Myanmar - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam

Từ khi mở cửa đất nước, Myanmar đang giống như “miếng mồi” béo bở, được khát khao bởi các

nhà đầu tư nước ngoài. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo, kinh tế Myanmar sẽ đạt nhịp độ tăng

trưởng bình quân hàng năm khoảng 9,5% vào năm 2030. Đây là một con số tăng trưởng đáng mơ ước

của nhiều quốc gia. Không phải ngẫu nhiên mà các tổ chức có uy tín lại kỳ vọng lớn vào kinh tế Myanmar,

từ khi mở cửa đất nước, Myanmar đang giống như “miếng mồi” béo bở, được khát khao bởi các nhà đầu

tư nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng, tuy còn nhiều khó khăn thách thức cả về chính sách pháp

luật, những rủi ro của nền kinh tế Myanmar cho đến những phong tục tập quán có phần kỳ lạ tại đây,

nhưng với những bước tiến trong cả quan hệ ngoại giao và kinh tế song phương, các doanh nghiệp Việt

đã sẵn sàng cạnh tranh tại Myanmar với nhiều ngành kinh tế mũi nhọn.

Myanmar - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trang 1

Trang 1

Myanmar - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trang 2

Trang 2

Myanmar - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trang 3

Trang 3

Myanmar - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trang 4

Trang 4

Myanmar - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trang 5

Trang 5

Myanmar - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trang 6

Trang 6

Myanmar - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trang 7

Trang 7

Myanmar - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trang 8

Trang 8

Myanmar - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trang 9

Trang 9

Myanmar - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang baonam 11820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Myanmar - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Myanmar - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam

Myanmar - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA234
MYANMAR - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Nhữ Trọng Bách* 
Đào Duy Thuần, Cao Minh Hạnh**
TÓM TẮT: Từ khi mở cửa đất nước, Myanmar đang giống như “miếng mồi” béo bở, được khát khao bởi các 
nhà đầu tư nước ngoài. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo, kinh tế Myanmar sẽ đạt nhịp độ tăng 
trưởng bình quân hàng năm khoảng 9,5% vào năm 2030. Đây là một con số tăng trưởng đáng mơ ước 
của nhiều quốc gia. Không phải ngẫu nhiên mà các tổ chức có uy tín lại kỳ vọng lớn vào kinh tế Myanmar, 
từ khi mở cửa đất nước, Myanmar đang giống như “miếng mồi” béo bở, được khát khao bởi các nhà đầu 
tư nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng, tuy còn nhiều khó khăn thách thức cả về chính sách pháp 
luật, những rủi ro của nền kinh tế Myanmar cho đến những phong tục tập quán có phần kỳ lạ tại đây, 
nhưng với những bước tiến trong cả quan hệ ngoại giao và kinh tế song phương, các doanh nghiệp Việt 
đã sẵn sàng cạnh tranh tại Myanmar với nhiều ngành kinh tế mũi nhọn.
Từ khóa: FDI vào Myanmar, Myanmar mảnh đất vàng, FDI của doanh nghiệp Việt
ABTRACT: Since opening the country, Myanmar is like atasty “bait”, desired by foreign investors. The 
Asian Development Bank (ADB) forecasts that Myanmar’s economy will achieve an average annual 
growth rate at about 9.5% in 2030. This is a desirable figure of growth to many countries. It is not 
accidental that reliable organizations have great expectations on Myanmar’s economy, since opening 
up the economy, Myanmar is like a tasty “bait”, attractive to foreign investors in general and Vietnam in 
particular, although there are many challenges in both policies of laws, risks of the Myanmar’s economy 
to the strange customs and practices here, but with advancements in both diplomatic relations and 
bilateral economic relations, Vietnamese enterprises are ready to penetrate and compete in Myanmar 
with many key economic fields.
Key words: FDI into Myanmar, Myanmar - golden land, FDI of Vietnamese enterprises
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Myanmar là một thị trường lớn nhưng vẫn còn hoang sơ, với dân số trên 60 triệu người, 90% 
hàng công nghiệp và tiêu dùng phải nhập khẩu, nhiều lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, dịch vụ, y 
tế còn thiếu.
Từ khi mở cửa đất nước, Myanmar đang giống như “miếng mồi” béo bở, được khát khao 
bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo, kinh tế Myanmar sẽ 
* Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Email: trongbachhvtc@gmail.com - Điện thoại: 0947776688
** Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 235
đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 9,5% vào năm 2030. Đây là một con số tăng 
trưởng đáng mơ ước của nhiều quốc gia.
Các nhà đầu tư nước ngoài đang gấp rút xâm nhập Myanmar để tận dụng các cơ hội lớn tại 
đây. Hồi tháng 4/2013, hãng xe hơi Mỹ Ford Motor Co đã thông báo quyết định mở chi nhánh 
bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Myanmar, và nhiều công ty có tên tuổi khác cũng đã ký thỏa 
thuận phân phối sản phẩm tại đây như PepsiCo, Coca-Cola, GE, Caterpillar và hãng bia Đan Mạch 
Carlsberg.
Công ty Semen Indonesia đang đầu tư 200 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất 
ximăng tại Maynamar vào năm tới. 
Đồng minh lâu năm Trung Quốc là một trong những người ủng hộ quốc tế lớn nhất của 
Myanmar trong nhiều năm qua, đã đổ hàng tỷ USD vào khai thác đá quý, gỗ, và dầu khí. Thái Lan 
cũng là một nhà đầu tư đáng kể. Còn Nhật Bản - đang đẩy mạnh đầu tư vào Myanmar, mới đây đã 
tuyên bố xóa hàng tỷ USD nợ cũ và cấp các khoản tín dụng lãi suất ưu đãi cho nước này.
Chớp cơ hội này, từ năm 2012, nhiều đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã sang Myanmar tìm 
cơ hội đầu tư, chủ yếu tại các lĩnh vực như bất động sản, viễn thông, công nghệ thông tin, nông 
nghiệp... 
Để tận dụng được nơi được coi như “mỏ vàng cuối cùng của Châu Á” , là con mồi béo bở 
đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhưng để tận dụng được cơ hội này, các nhà đầu tư còn phải gặp 
rất nhiều thách thức, những khó khăn tại đất nước Phật giáo này. Trong bài viết tác giả sẽ đi đánh 
giá thực trạng đầu tư của các doanh nghiệp Việt tại đây, nhằm chỉ ra những hạn chế, khó khăn còn 
tồn tại khi đầu tư vào Myanmar và đưa ra một vài khuyến nghị nhằm tăng cường hoạt động đầu tư 
của các doanh nghiệp Việt sang Myanmar. 
2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT VÀO MYANMAR NHỮNG NĂM VỪA QUA
2.1. Sơ lược về kinh tế Myamar và mối quan hệ với Việt Nam
Myanmar là một trong những nước nghèo nhất thế giới với hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì 
trệ, quản lý kém và bị cô lập. Các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận như ngọc, dầu khí và lâm 
nghiệp vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Gần đây những ngành này đã được một số tập đoàn nước ngoài 
liên doanh cùng chính phủ tham gia khai thác. Myanmar bị liệt vào hạng nước kém ph ... tại NayPyiTaw với tổng số 
vốn đầu tư dự kiến là 15 triệu USD.
- Dự án trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ:
Dự án đầu tư mạng viễn thông của công ty cổ phần quốc tế Viettel đầu tư vào công ty viễn 
thông tại Myanmar với tổng số vốn dự kiến từ Việt Nam là 0,8 tỷ USD.
- Dự án trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng:
• Công ty CP xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh đầu tư xây dựng, vận hành và khai thác 
khu phức hợp gồm trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, khách sạn năm sao và khu căn hộ 
dịch vụ với diện tích 8 ha tại thành phố Yangon, Myanmar. Dự án đã được Chính phủ Myanmar 
cấp phép với tổng mức đầu tư lên đến 440 triệu USD và hiện đã đi vào hoạt động. 
• Dự án khai thác và chế biến đá cẩm thạch trắng tại Nayputaung của SimCo Sông Đà với 
tổng mức đầu tư là 50 triệu USD
• Dự án thăm dò khai thác dầu khí của tổng công ty thăm dò, khai thác dầu khí PVEP với tổng 
số vốn đầu tư 136 triệu USD.
• Tập đoàn ASV Pharma liên doanh với công ty Myanmar Entrepreneur Invertment sản xuất 
dược phẩm tại Yangon với tổng mức đầu tư ước tính là 20 triệu USD.
• Dự án liên doanh giữa công ty đóng tàu Đông Á ( thuộc tập đoàn Thép Việt-Nhật) và nhà 
máy đóng tàu Myanmar với tổng số vốn 175,4 triệu USD trong đó Việt Nam đầu tư 49% tương 
ứng với 85,95 triệu USD.
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 243
• Dự án dầu khí ở vùng biển Tây Nam có tổng số vốn đầu tư là 135,9 triệu USD.
• Dự án khai thác đá màu tại bang Rakhine do công ty cổ phần Simco Sông Đà đầu tư với 
tổng số vốn là 18,1 triệu USD.
3. NHỮNG HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT KHI ĐẦU TƯ VÀO MYANMAR
Được xem là “ mảnh đất vàng”, là thị trường triển vọng, tiềm năng trong tương lai, Myanmar 
đã hấp dẫn không ít doanh nghiệp quốc tế cũng như doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường 
của mình. Dù thu nhập bình quân đầu người của người dân Myanmar không cao, nhưng với dân 
số trên 60 triệu dân, sản xuất trong nước còn hạn chế nên nhu tiêu dùng và sức mua rất lớn. Trong 
đó, có rất nhiều sản phẩm mà Myanmar có nhu cầu lớn và có thể đầu tư hiệu quả như khai thác 
khoáng sản, lâm sản, chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, phân 
bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, đóng tàu, viễn thông, du lịch, 
các nhà hàng phục vụ món ăn Việt Nam, thủy sản, nhiệt điện... đó sẽ là những thuận lợi cho các 
doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, việc đầu tư vào Myanmar của các DN Việt gặp không ít những hạn chế đến từ cả 
hai phía. Cụ thể như sau: 
* Khó khăn đến từ Myanmar
Thứ nhất: cơ chế chính sách, pháp luật của Myanmar còn chưa đồng bộ, nhiều bất cập
- Hiện nay nền kinh tế Myanmar vẫn đang mang nặng cơ chế quản lý hành chính tập trung, 
quan liêu, bao cấp, cơ chế thuế quan chưa thông thoáng và vẫn còn bao cấp giá đối với một số hàng 
hóa tiêu dùng thiết yếu như, nhà ở cho công chức, điện nước sinh hoạt, cước phí điện thoại, giá 
xăng dầu, vận tải... Đặc biệt, Chính phủ Myanmar vẫn còn thực hiện chế độ hai giá đối với người 
dân trong nước và nước ngoài ở một số mặt hàng như cước phí điện thoại, giá điện, xăng, giá nước 
sinh hoạt, giá dịch vụ khách sạn, giá thuê nhà, giá một số dịch vụ vận tải với giá chên lệch cao gấp 
nhiều lần so với người dân trong nước, nhất là thủ tục pháp lý còn nặng nề, cổ hũ và trì trệ, các 
điều luật còn cứng nhắc, chi phí thành lập doanh nghiệp khá cao. 
Có thể kể đến trường hợp của Viettel khi đầu tư vào Myanmar, nếu như, ở Việt Nam để xây 
một trạm thu và phát sóng di động (BTS) chỉ cần có 2-3 giấy phép của sở thông tin truyền thông, 
sở xây dựng. Còn để làm được điều này ở Myanmar, doanh nghiệp phải xin tới bảy giấy phép, từ 
người dân đến các cơ quan có thẩm quyền từ thấp đến cao, do đó để hoàn thiện giấy phép triển 
khai một trạm BTS phải mất nhiều tháng. Tương tự, các thủ tục khác cũng lâu như vậy. Ngoài ra, 
ở Myamar, ngoài sự chấp thuận của chính phủ và bộ, ban, ngành chủ quản, doanh nghiệp nước 
ngoài dù có đầu tư lớn vẫn phải tiếp tục làm việc ở các bang, quận huyện để hoàn thành hàng loạt 
thủ tục phép tắc khác.
Thứ hai: Chất lượng nguồn nhân lực yếu và chi phí đắt đỏ
- Về chi phí kinh doanh tại Myanmar đắt đỏ hơn so với trong nước. 
Ví dụ như trường hợp của một số dự án điển hình: 
Ông Nguyễn Thanh Nam cho biết chi phí kinh doanh của Viettel tại Myanmar đắt đỏ hơn 
so với trong nước. Myanmar tuy có diện tích gấp đôi Việt Nam nhưng dân số chỉ hơn một nửa và 
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA244
phân bổ thưa thớt, đường sá đi lại khó khăn. Gần 60% dân số Myanmar chưa có điện lưới... Và do 
không có điện nên rất nhiều trạm BTS của Viettel phải chạy bằng máy nổ, làm cho giá thành mạng 
di động của Viettel ở Myanmar cao hơn so với các thị trường khác, trong khi giá cước thì phải rẻ 
để thu hút khách.
Còn ông Cao Duy Thịnh, Giám đốc điều hành Hoàng Anh Gia Lai Myanmar, cũng cho biết 
doanh nghiệp này có dự án đầu tư bất động sản 440 triệu đô la Mỹ trên diện tích 7,5 héc ta tại 
Yangon. Để đảm bảo chất lượng và đẩy nhanh tiến độ dự án, Hoàng Anh Gia Lai không thể sử 
dụng nhà thầu địa phương mà chọn cách tự xây và đưa lao động Việt Nam sang. Việc này làm chi 
phí xây dựng tăng hơn 30% so với trong nước. Ông cho biết việc xây dựng giai đoạn 1 của dự án 
chỉ mất hai năm rưỡi, nhưng nếu sử dụng dịch vụ xây dựng địa phương thì có thể phải kéo dài gấp 
đôi thời gian, thậm chí gấp 3.
Mặt khác, chi phí thuê mặt bằng tại Myanmar rất đắt đỏ, giá thuê văn phòng trung bình đạt 62 
USD mỗi m2 một tháng, tương đối cao so với các trung tâm kinh tế khu vực như Bangkok (Thái 
Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Jakarta (Indonesia), TP HCM (Việt Nam).
- Nguồn nhân lực của Myanmar cho trình độ thấp, có ít người có kinh nghiệm quản lý công ty 
cũng như thiếu những chuyên gia kỹ thuật bậc cao nên doanh nghiệp phải thuê người nước ngoài 
với chi phí cao. Năng suất của lao động phổ thông thấp hơn người Việt, tay nghề chưa cao, chưa 
được đào tạo Một phân tích gần đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy năng suất nông nghiệp 
thấp ở Myanmar là một ngày làm việc chỉ tạo ra 23kg gạo so với 547 kg ở Thái Lan, 429 ở Việt 
Nam và 62 kg ở Campuchia. Điều này là do khoảng cách về kiến thức và khả năng tiếp cận công 
nghệ có thể được giải quyết khi tiếp cận với kiến thức và công nghệ đẳng cấp thế giới. 
Thứ ba: Myanmar thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Trao đổi hàng hóa chủ yếu qua biên giới với 
Thái Lan, và đó cũng là đầu mối xuất khẩu ma tuý lớn nhất, và dọc theo Sông Ayeyarwady. Đường 
sắt cũ kỹ và mới ở mức kỹ thuật sơ khai, hiếm khi được sửa chữa từ khi được xây dựng trong thập 
niên 1800. Đường giao thông thường không được trải nhựa, trừ tại các thành phố lớn. Thiếu hụt 
năng lượng, nhiều nơi không có hệ thống điện lưới, đây là điều thường thấy trong nước, kể cả tại 
Yangon. 
* Hạn chế đến từ chính bản thân doanh nghiệp Việt
- Thứ nhất: hình thức đầu tư còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở doanh nghiệp 100% vốn và liên 
doanh, mặc dù các doanh nghiệp Việt đầu tư vào Myanmar ở khá nhiều lĩnh vực nhưng các dự án 
đầu tư còn nhỏ lẻ, phân tán. Trong đó chủ yếu là hình thức liên doanh. Một phần cũng do chính 
sách của Chính phủ Myanmar mặc dù đang thực hiện chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư, tuy nhiên, 
trong lĩnh vực lưu thông phân phối hầu hết hoạt động thương mại chỉ dành cho DN trong nước. 
Nếu muốn tiếp thị hàng hóa vào Myanmar, các DN chỉ có thể thực hiện thông qua hình thức hợp 
đồng đại lý, hoặc hợp tác với các nhà phân phối địa phương. 
- Thứ hai: chưa thể đầu tư vào nhiều tỉnh thành tại Myanmar. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt 
mới chỉ đầu tư tập trung vào thủ đô Yangon chiếm tới 98% tổng số vốn đăng ký đầu tư, ngoài ra 
cũng chỉ có ít dự án đầu tư ở các tỉnh khác như Hlaing Township, Nay Pyi Taw, Mayangone. Còn 
lại không có dự án nào ở các tỉnh thành khác. 
- Thứ ba: doanh nghiệp Việt chưa cập nhật kịp thời sự thay đổi trong hệ thống chính sách 
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 245
pháp luật của Myanmar dẫn tới sự thiếu hụt thông tin và khó khăn trong triển khai hoạt động đầu 
tư. Thời gian xin cấp giấy phép thường bị kéo dài dẫn tới sự chậm trễ trong triển khai thực hiện dự 
án, do đó hiệu quả của dự án không cao. 
- Thứ tư: Tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp còn hạn hẹp, sức cạnh tranh và khoa học 
công nghệ còn yếu so với các đối thủ cạnh tranh. 
Mặc dù một số DN Việt Nam đã có đủ tiềm lực tài chính để đáp ứng nhu cầu đầu tư trực tiếp 
ra nước ngoài (ĐTRNN) nhưng nhìn chung tiềm lực tài chính của các DN Việt Nam trong thời 
gian qua vẫn còn hạn chế nhất định. Điều này dẫn tới số lượng dự án ĐTRNN cũng như quy mô 
của các dự án ĐTRNN còn hạn chế.
4. Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Việt vào thị trường Myanmar
Tuy còn có nhiều khó khăn thách thức khi đầu tư vào Myanmar, nhưng với đất nước đang 
trong quá trình đổi mới, còn nhiều tiềm năng phát triển, nhiều lĩnh vực chưa được khai phá, trong 
khi đó nhu cầu trong nước rất mạnh mẽ. Đây có thể coi là cơ hội để các doanh nghiệp Việt tiến vào 
chiếm lĩnh thị trường Myanmar, để làm được điều đó cần có những biện pháp cụ thể mang tính 
chất dài hạn, có chiến lược lâu dài mới có thể tồn tại và phát triển ở thị trường béo bở và cũng đầy 
kì lạ này. Nhóm tác giả xin đề xuất một số giải pháp cần thiết dưới đây:
Một là, để dễ dàng nhận được giấy phép đầu tư kinh doanh ở Myanmar, doanh nghiệp Việt 
Nam cần quan tâm các vấn đề lợi ích kinh tế - xã hội, công ăn việc làm cho người địa phương; cần 
có đối tác địa phương vì việc “tự vật lộn” sẽ rất khó khăn. Ví như, việc vay vốn tại đây, các ngân 
hàng địa phương được yêu cầu theo chính sách của Ngân hàng Trung ương chỉ cho vay các khoản 
vay có bảo đảm mà trong hầu hết các trường hợp là hình thức thế chấp bất động sản. Vì các chi 
nhánh của các công ty nước ngoài và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài không thể sở hữu đất 
nên các khoản vay từ các ngân hàng trong nước do đó thường không phải là lựa chọn. Nếu đầu tư 
dưới hình thức liên doanh thì có thể vay được từ một ngân hàng địa phương nếu đối tác liên doanh 
ở địa phương đưa đất của mình làm bảo đảm. 
Hai là, các doanh nghiệp Việt nên chủ động hơn trong việc tìm hiểu đầy đủ hệ thống chính 
sách pháp luật của Myanmar. Myanmar là một quốc gia còn cổ hủ và lạc hậu, hệ thống chính sách 
pháp luật chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập do vẫn còn bao cấp, do đó có rất nhiều hạn chế đối với 
nhà đầu tư nước ngoài tại nhiều lĩnh vực, vì thế việc tìm hiểu kỹ các vấn đề liên quan đến chính 
sách pháp luật tại đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt có thể tìm kiếm những cơ hội mới, những 
lĩnh vực mới phù hợp với chính sách của Chính phủ Myanmar. 
Ba là, Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập 
đủ sức cạnh tranh
Trong điều kiện đầu tư ở thị trường nước ngoài thì đòi hỏi năng lực cạnh tranh của DN phải 
cao hơn đầu tư trong nước vì phải cạnh tranh với nhiều đối thủ quốc tế có tiềm lực mạnh. Sau 20 
năm hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, đến nay mức độ hội nhập của Việt Nam đã sâu, rộng 
hơn rất nhiều. Từ cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN đã hình thành, cùng với CPTPP, EV 
FTA, VCU FTA, với nhiều nội dung hợp tác, đầu tư có mức độ tự do hóa cao, mức độ ưu đãi 
trong nội khối cũng khá cao. Trong bối cảnh đó các DN phải nắm chắc các quy định liên quan đến 
lĩnh vực kinh doanh, đầu tư của mình. Trên cơ sở đó các DN cần chủ động xây dựng chiến lược 
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA246
kinh doanh phù hợp với các cam kết hội nhập trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã 
tham gia.
Chiến lược kinh doanh của các DN vừa phải đòi hỏi đáp ứng tốt các yêu cầu hội nhập vừa 
phải đảm bảo có đủ năng lực cạnh tranh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Trong đó, các DN phải 
chú trọng nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản trị DN, trình độ người lao động theo các tiêu 
chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó các DN còn phải nâng cao năng lực tài chính thông qua việc huy động 
lượng vố đủ lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Và một vấn đề rất quan trọng là phải nâng cao chất 
lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng với mức giá cạnh tranh cùng với sự độc đáo, khác biệt của sản 
phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
Bốn là, về phía Chính phủ cần tăng cường vai trò của Chính phủ trong định hướng, cung cấp 
các dịch vụ, thông tin tới các doanh nghiệp. Tăng cường cung cấp các loại dịch vụ hỗ trợ cho doanh 
nghiệp ĐTRNN như: Tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc định kỳ hoặc không định kỳ giữa Chính 
phủ với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hiện đang có dự án triển khai ở nước ngoài 
để tìm hiểu những khó khăn và nguyện vọng của doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư; Khuyến khích 
phát triển đồng bộ các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, trong đó đặc biệt quan 
tâm đến dịch vụ cung cấp thông tin.
Mặt khác, Chính phủ nên tiến tới việc hình thành Quỹ thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu 
tư ra nước ngoài để có thể hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp một cách nhanh chóng và thuận tiện 
hơn, góp phần nâng cao hiệu quả dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
Đặc biệt, cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm hỗ trợ các DN đầu tư về 
chính sách của các nước sở tại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà họ gặp phải. Đồng thời, tích cực 
hỗ trợ về mặt pháp lý, chủ động phối hợp cùng DN tham gia xử lý các vấn đề phát sinh, các tranh 
chấp trong quá trình đầu tư tại nước sở tại.
Năm là, đảm bảo định hướng đúng đắn và vai trò của Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam tại 
Myanmar theo đúng mục đích hoạt động của Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar 
là gắn kết, tăng cường phối hợp hoạt động, hợp tác nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả 
kinh doanh, đại diện và bảo vệ lợi ích kinh tế chính đáng, hợp pháp của các hội viên; phối hợp 
triển khai các hoạt động chung của Đại sứ quán Việt Nam; gắn kết cộng đồng người Việt Nam tại 
Myanmar; góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt 
Nam và Myanmar; nâng cao uy tín, hình ảnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar 
nói riêng./
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục thống kê, web: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=720
2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Website: https://www.vcci.com.vn/
3. Bài báo: “ 9 nỗi hoài nghi về kinh tế Myanmar”, An Huy, 2018, website: 
vn/the-gioi/9-noi-hoai-nghi-ve-kinh-te-myanmar-20170308101644999.htm
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 247
4. Báo công thương Việt Nam, website: https://congthuong.vn/pho-thu-tuong-tin-doanh-
nghiep-viet-nam-ben-chi-se-thanh-cong-o-myanmar-121208.html
5. Tạp chí tài chính, “Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam”, 
Nguyễn Thị Kiều Oanh,2017, website: 
truc-tiep-ra-nuoc-ngoai-cua-doanh-nghiep-viet-nam-127102.html

File đính kèm:

  • pdfmyanmar_co_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_doanh_nghiep_viet_nam.pdf