Một số lý luận về dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trung học Cơ sở hiện nay

Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển

năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải

quyết những vấn đề thực tiễn.

Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi

học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học

cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. Dạy học tích hợp liên môn là. dạy

học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học "Tích hợp" là nói đến

phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung

dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại,

để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp.

Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên

quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo

dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng

lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông. Mức độ tích hợp cao

hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học

sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề

trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng

một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

Một số lý luận về dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trung học Cơ sở hiện nay trang 1

Trang 1

Một số lý luận về dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trung học Cơ sở hiện nay trang 2

Trang 2

Một số lý luận về dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trung học Cơ sở hiện nay trang 3

Trang 3

Một số lý luận về dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trung học Cơ sở hiện nay trang 4

Trang 4

Một số lý luận về dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trung học Cơ sở hiện nay trang 5

Trang 5

Một số lý luận về dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trung học Cơ sở hiện nay trang 6

Trang 6

Một số lý luận về dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trung học Cơ sở hiện nay trang 7

Trang 7

Một số lý luận về dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trung học Cơ sở hiện nay trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 03/01/2022 10540
Bạn đang xem tài liệu "Một số lý luận về dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trung học Cơ sở hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số lý luận về dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trung học Cơ sở hiện nay

Một số lý luận về dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trung học Cơ sở hiện nay
1 
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN THEO ĐỊNH HƯỚNG 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY 
Đinh Thị Tình 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển 
năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải 
quyết những vấn đề thực tiễn. 
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi 
học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học 
cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. Dạy học tích hợp liên môn là. dạy 
học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học "Tích hợp" là nói đến 
phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung 
dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, 
để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. 
Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên 
quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo 
dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng 
lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Mức độ tích hợp cao 
hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học 
sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề 
trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng 
một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. 
1.Các chủ đề liên môn 
Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai 
hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá 
trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ: Kiến thức Vật lí và Công nghệ trong động cơ, máy 
phát điện; kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và 
Giáo dục Công dân trong giáo dục đạo đức, lối sống 
Các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học 
sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề 
tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết 
các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và 
phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển. Ngoài ra, dạy học các chủ đề tích 
hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến 
thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu 
biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. 
2.Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn 
Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên 
sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. 
Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng 
hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. 
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học 
lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, 
2 
nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của 
kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. 
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu 
hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và 
có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của 
mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn 
học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi 
mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ 
kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở 
trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động 
hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên 
môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn 
học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho 
giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên 
có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp 
3. Các bước xây dựng chủ đề tích hợp liên môn 
3.1. Các loại chủ đề dạy học 
Chủ đề đơn môn: Là các chủ đề được xây dựng bằng cách cấu trúc lại nội dung 
kiến thức theo môn học trên cơ sở nghiên cứu chương trình SGK hiện hành đảm bảo các 
yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ. 
Chủ đề liên môn: Bao gồm các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt 
chẽ với nhau (có thể đang trùng n ...  biệt hoặc có hệ thống 
kiến thức liên hệ tuyến tính theo trật tự các 
bài học. 
Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng 
thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và 
khác với nội dung trong sách giáo khoa. 
Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà người 
học đang sống do sự chậm cập nhật của 
nội dung sách giáo khoa. 
Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học 
sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật 
thông tin khi thực hiện chủ đề. 
Kiến thức thu được sau khi học thường là 
hạn hẹp trong chương trình, nội dung học. 
Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề 
thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung 
cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông 
tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của HS. 
Không thể hướng tới nhiều mục tiêu nhân 
văn quan trọng như: rèn luyện các kĩ năng 
sống và làm việc: giao tiếp, hợp tác, quản 
lý, điều hành, ra quyết định 
Có thề hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng 
làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, 
hợp tác. 
3.2. Các bước xây dựng chủ đề 
Có thể tóm tắt quy trình xâu dựng chủ đề tíc hợp liên môn qua các bước sau: 
- Xác định chủ đề 
- Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề 
- Xây dựng bảng mô tả 
- Biên soạn câu hỏi/bài tập 
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề 
- Tổ chức thực hiện chủ đề 
(1). Xác định tên chủ đề, thời lượng thực hiện: (Tổ nhóm thực hiện) 
Xác định tên chủ đề: Vào đầu năm học tổ nhóm chuyên mônrà soát nội dung 
chương trình, SGK hiện hành để điều chỉnh, sắp xểp hợp lý những nội dung trong SGK 
của từng môn học (Có thể loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, nhũng nội dung dạy học 
trùng nhau trên cơ sở mạch logic hợp lý; những nội dung không phù hợp với địa phương, 
điều kiện của nhà trường; những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không phù hợp 
mục tiêu giáo dục của chương trình hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá cao không phù 
hợp trình độ nhận thức và tâm lý lứa tuổi học sinh. Bổ sung, cập nhật những thông tin 
mới). Tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau có mối liên hệ về lí luận, thực tiễn từ đó cấu 
trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học thành chủ đề dạy học (giáo viên chịu trách nhiệm về 
tính khoa học, tính logic, đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ, phù hợp đối 
tượng học sinh. 
Thời lượng: Số lượng tiết cho một chủ đề nên có dung lượng vừa phải (khoảng 2 
đến 5 tiết) để việc biên soạn và tổ chức thực hiện khả thi, đảm bảo tổng số tiết của chương 
trình của từng môn sau khi biên soạn lại có chủ đề không vượt hoặc thiếu so với thời 
lượng quy định trong chương trình hiện hành. 
Sau khi xây dựng được tên chủ đề đưa vào phân phối chương trình, tổ/nhóm 
chuyên môn trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt và ban hành chính thức phân phối 
4 
chương trình mới làm cơ sở để tổ chức thực hiện dạy học, hoạt động giáo dục của đơn vị, 
đồng thời xác định các biện pháp, điều kiện cần thiết để thực hiện.Đây là cơ sở pháp lý để 
các cấp quản lý giáo dục thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo 
dục của đơn vị. 
(2). Xây dựng các mục tiêu cần đạt của chủ đề: (Tổ nhóm thực hiện) 
- Xây dựng mục tiêu: Tổ nhóm chuyên môn xây dựng mục tiêu về chuẩn kiến 
thức kỹ năng cần đạt của chủ đề phù hợp đối tượng học sinh của mình (dựa trên chuẩn 
kiến thức kỹ năng) 
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Tùy từng chủ đề, điều kiện cơ sở vật chất và 
đối tượng học sinh mà giáo viên chủ động lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật dạy học 
phù hợp: Nêu vấn đề, theo hợp đồng, theo dự án... Đặc biệt cần chú ý áp dụng đúng quy 
trình, các bước thực hiện của các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực theo 
quy định. 
- Hình thức tổ chức dạy học: Căn cứ vào các nội dung của chủ đề, đối tượng học 
sinh, điều kiện thực tế của nhà trường mà giáo viên lựa chọn hình thức dạy học phù hợp 
cho từng tiết của chủ đề: dạy học cả lớp, cá nhân, nhóm, ngoài trời, tham quan 
- Thiết bị dạy học: Khai thác và sử dụng tối đa, hiệu quả các phương tiện, thiết bị, 
đồ dùng dạy học, đặc biệt là phòng học bộ môn và thư viện nhà trường, tránh tình trạng dạy 
chay, dạy học nặng về lý thuyết hàn lâm, ít kỹ năng thực hành, không gắn với thực tiễn. 
(3). Xây dựng bảng mô tả: (Tổ nhóm thực hiện) 
Trên cơ sở mục tiêu chung của chủ đề tổ nhóm chuyên môn cụ thể hóa các mục 
tiêu cho từng nội dung theo cấp độ nhận thức ở bảng sau: 
Nội dung/chủ 
đề/chuẩn 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 
ND1 
ND2 
(4). Biên soạn câu hỏi /bài tập: (Tổ nhóm thực hiện) 
Với mỗi chủ đề đã xây dựng, xác định được mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, 
thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm 
tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn 
các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ 
chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề đã xây dựng. 
Lưu ý: Hệ thống các câu hỏi/ bài tập đã xây dựng được cụ thể trong bảng bước 
3, và trong thiết kế tiến trình dạy học ở bước 6. 
(5). Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề: (Tổ nhóm thực hiện) 
Nội dung Hình thức tổ 
chức dạy học 
Thời 
lượng 
Thời 
điểm 
Thiết bị DH, 
Học liệu 
Ghi chú 
ND1 
ND2 
(6). Tổ chức thực hiện chủ đề 
Tiến trình dạy học chủ đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có 
thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt 
5 
động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. (Hoạt 
động này được tổ chức thành các hoạt động cụ thể gồm : 
Hoạt động 1. Khởi động/mở bài (1. Mục tiêu; 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh; 
3. Cách thức tiến hành hoạt động 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (1. Mục tiêu; 2. Nhiệm vụ học tập của 
học sinh; 3. Cách thức tiến hành hoạt động: Bước 1. Giao nhiệm vụ, Bước 2. Thực hiện 
nhiệm vụ được giao, Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận, Bước 4. Đánh giá kết quả 
Hoạt động 3. Luyện tập (1. Mục tiêu; 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh; 3. Cách 
thức tiến hành hoạt động) 
Hoạt động 4. Vận dụng (1. Mục tiêu; 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh; 3. Cách 
thức tiến hành hoạt động.) 
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng (1. Mục tiêu; 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh. 3. 
Cách thức tiến hành hoạt động) 
Trong một chủ đề có nhiều tiết học thì có thể soạn chung, không phải tách ra theo 
từng tiết, không phải lặp lại những phần chung (như: mục tiêu chung của chủ đề, yêu cầu 
chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ... những nội dung này chỉ ghi một lần nhưng đã phản 
ánh đầy đủ cho cả chủ đề). 
Chủ đề có nhiều tiết học thì giáo viên chủ động phân phối thời lượng, kiến thức phù hợp 
theo đối tượng học sinh; việc ghi sổ đầu bài theo thứ tự tiết trong phân phối chương trình. 
Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân 
công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi 
dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực 
hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau: 
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả 
năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực 
hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú 
nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện 
nhiệm vụ. 
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực 
hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp 
hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên". 
- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và 
kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với 
nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện 
nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học 
được thông qua hoạt động. 
Mỗi chủ đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được 
thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số 
bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự 
một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chủ đề đã thiết kế. 
4. Ví dụ về một bài dạy liên môn 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN 
I. Mục Tiêu 
1. Kiến thức: 
6 
- Nhằm giúp chúng em ứng xử và xử lí tình huống thực tế trong cuộc sống hàng ngày. 
- Biết vận dụng kiến thức của các môn học để xử lí, giải thích các sự việc xảy ra với bản 
thân và mọi người xung quanh. Qua đó giúp chúng ta thấy được lợi ích của việc ứng dụng 
các môn học vào đời sống thực tế. 
- Giúp học sinh biết cách sơ cứu khi bị gãy xương cẳng tay 
- Học sinh biết cách dùng hoá chất để khử trùng vết thương 
- Biết ước lượng khoảng cách để dùng nẹp cho hợp lí 
- Biết vận dụng và sử dụng những gì sẵn có xung quanh để sơ cứu nhanh chóng và kịp 
thời 
- Nhận biết và tánh được những tình huống,những trò chơi nguy hiểm dẫn đến gãy xương 
2. Kĩ năng: 
- Giúp học sinh có khả năng giải quyết vấn đề,tư duy hành động quyết đoán 
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để phát triển năng lực, trí tuệ ở các mức độ từ đơn 
giản đến phức tạp. 
*Kĩ năng sống: 
- Kĩ năng hợp tác,phối hợp để xử lí tình huống,chia sẻ kinh nghiệm 
- Kĩ năng tìm kiếm,quan sát để vận dụng vào tình huống thực tại 
3. Thái độ 
Giáo dục học sinh biết giúp đỡ bạn bè khi gặp tai nạn 
II. Phương pháp dạy học 
Dạy học tình huống 
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Giáo viên 
- Tình huống dạy học 
- Các dụng cụ băng bó vết thương 
- Một số loại thuốc thông dụng 
2. Học sinh 
- Kiến thức của các môn học có liên quan đến việc giải quyết tình huống 
- Dụng cụ sơ cứu tại chỗ 
IV. Tiến trình dạy học 
Bước 1. Nhận biết vấn đề: 
Tình huống như sau: Ở phía sau vườn trường có 1 cây xoài nhà người dân cạnh 
đó chìa sang với những cành xum xuê trái chín và ngọt lịm. Tôi và mấy đứa bạn lên kế 
hoạch rủ nhau kiếm vài trái để thỏa cơn thèm và nhất trí thực hiện vào buổi trưa yên tĩnh 
và vắng bóng người qua lại. Thằng bạn tôi đang đứng chễm trệ trên hàng rào tường cao 
chót vót với tay kéo cành xoài xuống hái thì không may “con cún” nằm ngủ dưới gốc xoài 
thấy động sủa om sòm và chủ nhà phát hiện chạy ra, bạn tôi nó hoảng sợ, luống cuống 
trượt chân ngã xuống và gãy tay. Trước đó vài phút chúng tôi đang còn hí hửng chuẩn bị 
được thưởng thức vị ngon ngọt của những trái xoài chín thì bây giờ cả bọn sợ hốt hoảng 
không biết phải làm gì khi thấy bạn mặt tím tái vì đau rên rỉ và khóc. Rất may có một anh 
học sinh lớp 8 lại giúp chúng tôi anh ấy xử lí tình huống rất bình tĩnh nhanh nhẹn giống 
như các cô y tá. Các bạn biết anh ấy đã xử lí như thế nào không? 
Tìm hiểu, nhớ lại nội dung bài học và xem lại nội dung các kiến thức của các liên 
môn liên quan có thể áp dụng và giải quyết được trong tình huống đã đưa ra. 
7 
Học sinh biết áp dụng kiến thức các môn học được học trong trường để giải quyết 
tình huống trên như: 
+ Môn Toán: Ước lượng kích thước nẹp hơp lí 
+ Môn Hóa học: Biết cách sử dụng hóa chất để khử trùng vết thương 
+ Môn Giáo dục công dân: Bài học về tình bạn, tình người, tinh thần tập thể, hoạn nạn 
cùng chia sẻ, biết nhận lỗi trước những việc làm sai trái. 
+ Môn Sinh học: Cách sơ cứu và băng bó khi bị gãy xương cẳng tay 
+ Kỹ năng sống: Sử dụng những gì sẵn có xung quanh để sơ cứu kịp thời, chú ý khi vui 
chơi tránh những trò nguy hiểm có thể gây tai nạn gãy xương. 
Bước 2. Tìm các phương án giải quyết: 
Với tình huống có liên quan tới “Gãy xương cẳng tay” chúng ta có thể vận dụng 
kiến thức thực tế để xử lí tình huống một cách có cơ sở khoa học, y học và đảm bảo vệ 
sinh. Qua đó chúng ta sẽ thấy vai trò quan trọng của việc tiếp thu kiến ở tất cả các môn 
học. Từ đó sẽ giúp chúng ta cố gắng học tập tốt hơn, rèn luyện thể chất và trí tuệ của bản 
thân hơn nữa để dáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước là thực hiện mục tiêu đào tạo 
những con người lao động linh họat, năng động sáng tạo, có kĩ năng sống để có thể dễ 
dàng giải quyết những tình huống và là cơ sở để các em có thể tự bảo vệ chính cơ thể các 
em khỏi các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. 
Bước 3. Quyết định phương án giải quyết: 
Khi gặp người bị tai nạn gãy xương cần thực hiện ngay các thao tác: 
*Bước 1: Đặt nạn nhân nằm yên, trường hợp gãy xương kín ở bên trong, không thấy 
xương chọc ra ngoài, điều quan trọng nhất là phải cố định giữ cho tay hoặc chân bị gãy ở 
tư thế bất động. Làm như vậy để nạn nhân đỡ đau, khi di chuyển nạn nhân không nguy 
hiểm, chỗ gãy sẽ chóng lành. 
*Bước 2: 
- Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương: lấy 1 miếng băng y tế rồi 
đổ ít nước uống (Nước sạch) nhẹ nhàng lau sạch xung quanh vết thương. Nếu vết thương 
trầy xước và chảy máu cần lấy nước muối sinh lý rửa qua rồi dùng dung dịch Povidine 
5% để bôi lên vết thương đây là một dung dịch Iot hữu cơ, nó có tính kháng khuẩn tốt (Ở 
trong bệnh viện dùng nó để rửa vết thương và dùng nó ở nồng độ cao hơn (Povidine 10%) 
để sát trùng trước khi mổ). 
*Bước 3: 
Tiến hành sơ cứu : Dụng cụ phải có nẹp, băng y tế và vải sạch 
- Đặt 2 nẹp gỗ (tre) dài 30-40cm, rộng 4-5cm vào 2 bên chỗ xương gãy. 
- Lót vải mềm gấp dày vào 2 chỗ đầu xương. 
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy. Mục đích của việc cố định xương 
gãy là để: Giảm đau, phòng sốc, hạn chế sự di lệch của đầu xương bị gãy (tránh gây tổn 
thương mạch máu, thần kinh, phần mềm nơi gãy, tránh gãy kín thành gãy hở) 
*Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống 
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng 
tạo, giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành, khắc sâu và nhớ lâu hơn 
những gì được học ở trường, rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản, kỹ năng giải quyết tình 
huống trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi của các em. 
Tiếp thu lí thuyết thì dễ nhưng khi áp dụng vào thực tế sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh, thông 
qua những tình huống thực tế chúng em sẽ có cách xử lý hiệu quả hơn. 
8 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trường Đại học sư phạm Hà Nội – Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề 
nghiệp giáo viên Tiểu học hạng III, THCS hạng II, Nhà xuất bản Đại học sư phạm 2017. 
2. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường, Lí luận dạy học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Sư 
phạm, 2014. 
3. Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội, Dạy học theo hướng hình thành và phát triển 
năng lực người học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2016. 
4. Robert J. Marzano -Nguyễn Hồng Vân (dịch), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nhà 
xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2013. 
5. Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2016. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_ly_luan_ve_day_hoc_tich_hop_lien_mon_theo_dinh_huong.pdf