận định của tác giả.

Nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – yêu cầu với đào tạo nguồn nhân lực đối với các trường Đại học trang 1

Trang 1

Nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – yêu cầu với đào tạo nguồn nhân lực đối với các trường Đại học trang 2

Trang 2

Nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – yêu cầu với đào tạo nguồn nhân lực đối với các trường Đại học trang 3

Trang 3

Nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – yêu cầu với đào tạo nguồn nhân lực đối với các trường Đại học trang 4

Trang 4

Nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – yêu cầu với đào tạo nguồn nhân lực đối với các trường Đại học trang 5

Trang 5

Nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – yêu cầu với đào tạo nguồn nhân lực đối với các trường Đại học trang 6

Trang 6

Nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – yêu cầu với đào tạo nguồn nhân lực đối với các trường Đại học trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 11140
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – yêu cầu với đào tạo nguồn nhân lực đối với các trường Đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – yêu cầu với đào tạo nguồn nhân lực đối với các trường Đại học

Nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – yêu cầu với đào tạo nguồn nhân lực đối với các trường Đại học
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 164 
NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN 
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 
– YÊU CẦU VỚI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 
ĐỐI VỚI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC 
TS. Nguyễn Thị Thanh Nh n 
Trƣờng Đại học Hải Phòng 
Tóm tắt: Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg, ngày 
4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0. Trước những thay đổi vô cùng lớn trong 
đời sống, kinh tế xã hội, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực tác động mạnh lên giáo dục đại học trong 
việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới. Bài viết này mong muốn góp phần làm rõ hơn về 
năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 dưới góc nhìn đặc điểm nguồn nhân lực, từ đó phân tích những 
yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực đối với các trường đại học và những gợi mở chính sách. 
Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực, quản trị đại học 
Boosting the abilities approach the 4th industrial Revolution, 
Requirements for human resource training of Universities 
Abstract: In Vietnam, the Prime Minister issued Directive 16/ CT-TTg, dated 4/5/2017, in 
order to boost the abilities to approach the 4
th
 Industrial Revolution. Having to face many changes in 
the socio-economic life, the requirement of human resource development has strongly impact on 
university education in the need-based training. This study focuses on the abilities of approaching 
the 4
th
 Industrial Revolution from the perspective of a particular human resource, then analyzes the 
requirements for human resource training at universities and suggested some policies. 
Keyword: the Fourth Industrial Revolution, human resource, University administration. 
1. Đặt vấn đề 
Thuật ngữ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) lần đầu tiên đề cập đến năm 
2011. Do tính cấp bách và tầm quan trọng của cuộc cách mạng này mà ngay sau khi được đề cập, 
các chính phủ trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác 
đã có chiến lược cho cuộc cách mạng này. Sự nghiên cứu về CMCN 4.0 được đề cập tới nhiều góc 
độ. Trong đó, đáng kể là những nghiên cứu về tác động mạnh mẽ và toàn diện của CMCN 4.0 với 
kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp độ toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia. Các tác 
động chỉ ra tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức sâu sắc, không giới hạn đối với 
các quốc gia cũng như các địa phương và các tổ chức. 
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg, ngày 4/5/2017 về việc 
tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0. Trước những thay đổi vô cùng lớn trong đời sống, kinh tế 
xã hội, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực tác động mạnh lên giáo dục đại học trong việc đào tạo 
nguồn nhân lực theo nhu cầu mới. Bài viết này mong muốn góp phần làm rõ hơn về năng lực tiếp 
cận cuộc CMCN 4.0 dưới góc nhìn đặc điểm nguồn nhân lực, từ đó phân tích những yêu cầu đào tạo 
nguồn nhân lực đối với các trường đại học và những gợi mở chính sách. Bài viết sử dụng phương 
pháp nghiên cứu tại bàn kết hợp với những phân tích và nhận định của tác giả. 
2. Khái quát về năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ 
Cuộc CMCN 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết 
nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay 
đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Đặc điểm nổi bật là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan 
tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác 
nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi 
mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã 
hội. 
Đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động tới nguồn nhân lực và đặt ra 
yêu cầu đối với giáo dục đại học được khái quát qua những đặc điểm sau: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 165 
Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hợp nhất giữa các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số, sinh học 
để giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực, các hệ thống kết 
nối internet. Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất và phương 
pháp quản trị “các nhà máy thông minh”, “công sở và thành phố thông minh” được kết nối internet, 
liên kết với nhau thành một hệ thống thay vì các dây chuyền sản xuất và phương pháp quản trị hành 
chính trước đây. Nhờ khả năng kết nối bằng máy tính, các thiết bị di động tiếp cận với các cơ sở dữ 
liệu lớn từ nhiều nguồn, những tính năng xử lý thông tin được nhân lên nhờ những đột phá về công 
nghệ bằng trí tuệ nhân tạo, người máy, công nghệ in 3D, công nghệ na-nô, công nghệ điện toán đám 
mây, công nghệ sinh học, công nghệ lượng tử, công nghệ vật liệu mới, 
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở ra kỷ nguyên mới của sự lựa chọn các phương án đầu tư 
kinh doanh, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả, tạo bước đột 
phá về tốc độ phá ... g công nghiệp lần thứ 4 diễn ra 
quá nhanh. 
Thực tế, cơ cấu các ngành đào tạo đại học hiện nay về cơ bản tự phát, chưa có định hướng rõ 
nét, xu hướng học để bảo đảm cuộc sống hiện tại, chưa chú ý đúng mức đến tiềm năng, kỳ vọng cá 
nhân, xu hướng phát triển của thời đại và yêu cầu của đất nước. Nhiều sinh viên giỏi về khoa học tự 
nhiên nhưng lựa chọn các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, ngoại thương, 
Do áp dụng các thành tựu của CMCN 4.0, khi đó nhiều lĩnh vực công nghiệp được tự động 
hóa thay thế con người và các yêu cầu về kỹ năng của người lao động sẽ cao. Khi đó nếu người lao 
động không nâng cao năng lực, kỹ năng để thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất thì bị loại 
khỏi thị trường lao động. 
Hiện nay, không chỉ ở Hải Phòng, mà Việt Nam cũng như nước đang phát triển trong khu 
vực và thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ 
cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 166 
Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đào tào ra nguồn nhân lực lao động để đáp ứng nhu 
cầu phát triển trong bối cảnh mới của thế giới. Muốn hòa nhập vào cuộc CMCN 4.0, vào nền kinh tế 
số, yếu tố then chốt là nguồn nhân lực, các trường đại học, nơi cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực, 
lao động sẽ phải đào tạo theo chuẩn giáo dục 4.0 theo hướng bảo đảm khối kiến thức nền tảng vững 
chắc cho người học. 
- Cạnh tranh khốc liệt giữa các cơ sở giáo dục đại học, với các doanh nghiệp: Nhiều tập 
đoàn có tiềm lực công nghệ, con người và tài chính lớn, đồng thời ở tuyến đầu trong việc biến tri thức 
thành sản phẩm phục vụ cuộc sống, do vậy tạo lợi thế mà giới hàn lâm đại học không có. Điều đó đã 
làm giảm đáng kể ranh giới, khoảng cách về tri thức và khả năng sáng tạo giữa khu vực đại học và doanh 
nghiệp. CMCN 4.0 đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn 
tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh 
nguy cơ bị đào thải. Tất cả tạo ra một bức tranh giáo dục đào tạo sinh động mà các phương thức giáo dục 
truyền thống chắc chắn sẽ không thể đáp ứng. 
- Tự động hóa sẽ thay thế con ngƣời 
Những đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo, robot, 
mạng Internet, phương tiện độc lập, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật 
liệu, lưu trữ năng lược và tin học lượng tử sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn tới đời sống xã hội. Trong 
cuộc cách mạng 4.0 này, hệ thống giáo dục đại học sẽ bị tác động mạnh mẽ và toàn diện, doanh mục 
ngành đào tạo sẽ phải điều chỉnh, cập nhật liên tục vì các ranh giới giữa các lĩnh vực rất mỏng manh. 
Sự liên kết của các lĩnh vực lý – sinh; cơ – điện tử - sinh, hình thành những ngành đào tạo mới, đặc 
biệt là sự liên quan đến sự tương tác giữa con người và máy (ví dụ: nghề trợ lý ảo, phục vụ ảo, thư 
ký ảo). Những khái niệm phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo sẽ trở thành xu hướng trong hoạt 
động đào tạo trong thời gian tới. 
Trên cơ sở khảo sát cơ sở lý luận và thực tiễn về CMCN 4.0, tác động của nó đối với giáo 
dục dại học, nhóm tác giả đưa ra bảng 1: Yêu cầu năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 đối 
với đào tạo nguồn nhân lực. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 167 
Bảng 1: Yêu cầu năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 đối với đ o tạo của các trƣờng 
đại học 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 168 
4. Một số gợi ý chính sách đối với các trƣờng đại học 
Trước những tác động tiềm năng, không giới hạn của CMCN 4.0, để làm tốt vai trò 
của trường đại học, là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế đặc biệt trong bối cảnh 
toàn cầu hóa càng sâu rộng như hiện nay, trường đại học cần có những chính sách quyết liệt 
và mạnh mẽ theo các hướng cơ bản sau: 
Thứ nhất, đổi mới tư duy quản trị đại học theo hướng chuyển dịch từ mô hình trường 
đại học truyền thống sang mô hình trường đại học định hướng doanh nghiệp 
Mô hình truyền thống của các trường đại học hiện nay đang coi trọng nghiên cứu khoa học 
và giảng dạy, cần được định hướng chuyển dịch sang mô hình trường đại học định hướng doanh 
nghiệp tích hợp thêm nhiệm vụ tạo ra lợi ích kinh tế. Trong mô hình trường đại học truyền thống, 
hoàn thành nhiệm vụ đào tạo sinh viên xuất sắc và công bố nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã 
được coi là làm tròn sứ mệnh. Còn trong mô hình trường đại học định hướng doanh nghiệp, nhà 
trường cần đẩy cao hơn sự chủ động và đóng góp của mình vào xã hội, bằng việc đưa những sản 
phẩm tri thức mình tạo ra gần hơn nữa với nhu cầu thực tiễn và thúc đẩy nhanh chóng khả năng ứng 
dụng của những sản phẩm đó. Việc triển khai các hoạt động hướng tới một sự xích lại gần hơn các 
giá trị kinh tế này tại các trường đại học đòi hỏi thời gian. 
Thứ hai, phát triển quan hệ với doanh nghiệp và các tổ chức bên ngoài để tăng trao 
đổi tri thức, đẩy mạnh ứng dụng. 
Các trường đại học cần hợp tác với các doanh nghiệp xây dựng các phòng thí nghiệm theo 
hình thức hợp tác công - tư. Các phòng thí nghiệm này không chỉ là nơi để sinh viên thực hành mà 
còn là trung tâm nghiên cứu chuyên sâu theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp nhằm tạo ra các sản 
phẩm dịch vụ có hàm lượng tri thức cao. Tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể mà lựa chọn 
nội dung và hình thức liên kết phù hợp. Về nội dung hợp tác liên kết nghiên cứu phát triển dưới 
dạng hợp đồng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, phối hợp thực hiện các chương trình đào tạo. 
Doanh nghiệp với tư cách là khách hàng thường xuyên của các trường đại học. Hợp tác nghiên cứu 
sẽ mang lại cho các trường đại học nguồn kinh phí đáng kể để tăng thêm tiềm lực khoa học - công 
nghệ và nâng cao chất lượng đào tạo. 
- Thứ ba, cải thiện chỉ số giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực thông qua việc nâng cao kỹ năng 
làm việc và kỹ năng tiếng Anh để có thể tận dụng được cơ hội do CMCN 4.0 đem lại. 
Muốn vậy, cần khuyến khích các trường đại học tập trung (1) Tăng các chương trình 
đào tạo bằng tiếng Anh ở các trường, các bậc học, qua đó nâng cao năng lực sử dụng tiếng 
Anh cho người học; (2) Đào tạo và nâng cao năng lực tiếng Anh cho giảng viên, đào tạo đội 
ngũ giảng viên chuyên nghiệp có trình độ tiếng Anh tốt; (3) Kết nối chặt chẽ giữa cơ quan 
thực tế và cơ sở đào tạo. Coi quá trình đào tạo nguồn nhân lực là trách nhiệm chung của các 
bên chứ không phải của riêng các trường đại học; (4) Tăng dung lượng các học phần giảng 
dạy do các nhà làm thực tế đảm nhiệm trong các chương trình đào tạo để tăng tính thực tiễn 
của các chương trình đào tạo; (5) Tăng các bài báo công bố trong các tạp chí có uy tín trong 
nước và thế giới theo các danh mục chuẩn như ISI và Scopus, tăng tỉ lệ trích dẫn các bài báo, 
các công trình đối với các trường đào tạo khoa học cơ bản; (6) có những chính sách định 
hướng nghề nghiệp rõ ràng để tránh tính (tình) trạng học lệch, học chỉ học lý thuyết mà không 
chịu rèn luyện kỹ năng cũng như thái độ làm việc. 
- Thứ tư, khuyến khích các cơ sở đào tạo đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng công 
nghệ mới trong đào tạo và quản lý đào tạo qua đó góp phần cải thiện chỉ số đổi mới công 
nghệ, tăng chỉ số Kinh tế tri thức của Việt Nam. 
Cụ thể là (1) đầu tư tăng chi tiêu cho khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện 
đại cho đào tạo đại học; (2) Đổi mới cách thức quản lý đào tạo, ứng dụng các hệ thống quản lý 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
169 
thông minh; (3) Các trường công nghệ và kỹ thuật, phải đặt trọng tâm vào gắn kết với các doanh 
nghiệp để thực hiện nghiên cứu triển khai để nâng cao khả năng hấp thụ, và nếu tốt hơn là tạo ra các 
bằng phát minh sáng chế, và để lôi cuốn sinh viên tham gia các hoạt động đổi mới sáng tạo ngay khi 
còn ngồi trên ghế nhà trường. 
Đầu tư vào các chương trình, các chính sách để cải thiện chỉ số Công nghệ thông tin 
và truyền thông thông qua các hình thức như (1) Tăng cường đào tạo về công nghệ thông tin ở 
các cấp học; (2) Xây dựng chuẩn đầu ra tin học đáp ứng yêu cầu và chuẩn mực quốc tế, qua 
đó làm căn cứ và mục tiêu rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông minh trong quá trình 
học tập; (3) Xây dựng các nguồn dữ liệu mở để chia sẻ tri thức; (4) Xây dựng xã hội học tập 
thông qua việc phát triển các chương trình đào tạo trực tuyến chất lượng cao đáp ứng nhu cầu 
học tập suốt đời của mỗi cá nhân. Có thể nghiên cứu các chính sách yêu cầu học sinh, sinh 
viên phải học một số học phần trực tuyến (có thể tới 10%) để rèn luyện và tăng khả năng thích 
ứng linh hoạt, tăng kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh cho người học. 
Như vậy, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những yêu cầu mới cho nguồn nhân 
lực tương lai. Điều này đòi hỏi các trường đại học cần đổi mới để có thể tạo ra những nguồn 
nhân lực có năng lực vượt trội, có năng lực chuyên môn, có khả năng làm việc với công nghệ 
thông minh và khả năng ngoại ngữ để có thể “đứng trên vai những người khổng lồ” và tận 
dụng tốt các cơ hội của cuộc cách mạng này đưa nước ta phát triển mạnh mẽ hơn trong tương 
lai. 
- Thứ năm, Nhà nước cần xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đại học rõ ràng trong đó 
chỉ rõ sự chuyển dịch của các ngành nghề đào tạo cũng như nâng cao kỹ năng của nhân lực được 
đào tạo. Coi chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo như là một chiến lược quan trọng để thực hiện 
chiến lược phát triển khoa học công nghệ và kinh tế. 
Áp dụng bài học của Mỹ và Nhật Bản trong việc đưa ra các chính sách ưu tiên và đầu 
tư thỏa đáng đối với sinh viên học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán để định 
hướng lại nghề nghiệp cho sinh viên Việt Nam. Khắc phục tình trạng số lượng lớn sinh viên 
giỏi lựa chọn các ngành kinh tế, ngoại thương, tài chính, ngân hàng... mà không chọn các 
trường công nghệ và kỹ thuật đã dẫn đến sự thiếu hụt nhân sự trong một số ngành công nghệ 
số, tự động hóa và công nghệ thông tin. 
Thứ sáu, nâng cao vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ tương tác với thị trường, 
tạo động lực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Về phía Nhà nước, cần tiếp tục hoàn 
thiện hành lang pháp lý tạo môi trường thuận lợi phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích 
phát triển thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao; thị trường sản phẩm khoa học công nghệ 
phải phản ánh đầy đủ quan hệ cung - cầu và qua đó, làm căn cứ hoạch định chiến lược và 
chính sách. Sử dụng cơ chế thị trường để đánh giá, tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ thỏa đáng. 
Có chính sách đặc biệt đối với những nhà khoa học đầu ngành. 
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm 
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học đào tạo về công nghệ, trước mắt ưu tiên đối 
với các lĩnh vực nước ta có thế mạnh, như công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ 
sinh học. Các vườn ươm này sẽ gắn kết chặt chẽ giữa trường đại học và doanh nghiệp, sử dụng 
nguồn nhân lực chất lượng cao, khởi đầu của các ý tưởng, sáng tạo, đưa kết quả của các công trình 
nghiên cứu vào sử dụng,... 
Thứ bảy, sự gắn kết hiệu quả giữa nhà nước nhà trường và doanh nghiệp sẽ là nền 
tảng quan trọng trong việc nâng cao năng lực tiếp cận CMCN 4.0. 
Áp dụng kinh nghiệp một số nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn quốc.. Nhà nước cần điều kiện 
và môi trường thuận lợi, tạo khung pháp lý cho mối quan hệ giữa nhà trường và doanh 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 170 
nghiệp, giữa đào tạo nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với sản xuất - kinh doanh, trong 
đó cần quan tâm đến chính sách đầu tư, cơ chế tài chính, tạo động lực cho việc liên kết bền 
vững. Khuyến khích phát triển thị trường sản phẩm khoa học - công nghệ, ngoài khoa học cơ 
bản, cần trao quyền tự chủ đối với các lĩnh vực khoa học ứng dụng cho nhà trường, các viện 
nghiên cứu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động 
nghiên cứu. Doanh nghiệp, cần chủ động đề xuất nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, lựa 
chọn các đề tài, dự toán kinh phí, chọn cử cán bộ có năng lực tham gia. Các trường đại học 
cần tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ nghiên cứu, thu hút cán bộ giỏi các chuyên 
gia trong và ngoài nước hợp tác với nhà trường. Đổi mới cơ chế quản lý đào tạo, nghiên cứu 
khoa học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trong đó xây dựng đội ngũ giáo viên là khâu then 
chốt. 
5. Kết luận 
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập 
quốc tế, CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao 
năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh 
doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể 
chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công 
nghệ số và Internet đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa 
học và công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó là sự đối mặt với những thách thức, tác động tiêu cực 
như: Sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và 
trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã 
hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực 
trình độ cao. Mặt khác có khả năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát 
triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển. 
Những thay đổi sâu sắc trên đặt ra những thử thách đối với giáo dục đại học với vị trí, 
vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao năng lực tiếp cận CMCN 4.0 là 
sự đổi mới cả về tư duy quản trị đại học; về mô hình gắn kết, hợp tác chặt chẽ với nhà nước, 
doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc thúc đẩy gia tăng chỉ số kinh tế tri 
thức. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Thị Vân Hoa, Đỗ Thị Đông (2016), „Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những yêu 
cầu đặt ra đối với đào tạo ngồn nhân lực của Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế Phát triển, trang 
62-69, số 233 (tháng 11/2016). 
2. Trần Thọ Đạt, Doãn Hoàng Minh (2016), „Đại học theo mô hình doanh nghiệp và khả 
năng áp dụng tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân’, Tạp chí Kinh tế Phát triển, trang 
10-19, số 233 (tháng 11/2016). 
3. Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Hưng (2017), „Vai trò của 
Trường Đại học trong phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Trường hợp Trường 
Đại học Hải phòng, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hải Phòng, số tháng 9/2017. 
4. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2017), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt 
Nam, số 12, quý IV/2016; 
5. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2015), Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016. 
6. Báo cáo Vietnam CEO Isight 2017 (2017), Cuộc chuyển đổi thế kỷ 21 – Tư duy quản lý 
thế giới mới, NXB Hồng Đức. 
7. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (2016), Tổng luận “Cuộc cách mạng công nghiệp lần 
thứ 4”. 
Một số bài online của các tác giả Trần Đình Thiên, Vũ Minh Khương 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_nang_luc_tiep_can_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_lan_th.pdf