Một số vấn đề về giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ quốc gia đối với các dân tộc thiểu số có chữ viết ở khu vực Tây Bắc Việt Nam hiện nay (trường hợp tỉnh Sơn La)
Việt Nam là một quốc gia có dân số tương đối đông và đa dạng về thành phần dân tộc. Trong quá trình phát triển của các dân tộc có rất nhiều vấn đề được đặt ra và cần được giải quyết. Trong đó, nổi bật là
vấn đề giáo dục ngôn ngữ quốc gia (tiếng Việt) và giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng mẹ đẻ) đối với người dân tộc thiểu số để đảm bảo được tính bình đẳng giữa các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam và góp phần quan trọng vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa của các dân tộc. Nghiên cứu này tập trung vào một số vấn đề giáo dục ngôn ngữ đối với các dân tộc thiểu số có chữ viết ở khu vực Tây Bắc với mong muốn từ thực tiễn nghiên cứu một khu vực, một địa phương cụ thể góp phần thúc đấy sự phát triển bền vững của khu vực.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ quốc gia đối với các dân tộc thiểu số có chữ viết ở khu vực Tây Bắc Việt Nam hiện nay (trường hợp tỉnh Sơn La)
TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 1 - 9 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ MẸ ĐẺ VÀ NGÔN NGỮ QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CÓ CHỮ VIẾT Ở KHU VỰC TÂY BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY (Trƣờng hợp tỉnh Sơn La) “Nếu bạn nói với một người bằng ngôn ngữ người đó hiểu, điều bạn nói sẽ tới được đầu anh ta. Nếu bạn nói với người đó bằng ngôn ngữ của họ, điều bạn nói sẽ tới trái tim anh ta.” (Nelson Madena) Nguyễn Trung Kiên1 Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Việt Nam là một quốc gia có dân số tương đối đông và đa dạng về thành phần dân tộc. Trong quá trình phát triển của các dân tộc có rất nhiều vấn đề được đặt ra và cần được giải quyết. Trong đó, nổi bật là vấn đề giáo dục ngôn ngữ quốc gia (tiếng Việt) và giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng mẹ đẻ) đối với người dân tộc thiểu số để đảm bảo được tính bình đẳng giữa các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam và góp phần quan trọng vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa của các dân tộc. Nghiên cứu này tập trung vào một số vấn đề giáo dục ngôn ngữ đối với các dân tộc thiểu số có chữ viết ở khu vực Tây Bắc với mong muốn từ thực tiễn nghiên cứu một khu vực, một địa phương cụ thể góp phần thúc đấy sự phát triển bền vững của khu vực. Từ khóa: Ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ mẹ đẻ, dân tộc, phát triển. 1. Mở đầu Ngôn ngữ là công cụ chủ yếu để tƣ duy và là phƣơng tiện chủ yếu để giao tiếp, luận điểm nổi tiếng này đã trở nên quen thuộc và đƣợc thừa nhận một cách rộng rãi khi nghiên cứu ngôn ngữ. Nhiều học giả cho rằng ngôn ngữ là thứ tài sản vô giá của mỗi cá nhân, mỗi tộc ngƣời và mỗi quốc gia. Coi ngôn ngữ là tài sản bởi nếu thiếu ngôn ngữ, con ngƣời sẽ mất đi một phƣơng tiện quan trọng nhất để giao tiếp, không có khả năng để tƣ duy và cùng với đó là sự mất đi của nhiều giá trị văn hóa tinh thần. Đối với sự phát triển của xã hội, ở thời kì nào, xã hội cũng đều khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mang tính toàn cầu hóa thì vai trò đó càng trở nên quan trọng hơn. Việt Nam là một quốc gia có dân số tƣơng đối đông và đa dạng về thành phần dân tộc. Trong quá trình phát triển của các dân tộc có rất nhiều vấn đề đƣợc đặt ra và cần đƣợc giải quyết. Trong đó nổi bật là vấn đề giáo dục ngôn ngữ quốc gia (tiếng Việt) và giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ đối với ngƣời dân tộc thiểu số để đảm bảo đƣợc tính bình đẳng giữa các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam và góp phần quan trọng vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa của các dân tộc. Nghiên cứu này chỉ đề cập đến vấn đề giáo dục ngôn ngữ quốc gia và giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ đối với một số dân tộc thiểu số có chữ viết ở khu vực Tây Bắc (tỉnh Sơn La) với hi vọng qua thực tiễn nghiên cứu từ một khu vực, một địa phƣơng cụ thể, có thể góp phần xây dựng cơ sở lí luận chung trong việc giáo dục ngôn ngữ đối với các dân tộc thiểu số tại các địa bàn khác của Việt Nam. 1Ngày nhận bài: 31/8/2017. Ngày nhận đăng: 12/10/2017 Liên lạc: Nguyễn Trung Kiên, e - mail: kienvansl@gmail.com 2 2. Nội dung 2.1. Về khái niệm khu vực Tây Bắc Khu vực Tây Bắc là một thuật ngữ địa lí dùng để chỉ vùng núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam. Khu vực này còn có tên gọi khác là Khu vực Tây Bắc Bắc bộ. Sở dĩ có tên gọi nhƣ vậy vì Tây Bắc là một trong ba tiểu vùng địa lí tự nhiên của khu vực Bắc bộ gồm Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng. Về không gian địa lí, theo ý kiến của nhà địa lí học Lê Bá Thảo thì khu vực Tây Bắc đƣợc giới hạn ở phía Đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía Tây bởi dãy núi Sông Mã. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng khu vực Tây Bắc chỉ có không gian địa lí đơn thuần là vùng phía Nam (hữu ngạn) của sông Hồng hoặc vùng phía Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nhƣ vậy có thể nói cho đến nay không gian địa lí khu vực Tây Bắc chƣa có một sự thống nhất về quan điểm. Và điều đó đã dẫn đến việc có nhiều cách phân chia khác nhau về các đơn vị hành chính của khu vực Tây Bắc. Có ý kiến cho rằng khu vực Tây Bắc có địa giới hành chính bao gồm sáu tỉnh là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai. Tuy nhiên, hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai vẫn đƣợc xếp vào những đơn vị hành chính của khu vực Đông Bắc. Ngoài ra, còn còn một thuật ngữ về khu vực Tây Bắc mở rộng là khu vực địa giới bao gồm sáu tỉnh kể trên và một số huyện phía tây của các tỉnh Phú Thọ, Nghệ An và Thanh Hóa. 2.2. Về khái niệm ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ quốc gia Ngôn ngữ mẹ đẻ là ngôn ngữ đƣợc thừa hƣởng trong thời thơ ấu, và có thể không đƣợc giảng dạy chính thức trong trƣờng học. Đặc trƣng của ngƣời nói tiếng mẹ đẻ của một ngôn ngữ là có trực giác về những gì họ có trong ngôn ngữ đó mà những ngƣời khác không có đƣợc [6]. Tiếng mẹ đẻ không đồng nhất với ngôn ngữ của cộng đồng sắc tộc mà ngƣời nói hay cha mẹ họ thuộc vào mà là ngôn ngữ đƣợc hình thành ở ngƣời nói từ nhỏ theo con đƣờng học hỏi ở những ngƣời xung quanh một cách tự nhiên [1]. Ở Việt Nam, hầu hết các dân tộc đều có tiếng mẹ đẻ của mình (cho đến na ... c dân tộc. Tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu cũng tổ chức những lớp học ngắn hạn hoặc trung hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức tuy nhiên hiệu quả của đào tạo còn là vấn đề cần tiếp tục thảo luận. Nhƣ vậy có thể thấy, trong ba môi trƣờng quan trọng giúp cho ngôn ngữ có thể phát triển là gia đình, nhà trƣờng và xã hội thì việc giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ của ngƣời dân tộc thiểu số đang thiếu một môi trƣờng quan trọng là trƣờng học (nhà trƣờng). Tuy nhiên, nếu một cá nhân đƣợc giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ tốt bởi hai môi trƣờng là gia đình và xã hội thì việc tiếp thu ngôn ngữ mẹ đẻ vẫn có thể nằm trong vùng an toàn. Tức là vẫn duy trì đƣợc tính truyền thừa của ngôn ngữ mẹ đẻ và vẫn có thể dùng ngôn ngữ mẹ đẻ trong hoạt động hành chức (trong giao tiếp). Hiện nay, có một thực tiễn là ngôn ngữ mẹ đẻ đang bị thui chột ngay trong chính môi trƣờng gia đình của ngƣời dân tộc thiểu số. 6 Đối với một bộ phận không nhỏ cƣ dân ngƣời dân tộc thiểu số sống ở các vùng trung tâm của miền núi nhƣ thị trấn, thị xã, thành phố thì việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong sinh hoạt gia đình đã hạn chế đi rất nhiều. Trong sinh hoạt, mọi ngƣời giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt là chủ yếu. Khảo sát của tác giả tại 04 thị trấn của tỉnh Sơn La là Ít Oong (Mƣờng La), Mộc Châu, Phù Yên và Bắc Yên, tỉ lệ trung bình sử dụng tiếng mẹ đẻ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày là 42,36%. Tác giả cũng tiến hành một khảo sát tƣơng tự ở 03 phƣờng của thành phố Sơn La là Chiềng Lề, Quyết Tâm và Chiềng Sinh thì tỉ lệ trung bình ngƣời dân tộc thiểu số sử dụng tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt còn thấp hơn với kết quả là 33,21%. Trong giao tiếp thƣờng ngày (giao tiếp khi mua bán, gặp gỡ, chào hỏi xã giao) do đặc điểm đan xen trong cộng cƣ giữa các dân tộc trên cùng một địa bàn cƣ trú cho nên hầu nhƣ ngƣời dân tộc thiểu số lại chọn tiếng Việt khi trao đổi thông tin với nhau và với ngƣời thuộc dân tộc khác. Về vấn đề chữ viết, ngƣời dân tộc thiểu số luôn có một nguyện vọng tha thiết với chữ viết của dân tộc mình. Tại Sơn La, những ngƣời có thể đọc và hiểu đƣợc chữ Thái cổ, chữ Nôm Dao, chữ Hoa, chữ Mông đều nhận đƣợc sự tôn trọng, ngƣỡng mộ của những ngƣời trong cùng cộng đồng dân tộc và thậm chí cả những ngƣời của dân tộc khác. Đại bộ phận ngƣời Thái, Dao, Mông, Hoa đều mong muốn đƣợc biết và sử dụng đƣợc chữ viết của dân tộc mình. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau mà số lƣợng ngƣời hiện nay có thể sử dụng chữ viết của dân tộc mình không những không tăng lên mà lại có xu hƣớng ngày càng ít đi so với khoảng 50 năm về trƣớc. Theo tác giả, đây thực sự đang là một hiện tƣợng đáng báo động. Bởi, khi số lƣợng ngƣời biết chữ ngày càng ít thì cũng có nghĩa là các giá trị văn hóa đƣợc lƣu giữ bằng văn bản sẽ bị mai một cùng với thời gian. Đến một lúc nào đó, nếu nhƣ không còn ai có thể đọc và hiểu đƣợc các văn bản đó thì cũng có nghĩa là một vùng văn hóa rất có thể rơi vào quên lãng hoặc muốn gìn giữ nó thì cũng phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiển của mà chƣa chắc đã đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Quả thực, vấn đề giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ cho các dân tộc thiểu số là một vấn đề nan giải. Những thử nghiệm đã áp dụng có thể nói vẫn đang là một quá trình “dò đƣờng”. Theo tác giả, để đạt đƣợc hiệu quả của việc giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ cho một dân tộc là một công việc đòi hỏi tính thực tiễn rất cao. Nghĩa là rất không nên định hình một hệ lí thuyết giáo dục chung chung rồi đem áp dụng đại trà nhƣ chúng ta đã từng áp dụng cho chƣơng trình dạy chữ Thái và chữ Mông. Việc giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ phải bắt đầu từ giáo dục ý thức tộc ngƣời đối với từng cá nhân của dân tộc đó. Chỉ khi nào một ngƣời Thái thấy rằng tiếng Thái rất có ý nghĩa với họ, với dân tộc của họ thì họ mới có ý thức để học tập, trao truyền, và phổ biến trong cộng đồng mà họ sống. Giáo dục ý thức và tình yêu ngôn ngữ mẹ đẻ thì có thể làm đƣợc từ gia đình, nhà trƣờng. Đối với nhà trƣờng, ở các cấp học, có lẽ nên dành một phần chƣơng trình dành cho việc giáo dục văn hóa truyền thống các dân tộc. Rộng hơn nhà trƣờng là tại các bản, xã, và các cụm dân cƣ, cũng hoàn toàn có thể tổ chức đƣợc những hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian và thậm chí cả các hội thi sử dụng tiếng dân tộc thiểu số. Cùng với đó là công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc cho các nhà trƣờng, tại các vùng có ngƣời dân tộc sinh sống. Cần xây dựng chƣơng trình giúp cho ngƣời dân tộc thiểu số từ khi bƣớc vào lớp một đến khi kết thúc chƣơng trình phổ thông có thể đọc, viết và hiểu đƣợc ngôn ngữ của dân tộc mình sẽ là một thành công lớn trong việc dạy tiếng mẹ đẻ. Thêm vào đó, nên coi ngôn ngữ dân tộc nhƣ một môn học tự chọn trong sự đối 7 sánh với môn ngoại ngữ. Bởi vì thực tế lợi ích của việc học ngoại ngữ là để biết nhiều hơn về bên ngoài nhƣng thực tiễn có một bộ phận không nhỏ ngƣời học lại rất coi trọng việc biết nhiều hơn về bên trong (văn hóa của chính dân tộc mình). Tạo cho ngƣời học hai sự lựa chọn sẽ đƣa đến hai kết quả là có một bộ phận ngƣời dân tộc thiểu số chuyên sâu với việc học ngoại ngữ để phục vụ cho nhu cầu công việc của mình nhƣng cũng có một bộ phận trí thức ngƣời dân tộc thiểu số thông thạo ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) của chính dân tộc mình để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, công tác và làm việc ngay trên chính địa phƣơng họ sinh ra. Tiếng Việt với vai trò của một ngôn ngữ quốc gia đã và đang thể hiện đƣợc tầm quan trọng đối với đời sống của các dân tộc trên đất nƣớc Việt Nam. Chính ý nghĩa quan trọng này nên trong hệ thống giáo dục quốc dân đã xác định việc giáo dục tiếng Việt chính là một cách để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Bằng những chính sách cụ thể, nƣớc ta đang rất nỗ lực để giúp cho các dân tộc đều đƣợc thụ hƣởng quyền bình đẳng trong việc giáo dục ngôn ngữ quốc gia (tiếng Việt). Ngày 04/5/2013, tại Quyết định số 692/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án xóa mù chữ đến năm 2020 đã cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc tiếp tục xóa mù chữ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp cho mọi ngƣời dân đều có thể đƣợc học tiếng Việt. Thực tiễn ở khu vực Tây Bắc cho thấy, không chỉ những dân tộc có chữ viết nhƣ Thái, Dao, Mông, Hoa mà tất các các dân tộc khác đều có nhu cầu đƣợc học tiếng Việt. Nghiên cứu của các tác giả Trần Trí Dõi (2004) và Nguyễn Văn Khang (2009) đã cho thấy tỉ lệ ngƣời dân tộc thiểu số ở Sơn La, Nghệ An, Tuyên Quang và An Giang đều cao, dao động ở mức 98% đến 100%. Nhu cầu này xuất phát từ chính chức năng của tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông, thạo tiếng Việt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho họ khi tham gia các hoạt động của đời sống nhƣ trao đổi mua bán, giao tiếp với ngƣời của dân tộc khác bằng tiếng Việt và sâu hơn là sự giao lƣu về văn hóa. Nhƣ đã phân tích ở trên, nhu cầu học và sử dụng tiếng Việt của ngƣời dân tộc thiểu số lớn và mạnh đến mức nhiều khi họ đã hạn chế sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình trong những hoàn cảnh giao tiếp hoàn toàn có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ (môi trƣờng gia đình). Vậy định vị vai trò của tiếng Việt nhƣ thế nào cho đúng tại vùng dân tộc thiểu số là một vấn đề rất quan trọng. Xác định đúng vấn đề này sẽ giúp cho ngôn ngữ quốc gia có tính phổ cập trên cả nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển về kinh tế, xã hội và văn hóa. Về vấn đề giáo dục ngôn ngữ quốc gia (tiếng Việt) ở vùng dân tộc thiểu số, trƣớc hết cần giúp cho ngƣời dân tộc thiểu số nhận thức đƣợc việc học tiếng Việt là quyền và nghĩa vụ của mỗi ngƣời. Xác định là quyền vì mọi hành vi ngăn cản việc học tiếng Việt đều bị coi là vi phạm vào quyền công dân. Học tiếng Việt cũng là nghĩa vụ vì thông qua học tiếng Việt sẽ giúp nhận thức đƣợc nhiều hơn tri thức của khoa học kĩ thuật để áp dụng vào sản xuất và có thể hiểu rộng hơn về văn hóa, phong tục của các dân tộc khác cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam. Ngoài việc giúp ngƣời dân tộc thiểu số nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của học tiếng Việt thì thực hiện việc giáo dục tiếng Việt với vai trò là ngôn ngữ thứ hai cũng rất quan trọng. Chính vì tầm quan trọng mà trong một nghiên cứu của mình, tác giả Trần Trí Dõi đã đƣa ra khái niệm “ngôn ngữ mẹ đẻ thứ hai” với ngƣời dân tộc thiểu số là tiếng Việt [3]. Hiện nay, khung chƣơng trình giáo dục tiếng Việt đang đƣợc thực hiện ở các cấp học tại các vùng trong cả nƣớc là giống nhau. Theo tác giả, điểm này cần đƣợc điều chỉnh. Bởi vì, nếu nhƣ đối 8 với học sinh ngƣời Kinh, việc học tiếng Việt chính là học tiếng mẹ đẻ của mình thì với học sinh ngƣời dân tộc thiểu số, tiếng Việt dù hiểu thế nào đi chăng nữa vẫn là ngôn ngữ thứ hai của họ. Do đó, cần phải tăng thời lƣợng cho môn Ngữ văn nói chung và tiếng Việt nói riêng. Thời lƣợng này vẫn chấp nhận chọn giải pháp: Ngoài chƣơng trình chính khóa cần đƣa thêm vào chƣơng trình phần tự chọn để có thêm nhiều thời gian hơn cho việc học tiếng Việt đối với học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số. Thực tiễn giảng dạy môn Ngữ văn tại các trƣờng phổ thông ở khu vực miền núi cho thấy học sinh ngƣời dân tộc thiểu số thƣờng mắc nhiều lỗi trong phát âm, chính tả và đặc biệt là gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa của lớp từ Hán Việt trong vốn từ tiếng Việt. Đƣa thêm phần tự chọn trong chƣơng trình giáo dục phổ thông chính là đầu tƣ thêm thời gian để nhằm khắc phục những hạn chế đó. 2.5. Từ việc giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ quốc gia hướng đến sự phát triển bền vững Giáo dục ngôn ngữ là trang bị cho con ngƣời công cụ để tƣ duy và phƣơng tiện để giao tiếp. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà khoảng cách giữa các khu vực trong cả nƣớc đang ngày càng đƣợc thu hẹp nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ thì việc giáo dục ngôn ngữ tại các khu vực đặc thù nhƣ Tây Bắc càng trở nên quan trọng. Trƣớc hết có thể khẳng định nếu làm tốt việc giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ quốc gia sẽ tạo nên một sự phát triển bền vững tại khu vực Tây Bắc. Phát triển là rất cần thiết nhƣng phát triển bền vững còn cần thiết hơn nhiều vì nó đảm bảo cho sự phát triển trong cả hai chiều là thời gian và không gian. Xác định phát triển bền vững là hƣớng đi chủ đạo sẽ định hƣớng cho công tác phát triển nguồn nhân lực (ngƣời lao động). Khi chủ thể của khu vực Tây Bắc là yếu tố con ngƣời đƣợc quan tâm phát triển một cách toàn diện cả về khoa học kĩ thuật hiện đại lẫn văn hóa truyền thống của dân tộc mình thì diện mạo của khu vực Tây Bắc sẽ đổi thay theo hƣớng hiện đại mà vẫn giữ đƣợc những đặc trƣng truyền thống. Ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ mẹ đẻ giúp phát triển bền vững vì ngôn ngữ quốc gia, giúp cho sự giao lƣu, trao đổi, hợp tác, học hỏi giữa ngƣời dân tộc thiểu số với các dân tộc khác và thậm chí là với thế giới đƣợc thuận lợi hơn. Trong khi đó, ngôn ngữ mẹ đẻ lại giúp bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Hiểu đƣợc ý nghĩa và mối quan hệ tƣơng hỗ của ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ giúp cho việc giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ quốc gia đạt hiệu quả và tránh đƣợc mâu thuẫn của hai khái niệm phát triển và bảo tồn. Vấn đề giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ quốc gia đối với các dân tộc có chữ viết ở khu vực Tây Bắc có ý nghĩa bao quát. Thực tế cho thấy khu vực Tây Bắc mặc dù đa dân tộc, đa ngôn ngữ nhƣng ngôn ngữ của những dân tộc có chữ viết lại có ý nghĩa của những “ngôn ngữ phổ thông vùng”. Nghĩa là những ngôn ngữ này đƣợc nhiều dân tộc khác dùng để sử dụng trong giao tiếp. Trong điều kiện của một quốc gia đang phát triển nhƣ nƣớc ta, khi ngân sách đầu tƣ cho giáo dục nói chung và giáo dục đối với ngƣời dân tộc thiểu số nói riêng còn gặp nhiều khó khăn thì hƣớng đi chọn những ngôn ngữ có tính phổ thông vùng để đầu tƣ phát triển trƣớc là một cách làm đúng đắn (điều này đƣợc thể hiện thông qua các chƣơng trình dạy tiếng và dạy chữ). Cách làm này không những giúp ích thiết thực cho chính những ngôn ngữ đã có chữ viết mà còn phần nào giảm bớt những khó khăn trong giao tiếp đối với các dân tộc thiểu số khác trong vùng. 9 3. Kết luận Phát triển là một quy luật của tự nhiên và xã hội. Vấn đề giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ quốc gia để thúc đẩy sự phát triển cũng không nằm ngoài quy luật đó. Muốn phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của một quốc gia hay một khu vực thì nhất thiết phải quan tâm đến nhân tố con ngƣời. Khu vực Tây Bắc của Việt Nam có thể coi là một khu vực có nhiều nét đặc trƣng về ngôn ngữ và văn hóa. Vì thế cần có một quan điểm toàn diện, chú trọng đến thực tiễn trong công tác giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ quốc gia. Phát triển ngôn ngữ quốc gia sẽ tạo sự bình đẳng cho tất cả các dân tộc còn phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ bảo tồn và lƣu giữ đƣợc sự đa dạng về văn hóa các dân tộc nhƣ câu nói của Irina Bokova - Tổng Giám đốc UNESCO: “Việc bảo vệ và thúc đẩy ngôn ngữ mẹ đẻ là chìa khóa của công dân toàn cầu và của sự hiểu biết lẫn nhau một cách thực sự. Hiểu và nói nhiều hơn một ngôn ngữ sẽ giúp hiểu hơn về sự phong phú trong tƣơng tác văn hóa trên thế giới. Việc công nhận ngôn ngữ địa phƣơng cho phép nhiều ngƣời thể hiện tiếng nói của mình hơn và trở nên tích cực trong sứ mệnh tập thể của họ”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Thị Hòa Bình (2006). Nghiên cứu chƣơng trình dạy ngôn ngữ quốc gia cho học sinh phổ thông một số nƣớc. Đề tài NCKH cấp Bộ, Viện Chiến lƣợc và Chƣơng trình Giáo dục. [2] Trần Trí Dõi (2004). Chính sách ngôn ngữ văn hóa dân tộc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. [3] Trần Trí Dõi (2011). Những vấn đề chính sách ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Nguyễn Văn Khang (2009). Khảo sát nghiên cứu vai trò của tiếng nói và chữ viết Chăm trong đời sống xã hội của ngƣời Chăm hiện nay: Thực trạng và kiến nghị đề xuất. Đề tài NCKH cấp Bộ, Viện Ngôn ngữ học. [5] Vƣơng Toàn (chủ biên) (2002). Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ những năm 90. Viện Thông tin Khoa học Xã hội. SOME EDUCATIONAL ISSUES IN TEACHING MOTHER TONGUE LANGUAGES AND THE NATIONAL LANGUAGE FOR ETHNIC MINORITIES IN THE NORTHWEST OF VIETNAM (A case study in Son La) Nguyen Trung Kien Tay Bac University Abstract: Vietnam is a country with a quite big population and diverse in ethnic groups. In the process of development, there are many issues that need to be sorted out and solved. Among them, the problems of balancing the national language (Vietnamese) and the native language (mother tongue) for ethnic minorities to ensure the equality of the peoples living in Vietnam's territory is of great concern. It significantly contributes to the preservation of the cultural identity of ethnic peoples. The report focuses on language education for ethnic minorities who have their own writing systems. It is hoped that a regional study in a specific participant informants can contribute a small part to promote the sustainable development of the region. Keywords: National language, native language, ethnicity and development.
File đính kèm:
- mot_so_van_de_ve_giao_duc_ngon_ngu_me_de_va_ngon_ngu_quoc_gi.pdf