Một số khó khăn, cản trở cần khắc phục để xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển

Bài viết khái quát những kết quả tích cực bước đầu của Chính phủ trong công tác

chỉ đạo, điều hành theo hướng xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, phục

vụ người dân và doanh nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu ban đầu, nội dung của bài viết

tập trung trình bày một số khó khăn, cản trở cần phải vượt qua để xây dựng Nhà nước

kiến tạo phát triển. Đó là: 1) Chưa có sự chuyển biến đồng bộ và mạnh mẽ trong cả hệ

thống chính trị theo hướng xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển; 2) Những hạn chế,

bất cập đang tồn tại trong hoạt động của hệ thống quản lý Nhà nước; 3) Tình trạng

tham nhũng, lãng phí chậm được ngăn chặn và đẩy lùi; 4) Những hạn chế tồn tại trong

việc xử lý mối quan hệ giữa tăng cường quản lý Nhà nước với mở rộng dân chủ trong

hoạt động kinh tế, Bài viết khẳng định tháo gỡ những khó khăn, cản trở đó vừa là

điều kiện, vừa là nội dung của xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, tạo nền

tảng để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ yêu cầu phát triển

nhanh và bền vững đất nước.

Một số khó khăn, cản trở cần khắc phục để xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển trang 1

Trang 1

Một số khó khăn, cản trở cần khắc phục để xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển trang 2

Trang 2

Một số khó khăn, cản trở cần khắc phục để xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển trang 3

Trang 3

Một số khó khăn, cản trở cần khắc phục để xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển trang 4

Trang 4

Một số khó khăn, cản trở cần khắc phục để xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển trang 5

Trang 5

Một số khó khăn, cản trở cần khắc phục để xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển trang 6

Trang 6

Một số khó khăn, cản trở cần khắc phục để xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển trang 7

Trang 7

Một số khó khăn, cản trở cần khắc phục để xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 14100
Bạn đang xem tài liệu "Một số khó khăn, cản trở cần khắc phục để xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số khó khăn, cản trở cần khắc phục để xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển

Một số khó khăn, cản trở cần khắc phục để xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển
185 
MỘT SỐ KHÓ KHĂN, CẢN TRỞ CẦN KHẮC PHỤC 
ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN 
GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn 
Hội đồng KH&ĐT, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Tóm tắt 
Bài viết khái quát những kết quả tích cực bước đầu của Chính phủ trong công tác 
chỉ đạo, điều hành theo hướng xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, phục 
vụ người dân và doanh nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu ban đầu, nội dung của bài viết 
tập trung trình bày một số khó khăn, cản trở cần phải vượt qua để xây dựng Nhà nước 
kiến tạo phát triển. Đó là: 1) Chưa có sự chuyển biến đồng bộ và mạnh mẽ trong cả hệ 
thống chính trị theo hướng xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển; 2) Những hạn chế, 
bất cập đang tồn tại trong hoạt động của hệ thống quản lý Nhà nước; 3) Tình trạng 
tham nhũng, lãng phí chậm được ngăn chặn và đẩy lùi; 4) Những hạn chế tồn tại trong 
việc xử lý mối quan hệ giữa tăng cường quản lý Nhà nước với mở rộng dân chủ trong 
hoạt động kinh tế, Bài viết khẳng định tháo gỡ những khó khăn, cản trở đó vừa là 
điều kiện, vừa là nội dung của xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, tạo nền 
tảng để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ yêu cầu phát triển 
nhanh và bền vững đất nước. 
Từ khóa: Nhà nước kiến tạo phát triển; đổi mới đồng bộ và mạnh mẽ 
I. NHỮNG KẾT QUẢ BƢỚC ĐẦU CỦA XÂY DỰNG MÔ HÌNH 
NHÀ NƢỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN 
Giáo sư người Mỹ Chalmers shby Johnson được coi là người đầu tiên đưa 
ra khái niệm về Nhà nước kiến tạo phát triển. Theo ông, Nhà nước kiến tạo phát 
triển là một mô hình quản lý Nhà nước, trong đó Nhà nước đề ra các chính sách 
mang tính định hướng phát triển, tạo môi trường và điều kiện cho các chủ thể 
kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, tăng 
cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh 
tế vĩ mô và nâng cao mức sống của người dân. Đến nay, tuy đang tồn tại khái 
niệm khác nhau về Nhà nước kiến tạo phát triển, nhưng khái niệm của 
C. A. Johnson được đánh giá là khái niệm nền tảng. 
186 
Trong mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, Nhà nước tập trung vào việc 
xác định đường hướng mục tiêu chung, tạo lập khuôn khổ thể chế phù hợp và các 
điều kiện cần thiết để các chủ thể phát huy năng lực, sức sáng tạo tìm kiếm lợi 
ích hợp pháp của mình và đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng xã 
hội, thị trường sẽ đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực vào 
những mục tiêu hợp lý và có hiệu quả. Đồng thời, với chức năng được xã hội ủy 
quyền, Nhà nước, một mặt, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã 
hội (Corporate Social Responsibility - CSR), mặt khác, sử dụng các công cụ điều 
tiết, chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập để thực hiện các nhiệm vụ xã 
hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, thu hẹp chênh lệch giàu 
nghèo. Trong mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, tính chất “của dân” đòi hỏi 
Nhà nước phải xây dựng và hiện thực hóa cơ chế để người dân có thể giám sát 
một cách thực chất hoạt động của chính quyền, phải tăng cường sự công khai, 
minh bạch và trách nhiệm giải trình. 
Thật ra, mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển không phải là vấn đề hoàn 
toàn mới mẻ với nước ta. Những khía cạnh khác nhau về bản chất, nguyên tắc, 
nội dung và điều kiện xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển đã được đề 
cập trong các nghiên cứu về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa, về đổi mới quản lý Nhà nước phù hợp với yêu cầu 
phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Nhưng gần đây, 
vấn đề này được đề cập một cách trực diện hơn và được yêu cầu thực hiện một 
cách quyết liệt hơn. 
Trong bài phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức tại kỳ họp thứ nhất Quốc 
hội khóa 14 (ngày 26/7/2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: 
“Với cương vị là người đứng đầu Cơ quan Hành chính Nhà nước cao nhất, tôi sẽ 
cùng tập thể Chính phủ kế thừa và phát huy những thành tựu của 30 năm đổi 
mới; tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi; khắc phục hạn chế, yếu kém; vượt qua 
khó khăn thách thức; nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, 
hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân 
đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm 
vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới và tạo điều kiện để tiếp tục phát triển bền 
vững trong một tương lai xa hơn”. 
187 
Tinh thần quyết tâm đó của người đứng đầu Chính phủ đã được thể hiện rõ 
trong việc đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô năm 2016. 
Vượt qua những khó khăn, thách thức trong năm 2016, nước ta đã đạt được 
những kết quả tích cực trên các mặt kinh tế - xã hội. Nhiều vấn đề bức xúc về 
kinh tế - xã hội, nhiều khó khăn của doanh nghiệp đã từng bước được tháo gỡ; 
những vấn đề mới, phức tạp phát sinh được xử lý kịp thời. Các bộ, ngành đã tập 
trung hơn vào việc xây dựng thể chế, quản lý điều hành bằng luật pháp, cơ chế 
chính sách, công cụ kinh tế; dần dần hạn chế sự can thiệp bằng mệnh lệnh hành 
chính vào các hoạt động kinh tế. Kỷ cương, kỷ luật hành chính được tăng cường. 
Đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 11/13 chỉ tiêu của kế hoạch đề ra cho 
năm 2016. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tốc độ tăng 
trưởng kinh tế đạt mức khá cao; chính trị, xã hội ổn định; đời sống nhân dân từng 
bước được cải thiện, Nhờ nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ trong việc tháo gỡ 
khó khăn, rào cản, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh, năm 2016 là 
năm ghi nhận những kỷ lục về số doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đầu tư trực 
tiếp nước ngoài (FDI) được đăng ký; số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được 
giải ngân, Đặc biệt, trong năm 2016, Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ 
được thành lập, đã kiểm tra thường xuyên, đôn đốc kịp thời các bộ, ngành và địa 
phương triển khai các nhiệm vụ được giao trong các nghị quyết của Chính phủ 
và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua hoạt động của Tổ Công tác, số nhiệm 
vụ tồn đọng, chưa hoàn thành đã giảm nhiều so với các năm trước đây. 
Có thể khẳng định, những kết quả tích cực đạt được trong thực hiện nhiệm 
vụ phát triển kinh tế - xã hội đã thực sự tạo ra không khí mới, động lực mới, 
niềm tin và kỳ vọng mới; có ý nghĩa chiến lược, tạo tiền đề, nền tảng quan trọng 
cho thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. 
II. MỘT SỐ KHÓ KHĂN CẢN TRỞ CẦN THÁO GỠ 
Tuy nhiên, những kết quả tích cực và đầy hứa hẹn đó mới chỉ là bước đầu. 
Chuyển từ mô hình Nhà nước điều hành trực tiếp hiện nay sang mô hình Nhà 
nước kiến tạo phát triển là một quá trình hết sức phức tạp với nhiều khó khăn, 
cản trở cần phải tháo gỡ. 
Dưới đây xin nêu một số khó khăn, cản trở chủ yếu. 
Thứ nhất, chưa có sự chuyển biến đồng bộ và mạnh mẽ trong cả hệ thống 
chính trị theo hướng xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển. 
188 
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự 
phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện 
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2). Việc Thủ tướng Chính phủ 
Nguyễn Xuân Phúc xác định việc “Xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển và 
liêm chính” là phù hợp với cương vị người đứng đầu Cơ quan Hành pháp (Chính 
phủ). Song để xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển theo đúng nghĩa 
đầy đủ, bên cạnh nỗ lực của Chính phủ, đòi hỏi phải có sự chuyển biến đồng bộ 
cả trong hệ thống các cơ quan thực hiện quyền lập pháp và các cơ quan thực hiện 
quyền tư pháp ở tất cả các cấp trong hệ thống chính quyền Nhà nước. 
Trong năm 2016, bên cạnh những chuyển biến tích cực trong việc hướng 
tới xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, qua quan sát thực tế có thể 
thấy hai hạn chế nổi bật: 1) Sự chuyển biến của hệ thống các cơ quan hành pháp 
(Chính phủ và Ủy ban nhân dân) có vẻ mạnh hơn so với sự chuyển biến của hệ 
thống các cơ quan lập pháp và tư pháp; 2) Chưa bảo đảm chuyển biến mạnh mẽ 
và đồng bộ giữa các bộ, ngành trực thuộc Chính phủ và giữa các chính quyền địa 
phương. Thật ra, trong thời gian ngắn ngủi của một nhiệm kỳ mới của hệ thống 
Nhà nước ở cả Trung ương và địa phương, khó có thể đạt được yêu cầu mạnh mẽ 
và đồng bộ ở tất cả các bộ phận trong hệ thống. Dẫu sao, đánh giá một cách đúng 
đắn tình hình này là cần thiết để xác định những biện pháp thiết thực cho những 
năm tiếp theo của quá trình xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển. 
Theo Hiến pháp năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam là “Lực lượng lãnh 
đạo Nhà nước và xã hội” (Điều 4). Bởi vậy, để bảo đảm yêu cầu đồng bộ và 
mạnh mẽ trong việc xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển và liêm 
chính, cần có sự chuyển biến đồng bộ và mạnh mẽ trong hệ thống các cơ quan 
của Đảng với việc thực hiện nhiệm vụ này. Có thể nêu ra một số việc cơ bản cần 
quan tâm: 1) Đảng cần khẳng định rõ định hướng đổi mới quản lý Nhà nước 
thông qua xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển và liêm chính; 2) Thúc 
đẩy đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế; 3) Nghiên cứu đổi mới nội 
dung và phương thức “lãnh đạo Nhà nước và xã hội” phù hợp với nguyên tắc thị 
trường hiện đại và hội nhập quốc tế, 
Thứ hai, những hạn chế, bất cập đang tồn tại trong hoạt động của hệ thống 
quản lý Nhà nước. 
Trong 30 năm qua, những đổi mới cơ bản của quản lý Nhà nước là một 
trong những yếu tố cơ bản tạo nên những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới 
189 
ở nước ta. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống Nhà nước cũng bộc lộ ngày càng 
rõ những yếu kém, bất cập cản trở xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát 
triển và liêm chính. 
Có thể nêu một số ví dụ cụ thể: 
- Chất lượng thể chế còn thấp. Một số chính sách không phù hợp với thực 
tế, không bắt nguồn từ thực tế nên không đi vào thực tế được. Có tình trạng “cục 
bộ” trong ban hành và thực thi một số chính sách kinh tế - xã hội. 
- Đang tồn tại khá phổ biến tình trạng “nói không đi đôi với làm”, “trên bảo 
dưới không nghe”, “né tránh, đùn đẩy trách nhiệm”,... 
- Cải cách hành chính chậm trễ; bộ máy quản lý Nhà nước cồng kềnh, chi 
phí cho hoạt động cao, nhưng hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả; tồn tại nhiều 
bất cập trong công tác cán bộ; chất lượng cán bộ công chức thấp kém;... 
- Đang tồn tại tình trạng bản thân cơ quan, cán bộ và công chức thực thi 
pháp luật lại vi phạm pháp luật, thậm chí “bao che, bảo kê” cho những cá nhân, 
tổ chức vi phạm pháp luật. 
- Tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ (bao cấp) của Nhà nước, thậm chí dựa vào cơ 
quan quản lý Nhà nước để mưu lợi cá nhân, 
- Tình trạng bất bình đẳng trong đầu tư và kinh doanh tồn tại nhiều năm 
nay nhưng chưa được xử lý một cách cơ bản. 
- Sự chậm trễ và kém hiệu quả trong đổi mới hệ thống doanh nghiệp Nhà 
nước do ràng buộc “doanh nghiệp Nhà nước là nòng cốt cuả kinh tế Nhà nước và 
là công cụ vật chất để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế”. 
Đây là khó khăn, cản trở trực tiếp với quá trình đổi mới quản lý Nhà nước, 
trong đó có việc xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển và liêm chính. 
Để vượt qua khó khăn, cản trở lớn này, đòi hỏi phải có những cán bộ lãnh đạo và 
các nhà hoạch định chiến lược có năng lực, tận tụy và tâm huyết với sự phát triển 
đất nước, luôn đặt lợi ích đất nước và dân tộc lên trên lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, 
đó mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải tạo sự thay đổi trong nhận thức 
và hành động của cả cộng đồng xã hội và của cán bộ, công chức ở tất cả các cấp 
trong hệ thống quản lý Nhà nước. Rõ ràng là nếu chỉ có sự thay đổi trong tư duy 
nhận thức và trong hành động của bộ phận “thượng tầng”, mà không có sự thay 
đổi đồng bộ trong phạm vi xã hội và trong tất cả các cấp của hệ thống bộ máy 
190 
quản lý Nhà nước sẽ xuất hiện những cản trở với việc xây dựng Nhà nước kiến 
tạo phát triển. Sự thay đổi trong nhận thức và hành động ứng xử của mỗi công 
dân trên cơ sở ý thức đầy đủ quyền và trách nhiệm đã được Hiến định sẽ tạo áp 
lực thúc đẩy sự thay đổi nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức. 
Thứ ba, tình trạng tham nhũng, lãng phí có xu hướng ngày càng phổ biến 
và trầm trọng. 
Đảng và Nhà nước đã ban hành hàng loạt chủ trương và các văn bản pháp 
quy nhằm phòng, chống tệ nạn tham nhũng, lãng phí. Hệ thống tổ chức thực hiện 
nhiệm vụ này cũng được kiện toàn từ Trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, tệ nạn 
tham nhũng, lãng phí có chiều hướng tăng lên, hiệu quả của công tác phòng, 
chống vẫn chưa đạt được kết quả mong đợi. 
Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam được đánh giá là nghiêm trọng, với 
những biểu hiện vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộ liễu, xảy ra trên nhiều 
lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. Tham nhũng xảy ra ngay trong các cơ quan bảo 
vệ pháp luật, là những cơ quan cầm cân, nảy mực, đại diện cho công lý và công 
bằng xã hội, như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án,... Không những người có 
chức, có quyền mới có hành vi tham nhũng, mà cán bộ, công chức, viên chức có 
chức vụ thấp hoặc không có chức vụ lãnh đạo, quản lý, cũng tham nhũng dưới 
hình thức “nhũng nhiễu”, gây khó dễ cho những đối tượng có liên quan. Không ít 
cán bộ, công chức và người dân coi việc hối lộ cho công chức và việc công chức 
nhận hối lộ khi giải quyết công việc là chuyện bình thường. 
Đã từ lâu, tham nhũng đã được cảnh báo là “quốc nạn”, là loại “giặc nội 
xâm”, làm xói mòn lòng tin của dân với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của 
Nhà nước và đe dọa sự tồn vong của chế độ. Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng là 
nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Nếu không vượt qua được khó khăn, cản 
trở này, không thể nói đến việc xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển 
và liêm chính. 
Thứ tư, khó khăn, bất cập trong việc xử lý mối quan hệ giữa tăng cường 
quản lý của Nhà nước với phát huy dân chủ, thu hút rộng rãi các lực lượng xã hội 
vào phát triển và quản lý sự phát triển. 
Nhà nước kiến tạo phát triển là Nhà nước không làm thay dân mà phải tập 
trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi 
191 
người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp 
cho xã hội. Việc phát huy dân chủ trong quản lý Nhà nước thể hiện đồng thời 
trên ba mặt: 1) Người dân được quyền tự do thực hiện hoạt động kinh doanh 
trong tất cả các lĩnh vực mà Nhà nước không cấm; 2) Người dân và các tổ chức 
có quyền tham gia vào quá trình hình thành hệ thống pháp luật, cơ chế chính 
sách, đặc biệt là các quy định liên quan trực tiếp đến họ; 3) Đề cao trách nhiệm 
giải trình của Nhà nước, bảo đảm người dân và các tổ chức thực hiện quyền giám 
sát hoạt động của Nhà nước bằng các hình thức thích hợp. 
Xét trên cả ba mặt đó, bên cạnh những kết quả tích cực, chủ yếu là trong 
việc bảo đảm “quyền tự do thực hiện hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh 
vực mà Nhà nước không cấm”, việc bảo đảm dân chủ trong quản lý Nhà nước 
vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc thu hút sự tham gia của người dân và các tổ 
chức vào hình thành các loại pháp luật, cơ chế chính sách khác nhau mang nặng 
tính hình thức. Có tình trạng nội dung cơ chế chính sách thiên về bảo đảm lợi ích 
và sự thuận lợi của chính họ hơn là lợi ích và thuận lợi của các cộng đồng thuộc 
đối tượng điều chỉnh. Thực thi trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý 
Nhà nước còn là vấn đề xa vời. Nói một cách khái quát, nhiều vấn đề của quản lý 
Nhà nước, “dân không biết, không bàn, không kiểm tra”. Với thực tế này, hoạt 
động quản lý Nhà nước hiện đang tồn tại khoảng cách khá xa so với yêu cầu xây 
dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển. 
Việc mở rộng dân chủ trong quá trình xây dựng Nhà nước kiến tạo phát 
triển cũng hàm ý thực hiện phân công, phân cấp và ủy quyền một cách hợp lý 
giữa các cấp và các cơ quan trong hệ thống quản lý Nhà nước. Yêu cầu cần quán 
triệt là “giao quyền cho cấp nào có khả năng giải quyết hiệu quả nhất vấn đề phát 
sinh” và “bảo đảm sự tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm”. Trong thực 
tế, đây cũng là lĩnh vực đang tồn tại nhiều vấn đề bức xúc cần được nghiên cứu 
giải quyết để bảo đảm tính thống nhất của toàn bộ nền kinh tế, phát huy lợi thế 
của từng vùng, phát triển quan hệ liên kết nội dùng và giữa các vùng phục vụ 
phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững đất nước. 
192 
Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Xuân Phúc: Bài phát biểu sau Lễ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ 
họp thứ nhất Quốc hội khóa 14. Chinhphu.vn, ngày 27/6/2016. 
2. Chính phủ: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, phương hướng 
và nhiệm vụ kế hoạch năm 2017. Chinhphu.vn, ngày 20/10/2016. 
3. Chalmers Ashby Jonhson: Chapter 2 - The Development State: Odyssey 
of a concept, trong The Development State, Meredith Woo- Cumings 
(editor), Cornell University Press, New York, 1999. 
4. Daron Acemoglu & James Robinson: Tại sao các quốc gia thất bại - 
Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói. NXB Trẻ, 2013. 
5. Vũ Minh Khương: Việt Nam trước thách thức xây dựng Nhà nước kiến 
tạo phát triển. Vietnamnet.vn, ngày 16/5/2009. 
6. Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên): Phát triển đất nước thành nước công 
nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. NXB Khoa học 
xã hội, 2015. 
7. Nguyễn Kế Tuấn: Nhà nước kiến tạo phát triển - Nhân tố trọng yếu 
trong phát triển đất nước. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đề tài cấp Nhà 
nước KX.04.07/11-15. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 10/2013. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kho_khan_can_tro_can_khac_phuc_de_xay_dung_mo_hinh_nh.pdf