Một số vấn đề về năng lực thiết kế bài học môn Mĩ thuật của giáo viên Trung học cơ sở theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới
Thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh được xem là một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo chất lượng dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Bài viết trao đổi một số vấn đề về năng lực thiết kế bài học môn Mĩ thuật của giáo viên Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời đề xuất một số yêu cầu cơ bản, thiết yếu đối với giáo viên trong thiết kế bài học môn Mĩ thuật.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về năng lực thiết kế bài học môn Mĩ thuật của giáo viên Trung học cơ sở theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về năng lực thiết kế bài học môn Mĩ thuật của giáo viên Trung học cơ sở theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0033 Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 82-90 This paper is available online at MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NĂNG LỰC THIẾT KẾ BÀI HỌC MÔNMĨ THUẬT CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNGMỚI Trần Thị Yến Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh được xem là một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo chất lượng dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Bài viết trao đổi một số vấn đề về năng lực thiết kế bài học môn Mĩ thuật của giáo viên Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời đề xuất một số yêu cầu cơ bản, thiết yếu đối với giáo viên trong thiết kế bài học môn Mĩ thuật. Từ khóa: Năng lực, năng lực dạy học, thiết kế bài học, giáo viên Mĩ thuật, thực hành sáng tạo. 1. Mở đầu Trong những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là việc đổi mới thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh (HS) của giáo viên (GV) phải đi trước một bước, bởi: Trong các yếu tố làm nên chất lượng giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của một quốc gia, công việc dạy học của GV được xem là yếu tố then chốt, có vị trí, vai trò quyết định. Nghị quyết số 88/2014/QH13 đã xác định: “Đổi mới nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên” [8]. Từ yêu cầu khái quát về đổi mới nội dung giáo dục phổ thông như trên đã đặt ra một số vấn đề về đổi mới thiết kế bài học của GV dạy Mĩ thuật ở Trung học cơ sở đáp ứng dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên trong thực tế, do nhiều nguyên nhân, năng lực thiết kế bài học của GV dạy Mĩ thuật Trung học cơ sở hiện nay còn nhiều hạn chế. Thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực là cách giải quyết triệt để, để có một bản thiết kế dạy học hiệu quả, hài hòa trên nhiều phương diện, hướng tới sự thực hiện thành thạo của người học trong thực tiễn. Có thể quan niệm bản thiết kế bài học Mĩ thuật như một kịch bản chi tiết về hoạt động (không còn giáo án mang tính liệt kê), giúp cho GV tổ chức dạy học hình dung tương đối rõ ràng về mục tiêu, nội dung, các hoạt động cụ thể trong tiến trình tổ chức hoạt động học cho HS. Để có thể thiết kế được bài học Mĩ thuật theo hướng phát triển năng lực, GV cần phải có những kiến thức và kĩ năng nhất định. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học công nghệ cấp Ngày nhận bài: 11/11/2016. Ngày nhận đăng: 20/2/2017 Liên hệ: Trần Thị Yến, e-mail: tranthiyensp@yahoo.com.vn 82 Một số vấn đề về năng lực thiết kế bài học môn Mĩ thuật của giáo viên trung học cơ sở... Trường [mã số: SPHN 16- 02 VNCSP], bài viết trao đổi một số vấn đề về năng lực thiết kế bài học môn Mĩ thuật cho giáo viên Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Năng lực Hiện nay, năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau, nhưng có hai định nghĩa được các nhà khoa học giáo dục quan tâm nhất, đó là định nghĩa của trường phái Anh và định nghĩa của trường phái Mĩ. + Định nghĩa của trường phái Anh: Năng lực giới hạn bởi 3 yếu tố: Kiến thức; kĩ năng; thái độ. + Định nghĩa của trường phái Mĩ: Năng lực là bất kì yếu tố tâm lí của cá nhân có thể giúp hoàn thành nhanh chóng công việc hay hành động nào một cách hiệu quả [11]. Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2010): i) Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; ii) Năng lực là phẩm chất tâm sinh lí và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao [8]. Khi nghiên cứu về đào tạo năng lực nghề cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm, tác giả Nguyễn Thị Kim Dung cho rằng “Năng lực là tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm cá nhân cho phép thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân” [5]. Tác giả Nguyễn Thanh Bình quan niệm “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả. Tuy nhiên, sự tổ hợp này không phải tất cả những thuộc tính tâm lí và sinh lí mà chỉ bao gồm những thuộc tính tương ứng với những đòi hỏi của một hoạt động nhất định nào đó trong một ngữ cảnh, tình huống nhất định và làm cho hoạt động đó đạt được kết quả. Năng lực chỉ tồn tại trong một hoạt động. Khi con người chưa hoạt động thì năng lực vẫn còn tiềm ẩn. Năng lực chỉ có tính hiện thực khi cá nhân hoạt động và phát triển trong chính hoạt động ấy. Kết quả trong công việc thường là thước đo để đánh giá năng lực của cá nhân làm ra nó” [2]. T ... quan hệ thầy trò và đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường; Quan điểm dạy và học tích cực là kế thừa, phát huy những ưu điểm, tác dụng tích cực 85 Trần Thị Yến của phương pháp dạy học truyền thống đồng thời phối hợp các phương pháp đó trong quá trình tổ chức các hoạt động của HS một cách hợp lí, nhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; Quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm là một cách tiếp cận quá trình dạy học nhấn mạnh vai trò chủ động, tích cực của người học. Giúp người học được tích cực, tự lực, tự giác làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn và tự chịu trách nhiệm nhiều hơn trong mỗi giờ học. Tất cả các quan điểm dạy học trên được thực hiện trong suốt quá trình dạy học nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục thẩm mĩ, hình thành và phát triển năng lực HS. ii) Dạy học Mĩ thuật là tổ chức quá trình tiếp thu thẩm mĩ thông qua hoạt động của HS, bằng các trải nghiệm trong học tập và thực tế cuộc sống. iii) Tăng cường sự tương tác của HS trong quá trình học tập. Đề cao tính chủ động và tư duy sáng tạo nhằm phát triển kiến thức - kĩ năng biểu đạt mĩ thuật với các hình thức ngôn ngữ, chất liệu tạo hình khác nhau. Khuyến khích HS trao đổi, nhận xét, đánh giá trong quá trình học tập nhằm giải quyết vấn đề theo mục tiêu học tập. iv) Những hình thức và phương pháp dạy học môn Mĩ thuật có thể thực hiện theo hướng tiếp cận mới trong dạy học MT ở Việt nam đó là GV không dạy từng bài học riêng biệt theo phân môn mà sẽ tổ chức DH theo Hệ thống bài tập tạo hình theo chủ đề; Hệ thống bài học lí luận về lịch sử nghệ thuật, nghệ thuật học; Hệ thống các bài học thực tế ngoài nhà trường, ngoài lớp học. ở đây cần lưu ý: các “Chủ đề học tập” được tích hợp về nội dung và hình thức hoạt động MT có liên quan với nhau; được xây dựng theo quy trình kế tiếp nhau, kết quả của hoạt động trước là cơ sở bắt đầu cho nội dung hoạt động tiếp nối. Thời lượng thực hiện “chủ đề học tập” sẽ phụ thuộc vào kế hoạch dạy học do GV xây dựng (không quá 5 tiết/chủ đề). 2.4. Yêu cầu đối với giáo viên trong thiết kế bài học môn Mĩ thuật Để giúp HS phát triển năng lực học tập trong môn Mĩ thuật ở trường phổ thông thì bản thân GV dạy học ở cấp học này cần có kiến thức và kĩ năng chuyên môn sư phạm, có các kiến thức khoa học về lĩnh vực Mĩ thuật; hiểu được mục tiêu của dạy học môn học cùng những phẩm chất, năng lực cần có để vận dụng vào thiết kế bài học môn học. Do vậy: 2.4.1. Giáo viên phải có kiến thức, kĩ năng thiết kế bài học Thiết kế bài học là công việc quan trọng của người GV trong hoạt động dạy học. Tất cả những công việc chuẩn bị cho giờ dạy học phải được thể hiện trong bản thiết kế bài học. Trong quá trình dạy học, bài giảng của người GV có thể coi như là một kịch bản nghệ thuật. Kịch bản này đòi hỏi phải được thiết kế một cách công phu, khoa học, thể hiện trình độ và nghệ thuật sư phạm của người GV nhằm đạt mục tiêu dạy học. Năng lực thiết kế bài học Mĩ thuật là khả năng xây dựng một kịch bản chi tiết về bài học môn Mĩ thuật của GV cấp trung học cơ sở; cấu trúc của năng lực thiết kế bài học Mĩ thuật bao gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ của GV liên quan đến công việc dạy học, cho phép họ thực hiện việc thiết kế bài học Mĩ thuật có hiệu quả trong các điều kiện thực tế khác nhau. * Các yếu tố cấu thành năng lực thiết kế bài học Mĩ thuật của GV: - Kiến thức: Kiến thức về tổ chức dạy học nói chung, kiến thức lí luận về thiết kế bài học Mĩ thuật bao gồm: khái niệm, đặc điểm, nội dung, phân loại, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật, đặc điểm tâm lí của HS. . . - Kĩ năng: Kĩ năng xác định mục tiêu dạy học; kĩ năng sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật; kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học Mĩ thuật trên lớp, kĩ năng 86 Một số vấn đề về năng lực thiết kế bài học môn Mĩ thuật của giáo viên trung học cơ sở... đánh giá kết quả học tập Mĩ thuật. . . - Thái độ, giá trị: Thái độ, giá trị được hình thành từ việc thiết kế tổ chức dạy học và giáo dục HS. * Nhóm năng lực thiết kế bài học Mĩ thuật của GV gồm những năng lực cơ bản sau: - Năng lực xác định mục tiêu của bài học Mĩ thuật; - Năng lực xác định các nội dung bài học Mĩ thuật; - Năng lực xác định và huy động các nguồn lực; - Năng lực lựa chọn và sử dụng các hình thức và phương pháp tổ chức dạy học Mĩ thuật; - Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả bài học Mĩ thuật; - Năng lực thiết kế từng phân môn của bộ môn Mĩ thuật Trung học cơ sở. 2.4.2. Giáo viên có khung logic của các hoạt động trong một bài học - Trước và trong khi thiết kế, GV cần hình dung và trả lời được các câu hỏi sau theo một trật tự logic: a) Thiết kế bài học gì? (Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh hay Thường thức mĩ thuật) b) Xác định mục tiêu, thời gian, phương tiện để tiến hành bài dạy như thế nào? c) Xác định rõ nội dung các hoạt động, trong đó hoạt động nào hướng đến mục tiêu nhận thức, hoạt động nào hướng tới hình thành kĩ năng hoặc kết hợp cả hai? d) Xác định thiết kế các hoạt động dạy – học tác động được đến các loại hình trí tuệ và phát triển các năng lực ở HS. e) Trong các hoạt động của bài học, cần chú ý phân bổ thời gian, kiến thức hợp lí cho các hoạt động: + Hoạt động tìm hiểu nội dung kiến thức; + Hoạt động cung cấp kiến thức mới (nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị mới. . . ); + Hoạt động hướng dẫn học sinh thực hành (hoạt động sáng tạo nghệ thuật qua bài vẽ thực hành của HS);. + Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập. - Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với mục tiêu và các nội dung, đảm bảo được sự trải nghiệm và sáng tạo thực hành của HS. - Sắp xếp trật tự logic các hoạt động trong bài dạy, theo hướng đảm bảo các yêu cầu của học tập bài học lí thuyết, bài học thực hành: khai thác kiến thức đã có, phản hồi kĩ năng thực hành, hình thành kĩ năng thực hành mới dưới dạng kiến thức mới, thái độ mới, hay các sản phẩm luyện tập thực hành cụ thể. . . - Đánh giá kết quả dạy học theo hướng thấy được mức độ đạt được của nội dung với mục tiêu đặt ra, chú ý đánh giá kết quả dựa vào sự sáng tạo trong bài tập thực hành của HS bằng phương pháp phù hợp. 2.4.3. Đảm bảo sự luyện tập thực hành thông qua hoạt động học của học sinh Việc thiết kế dạy học Mĩ thuật cần đảm bảo để HS được luyện tập thực hành (trải nghiệm), điều đó thể hiện ở các yêu cầu sau: - Cách thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập cần tạo điều kiện tối đa để HS được trực tiếp 87 Trần Thị Yến tham gia vào các loại hình học tập phong phú, đa dạng một cách tự giác. - Bài tập thực hành Mĩ thuật cần được thiết kế thành những Hoạt động theo chủ đề, có tính liên kết, kế thừa và liên tục theo một tiến trình mở để các hoạt động luôn liên quan với nhau, tạo ra sự sáng tạo không ngừng cho HS. Kết thúc Hoạt động học tập mĩ thuật này là điểm khởi đầu cho một Hoạt động học tập mĩ thuật khác. - Học sinh được trải nghiệm thực hành sáng tạo trên mọi hình thức, chất liệu, qua đó chủ đề bài học được sáng tỏ qua nhiều góc nhìn. - Quy trình tổ chức các hoạt động dạy học phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản của học tập Mĩ thuật: (1) Khai thác những kiến thức, kĩ năng học tập đã có; (2) Thực hành tích cực; (3) Hình thành kiến thức/ kĩ năng mới (kiến thức, kĩ năng, thái độ, giá trị mới) cho HS, trong đó yếu tố vẽ cùng nhau là chất keo kết nối. - HS được rèn luyện thực hành, luyện tập với các vai trò khác nhau trong các tình huống dạy học, trong các hoàn cảnh khác nhau. - HS được sáng tạo trong rèn luyện thực hành, được thể nghiệm bản thân trong không gian mĩ thuật của giờ học, từ đó hiểu và tự phát hiện những khả năng cũng như tự rèn luyện bản thân. - HS được tương tác, giao tiếp trực tiếp với ngôn ngữ Mĩ thuật (đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt,. . . với con người (bạn, nhóm bạn, tập thể lớp, thầy cô giáo), với sự vật hiện tượng (các mô hình, mẫu vẽ, tranh ảnh, thiết bị dạy học, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, môi trường xung quanh. . . ). - HS thực sự là một chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo khi chiếm lĩnh các tri thức và kĩ năng, kĩ xảo môn học. Tránh ép buộc hoặc để các em tham gia hoạt động một cách thụ động sẽ không có sản phẩm mĩ thuật sáng tạo. Khi HS tự giác thì chính các em mới có những hứng thú học tập mĩ thuật tích cực. Kinh nghiệm chỉ được hình thành khi HS tự giác, hứng thú và có ý thức tham gia các hoạt động học tập. - Học tập Mĩ thuật luôn chứa đựng 2 yếu tố không thể tách rời, đó là: Rèn luyện thực hành (vẽ) và cảm xúc, thiếu một trong 2 yếu tố đó đều không thể mang lại hiệu quả dạy học (dạy học và giáo dục Mĩ thuật). - Kết quả của học tập Mĩ thuật là hình thành được năng lực Mĩ thuật mới (kiến thức - hiểu biết, kĩ năng, thái độ, giá trị mới. . . ) 2.4.4. Đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phát huy được sự sáng tạo trong bài tập thực hành của học sinh Việc thiết kế dạy học Mĩ thuật cần đảm bảo tạo ra môi trường để học sinh được học tập sáng tạo, và học sinh được sáng tạo trong môi trường đó, điều này thể hiện ở các yêu cầu cụ thể: - Yêu cầu đảm bảo về không gian tổ chức dạy học Mĩ thuật: Hoạt động tổ chức dạy học Mĩ thuật cần linh hoạt, đa dạng và chứa đựng các thách thức đối với HS, đòi hỏi HS phải tích cực tư duy, tưởng tượng và chủ động tiếp thu kiến thức mới. - Yêu cầu đảm bảo về bầu không khí tâm lí cởi mở và tin tưởng trong học tập trong tất cả các hoạt động: đó là môi trường cho sự tự do đàm thoại, tranh luận, khuyến khích việc nảy sinh ý tưởng thông qua hoạt động tương tác giữa các cá nhân với nhau diễn ra trong quá trình học tập hay làm việc cùng nhau. 88 Một số vấn đề về năng lực thiết kế bài học môn Mĩ thuật của giáo viên trung học cơ sở... - Yêu cầu đảm bảo về sự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo quá trình: i) Xác nhận sự tiến bộ, kết quả từng thời điểm về kiến thức, kic năng của học sinh theo các mục tiêu học tập cụ thể trong một đơn vị bài học của chủ đề. ii) Giúp HS hình thành thái độ tự đánh giá, khuyến khích và động viên HS chăm học, tự tin, hứng thú học tập và học tập ngày càng tiến bộ hơn. iii) Giúp GV có cơ sở thực tế để nhìn nhận những điểm mạnh và điểm yếu của chính mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Dựa trên các tiêu chí để đánh giá: + HS tự đánh giá/ đánh giá lẫn nhau: Sự tham gia vào học tập; Thời gian hoàn thành, thứ tự hoàn thành; Kết quả học tập, sự tiến bộ về kiến thức, kĩ năng; Khả năng tự học, khả năng giao tiếp, hợp tác, độc lập sáng tạo. . . + GV đánh giá HS: Sự tích cực, sẵn sàng học tập, sự hợp tác; Năng lực học tập: nhận thức, linh hoạt, độc lập, sáng tạo; Năng lực xã hội: giao tiếp, hợp tác, thích ứng; Đánh giá thông qua kiểm tra vẽ thực hành, viết thu hoạch hoặc vấn đáp, câu lạc bộ, chuyên đề v.v; Đánh giá thường xuyên, toàn diện, cụ thể, dựa trên sự tiếp thu thẩm mĩ: HS thể hiện được các trải nghiệm của mình thông qua các hoạt động mĩ thuật thực tế, HS đã làm giàu thêm cách biểu đạt của riêng mình, HS biết lấy cảm hứng từ các biểu đạt khác, HS tự mình thử các chất liệu được chọn, HS biết phân tích và nhận thức được các lựa chọn khác nhau trong tiết học. - Yêu cầu về sự sáng tạo nghệ thuật của HS: Sự sáng tạo của HS trong học tập Mĩ thuật của các em là quá trình được thấy và tạo ra cái mới đối với bản thân, với nhận thức. Hay được quan sát cách làm của bạn bè, của thầy cô, không phải là những cái mới cao siêu đối với cộng đồng, với nhân loại. Các yếu tố để HS học môn Mĩ thuật sáng tạo rất đa dạng: sáng tạo về màu sắc; sáng tạo trong vẽ hình tượng, mảng miếng, đậm nhạt. . . ; sáng tạo trong sắp xếp bố cục bài vẽ; sáng tạo trong kĩ thuật thực hành (vẽ, xé dán, sử dụng vật liệu tổng hợp. . . ); trong sử dụng các chất liệu . . . 3. Kết luận Cùng với yêu cầu đổi mới giáo dục chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực cho người học thì yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định quá trình này chính là giáo viên với các năng lực sư phạm tương ứng. Một trong những yếu tố căn bản để làm nên chất lượng dạy học chính là năng lực thiết kế bài học của GV. Tùy thuộc vào mục tiêu học tập của các hoạt động để GV có thể lựa chọn các nội dung kiến thức cũng như các hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành phù hợp để thiết kế bài học. Dù lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học nào, GV Mĩ thuật khi thiết kế cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu cơ bản, thiết yếu về thiết kế bài học môn Mĩ thuật cấp THCS đã đề xuất ở trên. Yêu cầu này hướng tới sự chuẩn bị một cách hiệu quả nhất, đảm bảo cho quá trình thực hiện dạy học mang lại nhiều thành công, giúp HS nhanh chóng có được năng lực thực hiện, thực hiện tốt các hoạt động học tập trong thực tiễn học tập môn học Mĩ thuật ở trường Trung học cơ sở. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Ngọc Ân, 2015. Một cách tiếp cận về dạy học môn Mĩ thuật trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tạp chí Giáo dục & Xã hội, số 55. Tr42-45. [2] Nguyễn Thanh Bình, 2016. Năng lực cần có ở giáo viên chủ nhiệm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tạp chí Giáo dục & Xã hội, số 63. Tr13-16,33. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 7-2014. Đề án Đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông; 7- 2015, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Trong chương trình giáo dục phổ thông mới). 89 Trần Thị Yến [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. [5] Bạch Ngọc Diệp, 2012. “Định hướng xây dựng Chương trình môn Mĩ thuật phổ thông Việt Nam trong bối cảnh mới”, Kỉ yếu Hội thảo “Đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt Nam”, Bộ Giáo dục và Trẻ em Đan Mạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, tr.226-233. [6] Nguyễn Thị Kim Dung (chủ biên), 2015. Đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình thành năng lực nghề cho sinh viên trong các trường Đại học Sư phạm. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [7] Vũ Dũng, 2000. Từ điển tâm lí học. Nxb Từ điển Bách khoa. [8] Hoàng Phê, 2010. Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng. [9] Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. [10] Nguyễn Thị Nhung (Chủ biên), 2014. Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy - học Mĩ thuật theo phương pháp mới. Nxb Giáo dục. [11] Nguyễn Thu Tuấn, 2011. Phương pháp dạy học Mĩ thuật, tập 1, 2. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [12] ABSTRACT Some problems in capacity to design technical lessons of art of secondary teachers in the innovative general education programme Tran Thi Yen The Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education Designing lessons towards developing students’ capacity is considered as one of the core elements of teaching quality assurance program under the innovative general education. The article discussed some issues about teachers’ capacity to design all studied Fine Arts in junior high schools in school innovative education programs. It also suggested some basic requirements, essential for teachers in designing art lessons Keywords: Energy, teaching capacity, design lessons, Fine Arts teacher, creative practice. 90
File đính kèm:
- mot_so_van_de_ve_nang_luc_thiet_ke_bai_hoc_mon_mi_thuat_cua.pdf