Một số nội dung về tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam

Các nội dung trong tự chủ đại học

Tự chủ về tổ chức, bộ máy: Là quyền tự chủ của trường đại học trong việc quyết

định cơ cấu tổ chức và cơ chế tự ra quyết định. Tự chủ về tổ chức là sự chủ động về

cách thức quản lý các nguồn lực khác nhau nhằm mục tiêu phát triển của nhà trường.

Trường đại học được tự quyết định và chủ động trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức;

tiến hành thành lập, cơ cấu tổ chức hay giải thể các đơn vị trực thuộc; thực hiện công

tác tuyển dụng, bổ nhiệm, đãi ngộ, đồng thời xây dựng chiến lược phát triển trường

theo tầm nhìn và định hướng riêng.

Một số nội dung chủ yếu của tự chủ đại học về mặt tổ chức, bộ máy như: tuyển

dụng hiệu trưởng; quyết định nhiệm kỳ/miễn nhiệm hiệu trưởng; lựa chọn thành viên

bên ngoài vào Hội đồng trường; quyết định về tổ chức các khoa, bộ môn; quyết định

chu trình, tiêu chí bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư.

Tự chủ về tài chính: Là quyền tự chủ của trường đại học về quản lý và phân bổ

nguồn tài chính một cách độc lập, cho phép trường huy động các nguồn lực để thực

hiện các mục tiêu chiến lược của mình. Trường đại học được tự quyết định và chủ

động trong hoạt động khai thác, tìm kiếm các nguồn tài chính; cách thức sử dụng các

nguồn lực tài chính, tài sản hiện có; thực hiện cân đối thu chi các nguồn tài chính

nhằm đảm bảo tính minh bạch của toàn hệ thống tài chính, đảm bảo hoạt động tài

chính trong đơn vị tuân thủ đúng pháp luật.

Một số nội dung chủ yếu của tự chủ đại học về mặt tài chính như: quyết định

mức học phí; trả lương cho giảng viên theo hiệu quả công việc nghiên cứu và giảng292

dạy; phân bổ nguồn lực tài chính hiệu quả; sở hữu bất động sản và tài sản tài chính;

vay mượn đầu tư ở thị trường tài chính.

Tự chủ về học thuật: Là quyền tự chủ trong việc đưa ra các quyết định về học

thuật trong nội bộ trường một cách độc lập nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.

Trường đại học chủ động trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, trong các

vấn đề liên quan đến tuyển sinh, quyết định số lượng và tiêu chuẩn tuyển sinh. Tự chủ

trong học thuật, chương trình và phương pháp giảng dạy, kiểm tra và đánh giá kết quả

học tập, nội dung chương trình và giáo trình học liệu; các chuẩn mực học thuật như

tiêu chuẩn của văn bằng hay những liên quan đến kiểm định chất lượng; tự chủ trong

nghiên cứu và xuất bản.

Một số nội dung về tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Một số nội dung về tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Một số nội dung về tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Một số nội dung về tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Một số nội dung về tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Một số nội dung về tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Một số nội dung về tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Một số nội dung về tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Một số nội dung về tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Một số nội dung về tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 03/01/2022 9100
Bạn đang xem tài liệu "Một số nội dung về tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số nội dung về tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam

Một số nội dung về tự chủ Đại học và trách nhiệm giải trình trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam
 291 
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC VÀ TRÁCH NHIỆM 
GIẢI TRÌNH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM 
 Bùi Thị Vân 
Trường Đại học Giao thông vận tải 
Phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh đổi mới giáo 
dục và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đang được cả xã hội hết 
sức quan tâm. Chủ trương, chính sách về tự chủ được trao cho một số trường đại học 
từ nhiều năm trước nhằm tạo điều kiện phát triển giáo dục đại học. Tuy nhiên, đến nay 
hệ thống giáo dục đại học ở nước ta vẫn ở trình độ phát triển thấp, mức độ thực hiện tự 
chủ của các trường đại học có bước chuyển biến chậm. Bài viết đề cập một số nội 
dung về tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình, khái quát chính sách tự chủ đại học ở 
nước ta và đưa ra một số khuyến nghị. 
1. Tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình 
Tự chủ đại học là xu thế phát triển chung, là động lực để các trường đại học đổi 
mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn và làm tăng tính cạnh tranh giữa các trường, tạo điều 
kiện để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục. Mức độ tự chủ của một trường đại học 
phản ánh quan hệ giữa nhà nước với trường đại học. Theo đó có thể phân chia thành: 
Các trường đại học do nhà nước kiểm soát hoàn toàn và được bao cấp kinh phí ở mức 
độ cao; Các trường đại học tự chủ một phần, nhà nước vẫn can thiệp vào một số khâu; 
Các trường đại học độc lập, tự chủ hoàn toàn, không có sự can thiệp trực tiếp của nhà 
nước. 
Các nội dung trong tự chủ đại học 
Tự chủ về tổ chức, bộ máy: Là quyền tự chủ của trường đại học trong việc quyết 
định cơ cấu tổ chức và cơ chế tự ra quyết định. Tự chủ về tổ chức là sự chủ động về 
cách thức quản lý các nguồn lực khác nhau nhằm mục tiêu phát triển của nhà trường. 
Trường đại học được tự quyết định và chủ động trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức; 
tiến hành thành lập, cơ cấu tổ chức hay giải thể các đơn vị trực thuộc; thực hiện công 
tác tuyển dụng, bổ nhiệm, đãi ngộ, đồng thời xây dựng chiến lược phát triển trường 
theo tầm nhìn và định hướng riêng. 
Một số nội dung chủ yếu của tự chủ đại học về mặt tổ chức, bộ máy như: tuyển 
dụng hiệu trưởng; quyết định nhiệm kỳ/miễn nhiệm hiệu trưởng; lựa chọn thành viên 
bên ngoài vào Hội đồng trường; quyết định về tổ chức các khoa, bộ môn; quyết định 
chu trình, tiêu chí bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư. 
Tự chủ về tài chính: Là quyền tự chủ của trường đại học về quản lý và phân bổ 
nguồn tài chính một cách độc lập, cho phép trường huy động các nguồn lực để thực 
hiện các mục tiêu chiến lược của mình. Trường đại học được tự quyết định và chủ 
động trong hoạt động khai thác, tìm kiếm các nguồn tài chính; cách thức sử dụng các 
nguồn lực tài chính, tài sản hiện có; thực hiện cân đối thu chi các nguồn tài chính 
nhằm đảm bảo tính minh bạch của toàn hệ thống tài chính, đảm bảo hoạt động tài 
chính trong đơn vị tuân thủ đúng pháp luật. 
Một số nội dung chủ yếu của tự chủ đại học về mặt tài chính như: quyết định 
mức học phí; trả lương cho giảng viên theo hiệu quả công việc nghiên cứu và giảng 
 292 
dạy; phân bổ nguồn lực tài chính hiệu quả; sở hữu bất động sản và tài sản tài chính; 
vay mượn đầu tư ở thị trường tài chính. 
Tự chủ về học thuật: Là quyền tự chủ trong việc đưa ra các quyết định về học 
thuật trong nội bộ trường một cách độc lập nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. 
Trường đại học chủ động trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, trong các 
vấn đề liên quan đến tuyển sinh, quyết định số lượng và tiêu chuẩn tuyển sinh. Tự chủ 
trong học thuật, chương trình và phương pháp giảng dạy, kiểm tra và đánh giá kết quả 
học tập, nội dung chương trình và giáo trình học liệu; các chuẩn mực học thuật như 
tiêu chuẩn của văn bằng hay những liên quan đến kiểm định chất lượng; tự chủ trong 
nghiên cứu và xuất bản. 
Trường đại học được tự quyết định về các ngành học cũng như chương trình 
đào tạo, tự quyết định các tiêu chuẩn học thuật và đảm bảo chất lượng; lựa chọn ngôn 
ngữ giảng dạy và cơ quan kiểm định phù hợp; tự xác định mục tiêu và vấn đề nghiên 
cứu, các hình thức thực hiện cũng như phương thức liên kết trong việc theo đuổi các 
mục tiêu khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như nhu cầu phát 
triển của từng lĩnh vực học thuật. 
Tự chủ về nhân sự : Là quyền tự chủ của trường trong việc tuyển dụng và sử 
dụng nguồn nhân lực phù hợp nhất theo yêu cầu của trường. Một số nội dung chính 
của tự chủ về nhân sự như: tuyển dụng giảng viên và nhân viên; quyết định tiêu chí, 
quy trình tuyển chọn, sa thải nhân sự; quyết định mức lương theo năng lực của giảng 
viên, nhân viên; quyết định các tiêu chí tăng lương, thưởng; quyết định các tiêu chí 
thăng chức vụ. 
Sự chủ động của các trường đại học về các phương diện tổ chức, học thuật, tài 
chính và nhân sự là không thể tách rời. Thực hiện quyền chủ tự chủ, các trường đại 
học vừa đạt được mục tiêu phát triển bền vững, vừa thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và 
năng động, đóng góp chung vào sự phát triển giáo dục đại học trong bối c ... oạt động của các trường đại học công lập nói chung, 
các trường thí điểm tự chủ và các trường đại học ngoài công lập vẫn không đạt được 
những mục tiêu như chủ trương đổi mới. Tiến độ thực hiện tự chủ của các trường đại 
học công lập diễn ra rất chậm, bức tranh giáo dục đại học ở nước ta thời gian qua cho 
thấy sự lúng túng trong quản lý nhà nước. 
Nhằm đẩy mạnh đổi mới giáo dục đại học một cách mạnh mẽ hơn nữa để đáp 
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 có 
hiệu lực từ ngày 01/7/2019 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. 
Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn. 
Một số kết quả đạt được của việc thực hiện chủ trương, chính sách về tự chủ 
đại ở Việt Nam 
Từ thời điểm được giao thí điểm tự chủ, các trường đã có sự điều chỉnh cơ cấu 
nhân lực theo hướng gia tăng lực lượng lao động trực tiếp (giảng viên), giảm đội ngũ 
lao động gián tiếp (chuyên viên và nhân viên). Tính đến tháng 7/2017, số lượng giảng 
viên chiếm 63,12% tổng số lực lượng lao động của các trường, lao động gián tiếp 
chiếm 29,78% . Tỷ lệ giảng viên có học hàm giáo sư và phó giáo sư chiếm khoảng 8,4% 
tổng số giảng viên của các trường đại học đã tự chủ so với mức 6% trong toàn bộ hệ thống 
giáo dục đại học. Số lượng cán bộ/giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư và học 
vị từ thạc sĩ trở lên tại các trường đã tự chủ tăng lên đáng kể, số lượng cử nhân giảm 
xuống so với giai đoạn trước tự chủ. Số lượng các bài báo khoa học, bằng sáng chế, đề 
tài các cấp gia tăng đáng kể so với thời điểm trước khi tự chủ [2]. 
Tự chủ cho phép các trường đẩy mạnh quá trình xã hội hóa giáo dục, nâng cấp 
cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đáp ứng đầy đủ hơn điều kiện giảng dạy, thúc đẩy 
các trường liên kết với thị trường lao động, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu 
khoa học. Liên kết phát triển các chương trình quốc tế đã giúp các trường tự chủ tiệm 
cận với chất lượng đào tạo quốc tế thu hút người học theo định hướng công dân toàn 
cầu. Từ đó làm tăng tính cạnh tranh trong hệ thống giáo dục đại học, mang lại những 
kết quả nhất định trong những năm học tiếp theo. 
 296 
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm 2019 cả nước có 237 
trường đại học, trong đó có 172 trường công lập (chiếm khoảng 72,5%) và 65 trường 
ngoài công lập (chiếm khoảng 27,5%). Trong đó có 5 trường 100% vốn đầu tư nước 
ngoài. Năm học 2018 – 2019 trên cả nước, tỷ lệ về quy mô người học thuộc khu vực 
đại học công lập: sinh viên đại học chiếm 82,7%, học viên cao học chiếm 87,2%, 
nghiên cứu sinh chiếm 97,8%. Số còn lại thuộc khu vực ngoài công lập. (Theo tính 
toán từ Bảng 1). 
Tỷ lệ số sinh viên đại học ngoài công lập tăng so với thời kỳ đầu đổi mới, năm 
học 2018-2019 chiếm 17,3%. Tuy nhiên, nếu so sánh trong tổng số sinh viên cả nước, 
đây là tỷ lệ khá khiêm tốn. Trên thế giới, thường tỷ lệ sinh viên ngoài công lập thấp 
thuộc về đa số các nước đang hoặc kém phát triển hoặc ở một số nước rất phát triển 
mà ngân sách nhà nước tài trợ hầu như toàn bộ chi phí giáo dục các cấp học. Việt Nam 
đạt ngưỡng thu nhập trung bình, là nền kinh tế mở, năng động, năm 2006 đã gia nhập 
WTO, cam kết mở cửa cho lĩnh vực giáo dục như là một ngành dịch vụ. Tuy nhiên đến 
nay hệ thống giáo dục đại học Việt Nam vẫn nặng về công lập với những số liệu 
khiêm tốn của khu vực ngoài công lập như trên. 
Bảng 1: Số liệu chung Giáo dục Đại học ở Việt Nam 
 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 
Tổng số Công lập 
Ngoài 
công lập 
Tổng số Công lập 
Ngoài 
công lập 
Số trường 236 171 65 237 172 65 
Quy mô sinh viên 
đại học 
1.707.025 1.439.495 267.530 1.526.111 1.261.529 264.582 
Quy mô đào tạo 
thạc sĩ, tiến sĩ 
-Học viên cao học 
-Nghiên cứu sinh 
121.253 
106.567 
 14.686 
106.983 
92.586 
14.397 
14.270 
13.981 
 289 
108.134 
97.134 
11.000 
95.464 
84.706 
10.758 
12.670 
12.428 
 242 
Giảng viên cơ hữu 
-Giáo sư 
-Phó giáo sư 
Chia theo trình độ: 
-Tiến sỹ 
-Thạc sỹ 
-Đại học 
-Trình độ khác 
74.991 
729 
4.538 
20.198 
45.266 
9.495 
32 
59.232 
529 
3.796 
17.003 
36.224 
5.989 
16 
15.759 
200 
742 
3.195 
9.042 
3.506 
16 
73.312 
519 
4.139 
21.106 
44.705 
7.489 
12 
56.985 
379 
3.525 
17.336 
35.123 
4.516 
10 
16.327 
140 
614 
3.770 
9.582 
2.973 
2 
Ghi chú: Số liệu không bao gồm các trường đại học, học viện thuộc khối An 
ninh, Quốc phòng. 
Nguồn: Bộ Giáo dục đào tạo; https://moet.gov.vn/ 
 297 
Một số bất cập và những vấn đề đặt ra đối với vấn đề tự chủ đại học và trách 
nhiệm giải trình ở nước ta trong bối cảnh mới. 
Đến thời điểm tháng 7/2017, khi mà thời hạn thí điểm tự chủ đại học theo tinh 
thần Nghị quyết 77/NQ-CP sắp kết thúc, cơ quan quản lý Nhà nước vẫn chưa có 
hướng dẫn cụ thể về việc chuyển tiếp từ giai đoạn thí điểm sang giai đoạn chính thức 
thực hiện hoặc tiếp tục kéo dài thời gian thí điểm. Điều này gây khó khăn cho các 
trường trong việc lập kế hoạch phát triển dài hạn, đầu tư vào cơ sở vật chất và con 
người. [2] 
Việc thực hiện thí điểm tự chủ chưa có tác động đến hệ thống giáo dục đại học 
như mong muốn vì còn một số hạn chế, khó khăn. Những hạn chế, bất cập một phần 
do các yếu tố bên ngoài như cơ chế, chính sách, một phần do thời gian thực hiện thí 
điểm tự chủ ngắn, các trường tham gia thí điểm chưa phát huy hết các các quyền tự 
chủ của mình. Một phần quan trọng xuất phát từ chính các yếu tố nội tại bên trong của 
các trường đại học thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ như năng lực của nhà trường, tư 
duy quản trị đại học của lãnh đạo, trình độ của cán bộ, giảng viên, tâm lý cầu an, thụ 
động của các trường cũng như trách nhiệm giải trình thấp. 
Một số trường tỏ ra miễn cưỡng, hình thức trong việc minh bạch hoá các thông 
tin về tài chính, đào tạo, việc làm, kiểm định chất lượng giáo dục. Quá trình kiểm toán, 
giám sát tài chính nội bộ chưa được thực hiện. 
Vấn đề học phí thấp đang là khó khăn lớn của các trường đại học công lập. 
Điều này có liên quan đến việc các trường công lập khó khăn trong giữ chân nhân lực 
chất lượng cao và đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động giảng 
dạy, nghiên cứu. 
Mặc dù Luật Giáo dục Đại học sửa đổi và Nghị định 99 trao quyền tự chủ cho 
các trường, nhưng các thủ tục đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất vẫn còn nhiều vướng 
mắc bởi các Luật khác ( Luật đấu thầu, Luật quản lý tài sản công, Luật Xây dựng...) 
không theo kịp. 
 Một vấn đề khác là cơ chế “cơ quan chủ quản” với sự can thiệp vào các vấn đề 
tự chủ đặc biệt là bộ máy quản lý và nhân sự và đầu tư của nhà trường. Ở chiều ngược 
lại, văn bản hướng dẫn về tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học không có cơ 
quan chủ quản vẫn chưa được ban hành. Điều này làm cho quyền tự chủ của các 
trường đại học bị lu mờ. Tự chủ đại học là chìa khóa để thực hiện đổi mới giáo dục ở 
nước ta nhưng thực tế diễn ra vẫn chưa được thực thi toàn diện mà có phần đang chậm lại. 
 Giáo dục đại học ở nước ta đã có những đổi mới nhất định, nhưng vẫn còn quá 
nhiều bất cập, cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó cốt lõi của sự đổi mới là ở khâu quản 
lý nhà nước, đó là luật, cơ chế, chính sách từ Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ. 
Nhiều thách thức đặt ra trong bối cảnh mới, cần có sự đổi mới trong tư duy quản lý để 
thúc đẩy sự phát triển giáo dục đại học. 
 Theo tinh thần của Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018, các cơ sở giáo dục 
đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn. Tuy nhiên, trong Luật này vẫn còn 
mục quy định trường đại học công lập và trường đại học tư thục, có nghĩa là vẫn có sự 
phân biệt đối xử giữa các trường đại học. 
 298 
4. Một số khuyến nghị chính sách phát triển giáo dục đại học trong điều 
kiện đổi mới giáo dục 
Để thực hiện đổi mới mạnh mẽ giáo dục đại học cần phải đổi mới từ tư duy. 
Trước hết, cần đột phá đổi mới tư duy quản lý Nhà nước về giáo dục đại học, đẩy 
mạnh thực hiện tự chủ đại học. Đổi mới công tác quản lý nhà nước trong điều kiện 
thực hiện tự chủ đại học, đảm bảo chất lượng và quản lý có hiệu quả giáo dục đại học, 
phù hợp với yêu cầu thực tế quản lý giáo dục đại học theo hướng giảm dần sự can 
thiệp trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học. Nhà 
nước quản lý ở tầm vĩ mô để điều tiết trong toàn hệ thống, các cơ sở giáo dục đại học 
tự chủ hoạt động theo các điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng do pháp luật quy định. 
 Cơ chế, chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy cần được sửa đổi 
nhanh nhất. Mặc dù Luật giáo dục đại học đã được sửa đổi nhưng các văn bản hướng 
dẫn cần được chỉnh sửa nhằm tạo hành lang pháp lý tốt cho các trường phát triển theo 
chủ trương lớn của Đảng. 
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong hệ thống giáo dục đại 
học. Để tạo môi trường tự do cạnh tranh, bình đẳng giữa các trường nhằm phát triển 
cung ứng dịch giáo dục đại học theo hướng nâng cao chất lượng. 
Với mức độ tự chủ cao hơn của các trường đại học, Nhà nước chuyển từ mô 
hình kiểm soát sang giám sát. Đổi mới tư duy, cơ chế quản lý, giám sát của các cơ 
quan quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học. Chức năng cơ bản trong quản lý nhà 
nước là định hướng phát triển, tạo lập khung khổ pháp lý, thực hiện việc kiểm tra, 
thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh 
trong lĩnh vực giáo dục đại học. 
Mở rộng và nâng cao hiệu quả của việc trao quyền tự chủ cho các trường đại 
học. Quyền tự chủ đại học không trao cho một cá nhân nào mà là trao cho tòan bộ nhà 
trường bao gồm giảng viên, cán bộ, sinh viên mà Hội đồng trường là đại diện. Nhà 
nước không can thiệp quá sâu vào các công việc mang tính chuyên môn của các 
trường đại học. Cần đẩy nhanh quá trình giao quyền tự chủ cho các trường đại học. 
Nhà nước chỉ nên tập trug vào một số khâu, lĩnh vực như kiểm duyệt chất lượng về 
chương trình, giảng viên, cơ sở vật chất và chất lượng đầu ra của người học. Muốn 
vậy, cần nâng cao năng lực về thế chế, bộ máy và nhân sự ở khu vực nhà nước. Mở 
rộng quyền tự chủ cần có sự đổi mới đồng bộ ở các khâu, tạo điều kiện để các trường 
cạnh tranh bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. 
Cải cách các cơ chế tài chính cho hệ thống các trường đại học cần tập trung đẩy 
mạnh thực hiện hóa xã hội hóa để thu hút đầu tư toàn xã hội đồng thời đổi mới cơ chế 
phân bổ ngân sách đối với từng trường, nhóm sinh viên. Chuyển dần từ kênh hỗ trợ 
trực tiếp cho các trường sang hỗ trợ học bổng, tín dụng sinh viên và tài trợ nghiên cứu 
khoa học. Cần xây dựng tiêu chí cơ bản để phân bổ trên cơ sở khuyến khích các 
trường có động cơ nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu mà không phân biệt 
trường công, trường tư. Căn cứ vào mức độ các tiêu chí về chất lượng đào tạo, nghiên 
cứu mà các trường đạt được để phâ bổ ngân sách. 
Nhà nước cần xây dựng cơ chế tài chính sao cho việc cung cấp kinh phí cho các 
trường đại học theo hình thức cạnh tranh, theo năng lực để đạt hiệu quả cao nhất. Trừ 
một số trường, một số ngành đặc biệt đáp ứng yêu cầu về lâu dài cho xã hội mà nhà 
nước cần cung cấp kinh phí theo cơ chế đặc biệt (đây là vai trò của nhà nước cần thiệp 
 299 
để giảm thiểu những khiếm khuyết của thị trường như chỉ tập trung đào tạo theo nhu 
cầu ngắn hạn của thị trường, xem nhẹ những ngành có lợi ích lâu dài cho xã hội). Còn 
lại, việc hỗ trợ chính sách đầu tư nghiên cứu, cho hạ tầng cơ sở phục vụ nghiên cứu 
kinh phí nên căn cứ vào hiệu quả hoạt động thực tế, trường nào làm tốt sẽ được cấp 
kinh phí nhiều hơn. 
Chính sách hỗ trợ kinh phí nghiên cứu gắn với đào tạo sau đại học, chính sách 
học bổng cho nghiên cứu sinh. Chính sách về tự chủ nhiều hơn trong chi kinh phí đề 
tài cũng như các chương trình nghiên cứu. 
Nhà nước cần tạo cơ chế thuận lợi để các trường đại học trong nước hợp tác với 
các trường đại học lớn ở các nước về chương trình đào tạo liên kết hoặc theo các 
phương thức hợp tác khác. Qua đó, giúp cho các trường đại học ở nước ta tiếp cận các 
chương trình đào tạo, giáo trình, kỹ năng quản trị tiên tiến. Đồng thời, sinh viên có cơ 
hội tiếp cận với các phương pháp học tập hiệu quả, với chương trình và kiến thức học 
tập mang tính quốc tế. 
Nhà nước cần trao quyền tự chủ để các trường tự xây dựng cơ chế tuyển dụng 
và trả lương, thưởng cho giảng viên. Nên bãi bỏ chế độ biên chế suốt đời trong các 
trường đại học công lập. 
Quan điểm rõ ràng về vị trí của sinh viên trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục đại 
học. Mở rộng quyền chọn và nâng cao hiệu quả hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Mở 
rộng quyền chọn cho sinh viên về chuyển đổi trường, ngành. Nhà nước hỗ trợ, cấp học 
bổng, tín dụng cho sinh viên mà không phân biệt trường công hay tư. 
Tạo cơ chế thuận tiện cho sinh viên đánh giá chất lượng giảng viên, giáo trình 
và chương trình học và coi đây như là một bên độc lập trong việc đánh giá. 
Nhà nước cần có cơ chế để các trường tham gia kiểm định chất lượng và xếp 
hạng bởi cơ quan xếp hạng độc lập. Cần có các quy định nhằm đảm bảo việc đánh giá 
kiểm định thực sự khách quan và công bằng.Việc mở rộng quyền tự chủ cần đi kèm 
với hệ thống đánh giá và xếp hạng chất lượng các trường đại học. 
Kết luận 
Vấn đề tự chủ đại học ở nước ta đã và đang có những chuyển biến nhất định. 
Từ 20 năm trước, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam như một trường đại học lớn, 
chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước (thông qua Bộ GD&ĐT) về mọi mặt, đến nay 
các trường đại học đã dần được trao quyền tự chủ nhiều hơn. Mặc dù nhà nước đã có 
chính sách, tạo hành lang pháp lý cho tự chủ đại học nhưng do nhiều lý do như sự 
thiếu nhất quán, chưa triệt trong các văn bản pháp quy và do sự e ngại, ỷ lại, chưa đủ 
năng lực, chưa sẵn sàng của các trường nên thực tế các trường đại học vẫn chưa thực 
sự phát huy quyền tự chủ. Trong bối cảnh mới, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ 
đại học gắn với trách nhiệm giải trình của các trường đại học nước ta. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục đào tạo; https://moet.gov.vn/ 
2. Báo cáo kết quả đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 77/NQ-CP về thí điểm 
đổi mới cơ chế hoạt động giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014- 2017. 
3. Luật Giáo dục các năm 1998, 2005, 2009 
 300 
4. Luật Giáo dục Đại học năm 2012 
5. Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14) 
5. Điều lệ trường Đại học năm 2014 
2. Nghị quyết số 05/2005/Q-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội 
hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. 
3. Nghị quyết số 77/NQ-CP gày 24/10/2014 về Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động 
đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017. 
4. Phạm Thị Thanh Hải (2018), Tự chủ đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục- 
nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia HN. 
6. Lâm Quang Thiệp (2020), Tự chủ đại học, Hội đồng trường và cơ quan chủ quản, 
web: giaoduc.net.vn 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_noi_dung_ve_tu_chu_dai_hoc_va_trach_nhiem_giai_trinh.pdf