Nâng cao khả năng thuyết trình

1 - Các bước cần thiết để chuẩn bị cho một bài thuyết trình hiệu quả

- Xác định đối tượng: Ai và bao nhiêu người sẽ tham dự?

- Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình

- Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe sẽ nắm bắt

được (có như vậy bạn mới tìm ra phương thức nhấn mạnh những nội dung

quan trọng trong bài thuyết trình)

- Xây dựng dàn bài thuyết trình đầy đủ 3 phần : giới thiệu, nội dung và kết

luận

- Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình. Điều này khá

quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe bài nói chuyện quá

dài dù nó có hấp dẫn đến đâu. Đặc biệt nếu hạn hẹp về thời gian thì bạn phải

phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất

Nâng cao khả năng thuyết trình trang 1

Trang 1

Nâng cao khả năng thuyết trình trang 2

Trang 2

Nâng cao khả năng thuyết trình trang 3

Trang 3

Nâng cao khả năng thuyết trình trang 4

Trang 4

Nâng cao khả năng thuyết trình trang 5

Trang 5

Nâng cao khả năng thuyết trình trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 7060
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao khả năng thuyết trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao khả năng thuyết trình

Nâng cao khả năng thuyết trình
Nâng cao khả năng thuyết 
trình 
Thuyết trình là cách trình bày cho người khác hiểu, thuyết phục người khác 
theo mình. Có đựơc kỹ năng thuyết trình tốt, bạn sẽ dễ dàng truyền tải được 
những ý tưởng hay, những gì mong muốn đến người nghe. Và để nâng cao 
khả năng thuyết trình hiệu quả, có một số điều cần lưu ý sau đây: 
1 - Các bước cần thiết để chuẩn bị cho một bài thuyết trình hiệu quả 
- Xác định đối tượng: Ai và bao nhiêu người sẽ tham dự? 
- Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình 
- Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe sẽ nắm bắt 
được (có như vậy bạn mới tìm ra phương thức nhấn mạnh những nội dung 
quan trọng trong bài thuyết trình) 
- Xây dựng dàn bài thuyết trình đầy đủ 3 phần : giới thiệu, nội dung và kết 
luận 
- Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình. Điều này khá 
quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe bài nói chuyện quá 
dài dù nó có hấp dẫn đến đâu. Đặc biệt nếu hạn hẹp về thời gian thì bạn phải 
phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất 
2 - Phương pháp truyền đạt hiệu quả, gây ấn tượng 
- Chọn trang phục phù hợp chủ đề sẽ tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp đối với 
người nghe và giúp bạn tự tin hơn. 
- Giọng nói: tiếng nói chuẩn là cần thiết, bạn cũng nên tập thở bằng bụng 
để cho hơi được dài , thường xuyên đọc văn và hành văn để có lời nói hay, 
cũng cần phải tập sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau. Không phải ai sinh 
ra cũng có giọng nói hay, nhưng nếu kiên trì tập luyện, giọng nói của bạn sẽ 
có sức lôi cuốn khán giả. 
- Ứng khẩu: viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, bạn sẽ luyện 
được khả năng xử lý ngôn từ nhanh. Đồng thời, thường xuyên thu thập dụng 
ngữ, lời hay, cách dùng từ ngữ lạ từ sách báo, trong khi nói chuyện. 
- Cử chỉ: tập sử dụng các cử chỉ của tay, nét mặt để thể hiện tình cảm trong 
khi thuyết trình. 
Để quá trình rèn luyện này có hiệu quả, cách tốt nhất là cùng học theo nhóm, 
tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, có như vậy bạn mới được thực hành nói trước 
mọi người. 
3 - Sử dụng các động tác hình thể khi thuyết trình: tư thế, cử chỉ, dáng 
điệu, khuôn mặt 
- Thực hiện một số điệu bộ nhằm thu hút sự chú ý của thính giả. Một cử chỉ 
liên quan đến chủ đề của bài nói cũng giúp cho người nghe hình dung được 
sơ lược về đề tài bạn sắp đề cập. 
- Đưa ra một thông báo hoặc thống kê theo cách làm cho người khác phải 
giật mình hoặc bông đùa một chút và dĩ nhiên là có liên quan đến chủ đề. 
Không phải ai cũng thích sự hài hước và sẽ hơi mạo hiểm nếu bạn hoàn toàn 
không biết gì về người nghe, nhưng những tiếng cười thoải mái thực sự sẽ 
hiệu quả. 
- Đưa ra những trích dẫn phù hợp (hoặc câu danh ngôn nổi tiếng), những số 
liệu từ các chuyên gia có uy tín. Ngoài việc trình bày cho mọi người hiểu về 
chủ đề, bạn cũng có thể tạo ra sự tín nhiệm từ phía người nghe bằng cách 
chứng minh rằng bạn nắm rõ về đề tài mình nói đến mức có thể tìm ra những 
trích dẫn vô cùng phù hợp. 
- Thuật lại một câu chuyện có liên quan: Hầu hết mọi người chỉ diễn thuyết 
một vài lần trong đời nhưng chúng ta lại kể chuyện hằng ngày. Kể ra một 
câu chuyện nào đó có thể là cách thoải mái và tự nhiên để tạo đà cho phần 
còn lại của bài diễn văn. 
4 - Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để truyền đạt nội dung thuyết trình: máy 
chiếu, slide, flip charts, video, TV, VCR Sử dụng các thiết bị hỗ trợ một 
cách bài bản, chính xác. Các phương tiện nhìn nên đủ lớn để khán giả có thể 
thấy rõ, đặt tại vị trí dễ nhìn, không đứng che tầm nhìn khán giả. Các câu thể 
hiện trên màn hình cần đơn giản, ngắn gọn và nêu ra ý chính mà thôi. Mục 
đích của các câu này là để giúp người thuyết trình dễ dàng theo sát được nội 
dung theo cách logic nhất, đồng thời giúp người nghe tiện theo dõi và tránh 
được sự rườm rà. 
 5 - Vận dụng các kỹ năng đã học để thực hiện một bài thuyết trình hiệu 
quả và gây ấn tượng. 
- Thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả. Tránh 
nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài 
thuyết trình đã chuẩn bị sẵn. 
- Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về 
chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét mặt. Nét 
mặt tươi vui, đừng quên những nụ cười sẽ là vũ khí giúp bạn tự tin hơn và 
lấy thiện cảm với người nghe 
- Sự rõ ràng: giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh nói lắp bắp và 
lòng vòng, lan man chỉ một vấn đề. Sử dụng thành thạo phương tiện hỗ trợ 
để giúp người nghe hiểu hơn. 
- Giao tiếp bằng mắt: Nên duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng 
sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận 
ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình. Nếu 
số lượng khán giả đông, hãy nhìn lướt một lượt, còn nếu bạn không thấy 
thoải mái khi nhìn thẳng vào mắt thính giả thì hãy nhìn vào vị trí khác trên 
khuôn mặt, có thể là mũi . 
- Nét mặt: giữ nét mặt thân thiện, cởi mở. Kể cả khi bạn căng thẳng, nhờ nụ 
cười đó mà khán giả cũng sẽ đánh giá cao thái độ tích cực của bạn, và bạn sẽ 
cảm thấy thư giãn hơn. Đừng quá nghiêm nghị hay cứng nhắc từ đầu đến 
cuối. 
- Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. 
Một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên 
nghiệp và đáng tin cậy ở chính bạn. Hãy xem thuyết trình như sự giao tiếp. 
6 - Xử lý sự lo lắng và căng thẳng khi thuyết trình 
Hãy hình dung tưởng tượng trước như một buổi thuyết trình thật thành công, 
hãy tưởng tượng ra cảnh mình đang diễn thuyết say sưa, tiếng nói thanh 
thoát, rõ ràng, lòng đầy tự tin. Phải thấy nó sinh động như thật và càng chi 
tiết càng tốt. Hình dung nó từ bước đầu tiên cho đến khi kết thúc 
Não bộ của chúng ta là một cơ quan khá thú vị, nó không thể phân biệt sự 
khác nhau giữa những hoạt động thực sự và giả định. Giống như vậy, bạn 
cũng có thể hoàn thiện khả năng diễn thuyết của mình bằng cách hình dung 
tưởng tượng khán giả đang lắng nghe bạn nói. Sự luyện tập này là một quá 
trình tạo nên sự quan hệ giao tiếp một cách tự nhiên, cho dù là bạn tự nói 
trước gương một mình hay trước nhiều người cũng thế. Đây là kinh nghiệm 
của nhiều diễn giả nổi tiếng, họ từng là những người rụt rè, xấu hổ, thậm chí 
có tật nói lắp và ngọng nghịu, nhưng nhờ phương pháp luyện tập này nên họ 
đã dẹp bỏ được nỗi sợ nói chuyện trước đám đông, trở thành những bậc diễn 
thuyết lừng danh. Luyện tập như thế, bạn sẽ thấy ngày càng bình tĩnh, bớt 
căng thẳng, bạn sẽ ngày càng bạo dạn, vững tâm và tự tin hơn. 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_kha_nang_thuyet_trinh.pdf