Một số vấn đề đặt ra về tự chủ Đại học ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Hiện nay cả nước có khoảng hơn 235 trường đại học, học

viện (bao gồm hệ thống các trường công lập, tư thục, dân lập, viện nghiên cứu, cao

đẳng, trung cấp). Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nước ta nói chung và giáo dục đại học

nói riêng còn có nhiều bất cập, tồn tại từ chất lượng giáo dục thấp, điều kiện vật chất

còn nghèo, cơ chế quản lý còn nhiều hạn chế, đội ngũ giảng viên từ chất lượng đến

phân bố không đồng đều, chỗ thừa, chỗ thiếu dẫn đến tình trạng bất cân đối so với tốc

độ phát triển của quy mô đào tạo. Mặt khác, quy mô các trường đại học của Việt Nam

lại nhỏ, phân tán theo kiểu manh mún là một trong những nguyên nhân chính làm cho

sự quản lý của nhà nước đối với các trường đại học còn gặp nhiều khó khăn như:

thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát hoặc kiểm tra, giám sát một cách lỏng lẻo dẫn đễn hiệu

quả không cao. Vậy trong chiến lược phát triển của các trường đại học ở Việt Nam sẽ

tiến hành tự chủ ra sao? Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp hiện đại hoá giáo dục

Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? Để

làm rõ câu hỏi này, trước hết chúng ta cần định vị rõ thực chất của vấn đề tự chủ giáo

dục đại học ở Việt Nam là gì? Nó bao hàm những nội dung sau: tự chủ về con người (

nguồn nhân lực); tự chủ về tài chính; tự chủ về tuyển sinh và quản lý sinh viên; tự chủ

về nghiên cứu khoa học.

Một số vấn đề đặt ra về tự chủ Đại học ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Một số vấn đề đặt ra về tự chủ Đại học ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Một số vấn đề đặt ra về tự chủ Đại học ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Một số vấn đề đặt ra về tự chủ Đại học ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Một số vấn đề đặt ra về tự chủ Đại học ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Một số vấn đề đặt ra về tự chủ Đại học ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Một số vấn đề đặt ra về tự chủ Đại học ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 9000
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề đặt ra về tự chủ Đại học ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề đặt ra về tự chủ Đại học ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Một số vấn đề đặt ra về tự chủ Đại học ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
 341 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 
TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
Ngô Văn Hùng 
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 
Tóm tắt tham luận: Hiện nay cả nước có khoảng hơn 235 trường đại học, học 
viện (bao gồm hệ thống các trường công lập, tư thục, dân lập, viện nghiên cứu, cao 
đẳng, trung cấp). Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nước ta nói chung và giáo dục đại học 
nói riêng còn có nhiều bất cập, tồn tại từ chất lượng giáo dục thấp, điều kiện vật chất 
còn nghèo, cơ chế quản lý còn nhiều hạn chế, đội ngũ giảng viên từ chất lượng đến 
phân bố không đồng đều, chỗ thừa, chỗ thiếu dẫn đến tình trạng bất cân đối so với tốc 
độ phát triển của quy mô đào tạo. Mặt khác, quy mô các trường đại học của Việt Nam 
lại nhỏ, phân tán theo kiểu manh mún là một trong những nguyên nhân chính làm cho 
sự quản lý của nhà nước đối với các trường đại học còn gặp nhiều khó khăn như: 
thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát hoặc kiểm tra, giám sát một cách lỏng lẻo dẫn đễn hiệu 
quả không cao. Vậy trong chiến lược phát triển của các trường đại học ở Việt Nam sẽ 
tiến hành tự chủ ra sao? Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp hiện đại hoá giáo dục 
Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? Để 
làm rõ câu hỏi này, trước hết chúng ta cần định vị rõ thực chất của vấn đề tự chủ giáo 
dục đại học ở Việt Nam là gì? Nó bao hàm những nội dung sau: tự chủ về con người ( 
nguồn nhân lực); tự chủ về tài chính; tự chủ về tuyển sinh và quản lý sinh viên; tự chủ 
về nghiên cứu khoa học. 
Từ khoá: tự chủ đại học, vấn đề đặt ra. 
1. Đặt vấn đề 
Tự chủ là quyền của các trường đại học được tự quyết định các vấn đề liên quan 
đến phát triển đại học mà không bị ràng buộc bởi các quy định bên ngoài, điều này 
khác hoàn toàn với tự lo. Nhưng tự chủ cũng không có nghĩa là tự do. Tự chủ đại học 
(ĐH) ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1990, được luật hóa và thí điểm đổi mới cơ 
chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập giai đoạn 2014-2017, nhưng 
đến nay nhìn chung việc thực hiện tự chủ ĐH công lập chưa thực sự tạo ra chuyển biến 
đáng kể, do nhiều nguyên nhân, trước hết là do có nhiều quan điểm, nhận thức khác 
nhau về những nội dung cơ bản của tự chủ ĐH. Thậm chí có những nội dung hết sức 
quan trọng, chẳng hạn như vấn đề trách nhiệm giải trình của nhà trường trước các cơ 
quan quản lý nhà nước, người học và xã hội về các hoạt động đã hoặc sẽ được thực 
hiện, hầu như chưa được đề cập đến. Trong bài tham luận này, tác giả cố gắng đưa ra 
những quan điểm, giải pháp và những đánh giá về vấn đề tự chủ đại học hiện nay ở 
Việt Nam 
2. Nội dung 
2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về tự chủ đại học 
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách 
đối với tự chủ đại học. Quyền tự chủ của trường đại học được ghi nhận từ năm 2005 
trong Luật Giáo dục với các nội dung tự chủ tương tự như ở các nước phát triển. Tiếp 
đó, nhiều văn bản chính sách khác tiếp tục tái khẳng định các nội dung tự chủ đại học. 
 342 
Có thể kể đến như: Luật Giáo dục đại học (GDĐH) 2012; Nghị quyết số 77/NQ-CP 
ngày 24/10/2014 cuả Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ 
sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017. Chính phủ đã ban hành: Nghị định số 
130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử 
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực 
hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập 
(SNCL); Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ 
chế tự chủ của đơn vị SNCL; đồng thời, nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn khác 
cũng được các bộ, ngành ban hành. Kể từ khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 
25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện 
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL được thực thi, 
đã có nhiều chuyển biến tích cực: Việc mở rộng trao quyền tự chủ cho đơn vị sự 
nghiệp đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công; tạo điều kiện cho 
người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ công với chất lượng ngày 
càng cao. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Nghị định số 43/2006/NĐ-
CP cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được sửa đổi: Các đơn vị sự nghiệp 
chưa được giao quyền tự chủ một cách đầy đủ; chưa thực sự khuyến khích các đơn vị 
có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao hơn Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, 
nhiều đơn vị phát sinh các hoạt động liên doanh, liên kết, mở rộng cung ứng dịch vụ 
công chưa được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật. Do đó, việc ban hành Nghị 
định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của 
đơn vị SNCL đã kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của hoạt động sự nghiệp 
công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ  ...  học phí đối với sinh viên thuộc đối tượng chính 
sách.Cùng với đó, thực hiện tự chủ đã tạo điều kiện cho các trường chủ động trong 
quản lý, sử dụng các nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa 
học trên cơ sở chấp hành quy chế thu - chi nội bộ của nhà trường và các quy định của 
Nhà nước. Sau khi thực hiện tự chủ, cơ cấu chi thay đổi theo hướng tăng chi hoạt động 
sự nghiệp và giảm chi dịch vụ. Chi sự nghiệp tăng từ 70,6% giai đoạn trước tự chủ 
(2013 - 2014) lên 72,4% giai đoạn sau tự chủ (2015 - 2016) tập trung chủ yếu vào chi 
cho con người, chi học bổng sinh viên, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm. Chi 
từ NSNN cấp vẫn ưu tiên cho các hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản và chi thường 
xuyên. Tốc độ tăng thu lớn hơn so với tăng chi, nguồn chênh lệch thu - chi được các 
trường trích lập các quỹ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, chính sách học bổng cho sinh 
viên, đầu tư hoạt động tư vấn và nghiên cứu khoa học. Nhìn chung, các chính sách của 
Nhà nước về tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính nói riêng, thời gian qua đã 
đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp các trường chủ động hơn trong khai thác nguồn 
thu và quản lý chi tiêu, mở rộng và quảng bá chương trình đào tạo chất lượng cao, liên 
kết, đào tạo ngắn hạn, dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao chất lượng và uy tín để thu hút 
sinh viên trong và ngoài nước. Các trường thực hiện thí điểm tự chủ tài chính cũng đã 
xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng các quy chế, định mức chi tiêu phù hợp 
hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số vấn đề đặt ra trong 
tự chủ tài chính đối với GDĐH.Trong điều kiện nguồn ngân sách dành cho GDĐH còn 
hạn hẹp thì thực hiện tự chủ tài chính của các trường đại học công lập (ĐHCL) là tất 
yếu, để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời vận động các nguồn lực của xã 
hội cho phát triển GDĐH. 
Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo 
dục ĐHCL đã mở ra, tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục ĐHCL nâng cao tính tích cực 
chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của đơn vị, sử dụng NSNN được 
giao tiết kiệm, hiệu quả hơn. Khi thực hiện chế độ giao, khoán mức chi như điện thoại, 
văn phòng, công tác phí sẽ giảm đáng kể chứng từ, hóa đơn, các đơn vị sử dụng tiết 
kiệm các nguồn kinh phí để từ đó góp phần vào việc tăng thu nhập cho giảng viên và 
công nhân viên. Thực tế cho thấy, nguồn tăng thu của các trường đại học hiện nay vẫn 
là tăng quy mô đào tạo chưa huy động được các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ 
chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo theo hợp đồng cho 
các tổ chức và cá nhân trong nướcMột số trường đại học được tự chủ về mức chi 
nhưng tự chủ về thu chưa tương xứng, dẫn tới hiệu quả của việc thực hiện tự chủ 
không hơn là bao so với không tự chủ. Trong thời gian dài, do bị khống chế về trần 
học phí, mức trần học phí thường thấp, thu không đủ chi, cho nên một số cơ sở giáo 
dục ĐHCL xé rào, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai, 
minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu. 
Việc duy trì mức học phí thấp dẫn đến các cơ sở giáo dục ĐHCL không có đủ 
nguồn để cải thiện thu nhập cho giảng viên từ nguồn học phí chính quy, không thu hút 
và giữ được những giảng viên có trình độ tham gia giảng dạy. Để có nguồn bổ sung 
thu nhập, các trường phải khai thác từ các hoạt động đào tạo không chính quy, dẫn đến 
thời gian đứng lớp của giảng viên đại học phần lớn bị quá tải. 
 344 
Hầu hết các giảng viên đại học đều vượt định mức giờ giảng theo quy định, có 
những trường hợp vượt tới 150% - 200% định mức giờ giảng. Điều này khiến cho việc 
giảng viên đại học không có thời gian để nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ 
nghiệp vụ, đổi mới nội dung bài giảng, phương pháp sư phạm... Đây cũng là một trong 
những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. 
3. Đánh giá 
3.1.Tự chủ đại học là xu thế tất yếu 
Trước đó, Chính phủ đã có nghị quyết cho thí điểm 23 cơ sở giáo dục đại học. 
Quá trình thực hiện cho thấy ưu điểm nổi trội của việc thực hiện tự chủ. Từ đó, Bộ 
GD&ĐT tham mưu Chính phủ đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 
Giáo dục đại học. Những năm gần đây đặc biệt năm 2019 giáo dục đại học có nhiều 
khởi sắc trên nền tảng của tự chủ đại học. Cụ thể, năm 2019, ngành giáo dục đã nâng 
12 bậc và xếp thứ 68/196 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã cải thiện nhiều thứ hạng 
rõ nét trong bảng xếp hạng danh tiếng thế giới như QS quốc tế, QS châu Á, 1.000 
trường tốt nhất thế giới 
Cùng với những kết quả đạt được, việc thực hiện tự chủ đại học cũng đặt ra một 
số vấn đề phải chấn chỉnh, xử lý để giáo dục đại học tiến tới minh bạch về chất lượng, 
bình đẳng trong cạnh tranh, tiếp cận đến chất lượng thực và chất lượng quốc tế. Nhằm 
thực hiện hiệu quả lộ trình tự chủ, nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong thời 
gian tới Bộ GD&ĐT cần lưu ý một số nội dung quan trọng cần thống nhất nhận thức 
trong Luật 34, Nghị định 99 như: Nhóm vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức nhà 
trường, thành lập trường trong đại học, trường đại học; điều kiện từ "trường đại học" 
sang "đại học"; nhóm vấn đề về thiết chế Hội đồng trường. Hội đồng trường phải thực 
quyền, chỉ như vậy thì Luật 34 và Nghị định 99 mới đi vào cuộc sống. Ngoài ra, một 
số vấn đề liên quan đến văn bằng, các trình độ đặc thù; tên giao dịch quốc tế của 
trường, trách nhiệm của Hội đồng trường cũng cần được các cơ sở đào tạo quan tâm 
thực hiện triệt để. Với Bộ GD&ĐT, trước hết, Bộ có trách nhiệm rà soát, sửa đổi, bổ 
sung, ban hành các văn bản để triển khai Nghị định 99 và các văn bản khác liên quan, 
không phát sinh các thủ tục hành chính và bám sát vào tinh thần tự chủ đại học, đồng 
thời chú trọng đến các đối tượng chịu tác động là các cơ sở giáo dục đại học. Bộ 
DG&ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng bộ cơ sở dữ liệu chuẩn về giáo dục 
đại học quốc gia. Tất cả các chỉ số của một cơ sở giáo dục đại học phải được công khai 
trên cơ sở dữ liệu này, qua đó xã hội và các bên liên quan giám sát.Đồng thời, Bộ 
GD&ĐT chỉ đạo các trường tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng, kiểm định chất 
lượng, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, tăng cường năng lực cho thanh tra đủ mạnh để 
chủ động rà soát, khắc phục các vấn đề của nhà trường. 
Với các cơ quan chủ quản, trước đây nặng về tính hành chính, áp các quy định 
về tổ chức bộ máy, nhân sự, các chế độ khác Nay, các cơ sở giáo dục đại học trực 
thuộc bộ ngành, hay địa phương phải thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi, bổ 
sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định 99. Vì vậy, các cơ quan chủ 
quản phải chủ động, minh bạch, sòng phẳng, trách nhiệm đến đâu thực hiện đúng đến 
đó. 
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, việc trước tiên mà mỗi cơ sở giáo dục cần 
làm là phổ biến, hướng dẫn, quán triệt sâu rộng quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung 
một số điều của Luật Giáo dục đại học, Nghị định 99 và các văn bản hướng dẫn của 
Bộ GD&ĐT, của cơ quan chủ quản, cũng như các văn bản khác đến từng giảng viên, 
 345 
người lao động trong nhà trường. Tiếp đó, các cơ sở giáo dục đại học phải có kế hoạch 
chỉ đạo kiện toàn Hội đồng trường theo lộ trình quy định, tuyệt đối không vì năng lực 
hay trách nhiệm còn hạn chế mà để trễ quy định này. Người đứng đầu nhà trường phải 
chịu trách nhiệm với cơ quan chủ quản về tiến độ, chất lượng kiện toàn Hội đồng 
trường. Các trường cần có kế hoạch nâng cao năng lực quản trị, trước hết là Hội đồng 
trường, từng vị trí phải rõ vai trò, “đúng vai, thuộc bài”. Cùng với đó, tăng cường năng 
lực quản trị nội bộ của Ban giám hiệu, các vị trí chức năng, phòng, ban, khoa. Lãnh 
đạo nhà trường cần bám sát các mục tiêu đã được Hội đồng trường thông qua để đưa 
ra quyết định quản lý, không phải dễ làm trước, khó làm sau. 
3.2. Lợi thế của tự chủ đại học 
Tự chủ Đại học sẽ giúp các trường đại học được phát triển mạnh mẽ hơn từ việc 
đầu tư nghiên cứu khoa học đến thay đổi chương trình đào tạo và khẳng định thương 
hiệu. Tự chủ Đại học là gắn liền với trách nhiệm cho nên mỗi trường sẽ tự lựa chọn 
cho mình một hướng đi phù hợp để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cơ chế tự chủ đại học 
tuyển sinh sẽ giúp nhà trường chủ động, mềm dẻo và sáng tạo cũng như linh hoạt được 
trong các hoạt động diễn ra trong trường, còn tùy vào điều kiện của mỗi trường mà 
thực hiện mức độ tự chủ, từ tự chủ một phần cho đến tự chủ hoàn toàn. Các cơ sở giáo 
dục ĐH thí điểm tự chủ cho thấy được sự linh hoạt và chủ động hơn về tổ chức bộ 
máy, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tuyển dụng nhân sự. Khi chuyển sang tự chủ 
hoàn toàn, trường đại học đó phải được đánh giá về chất lượng uy tín, thương hiệu, có 
khả năng thu hút được sinh viên và có những chế độ chính sách miễn học phí cho sinh 
viên. 
Vì khi tự chủ các trường đại học tự chủ tài chính, tự chủ về nguồn thu – chi, 
được thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, được ngưng mở ngành nào, 
quyết định mở thêm ngành nào để đào tạo theo nhu cầu của xã hội nếu như đáp ứng 
được điều kiện theo quy định. Tự chủ đại học còn góp phần thúc đẩy sự phát triển 
nhiều hơn trong mỗi cá nhân của trường, giúp các thầy cô khơi dậy sức sáng tạo.Tự 
chủ đại học cơ hội và thách thức vẫn còn rất nhiều, việc thực hiện tự chủ tuyển sinh 
năm 2020 một số trường sẽ tuyển sinh riêng cho trường mình vì thế sẽ có những quy 
định tuyển sinh riêng không giống nhau. Các em học sinh năm nay có nhu cầu thi 
tuyển đại học nên nghiên cứu kỹ các quy định của từng trường trước khi quyết định dự 
thi ngay từ bây giờ để xác định được con đường đi cho mình. Thí sinh có thể tham 
khảo các quy định và đề án tuyển sinh riêng của các trường đại học trên các thông tin 
khác nhau và các website của trường đó. 
Tóm lại việc tự chủ tuyển sinh của các trường đại học sẽ mở ra nhiều cơ hội 
hơn cho các thí sinh được lựa chọn ngành học và có cơ hội được thử sức mình qua kỳ 
thi đánh giá năng lực phù hợp nguyện vọng cá nhân. Phương án tuyển sinh của các 
trường đại học sau này sẽ được chuyển dần theo hướng đổi mới cách dạy, cách học ở 
phổ thông, kiểm tra năng lực với quá trình đổi mới sách giáo khoa. 
4. Giải pháp 
Để nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các trường ĐHCL, 
cần quan tâm đến một số nội dung sau: 
Một là, các bộ, ngành, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh 
giá mức độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao tự chủ nhằm tháo 
gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, rà soát, sửa đổi, 
 346 
bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn, định mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền tự 
chủ cho các đơn vị; Sửa đổi chế độ khấu hao tài sản cố định (nhất là máy móc thiết bị 
phục vụ giảng dạy với thời gian 3 năm là hợp lý); Sửa đổi chính sách phí, lệ phí cho 
phù hợp với điều kiện thực tế. 
Hai là, trao nhiều quyền tự chủ về mức thu hơn nữa cho các trường ĐHCL, 
trước hết là thu học phí, lệ phí. Các cơ sở GDĐH công lập được phép tính đủ chi phí 
tiền lương và chi phí hoạt động thường xuyên trong giá dịch vụ của đơn vị SNCL trên 
cơ sở khung giá do Nhà nước quy định, chi phí khấu hao tài sản cố định trong học phí 
của cơ sở GDĐH công lập, đảm bảo nguyên tắc lấy thu đủ bù đắp chi phí đào tạo trong 
học phí. Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, người dân 
tộc thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa về mức học phí tạo điều kiện cho mọi người 
đều được tiếp cận GDĐH. 
Ba là, các trường cần tiếp tục đổi mới toàn diện: Xây dựng quy chế chi tiêu nội 
bộ mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng; Xây dựng được 
hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của từng người lao động. Trong đó, chú 
trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu 
hút người có năng lực, có trình độ. 
Đặc biệt là phải xây dựng được chiến lược tài chính hợp lý cho đầu tư cơ sở vật 
chất trong ngắn hạn và dài hạn; Coi trọng và tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực tài 
chính từ các nguồn dự án, nguồn vốn viện trợ nước ngoài. Cùng với đó, các trường cần 
xây dựng bộ máy, các chuyên gia, chuyên viên thực hiện các hoạt động tham mưu cho 
Ban Giám hiệu về nội dung, biện pháp thực hiện, cung cấp các thông tin, các phương 
án lựa chọn để người lãnh đạo có thể ban hành các quyết định kịp thời, cần thiết. 
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu tính công khai, minh 
bạch, trách nhiệm giải trình của các trường đại học nhằm đảm bảo các trường đại học 
hoạt động theo đúng luật pháp. 
Năm là, đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí NSNN cho các cơ sở GDĐH 
theo kết quả đầu ra; giao ngân sách gắn với nhiệm vụ và sản phẩm cuối cùng. Nhà 
nước giao ngân sách gắn với các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong đào tạo, 
định mức phân bổ chi phí đào tạo, có sự phân biệt giữa cơ sở hoạt động có chất lượng 
hiệu quả với cơ sở kém chất lượng, không hiệu quả. Nhà nước thực hiện cơ chế đặt 
hàng đối với đào tạo đại học. Tất cả các cơ sở GDĐH đều được tham gia vào quy trình 
tuyển chọn kinh phí đặt hàng đào tạo từ NSNN. 
5. Kết luận 
Tự chủ đại học là xu thế tất yếu để phát triển giáo dục đại học (ĐH) hiện nay. 
Mục đích của chính sách tự chủ là để các trường ĐH sử dụng có hiệu quả hơn các 
nguồn lực, phản ứng tốt trước tác động của thị trường luôn thay đổi và với những yêu 
cầu mới của xã hội. Các trường ĐH cũng đang trong lộ trình tiến tới tự chủ. Ngoài ra, 
để thực hiện tự chủ, đối với các ngành nghề đào tạo, mỗi đơn vị nghiên cứu, để khai 
thác tốt các dịch vụ thuộc ngành, lĩnh vực của mình đào tạo nhằm đa dạng hóa nguồn 
thu, tuy nhiên, vấn đề này nhà trường còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế, chính sách 
chưa thực sự “cởi mở”...Khó khăn còn nhiều, nhưng với quyết tâm chính trị cao nhất, 
lộ trình tự chủ ĐH sẽ không còn xa xôi.Thực hiện tự chủ, các trường sẽ phải tự khẳng 
định mình để xây dựng thương hiệu, cạnh tranh lành mạnh với nhau, do đó sẽ thúc 
đẩy, nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, tự chủ không có nghĩa là các trường 
 347 
muốn làm gì thì làm, tự chủ nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật, phải chịu sự 
giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước, phải tăng cường trách nhiệm giải 
trình và chịu trách nhiệm trước xã hội, cơ quan quản lý và người học... 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chính phủ: Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế 
hoạt động đối với một số cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017; 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017): Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt 
động đối với các cơ sở GDĐH công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 
24/10/2014 của Chính phủ giai đoạn 2014 – 2017; 
3. Chính phủ, các nghị định: Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005; Nghị 
định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 
16/2/2015; 
4. Bộ Tài chính (2011): Đánh giá tình hình thực hiện tự chủ tài chính và định hướng 
đổi mới cơ chế tài chính đối với các trường ĐHCL giai đoạn 2012 – 2020. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_dat_ra_ve_tu_chu_dai_hoc_o_viet_nam_trong_thoi.pdf