Một số vấn đề về thành phố thông minh và vận dụng vào trường hợp thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, 55% dân số thế giới đang sinh sống tại các khu vực đô thị. Đứng trước những áp lực về
bùng nổ dân số và biến đổi khí hậu toàn cầu, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào giải quyết
các vấn đề của các thành phố hiện đại để có thể phát triển bền vững và thịnh vượng là một xu
thế tất yếu. Nhiều mô hình phát triển như thành phố xanh, thành phố toàn cầu, thành phố sống
tốt, thành phố sáng tạo, thành phố sản xuất đã được ứng dụng. Ra đời từ những thập niên 90
của thế kỷ XX và ngày càng trở nên phổ biến từ sau năm 2010, thành phố thông minh (smart city)
đang trở thành mô hình phát triển được các thành phố trên thế giới lựa chọn. Nhiều thành phố đã
chuyển đổi thành công sang mô hình này như Barcelona, Seoul, Singapore, Amsterdam Không
nằm ngoài xu thế đó, Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế, trung tâm văn hóa, xã hội của Việt
Nam đang đối diện với nhiều thách thức về kinh tế, xã hội và tác động biến đổi khí hậu, đang cần
một mô hình mới để phát triển. Từ tháng 11/2017, Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố đề án xây
dựng thành phố thông minh giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến 2025. Bài viết này nhằm phân
tích các vấn đề về thành phố thông minh, các mô hình thành công trên thế giới và các vấn đề cần
quan tâm khi vận dụng vào trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về thành phố thông minh và vận dụng vào trường hợp thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(3):120-132 Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM Liên hệ Võ Phúc Toàn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM Email: vophuctoan@hcmussh.edu.vn Lịch sử Ngày nhận: 19-12-2018 Ngày chấp nhận: 12-11-2019 Ngày đăng: 30-12-2019 DOI : 10.32508/stdjssh.v3i3.519 Bản quyền © ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố mở được phát hành theo các điều khoản của the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Một số vấn đề về thành phố thôngminh và vận dụng vào trường hợp thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Sen, Võ Phúc Toàn* Use your smartphone to scan this QR code and download this article TÓM TẮT Hiện nay, 55% dân số thế giới đang sinh sống tại các khu vực đô thị. Đứng trước những áp lực về bùng nổ dân số và biến đổi khí hậu toàn cầu, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào giải quyết các vấn đề của các thành phố hiện đại để có thể phát triển bền vững và thịnh vượng là một xu thế tất yếu. Nhiều mô hình phát triển như thành phố xanh, thành phố toàn cầu, thành phố sống tốt, thành phố sáng tạo, thành phố sản xuất đã được ứng dụng. Ra đời từ những thập niên 90 của thế kỷ XX và ngày càng trở nên phổ biến từ sau năm 2010, thành phố thông minh (smart city) đang trở thànhmô hình phát triển được các thành phố trên thế giới lựa chọn. Nhiều thành phố đã chuyển đổi thành công sang mô hình này như Barcelona, Seoul, Singapore, Amsterdam Không nằm ngoài xu thế đó, Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế, trung tâm văn hóa, xã hội của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức về kinh tế, xã hội và tác động biến đổi khí hậu, đang cần một mô hình mới để phát triển. Từ tháng 11/2017, Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố đề án xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến 2025. Bài viết này nhằm phân tích các vấn đề về thành phố thông minh, các mô hình thành công trên thế giới và các vấn đề cần quan tâm khi vận dụng vào trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khoá: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố thông minh, Barcelona, Seoul, Singapore ĐẶT VẤNĐỀ Hiện nay, thế giới đang đối mặt với quá trình đô thị hóa diễn ra hết sức nhanh chóng. Dân số thế giới đang sinh sống tại khu vực đô thị năm 2017 là 4,108 tỷ người (54,55% dân số thế giới) 1. Dân cư sinh sống tại các đô thị không ngừng tăng lên gây áp lực rất lớn đối với hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị và chất lượng cuộc sống (Hình 1). Qua số liệu của World Bank, dù tốc độ tăng dân cư ở khu vực đô thị có xu hướng giảmnhưng áp lực của gia tăng dân số đối với đời sống đô thị vẫn không ngừng gia tăng, đòi hỏi các đô thị phải nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm áp lực áp dân số lên hệ thống cơ sở hạ tầng. Đồng thời, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 những năm 60-70 của thế kỷ XX diễn ra, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, thâm nhập sâu vào quá trình sản xuất và cuộc sống của conngười. Việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào giải quyết những nhu cầu cấp thiết của cuộc sống là một yêu cầu mang tính tất yếu. Xuất phát từ những thực tế này, ngay từ thập niên 90 của thế kỷ XX đã xuất hiện những khuynh hướng phát triển đô thị có sự vận dụng của khoa học kỹ thuật. Từ đó, những thuật ngữ về phát triển đô thị gắn liền với tiến bộ khoa học kỹ thuật đã ra đời. Những năm gần đây, thuật ngữ smart city ngày càng phổ biến và đang làmục tiêu phát triển của nhiều thành phố trên thế giới trong đó có các thành phố của Việt Nam. Nhưng trước khi thuật ngữ thành phố thông minh ra đời, đã xuất hiện các thuật ngữ khác nhau. Những thuật ngữ này không chỉ là sự thay đổi về mặt tên gọi mà còn liên quan đến triết lý phát triển của đô thị hiện đại (Bảng 1). Một kết quả nghiên cứu gần đây của R.P. Dameri và A. Cochhia của Đại học Genova, Italia cho thấy khái niệm digital city (1993) đã ra đời trước khái niệm smart city (1994). Cả hai đã cùng song song tồn tại từ năm 1994 với ưu thế thuộc về digital city cho tới năm 2010 [4, p.4]. Digital city là thuật ngữ để chỉ một nơi mà con người có thể tương tác và chia sẻ kiến thức, thông tin dựa trên nền tảng công nghệ hoặc đó là một nền tảng kỹ thuật số mà ở đó hình thành một hệ sinh thái đa tác tử (ecosystem of multiple agents) bao gồm chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng, được phát triển mạnh, được trang bị nhiều cảm biến và có khả năng cung cấp, xử lý thông tin xuyên suốt nhờ mạng lưới cảm biến ở bất kì thời điểm nào [ 5, p.37;6, p.561]. Từ những khái niệm này, chúng ta có thể hình dung thuật ngữ digital city để chỉ sự ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào trong thực tế để nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, các vấn đề của đời sống đô thị hiện đại không chỉ có các tiện ích do khoa học công nghệ mang lại mà còn có các vấn đề về Trích dẫn bài báo này: Văn Sen V, Phúc Toàn V.Một số vấn đề về thành phố thôngminh và vận dụng vào trường hợp thành phố Hồ Chí Minh. Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 3(3):120-132 ... người sử dụng điện thoại thông thường ở các thành phố lớn của Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 84% vào năm 2017 38. Đây là một điều thuận 128 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(3):120-132 lợi choThành phố trong việc triển khai chương trình kết nối cư dân của mình với hệ thống dịch vụ công. Ba là cần thiết xây dựng một ứng dụng cung cấp các dịch vụ công cho người dân.Những nămgần đây, chính quyềnThành phố đã có những chuyển động cho việc xây dựng chính quyền điện tử, triển khai các ứng dụng dịch vụ trực tuyến. Tuy nhiên, yêu cầu của smart city không chỉ dừng lại ở việc phục vụ các giao dịch hành chính công trực tuyếnmà còn đòi hỏimột hệ thống cơ sở dữ liệu công mở, sẵn sàng phục vụ cho các yêu cầu truy cập và sử dụng củamọi bộ phận cư dân của thành phố, từ các cư dân bình thường đến các tổ chức công – tư, các nhà nghiên cứu. Các ứng dụng như m.Seoul của Seoul hay cổng thông tin data.goverment.sg của Singapore là những mô hình thành công trong việc xây dựng hệ thống dữ liệu mở phục vụ đời sống của người dân. Việc xây dựng các cổng thông tin chính phủ mở không chỉ phục vụ cho các giao dịch thường ngày còn thể hiện tinh thần củamột smart city hướng đến cộng đồng, tạo tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào việc phát triển thành phố từ việc nghiên cứu hệ thống dữ liệu công của chính quyền. Với sự phổ biến của các thiết bị thông minh trong đời sống xã hội hiện nay, việc hình thành một ứng dụng chứa tất cả thông tin dữ liệu của một thành phố có thể gói gọn trong một thiết bị thông minh cầm tay sẽ dễ dàng xóa đi mọi khoảng cách về ngôn ngữ, văn hóa, khiến cho các công dân toàn cầu có đến thành phốHồChíMinh mà không cần lo lắng thiếu thông tin. Do đó, sự ra đời của ứng dụng này rất thiết thực cho sự phát triển của Thành phố. Bốn là Thành phố có thể xây dựng thành phố thông minh từ mô hình thành phố startup.Trên thế giới, có nhiềumô hình chuyển đổi thành công sang smart city từ việc triển khai các dự án startup. Ngoài Singa- pore, thành phố Amsterdam của Hà Lan cũng là một trường hợp điển hình cho việc phát triển các dự án startup để giải quyết các vấn đề của thành phố, góp phần chuyển đổi sang mô hình smart city. Năm 2015, một phái đoàn của thành phố Amsterdam đến San Francisco trao đổi kinh nghiệm. Phái đoàn này cảm thấy rất hứng thú với chương trình “ Enterpreneur- ship in Residence ” và áp dụng ngay cho Amsterdam sau khi về nước. Một tổ chức thúc đẩy đổi mới sáng tạo được thành lập là The Chief technology Office ( CTO ) để thúc đẩy tinh thần kinh doanh và sự bùng nổ của tư duy startup trong cộng đồng [ 39, p.6]. Trong 3 năm triển khai chương trình SiR (Startup in resi- dence), chính quyền Amsterdam đã thu được một vài kết quả triển vọng như Bảng 2. Từ sự thành công của Singapore và Amsterdam trong việc phát triển các dự án starup giải quyết các vấn đề của thành phố để nhanh chóng chuyển đổi sang mô hình smart city, thành phố Hồ Chí Minh có thể vận dụng rất tốt cách thức này. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh quy tụ các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu cả nước. Theo số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố ch biết, ngoài chuỗi Công viên phầnmềmQuang Trung,Thànhphố còn có 45 trường đại học, 30 trường cao đẳng, 125 phòng thí nghiệm, 270 tổ chức khoa học và công nghệ [ 27, tr.156]. Một đội ngũ nhân lực chất lượng cũng đang làm việc và sinh sống tạiThành phố: nguồn nhân lực khoa học công nghệ chiếm 25%; số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm 50%; số lượng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo chiếm 42%; doanh nghiệp khoa học – công nghệ chiếm 15% [ 27, tr.156]. Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều tiềm năng để hình thành nên hệ sinh thái startup để giải quyết những vấn đề cấp thiết của đời sống thành phố. Năm là trong quá trình chuyển đổi sang smart city, Thành phố cần chú ý đến yếu tố hài hòa về mặt xã hội. Trong sự phát triển hết sức nhanh chóng của đời sống kinh tế, nhất là những biến đổi của khoa học công nghệ, bất cứmột sự chuyển đổi nào cũng có những tác động nhất định đối với người dân nhất là những tầng lớp yếu thế, có thu nhập thấp trong xã hội. Đối với mô hình smart city của châu Âu, yếu tố hòa nhập xã hội (Integrate) rất được chú trọng. Khôngmột cư dân nào bị bỏ lại đằng sau trong quá trình chuyển đổi sang smart city. Và yếu tố này cũng có một trong những tiêu chí để định hình mô hình smart city thế hệ 3.0 hướng đến cộng đồng cư dân, coi cộng đồng cư dân là trung tâm vận động của công nghệ smart. Thành phốHồ ChíMinh cómột đặc điểm quan trọng vềmặt dân cư đó chính là quy tụ nhiều cộng đồng cư dân trong cả nước đến lập nghiệp. Sự phức tạp về dân cư khó tạo nênmộtmặt bằng dân trí, dân sinh đồng nhất trong quá trình chuyển đổi sang mô hình smart city. Vìmột điều tất yếu làmuốn có thành phố thôngminh (smart city) phải có cộng đồng thôngminh (smart cit- izen) (Barlow, 2017). Năm 2015, dân số theo thống kê chính thức củaThành phố 8.441.902 người [40, tr.29] nhưng số dân sinh sống và làm việc tại Thành phố đã là 13 triệu người. Đây sẽ là một thách thức rất lớn về mặt xã hội củaThành phố trong quá trình chuyển đổi sang smart city. Nhưng giải quyết được vấn đề này sẽ thể hiện đúng với phương châm “nghĩa tình” mà Thành phố đã đề ra trong định hướng phát triển của mình. KẾT LUẬN Nhìn chung, trong xu thế phát triển hiện nay của các thành phố hiện đại, smart city đã được chấp nhận như một xu thế phát triển tất yếu trong thế kỷ 21 này. Sự phát triển như vũ bão và không ngừng thâm nhập của 129 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(3):120-132 Bảng 2: Kết quả chương trình SiR của Amsterdam từ 2015-2017 [ 39 p.6]. Số vấn đề được đặt ra Số startup đăng kí chương trình SiR Số startup được quyết định thầu 2015 7 85 7 2016 10 90 7 2017 13 85 13 khoa học công nghệ vào đời sống sẽ giải quyết được những thách thức cho sự phát triển của các thành phố trong thời kì bùng nổ dân số đô thị và biến đổi khí hậu như hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh cũng không thể nằm ngoài xu thế vận động mang tính tất yếu đó. Với những tiềm năng và nguồn lực vốn có,Thành phố Hồ Chí Minh có đủ khả năng để chuyển đổi thành một smart city, bắt kịp sự chuyển dịch của các thành phố hiện đại trên thế giới. DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT API: Application Programming Interface. CoE: Centre of Excellence. CTO:The Chief technology Office. ICTs: Information and Communications Technology. IoT: Internet of Things. KM: knowledge management. NII: The National Information Infrastructure. NRF: National Research Foundation. ONE: one network for everyone. SiR: Startup in residence. u-City: Ubiquitous Cities. XUNGĐỘT LỢI ÍCH Tập thể tác giả cam kết không có xung động lợi ích liên quan đến nghiên cứu này. ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ Hệ thống hóa các quan điểm, lý thuyết về thành phố thông minh cũng như bài học kinh nghiệm về xây dựng thành phố thông minh trên thế giới. Từ đó, dựa trên điều kiện thực tiễn củaThành phốHồ ChíMinh, tập thể tác giả đã đưa ra các kiến nghị cần thiết cho quá trình xây dựng thành phố thông minh ở thành phố Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAMKHẢO 1. Nielsen. [Online]. Available from: /vi/insights/2017/nielsen-smartphone-insights-2017.html . 2. Cục Thống kê TP.HCM. Niên giám thống kê TP.HCMnăm 2016. Nxb. Thanh niên; 2017. . 3. Data World Bank. [Online], Available from: orldbank.org/data/databases. 4. Damri RP, Cocchia A. Smart city and Digital City: twenty years of terminology evolution. in ItAIS2013, X. In: Conference of the Italian Chapter of AIS, 14 December 2013, Milano, Italy; 2013. 5. Hajduk S. The concept of a smart city in urban management. Business, management and education. 2016. 2016;14(1). 6. Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM. Thành phố Hồ Chí Minh: Thành quả và thách thức trên đường phát triển. [Online]. [26/8/2018]. Available from: h-pho-ho-chi-minh-thanh-qua-va-thach-thuc-tren-duong-p hat-trien-254567.html. 7. Lindfield, Michael and Florian Steinberg. Green cities. Philip- pines: Asian Development Bank. 8. Trung Hiếu – Chí Nhân. TP.HCM xây đê như Hà Lan? Avail- able from: https://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-xay-de-nhu- ha-lan-867762.html. 9. Ergazakis K, Metaxiotis K, Psarras J. Knowledge cities: the an- swer to the needs of knowledge-based development. VINE: The journal of information and knowledge management sys- tems;36(1). 10. Melbourne City. A knowledge city strategy: strengthening Melbourne’s knowledge sector through collaboration 2014- 2018. 11. Mcclellan S, Jimenez JA, Koutitas G. Smart cities: applications, technologies, standards and driving factors;. 12. Clarke O. Smart cities in Europe: Enabling innovation. 13. Foo SL. Gary Pan. Singapore’s vision of a smart nation. Asian Management Insights. Research Collection School of Accoun- tancy. 2016;3(1):76–82. 14. Rudolf Giffinger (chief author). Smart cities – Ranking of Eu- ropean medium-sized cities. Vienna: Centre of Regional Sci- ence;. 15. Smart city Brussels . Available from: https://smartcity.brussels/ the-project-definition. 16. Cohen B. The 3 generation of smart cities, Inside the de- velopment of the technology driven city;Available from: https://www.fastcompany.com/3047795/the-3-generations- of-smart-cities. 17. Madakam S, Ramachandran R. Barcelona Smart city: The heaven on Earth (Internet of things: technological God. ZTE communicatons, December 2015. 2015;13(4). 18. Mila Gascó-Hernandes. Building a smart city: Lessons from Barcelona. Communication of the ACM. 2018;61(4). 19. Easy Park; 2017. Available from: https://easyparkgroup.com/ smart-cities-index/. 20. CityM. A knowledge city strategy: strengtheningMelbourne’s knowledge sector through collaboration 2014-2018. 21. Seoul Metropolitan Government. Smart Seoul 2015 (ver En- glish).;. 22. Seoul Metropolitan Government. Smart cities Seoul: a case study. Geneva, Switzerland: ITU; 2013. 23. Government Technology Agency of Singapore. Available from: https://data.gov.sg/dataset/total-land-area-of-singapore. 24. National Population andTalentDivision. Available from: https: //www.population.sg/population-trends/demographics. 25. Data World Bank. Available from: https://data.worldbank.org/ indicator/NY.GDP.PCAP.CD?end=2017&locations=MY-SG- Z4&start=1960. 130 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(3):120-132 26. Sen VV. Võ Phúc Toàn. Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ bài học Singapore. 27. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. kỷ yếu hội thảo Khơi dậy và phát huy truyền thống năng động, sáng tạo để phát triển Thành phố giai đoạn 2018- 2020 và những năm tiếp theo;. 28. Melony Rocque. Smart cities world profiles: The Republic of Singapore; 2017. 29. NamH. TrongkhiẤnĐộvàViệtNamđangcốgắng thànhquốc gia khởi nghiệp thì Singapore đã tiến đến quốc gia thông . 30. Hảo Linh. Chính phủ và khởi nghiệp. [Online]. Available from: a-khoi-nghiep-9813. 31. McKinsey Global Institute. Smart cities in Southest Asia, Pro- duced for World Cities Summit; 2018. 32. Nguyễn Thiện Nhân. Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Động lực phát triển mới và trách nhiệm lớn của Thành phố vì cả nước;26/8/2018. Available from: phat-trien-moi-cua-Thanh-pho-Ho-Chi-Minh.html. 33. Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM. Thành phố Hồ Chí Minh: Thành quả và thách thức trên đường phát triển.;Available from: thanh-qua-va-thach-thuc-tren-duong-phat-trien-254567. html. 34. Sự V. Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: “167 năm nữa giao thông TP.HCM mới đạt chuẩn”. Available from: https://tuoitre.vn/bi-thu-nguyen-thien-nhan-167-nam-nua- giao-thong-tphcm-moi-dat-chuan-1371169.htm. 35. Lê K. Khánh Lê. [Online]. [26/8/2018]. TP.HCM chống lún - Bài 1: Mặt đất biến dạng, Available from: n/tphcm-chong-lun-bai-1-mat-dat-bien-dang-466419.html. . 36. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phốHồChíMinh. Phát triển Khu Đô thị sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu hội nghị quốc tế Tầm nhìn cho Đô thị sáng tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh (Vision for innovation district in Ho ChiMinh city). 2018;. 37. GibertM.Mạng lưới đườnghẻm thànhphốHồChíMinh trong quá trình hiện đại hóa: dự án phát triển cục bộ, thách thức chung cho toàn đô thị. 38. Boyd Cohen. The 3 generation of smart cities, Inside the de- velopment of the technology driven city. [Online]. Available from: https://www.fastcompany.com/3047795/the-3-genera tions-of-smart-cities. 39. Winden WV, Carvalho LD. Can startups solve urban prob- lems? An analysis of Amsterdam’s “startup in residence” pro- gramme, Amsterdam: Amsterdam University of Applied Sci- ences. Publishing Lab;. 40. Cục Thống kê TPHCM. Niên giám thống kê TP.HCMnăm2016. Nxb. Thanh niên. 2017;. 131 Science & Technology Development Journal – Social Sciences & Humanities, 3(3):120-132 Open Access Full Text Article Research Article University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM Correspondence Vo Phuc Toan, University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM Email: vophuctoan@hcmussh.edu.vn History Received: 19-12-2018 Accepted: 12-11-2019 Published: 30-12-2019 DOI : 10.32508/stdjssh.v3i3.519 Copyright © VNU-HCM Press. This is an open- access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Some issues about smart cities and the application to Ho Chi Minh city Vo Van Sen, Vo Phuc Toan* Use your smartphone to scan this QR code and download this article ABSTRACT Nowadays, more than 55% of theworld's population lives in urban areas. In the timewhen humans are beings facing the pressure of population explosion and climate change, technology was a key to solve the problems of modern cities. Many models of cities have been chosen to develop cities in the world such as green cities, global cities, livable cities Born from the 1990s and becoming more andmore popular since 2010, smart cities have been themost chosen developmentmodel of cities in the world. And Barcelona, Seoul, Singapore were successful cases which transformed into smart cities. Similarly, as the largest economic hubof Viet Nam, HoChiMinhCity encounters serious challenges of socio-economic transformations, climate change; thus, it needs a newgrowthmodel. In Nov. 2017, Ho Chi Minh City promulgated the plans for the transformation towards a smart city soon in the 2017-2020 period and with a vision to 2025. This paper aims to analyze issues about smart cities, lessons from prosperous cities in the process of building a smart city and of applying the lessons to the case of Ho Chi Minh City. Key words: Ho Chi Minh City, smart city, Barcelona, Seoul, Singapore Cite this article : Van Sen V, Phuc Toan V. Some issues about smart cities and the application to Ho Chi Minh city. Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 3(3):120-132. 132
File đính kèm:
- mot_so_van_de_ve_thanh_pho_thong_minh_va_van_dung_vao_truong.pdf