Một số nghiên cứu về sử dụng thuyết văn hoá xã hội trong các nghiên cứu về tạo tác lớp học

Thuyết văn hoá và xã hội và tạo tác lớp học

Thuyết VH-XH cho rằng ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển trí tuệ bởi vì thông qua việc sử dụng

ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội và tương tác với các tạo tác, con người có thể phát triển cao hơn trong suy nghĩ và

tri nhận của mình (Lê Phạm Hoài Hương, 2011; Lantolf et al., 2020). Hay nói cách khác, Thuyết VH-XH cung cấp

một đường hướng cho việc xem xét sự phát triển nhận thức của người học qua việc sử dụng ngôn ngữ, hay công cụ

hình tượng, và tạo tác khác, cụ thể như sách, hình ảnh, máy tính. Thuyết VH-XH đã được các nhà học thuật khắp

thế giới quan tâm và ứng dụng vào nghiên cứu thực tiễn trong ba lĩnh vực lớn: tâm lí giáo dục, phương pháp giảng

dạy và lĩnh hội ngôn ngữ. Trong khuôn khổ của bài báo này, nghiên cứu sử dụng tạo tác trong dạy và học theo lăng

kính của thuyết VH-XH sẽ được bàn luận và phân tích.

Nếu như thông qua lao động, con người có thể hình thành và phát triển thêm nhiều ý tưởng để cải thiện những

việc mình đang làm và tiếp tục phát minh ra các công cụ mới, các phương tiện dạy học, hay các TTLH, bao gồm

giáo trình, tài liệu, máy tính, phương tiện đa truyền tin, biểu tượng, sơ đồ, đồ dùng thí nghiệm, thiết bị kĩ thuật. trong

chừng mực nào đó đóng một vai trò tương tự. TTLH (artifact) còn được gọi là công cụ (tool) (Hennessy, 2011;

Johnson, 2011) và được định nghĩa bao gồm vật thể và kí hiệu hay còn gọi là ngôn ngữ (Orland-Barak & Maskit,

2017, tr 8). Công cụ vật thể và kí hiệu có thể giúp người học tổ chức và giám sát các tiến trình suy nghĩ, ví dụ như:

sự chú ý, giải quyết vấn đề, lên kế hoạch, đánh giá và học có chủ ý. Nhìn chung, tạo tác là một công cụ mà khi sử

dụng có thể thay đổi nhận thức của con người (Niu et al., 2018). Xét về góc độ tương tác, các tạo tác khi được người

học sử dụng đóng vai trò chi phối suy nghĩ của người học và dẫn dắt hành động của họ. Hay nói cách khác, thuyết

VH-XH nhấn mạnh vai trò trung gian của tạo tác trong tiến trình suy nghĩ của người sử dụng tạo tác (Lê Phạm Hoài

Hương, 2003, 2011) và việc sử dụng một công cụ hay một tạo tác sẽ làm thay đổi tư duy của cá nhân và những hoạt

động xã hội (McDonald và cộng sự, 2005, tr 114).

Một số nghiên cứu về sử dụng thuyết văn hoá xã hội trong các nghiên cứu về tạo tác lớp học trang 1

Trang 1

Một số nghiên cứu về sử dụng thuyết văn hoá xã hội trong các nghiên cứu về tạo tác lớp học trang 2

Trang 2

Một số nghiên cứu về sử dụng thuyết văn hoá xã hội trong các nghiên cứu về tạo tác lớp học trang 3

Trang 3

Một số nghiên cứu về sử dụng thuyết văn hoá xã hội trong các nghiên cứu về tạo tác lớp học trang 4

Trang 4

Một số nghiên cứu về sử dụng thuyết văn hoá xã hội trong các nghiên cứu về tạo tác lớp học trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 8720
Bạn đang xem tài liệu "Một số nghiên cứu về sử dụng thuyết văn hoá xã hội trong các nghiên cứu về tạo tác lớp học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số nghiên cứu về sử dụng thuyết văn hoá xã hội trong các nghiên cứu về tạo tác lớp học

Một số nghiên cứu về sử dụng thuyết văn hoá xã hội trong các nghiên cứu về tạo tác lớp học
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 6-10 ISSN: 2354-0753 
6 
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG THUYẾT VĂN HOÁ XÃ HỘI 
TRONG CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TẠO TÁC LỚP HỌC 
Lê Phạm Hoài Hương 
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế 
Email: lphhuong@hueuni.edu.vn 
Article History 
Received: 12/11/2020 
Accepted: 10/12/2020 
Published: 20/12/2020 
Keywords 
Sociocultural theory, 
classroom artifacts, language, 
cognition. 
ABSTRACT 
Sociocultural theory developed by Vygotsky and his colleagues examines 
cognition mediation by the use of language, or semiotics, and artifacts 
including books, visuals, computers, etc. in the learning process. The theory 
has been used worldwide in three major disciplines: educational psychology, 
teaching methodology and language acquisition. This article discusses the use 
of sociocultural theory in studies on classroom artifacts. More specifically, it 
explores why the theory has been employed in classroom artifact 
investigations and presents various study findings from many countries in the 
world and Vietnam. The article ends with the implications for using 
sociocultural theory and classroom artifacts. 
1. Mở đầu 
Thuyết văn hoá và xã hội (VH-XH) do nhà tâm lí giáo dục nổi tiếng Vygotsky (người Nga) và các cộng sự đề ra, 
hiện đang được sử dụng làm khung lí thuyết trong các nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Với việc tập trung 
xem xét sự phát triển nhận thức của người học thông qua sử dụng ngôn ngữ, hay công cụ hình tượng và các tạo tác 
bao gồm sách, hình ảnh, máy tính... trong quá trình học tập, thuyết VH-XH có thể giúp phân tích và tìm hiểu các yếu 
tố và phương cách mà các yếu tố này dẫn đến sự phát triển về nhận thức, kĩ năng và ngôn ngữ của người học. 
Bài báo bàn luận về thuyết VH-XH, đi sâu phân tích vì sao thuyết VH-XH được sử dụng trong các nghiên cứu 
chuyên về tạo tác lớp học (TTLH) và minh hoạ bằng nhiều kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trong bối cảnh toàn 
cầu và ở Việt Nam. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Thuyết văn hoá và xã hội và tạo tác lớp học 
Thuyết VH-XH cho rằng ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển trí tuệ bởi vì thông qua việc sử dụng 
ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội và tương tác với các tạo tác, con người có thể phát triển cao hơn trong suy nghĩ và 
tri nhận của mình (Lê Phạm Hoài Hương, 2011; Lantolf et al., 2020). Hay nói cách khác, Thuyết VH-XH cung cấp 
một đường hướng cho việc xem xét sự phát triển nhận thức của người học qua việc sử dụng ngôn ngữ, hay công cụ 
hình tượng, và tạo tác khác, cụ thể như sách, hình ảnh, máy tính... Thuyết VH-XH đã được các nhà học thuật khắp 
thế giới quan tâm và ứng dụng vào nghiên cứu thực tiễn trong ba lĩnh vực lớn: tâm lí giáo dục, phương pháp giảng 
dạy và lĩnh hội ngôn ngữ. Trong khuôn khổ của bài báo này, nghiên cứu sử dụng tạo tác trong dạy và học theo lăng 
kính của thuyết VH-XH sẽ được bàn luận và phân tích. 
Nếu như thông qua lao động, con người có thể hình thành và phát triển thêm nhiều ý tưởng để cải thiện những 
việc mình đang làm và tiếp tục phát minh ra các công cụ mới, các phương tiện dạy học, hay các TTLH, bao gồm 
giáo trình, tài liệu, máy tính, phương tiện đa truyền tin, biểu tượng, sơ đồ, đồ dùng thí nghiệm, thiết bị kĩ thuật... trong 
chừng mực nào đó đóng một vai trò tương tự. TTLH (artifact) còn được gọi là công cụ (tool) (Hennessy, 2011; 
Johnson, 2011) và được định nghĩa bao gồm vật thể và kí hiệu hay còn gọi là ngôn ngữ (Orland-Barak & Maskit, 
2017, tr 8). Công cụ vật thể và kí hiệu có thể giúp người học tổ chức và giám sát các tiến trình suy nghĩ, ví dụ như: 
sự chú ý, giải quyết vấn đề, lên kế hoạch, đánh giá và học có chủ ý. Nhìn chung, tạo tác là một công cụ mà khi sử 
dụng có thể thay đổi nhận thức của con người (Niu et al., 2018). Xét về góc độ tương tác, các tạo tác khi được người 
học sử dụng đóng vai trò chi phối suy nghĩ của người học và dẫn dắt hành động của họ. Hay nói cách khác, thuyết 
VH-XH nhấn mạnh vai trò trung gian của tạo tác trong tiến trình suy nghĩ của người sử dụng tạo tác (Lê Phạm Hoài 
Hương, 2003, 2011) và việc sử dụng một công cụ hay một tạo tác sẽ làm thay đổi tư duy của cá nhân và những hoạt 
động xã hội (McDonald và cộng sự, 2005, tr 114). 
Trong bối cảnh lớp học, TTLH có thể được phân chia thành 3 loại: vật chất (ví dụ: bút, giấy), hình tượng (ví dụ: 
ngôn ngữ, số, tranh ảnh) và văn hoá (ví dụ: tuyển tập bài tập portfolio, nhiệm vụ và máy tính) (Niu et al., 2018). 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 6-10 ISSN: 2354-0753 
7 
Lantolf và Thorne (2006) chỉ ra rằng, các TTVH đóng vai trò trung gian tiến trình suy nghĩ có thể diễn ra theo một 
số hình thức. Một trong những hình thức đó là trung gian suy nghĩ thông qua sách, máy tính, người nói chuyện để 
thúc đẩy tiến trình suy nghĩ và lĩnh hội kiến thức. Một số tác giả khác chỉ ra, TTLH bao gồm giáo án, tài liệu dạy 
học, video, bài tập của sinh viên, các loại hình công nghệ có khả năng thúc đẩy các hoạt động g ... hông tin với bạn 
cùng lớp và chỉnh sửa trong 12 tuần. Kết quả tìm được cho thấy, các ứng dụng và chiến lược xã hội đã thúc đẩy sự 
tự chủ trong việc học tiếng Anh qua tương tác xã hội, tự điều chỉnh của sinh viên, hỗ trợ lẫn nhau. Cùng nghiên cứu 
việc áp dụng Facebook để học tập, tác giả Bagarukayo và cộng sự (2016) đã chỉ ra rằng, Facebook giúp sinh viên 
truyền tải kiến thức trong bài thuyết trình sang phần thực hành và sinh viên tương tác qua Facebook có thể mở rộng 
kiến thức và kĩ năng ứng dụng. 
Nói đến TTLH, nhất là các lớp học ngoại ngữ, chúng ta không thể không bàn đến vai trò của từ điển. Kaur (2017) 
nghiên cứu việc sử dụng từ điển trong quá trình học tiếng Anh của sinh viên Mã Lai. Cứ liệu được thu thập từ phỏng 
vấn và nhật kí học tập. Kết quả cho thấy, từ điển là một tạo tác hết sức thiết yếu giúp người học tăng tính tự chủ và 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 6-10 ISSN: 2354-0753 
8 
cải thiện trạng trái cảm xúc của họ. Ngoài ra, tạo tác khi sử dụng trong hoạt động nhóm phù hợp với giá trị văn hoá 
tập thể của người Mã Lai, vì vậy trợ giúp tiến trình học của sinh viên. 
Mesa và Griffiths (2012) nghiên cứu ba cách mà sách toán đã thúc đẩy tiến trình học và tương tác giữa giáo viên 
và học viên. Số liệu được thu từ phỏng vấn và kết quả cho thấy, cách sử dụng sách tuỳ thuộc vào đối tượng là học 
sinh hay sinh viên do họ có kiến thức nền khác nhau. Cụ thể là, sinh viên đại học sử dụng các bài tập trong sách giáo 
khoa để luyện tập các kĩ năng, và tìm ví dụ minh họa mà họ cần để làm bài tập về nhà. Với học sinh, giáo viên thường 
bổ sung thêm các minh họa để giúp các em giải bài tập trong sách giáo khoa. 
Trong một nghiên cứu việc sử dụng các tạo tác khác nhau trong các bối cảnh văn hoá giáo dục khác nhau, cụ 
thể là New Zealand và Việt Nam, các tác giả McDonald và cộng sự (2005) đã tìm hiểu 3 loại tạo tác: Bảng cố 
định (flipchart), trò chơi ghép hình (jigsaw) trong các lớp học tiểu học ở New Zealand và sách giáo khoa tiếng 
Anh sử dụng tại bậc đại học ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, cho dù là ba loại tạo tác khác nhau và được sử dụng 
trong các bối cảnh khác nhau, chúng đều đóng vai trò kiểm soát hành vi của người học yêu cầu sự chú ý vào hoạt 
động. Ví dụ: sách giáo khoa tiếng Anh đưa ra chủ đề cần thảo luận, lập trật tự thảo luận của sinh viên và bảng cố 
định làm cho việc đọc truyện của học sinh trở nên có ý nghĩa và trò chơi lắp ghép góp phần vào việc giải quyết 
vấn đề của học sinh. 
Darhower (2004) nghiên cứu nhật kí học tập như là một công cụ trung gian trong học một ngôn ngữ thứ hai và 
phân tích theo thuyết VH-XH. Nhật kí học tập từ các lớp học tiếng Tây Ban Nha cho thấy rằng, nhật kí học tập có 
thể đóng vai trò trung gian xúc tiến quá trình suy nghiệm về học ngoại ngữ, cũng cố kiến thức của khoá học và sử 
dụng các chức năng ngôn ngữ trong lớp học. Tác giả kết luận rằng, nhật kí học tập là một công cụ mà qua đó mục 
tiêu của người học và vai trò của họ được tương tác phối hợp. 
Nhìn chung, việc sử dụng thuyết VH-XH trong nghiên cứu TTLH đã được thực hiện hơn một thập niên qua và 
mang tính toàn cầu. Một đường hướng nghiên cứu như vậy có ưu thế trong việc đi sâu tìm hiểu tiến trình tương tác 
giữa con người là chủ thể, cụ thể hơn là sinh viên/ người học trong lớp học. Mỗi tạo tác đóng một vai trò trung gian 
xúc tiến quá trình suy nghĩ của người học, giúp họ có thêm ý tưởng mới - bởi vì, khi tương tác với sách, giáo trình, 
máy tính, Internet hay các công cụ khác, người học kích hoạt và sử dụng kiến thức mà họ đã sẵn có, phối hợp với 
các kí hiệu, chỉ dẫn, hình ảnh hay hoạt động từ sách giáo khoa để hình thành nên nhiều suy nghĩ và tri nhận khác. 
- Nghiên cứu TTLH theo thuyết VH-XH ở Việt Nam: 
Tạo tác trong lớp học đã được nghiên cứu trong bối cảnh dạy học ở Việt Nam. Các tạo tác này bao gồm những 
thiết bị như điện thoại thông minh, các phương tiện hỗ trợ trực quan, sách giáo khoa và các ứng dụng của công nghệ 
thông tin. Theo Thuỳ Trang (2019), sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học tiếng Anh mang lại một số thuận 
lợi, ví dụ như: tạo động cơ cho học sinh hướng đến đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt trong môn ngoại 
ngữ, giúp học sinh làm việc và học tập tự chủ và tự mình khám phá kiến thức. 
Nguyen và William (2019) thực nghiệm và đánh giá việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Vật lí 
và đo lường tính tương tác, kết quả kiểm tra môn Vật lí trong lớp học bậc đại học tại Việt Nam và tư duy phản biện 
theo thuyết VH-XH. Các bài kiểm tra vật lí, tư duy phản biện và phỏng vấn được dùng để thu số liệu. Kết quả cho 
thấy, việc sử dụng công nghệ thông tin nâng cao khả năng làm bài thi của sinh viên cũng như tư duy phản biện của 
họ. Kết quả đạt được một phần nhờ vào việc sử dụng các hoạt động dạy học mà giảng viên thiết kế. Với các tạo tác 
là nhiệm vụ dạy học, sinh viên đã thảo luận và học hỏi được kiến thức từ nhiệm vụ cũng như các bạn cùng nhóm. 
Nghiên cứu của Đinh Thị Bảo Hương (2015) đã tìm hiểu việc giáo viên tiếng Anh sử dụng các ứng dụng công 
nghệ thông tin chuyên biệt cho việc học ngoại ngữ. Kết quả cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các công cụ này thay 
đổi khác nhau nhưng giáo viên luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông 
tin trong lớp học. Tương tự, trong nghiên cứu chủ đề sử dụng công nghệ thông tin trong học ngoại ngữ, tác giả 
Nguyen (2011) nghiên cứu ứng dụng máy tính trong học ngoại ngữ, nhưng tập trung vào người học. Số liệu thu thập 
từ bảng hỏi và phỏng vấn cho thấy, phần lớn học viên yêu thích việc sử dụng máy tính như là một công cụ để học 
ngoại ngữ. Ngoài ra, thông qua việc sử dụng máy tính, người học thành thạo hơn với kĩ năng máy tính, hợp tác nhưng 
họ vẫn còn hoài nghi về khả năng máy tính có thể nâng cao kĩ năng ngôn ngữ của họ. Tuy vậy, họ vẫn muốn tham 
gia vào những khoá học tương tự, phối hợp ngoại ngữ và sử dụng máy tính. 
Sách giáo khoa là công cụ không thể thiếu trong việc dạy và học. Nghiên cứu sách giáo khoa được sử dụng ở 
trung học tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Thuỳ Minh (2007) chỉ ra rằng, những minh hoạ hình ảnh đẹp mắt được 
trình bày rõ ràng luôn được giáo viên và học sinh đánh giá cao. Tuy vậy, một số nội dung và bài tập trong bộ sách 
này còn chưa thật sự tập trung vào mục tiêu dạy học mang tính giao tiếp. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 6-10 ISSN: 2354-0753 
9 
Nhìn chung, các nghiên cứu về TTLH theo thuyết VH-XH đã ghi nhận vai trò trung gian suy nghĩ, nâng cao tri 
nhận và kiến thức cũng như kĩ năng sử dụng tạo tác và ngôn ngữ (trong trường hợp nghiên cứu về dạy học ngoại 
ngữ). Các nghiên cứu đã tập trung vào nhiều loại tạo tác khác nhau từ máy tính, sách giáo khoa, bài kiểm tra... được 
sử dụng trong lớp học. 
3. Kết luận 
Tổng quan nghiên cứu TTLH theo thuyết VH-XH do Vygotsky và cộng sự đề ra đang được thực hiện rộng rãi 
trên thế giới. Nghiên cứu TTLH chỉ ra được vai trò của việc sử dụng các phương tiện dạy học hữu ích như thế nào 
trên phương diện tổng quát. Khi được tìm hiểu theo “lăng kính” của thuyết VH-XH, các nghiên cứu TTLH đi sâu 
vào tìm hiểu làm thế nào mà sự tương tác giữa người học với các công cụ cụ thể như sách giáo khoa, từ điển, Internet, 
các mang xã hội như Facebook... giúp người học thực hiện nhiệm vụ được giao và trợ giúp suy nghĩ của họ để có 
thêm những ý tưởng mới, phát triển tri nhận hay hoàn thành tốt nhiệm vụ lớp học. Các nghiên cứu theo đường hướng 
thuyết VH-XH gần đây có xu hướng tập trung vào việc áp dụng công nghệ cũng như mạng xã hội vào dạy học do sự 
phổ biến rộng rãi của những tạo tác này trong thời đại ngày nay. 
Với những ưu thế riêng biệt của thuyết VH-XH trong nghiên cứu TTLH như đã được phân tích trên đây, bài báo 
này đề xuất những kiến nghị cụ thể cho nghiên cứu khoa học và sử dụng tạo tác trong dạy và học. Thứ nhất, đối với 
các nghiên cứu lớp học, việc sử dụng tạo tác là một mảng đề tài rộng do mỗi tạo tác khác nhau đều có khả năng làm 
trung gian suy nghĩ cho người học một cách khác nhau. Hơn thế nữa, trong các bối cảnh lớp học khác nhau cũng như 
trong những nền văn hoá khác nhau, việc sử dụng công cụ lớp học ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những yếu tố này, vì 
vậy, chúng cần được tìm hiểu kĩ để đưa ra những giải pháp sử dụng tạo tác thích hợp với các lớp học trong những 
bối cảnh cụ thể. Việc sử dụng thuyết VH-XH vào những nghiên cứu này sẽ tạo một lăng kính khác để nhìn nhận vấn 
đề, cụ thể là góc độ tương tác giữa đồ dùng dạy học cụ thể và suy nghĩ của người học, và không chỉ dừng lại ở góc 
độ tìm hiểu cái gì và sử dụng như thế nào. Thứ hai, các kết quả nghiên cứu từ tổng quan được phân tích trong bài 
báo này cho thấy, các công cụ sử dụng trong lớp học từ sách, máy tính, bài kiểm tra, các ứng dụng mạng xã hội... 
đều có khả năng góp phần vào việc trợ giúp tiến trình suy nghĩ của người học. Vì lí do này, giáo viên và học viên cần 
hiểu rõ và sử dụng hiệu quả hơn các tạo tác. Ví dụ, nếu sử dụng sách giáo khoa, các chỉ dẫn, hình ảnh, và bài tập/nhiệm 
vụ trong sách giáo khoa có thể định hướng, nếu không nói là quy định, cách mà người học thực hiện các nhiệm vụ 
trong lớp học. Do vậy, một mặt, người học cần xem xét và hiểu kĩ để sử dụng hết những chức năng mà các tạo tác 
cung cấp; mặt khác, họ không nên bị gò bó trong khuôn khổ chỉ dùng các công cụ lớp học mà hãy suy nghĩ thêm liệu 
rằng những tạo tác này có thể được dùng để mở rộng ra những suy nghĩ nào khác không và thực hiện các nhiệm vụ 
theo cách sáng tạo phù hợp với mỗi cá nhân người học. 
Lời cảm ơn: Tác giả cảm ơn sự tài trợ của Đại học Huế cho đề tài nghiên cứu khoa học mã số DHH2020-07-58. 
Tài liệu tham khảo 
Alzubi, A. A. F., & Singh, M. K. (2018). The Impact of Social Strategies through Smartphones on the Saudi Learners' 
Socio-Cultural Autonomy in EFL Reading Context. International Electronic Journal of Elementary Education, 
11(1), 31-40. 
Bagarukayo, E., Ssentamu, P., Mayisela, T., & Brown, C. (2016). Activity Theory as a lens to understand how 
Facebook develops knowledge application skills. International Journal of Education and Development using 
ICT, 12(3). 
Bagherpour, N., Rashtchi, M., & Birjandi, P. (2017). The Impact of Mediational Artifact Types on EFL Learners’ 
Writing Complexity: Collaboration vs. Asynchronous Artifacts. Language and Translation, 7(4), 33-47. 
Bairaktarova, D., Evangelou, D., Bagiati, A., & Dobbs-Oates, J. (2012). The role of classroom artifacts in 
developmental engineering. In Proceedings of the American Society for Engineering Education Annual 
Conference, San Antonio, TX. 
Borko, H., Kuffner, K. L., Arnold, S. C., Creighton, L., Stecher, B. M., Martinez, F., ... & Gilbert, M. L. (2007). 
Using Artifacts to Describe Instruction: Lessons Learned from Studying Reform-Oriented Instruction in Middle 
School Mathematics and Science. CSE Technical Report 705. National Center for Research on Evaluation, 
Standards, and Student Testing (CRESST). 
Darhower, M. (2004). Dialogue journals as mediators of L2 learning: A sociocultural account. Hispania, 324-335. 
Đinh Thị Bảo Hương (2015). Factors influencing English as a Foreign Language (EFL) teachers' use of Information 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 6-10 ISSN: 2354-0753 
10 
and Communication Technology (ICT) in classroom practice: A mixed methods study at Hanoi University, 
Vietnam. Doctor of Philosophy (PhD), Education, RMIT University. 
Kaur, N. (2017). The role of peers and cultural tools in supporting autonomous learning behaviour among Malay 
tertiary learners. Pertanika Journal of Social Sciences and Humanities, 25(1), 61-80. 
Hennessy, S. (2011). The role of digital artefacts on the interactive whiteboard in supporting classroom 
dialogue. Journal of computer assisted learning, 27(6), 463-489. 
Jiang, S., Smith, B. E., & Shen, J. (2019). Examining how different modes mediate adolescents’ interactions during 
their collaborative multimodal composing processes. Interactive Learning Environments, 1-14. 
Johnson M. (2011) Review of educational dialogues by Karen Littleton and Christine Howe. British Journal of 
Educational Technology, 42, E46. 
Lantolf, J. P., & Thorne, S. L. (2006). Sociocultural theory and the genesis of second language development. Oxford: 
Oxford University Press. 
Lantolf, J. P., Poehner, M. E., & Thorne, S. L. (2020). Sociocultural Theory and L2 Development. In Theories in 
Second Language Acquisition (pp. 223-247). London: Routledge. 
Le Pham Hoai Huong (2003). The mediational role of language teachers in sociocultural theory. English Teaching 
Forum, 41(3), 31-35. 
Lê Phạm Hoài Hương (2011). Ảnh hưởng của nhà tâm lí giáo dục Vygotsky đối với việc dạy học ngôn ngữ trên toàn 
cầu. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 68, 61-64. 
McDonald, G., Le Pham Hoai Huong, H., Higgins, J., & Podmore, V. (2005). Artifacts, tools, and classrooms. Mind, 
Culture, and Activity, 12(2), 113-127. 
Mesa, V., & Griffiths, B. (2012). Textbook mediation of teaching: an example from tertiary mathematics 
instructors. Educational Studies in Mathematics, 79(1), 85-107. 
Nguyen, L. V. (2011). Learners’ reflections on and perceptions of computer-mediated communication in a language 
classroom: A Vietnamese perspective. Australasian Journal of Educational Technology, 27(8). 
https://doi.org/10.14742/ajet.901 
Nguyen, N., & Williams, P. J. (2019, August). Teaching physics in Vietnam: Integrating constructivist and 
sociocultural learning principles with ICT. In Asia-Pacific Forum on Science Learning & Teaching, 20(1). 
Nguyễn Thị Thuỳ Minh (2007). Textbook evaluation: The case of English textbooks currently in use in Vietnam’s 
upper-secondary schools. RELC Research Project. 
Niu, R., Lu, K., & You, X. (2018). Oral language learning in a foreign language context: Constrained or 
constructed? A sociocultural perspective. System, 74, 38-49. 
Orland-Barak, L., & Maskit, D. (2017). Mediation in Professional Learning. In Methodologies of Mediation in 
Professional Learning (pp. 1-14). Springer, Cham. 
Øygardslia, K., & Aarsand, P. (2018). Move over, I will find Jerusalem: Artifacts in game design in 
classrooms. Learning, culture and social interaction, 19, 61-73. 
Schrader, D. E. (2015). Constructivism and learning in the age of social media: Changing minds and learning 
communities. New Directions for Teaching and Learning, 2015(144), 23-35. 
Thorne, S. L. (2003). Artifacts and cultures-of-use in intercultural communication. Language Learning and 
Technology, 7, 38-67. 
Thuỳ Trang (2019). Ứng dụng hiệu quả smartphone trong dạy học nơi vùng khó. https://giaoducthoidai.vn/trao-
doi/ung-dung-hieu-qua-smartphone-trong-day-hoc-noi-vung-kho-3985902-b.html. Truy cập ngày 20/10/2019. 
Zeng, X. (2002). Environmental/affective factors affecting non-English majors' oral English output: An experimental 
study. Unpublished MA thesis. Xi'an: Shaanxi Normal University. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_nghien_cuu_ve_su_dung_thuyet_van_hoa_xa_hoi_trong_cac.pdf