Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Từng bước tham gia sân chơi cuộc cách mạng công nghệ (CMCN4.0) trước hết, chúng

ta cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khoa học, nhằm trang bị cho cộng đồng danh

nghiệp ( DN) những kiến thức CMCN 4.0 thực chất là gì, xu thế ra sao, gây tác động cụ thể

nào đến từng ngành, lĩnh vực kinh tế. Tiếp đó cần tính toán và chọn lựa kỹ những thành quả

nào có thể áp dụng hiệu quả tại Việt Nam, đặc biệt, đối tượng áp dụng ở đây phần lớn sẽ là

DN. Ðến đây, phải tiếp tục phân tích cụ thể hơn thành quả của CMCN 4.0 là những gì, nếu áp

dụng thì chi phí thực hiện ra sao và lợi ích mang lại như thế nào để DN tự cân nhắc. Cuối

cùng, đối với các DN đã quyết định bước vào cuộc chơi thì không thể thiếu các công cụ hỗ trợ

từ phía Nhà nước. Từ đó, việc tiếp cận CMCN 4.0 mới mang lại được hiệu quả cho từng DN

rồi dần lan tỏa ra cả nền kinh tế.,Nhà nước cần có thêm nhiều cơ chế thúc đẩy khối DN đổi

mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao

động; đồng thời, khuyến khích DN đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng

dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, cần phát triển các quỹ hỗ trợ đổi mới

sáng tạo và ứng dụng công nghệ; áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn

vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa,.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 8360
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
221 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
Lƣơng Xuân Minh 
Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh 
ENHANCING COMPETITIVENESS OF VIETNAMESE ENTERPRISES IN THE 
INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 
Tóm tắt 
Từng bước tham gia sân chơi cuộc cách mạng công nghệ (CMCN4.0) trước hết, chúng 
ta cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khoa học, nhằm trang bị cho cộng đồng danh 
nghiệp ( DN) những kiến thức CMCN 4.0 thực chất là gì, xu thế ra sao, gây tác động cụ thể 
nào đến từng ngành, lĩnh vực kinh tế. Tiếp đó cần tính toán và chọn lựa kỹ những thành quả 
nào có thể áp dụng hiệu quả tại Việt Nam, đặc biệt, đối tượng áp dụng ở đây phần lớn sẽ là 
DN. Ðến đây, phải tiếp tục phân tích cụ thể hơn thành quả của CMCN 4.0 là những gì, nếu áp 
dụng thì chi phí thực hiện ra sao và lợi ích mang lại như thế nào để DN tự cân nhắc. Cuối 
cùng, đối với các DN đã quyết định bước vào cuộc chơi thì không thể thiếu các công cụ hỗ trợ 
từ phía Nhà nước. Từ đó, việc tiếp cận CMCN 4.0 mới mang lại được hiệu quả cho từng DN 
rồi dần lan tỏa ra cả nền kinh tế.,Nhà nước cần có thêm nhiều cơ chế thúc đẩy khối DN đổi 
mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao 
động; đồng thời, khuyến khích DN đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng 
dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, cần phát triển các quỹ hỗ trợ đổi mới 
sáng tạo và ứng dụng công nghệ; áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn 
vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa,... 
Từ khóa: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, cách mạng công nghiệp 4.0. 
Summary 
Step by step to participate in the revolutionary technology (CMCN4.0). First of all, we 
need to do more scientific research, to equip the community of enterprises (DN) the 
knowledge of CMCN 4.0 essence. What is the trend, how to impact specific sectors, economic 
sectors. Then we need to calculate and select carefully what results can be applied effectively 
in Vietnam, especially, the object applied here will largely be the enterprise. At present, it is 
necessary to continue analyzing in detail what the results of CMCN 4.0 are, if applied, how 
the costs will be implemented and how the benefits will help businesses to consider. Finally, 
for enterprises that have decided to step into the game, there is no lack of support tools from 
the State. Since then, the access to new CMCN 4.0 is effective for each enterprise and then 
gradually spread to the economy. State should have more mechanisms to promote enterprises 
innovation and modernization technology. and develop human resources, improve labor 
productivity; At the same time, encourage businesses to invest in research and development, 
application and transfer of advanced technology. In addition, funds should be developed to 
support innovation and the application of technology; To apply tax policies, financial 
supports and access to preferential capital sources compatible with research, innovation and 
modernization activities. 
Keywords: competition, competitiveness, industrial revolution 4.0. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
"Cách mạng Công nghiệp 4.0" đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Nó mang đến 
cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi liền cùng 
những thách thức lớn như sự cạnh tranh gay gắt hơn không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, thị 
trường mà còn cạnh tranh cả về nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều đó đòi hỏi các doanh 
nghiệp cần chủ động nắm bắt cơ hội, chủ động thay đổi công nghệ sản xuất, áp dụng công 
nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành phù hợp mới có thể cạnh 
tranh trên thị trường. Chính phủ cũng cần có các chính sách cụ thể như chính sách tín dụng ưu 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 222 
đãi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn vay, từ đó họ đầu tư cải tiến cơ sở hạ 
tầng, máy móc thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để từ đó nâng cao năng lực 
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. 
LÝ THUYẾT NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP 
Cạnh tranh theo khái niệm trong từ điển Bách khoa là hiện tượng tự nhiên, là mâu 
thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống khi cùng quan tâm tới một đối 
tượng nào đó. Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế 
(nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế lợi hơn trong sản xuất, tiêu thụ 
hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra 
giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng 
khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với 
giá thấp. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải 
tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ ... tăng 
trở lại so với năm 2012. Về số DN dừng hoạt động trong năm 2013, cả nước có 60.737 DN 
giải thể và ngừng hoạt động (trong đó, số DN hoàn thành thủ tục giải thể là 9.818 DN, số DN 
gặp khó khăn và rơi vào trạng thái tạm ngừng hoạt động là 50.919 DN) tăng 11,9 % so với 
cùng kỳ năm trước. Về số DN gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở 
lại hoạt động trong năm 2013 là 14.402 DN. Số DN khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt 
động nay quay trở lại hoạt động tăng dần theo các tháng. 
Theo báo cáo “Đánh giá môi trường KD năm 2014” của World Bank, chỉ số xếp hạng 
môi trường KD thuận lợi của Việt Nam năm 2014 là 72 trên tổng số 189 quốc gia. Đây là kết 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 224 
quả của việc cải thiện hệ thống thông tin tín dụng quốc gia, giảm lãi suất tín dụng. Đồng thời, 
trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện cho các công ty giảm bớt chi phí 
thuế bằng cách giảm mức thuế thu nhập DN. Những lĩnh vực mà Việt Nam đã cải cách trong 
quy định KD bao gồm: vay vốn (thông tin tín dụng), nộp thuế  Ngoài ra, World Bank cũng 
đưa ra đánh giá xếp hạng về các lĩnh vực khác trong môi trường KD của Việt Nam như điểm 
khởi đầu KD: 125; xin cấp giấy phép xây dựng: 22; kết nối điện: 135; đăng ký tài sản: 33; vay 
vốn: 36; nộp thuế: 173; giải quyết tình trạng phá sản: 104; thương mại xuyên biên giới: 75  
Căn cứ vào kết quả này, Chính phủ Việt Nam có thể điều chỉnh hoặc thay đổi nhằm cải thiện 
các yếu tố môi trường KD cho phù hợp. 
Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề truyền thống. 
Xét theo số lượng DN, các DN Việt Nam chủ yếu tập trung vào 5 ngành sau: Thương mại 
(38,9%); Công nghiệp chế biến (16,24%); Xây dựng (14,07%); Hoạt động chuyên môn, khoa 
học và công nghệ (8,53%) và Vận tải, kho bãi (5,57%). Xét theo số lao động, các DN tập 
trung vào 3 ngành: Công nghiệp chế biến, chế tạo (45,02%); Xây dựng (15,96%); Thương 
mại (13,15%). Tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực hiện đại chưa nhiều. 
Chẳng hạn, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tín dụng chỉ chiếm 
1,46%, kinh doanh tài sản và tư vấn chỉ chiếm 5,73%, khoa hoc và công nghệ chiếm 0,02%. 
Cơ cấu này đã phản ánh lĩnh vực kinh doanh ngành của các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc 
hậu. Năm 2012, cả nước có 341.664 DN nhỏ và vừa theo tiêu chí quy mô lao động, chiếm 
98,5% trên tổng số DN trong cả nước và có 323.844 DN có quy mô vốn dưới 50 tỷ đồng, 
chiếm 93,4% trên tổng số DN trong cả nước. 
Tuy nhiên theo thời gian, cùng với việc chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa ở nước ta, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển rất mạnh, 
góp phần to lớn vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho toàn 
dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động và hiệu quả hơn. Đồng thời do hoạt động trong 
cơ chế thị trường nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao, nhiều doanh 
nghiệp đứng vững trên thị trường trong nước và vươn ra cả thị trường quốc tế. Thị phần hàng 
hóa của các doanh nghiệp Việt Nam được mở rộng và ngày càng được khẳng định trên thị 
trường quốc tế. 
Thị phần và năng lực chiếm lĩnh thị tường của doanh nghiệp Việt Nam tuy đã được cải 
thiện nhưng vẫn còn hạn chế. Điều đó phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt 
Nam còn thấp. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, bao gồm cả từ phía các doanh 
nghiệp, do môi trường kinh doanh và từ phía Nhà nước các cấp. Theo Bộ Công Thương, kim 
ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm vừa qua, đạt 
tốc độ tăng bình quân là 17,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Năm 2016, xuất khẩu của cả 
nước đạt 176,6 tỷ USD. 
Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam xếp thứ 26 trong 
các nền kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Năm 2017, dự kiến kim ngạch xuất khẩu sẽ 
vượt mốc 200 tỷ USD. 
Sự tăng trưởng trong xuất khẩu này đã đóng góp vai trò quan trọng trong tạo việc làm 
và thu nhập cho hàng triệu lao động, cân bằng cán cân thương mại, ổn định tỷ giá và ổn định 
kinh tế vĩ mô. 
Tuy nhiên, để có thể phát triển xuất khẩu bền vững đòi hỏi Việt Nam phải có giải pháp 
căn cơ về phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó, cần chú trọng nâng cao 
năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm xuất khẩu, đồng thời chú trọng tiết kiệm tài nguyên và 
bảo vệ môi trường. 
Trình độ công nghệ của DN quyết định đến tăng trưởng và phát triển nền kinh tế mỗi 
quốc gia. Hiện trạng công nghệ của ngành và lĩnh vực sản xuất, năng lực thích ứng và khả 
năng đổi mới công nghệ trong các DN có thể được kiểm định bằng khả năng cạnh tranh, mức 
độ tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trong nước trên thị trường trong và ngoài nước và do đó 
liên quan đến khả năng tồn tại và phát triển của DN. Theo kết quả điều tra đối với toàn bộ DN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
225 
năm 2011, chỉ có khoảng 8% DN chỉ tiến hành hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D), 
trong khi khoảng 5% chỉ cải tiến công nghệ có sẵn, có 84% DN được điều tra cho biết họ 
không có bất cứ chương trình cải tiến hoặc phát triển công nghệ nào. 
Biểu đồ 1: Xếp hạng năng lực cạnh tranh to n cầu của một số nƣớc Đông Nam Á 
giai đoạn 2011-2015 
Nguồn: Tổng cục thống kê 2016 
Đối với lĩnh vực lao động, việc làm, Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội và thách 
thức lớn.Để thực hiện cam kết có tính mới và đột phá về "tự do dịch chuyển của lao động có 
chứng chỉ đào tạo", 10 nước ASEAN đã thống nhất công nhận giá trị tương đương của chứng 
chỉ đào tạo của mỗi nước thành viên đối với tám loại nghề nghiệp: bác sỹ, nha sỹ, hộ lý, kỹ 
sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giám sát viên và nhân viên du lịch. Tại các xếp hạng toàn cầu 
như môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới, năng lực cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế 
thế giới, Việt Nam chỉ xếp hạng từ thấp đến trung bình. Nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu 
rộng với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới nhưng môi trường kinh doanh của Việt 
Nam chậm được cải thiện. Theo báo cáo năm 2016 của Ngân hàng Thế giới xếp hạng môi 
trường kinh doanh, Việt Nam ở vị trí thứ 90/189 quốc gia, tăng 3 bậc so với báo cáo xếp hạng 
năm 2015 nhưng thứ hạng vẫn thấp hơn nhiều so với Singapore (vị trí số 1), Malaysia (vị trí 
18) và Thái Lan (vị trí 49). Năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới xếp 
hạng thì thứ hạng của kinh tế Việt Nam tuy đã tăng từ vị trí 75/144 quốc gia năm 2012 lên 
70/148 quốc gia năm 2013; 68/144 quốc gia năm 2014 và 56/140 quốc gia năm 2015 nhưng 
vẫn thấp hơn nhiều so với vị trí của nhiều nước trong khu vực. (Xem biểu đồ 1) 
Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các "nhà máy thông minh" hay 
“nhà máy số”, mà ở đó các thiết bị máy móc thông minh giao tiếp với nhau bằng hệ thống 
mạng, liên tục chia sẻ thông tin về lượng hàng hiện tại, lượng nguyên vật liệu và những thay 
đổi trong đơn đặt hàng hay về sự cố hoặc lỗi. Nhờ vậy, chuỗi cung ứng sản xuất đạt hiệu quả 
cao nhất về thời gian xử lý, thời gian lưu kho, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, vật liệu. 
Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cũng sẽ có những đột phá với những giống cây trồng mới. 
Tuy nhiên, song song với việc nhiều loại vật liệu mới; sản phẩm mới được hình thành; 
những giao dịch xuất khẩu thực hiện hoàn toàn qua môi trường mạng thì cơ chế, chính sách 
quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng cần điều chỉnh theo kịp với tình hình mới. Như 
vậy mới có thể đảm bảo mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu cũng như đảm 
bảo an ninh quốc gia, an toàn môi trường, an toàn lao động và các mục tiêu công cộng chính 
đáng khác phù hợp với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. 
Hầu hết các DN Việt Nam, chưa chuẩn bị sẵn sàng khi CMCN 4.0 đã tới rất gần. 
Nhiều DN vẫn bị động với xu thế mới, chưa nắm rõ được bản chất CMCN 4.0 là gì cũng như 
sự liên quan của các trào lưu công nghệ mới đến ngành, lĩnh vực của mình. Một cuộc khảo sát 
được Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội thực hiện với 2.000 hội viên cho thấy, về chiến 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 226 
lược, có đến 79% số DN trong số này trả lời rằng họ chưa có động thái gì để đón làn sóng 
CMCN 4.0, 55% cho biết đang tìm hiểu, nghiên cứu, 19% đã xây dựng kế hoạch và chỉ có 
12% DN đang triển khai. 
Thực chất, không phải ở đâu xa, CMCN 4.0 từ lâu đã hiện hữu trong từng ngóc ngách 
của cuộc sống người dân Việt Nam. Ðó là mạng xã hội, dịch vụ Mobile Banking hay đơn giản 
là thương mại điện tử,... Những thành tựu bước đầu của CMCN 4.0 cũng đang được không ít 
DN ứng dụng thành công tại nước ta. Nhưng buồn thay, đây hầu hết đều là những DN nước 
ngoài và lúc này, công nghệ hiện đại lại trở thành thứ vũ khí hữu hiệu nhất giúp họ chiếm lĩnh 
thị trường trong nước. Minh chứng sống động nhất gần đây có thể nói đến câu chuyện của 
Grab và Uber, hai DN ngoại đã tiến công thị trường Việt Nam bằng dịch vụ "ta-xi công 
nghệ". Chỉ sau gần bốn năm, với việc sử dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ ta-xi tiện 
ích, minh bạch và an toàn hơn cho khách hàng, Grab và Uber đã hoàn toàn chiếm thế thượng 
phong, giành phần lớn thị phần ta-xi tại các thành phố lớn, đẩy nhiều thương hiệu ta-xi truyền 
thống một thời lẫy lừng như Vinasun, Mai Linh,... vào cảnh điêu đứng. Trước làn sóng công 
nghệ đang thay đổi chóng mặt như hiện nay, nếu các DN còn tiếp tục thờ ơ, đứng ngoài cuộc 
chắc chắn sẽ tụt hậu. Trong thương trường, tụt hậu có nghĩa là doanh thu sụt giảm, hàng hóa, 
dịch vụ không bán được, mất thị trường và bị đào thải. 
Trong thời gian ngắn trở lại đây, chúng ta bắt đầu nghe nhiều đến CMCN 4.0 và giải 
pháp đưa ra cho các DN bất kể quy mô lớn hay nhỏ đều phải đầu tư vào khoa học - công 
nghệ. Ðây dường như là cách thức định hướng chủ đạo để bước vào CMCN 4.0. Nhưng thực 
tế, đầu tư thế nào lại không hề đơn giản khi phần lớn DN Việt Nam hiện nay vẫn sử dụng 
công nghệ cũ kỹ. Qua khảo sát, 52% số DN đang sử dụng thiết bị vô cùng lạc hậu, 38% sử 
dụng thiết bị trung bình và chỉ 10% sở hữu thiết bị hiện đại. Cả nước chỉ có khoảng hơn 2.000 
DN khoa học - công nghệ, trong đó có khoảng 400 DN công nghệ cao (bằng 0,06% tổng số 
DN cả nước). Những con số này cho thấy các DN còn ở khoảng cách rất xa về năng lực công 
nghệ thông tin, công nghệ sinh học hay công nghệ số,... trong khi cuộc CMCN 4.0 đã đến rất 
gần. 
Thêm nữa, năng lực đổi mới công nghệ của DN cũng gặp nhiều hạn chế, chủ yếu do 
thiếu nguồn lực về vốn. Theo thống kê của Vinasme, chi phí đầu tư cho đổi mới khoa học - 
công nghệ của DN Việt Nam bình quân chỉ chiếm khoảng 0,3% doanh thu, trong khi ở Ấn Ðộ 
là 5%, Hàn Quốc 10% và Nhật Bản 50%. 
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong 
cách mạng công nghiệp 4.0 
Trong Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi 
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ đề ra mục tiêu cụ thể là trong 2 
năm phải đưa nền kinh tế Việt Nam vươn đến mức trung bình của ASEAN- 6. Mới đây, 
Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về những nhiệm vụ, 
giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh 
quốc gia hai năm 2015 - 2016, trong đó xác định yêu cầu đến hết năm 2015, các chỉ tiêu về 
môi trường kinh doanh của Việt Nam phải đạt và vượt mức này (rút ngắn thời gian nộp thuế 
không quá 121,5 giờ/năm; nộp bảo hiểm xã hội không quá 49,5 giờ/năm; thực hiện thủ tục 
kinh doanh tối đa 6 ngày; thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp tối đa 36 
ngày; thời gian hàng hóa nhập khẩu qua biên giới tối đa là 13 ngày với hàng hóa xuất khẩu; 
14 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu... ); và đến hết năm 2016, chỉ số môi trường kinh doanh 
của Việt Nam thiểu phải đạt mức trung bình của nhóm ASEAN-4 đối với một số chỉ tiêu 
thông lệ quốc tế. 
Thứ nhất, giải pháp chung cho DN và Nhà nước là phải nắm bắt được các cam kết để 
thực thi, đổi mới cơ chế, nâng cao năng lực quản trị của các cấp chính quyền, đẩy mạnh tái cơ 
cấu nền kinh tế, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh. Chiến lược cao nhất và thực chất nhất 
là nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu tăng GDP bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài thì cũng 
không giúp tăng năng lực cạnh tranh cho Việt Nam. DN cũng cần phải thay đổi nhận thức và 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
227 
lựa chọn của khách hàng và đối tác khi ứng dụng các công nghệ mới. Mặt khác, nếu các cơ 
quan quản lý chậm vào cuộc trước làn sóng của cuộc cách mạng này sẽ gây ra những cản trở 
nhất định đối với các DN trong chiến lược thực thi cách mạng 4.0. 
Thứ hai, để đổi mới thể chế có hiệu quả, bên cạnh sự tham gia của các cơ quan quản lý 
nhà nước còn cần có sự tham gia tích cực, chủ động của doanh nghiệp. Trong quá trình hình 
thành tất cả các văn bản pháp luật liên quan đến kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp đã tham 
gia rất tích cực thông qua vai trò của VCCI và các hiệp hội ngành hàng. Các cơ quan này 
thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại để các doanh nghiệp có cơ hội kiến nghị và những 
góp ý cụ thể vào từng điều, từng khoản có liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh và 
nâng cao năng lực cạnh tranh. 
Thứ ba, các DN sẽ đứng trước thách thức đầu tiên về công nghệ thông tin, nên rủi ro 
công nghệ sẽ tăng lên. Bên cạnh đó là những thách thức liên quan đến nguồn nhân lực vì công 
nghiệp 4.0 đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng rất cao với kĩ năng và trình độ, kiến thức về 
công nghệ, ở mức độ cao hơn cũng như ở góc độ pháp lý cũng phải ở mức cao hơn. Các 
doanh nghiệp cần tích cực hơn trong phát triển thị trường lao động trong nước, phối kết hợp 
với các cơ quan quản lý nhà nước tập trung vào hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển 
đồng bộ, liên thông thị trường lao động khu vực cả về quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành 
nghề. Cần phát triển lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, giỏi về 
ngoại ngữ, thông thạo môi trường khu vực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đổi mới cơ 
chế quản lý tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, khuyến khích 
người lao động tự động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình. 
Kết luận 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) được đánh giá đem lại cơ hội lớn 
cho nước ta, khi lần đầu được tham gia một “sân chơi” không biên giới, không khoảng cách, 
sau ba lần lỡ nhịp các cuộc CMCN về cơ khí, điện khí hóa và tự động hóa trước đó. Nếu 
không chớp được cơ hội vàng này, dự báo những nguy cơ, thách thức mà chúng ta phải đối 
mặt sẽ hết sức khốc liệt. Ðể hỗ trợ doanh nghiệp "vượt sóng" CMCN 4.0 cần có sự phối hợp 
từ phía bản thân các DN và Nhà nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. C.K Prahalad and Gary Hamel (1960), The core competence of the corporation, Harvard 
business review. 
2. Michael E. Porter (1985), The Competitive Advantage of Nations, the Free press, New 
York. 
3. Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, tr.1172. 
4. Một số website: vi.wikipedia.org;  

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_cac_doanh_nghiep_viet_nam_t.pdf