Một số giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học lý thuyết cho sinh viên trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội

Tóm tắt: Một trong những đặc thù đối với sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất đó là yếu

tố về năng khiếu TDTT. Chính vì yếu tố thực hành, nên việc học các môn lý thuyết hầu hết sinh

viên luôn cảm thấy áp lực, thậm chí được coi là những môm học khô khan, tính thực tế thấp, tính

trừu tượng cao nên phần nào khó hiểu và dễ gây nhàm chán trong quá trình học tập. Do đó, việc

tạo hứng thú cho người học trong quá trình học tập lý thuyết là việc làm cần thiết để tránh những

giờ học trôi qua một cách kém hiệu quả. Vì vậy, cần tổ chức hoạt động học tập để nhằm nâng cao

hơn nữa hiệu quả của giờ học. Bài viết bước đầu đưa ra một số giải pháp nâng cao hứng thú trong

giờ học lý thuyết cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội.

Từ khóa: Giải pháp nâng cao hứng thú học tập, giờ học lý thuyết, sinh viên Trường Đại học

Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.

Abstract: One of the characteristics for students specialized in physical education is that the

element of sports talent. Due to practical factors, the study of theoretical subjects makes most

students feel pressure, it is even considered dry sciences, low practicality, high abstraction so

somewhat confusing and easily boring during learning. Therefore, creating an interest for

learners in the process of theoretical learning is necessary to avoid inefficient lessons. So, it is

necessary to organize learning activities in order to further improve the effectiveness of class

hours. The article initially provides some solutions to enhance the interest in theoretical lessons

for students of Hanoi University of Physical Education and Sports

Keywords: Solutions to improve the excitement of learning, theoretical lessons, students of

Hanoi University of Physical Education and Sports.

Một số giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học lý thuyết cho sinh viên trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội trang 1

Trang 1

Một số giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học lý thuyết cho sinh viên trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội trang 2

Trang 2

Một số giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học lý thuyết cho sinh viên trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội trang 3

Trang 3

Một số giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học lý thuyết cho sinh viên trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội trang 4

Trang 4

Một số giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học lý thuyết cho sinh viên trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 03/01/2022 9540
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học lý thuyết cho sinh viên trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học lý thuyết cho sinh viên trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội

Một số giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học lý thuyết cho sinh viên trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội
 56 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ 
TRONG GIỜ HỌC LÝ THUYẾT CHO SINH VIÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI 
CN. Vũ Thị Huyễn, ThS. Đào Thị Hương* 
TS. Nguyễn Duy Quyết** 
1. Đặt vấn đề 
Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong 
học tập và làm việc, không có việc gì 
người ta không làm được dưới ảnh hưởng 
của hứng thú. M.Gorki từng nói: “Thiên 
tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. 
Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính 
tích cực nhận thức, giúp người học học tập 
đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy 
mạch nguồn của sự sáng tạo. Sự hứng thú 
thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao 
độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự 
hứng thú gắn liền với tình cảm của con 
người, nó là động cơ thúc đẩy con người 
tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi 
được làm việc phù hợp với hứng thú, dù 
phải khó khăn, con người cũng vẫn cảm 
thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. 
Ngược lại, nếu không có hứng thú, dù là 
hành động gì cũng sẽ không đem lại kết 
quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, 
sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có 
hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết 
quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất 
hiện cảm xúc tiêu cực. Thực tế cho thấy, 
một trong những đặc thù đối với sinh viên 
chuyên ngành giáo dục thể chất là yếu tố 
về năng khiếu TDTT. Chính vì yếu tố thực 
hành, nên việc học các môn lý thuyết luôn 
là áp lực đối với SV, thậm chí được coi là 
những môm học khô khan, tính thực tế 
thấp, tính trừu tượng cao nên phần nào khó 
hiểu và dễ gây nhàm chán trong quá trình 
học tập. Do đó, việc tạo hứng thú cho 
người học trong quá trình học tập là việc 
làm cần thiết để tránh những giờ học trôi 
qua một cách kém hiệu quả. Vì vậy, cần tổ 
Tóm tắt: Một trong những đặc thù đối với sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất đó là yếu 
tố về năng khiếu TDTT. Chính vì yếu tố thực hành, nên việc học các môn lý thuyết hầu hết sinh 
viên luôn cảm thấy áp lực, thậm chí được coi là những môm học khô khan, tính thực tế thấp, tính 
trừu tượng cao nên phần nào khó hiểu và dễ gây nhàm chán trong quá trình học tập. Do đó, việc 
tạo hứng thú cho người học trong quá trình học tập lý thuyết là việc làm cần thiết để tránh những 
giờ học trôi qua một cách kém hiệu quả. Vì vậy, cần tổ chức hoạt động học tập để nhằm nâng cao 
hơn nữa hiệu quả của giờ học. Bài viết bước đầu đưa ra một số giải pháp nâng cao hứng thú trong 
giờ học lý thuyết cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. 
Từ khóa: Giải pháp nâng cao hứng thú học tập, giờ học lý thuyết, sinh viên Trường Đại học 
Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội. 
Abstract: One of the characteristics for students specialized in physical education is that the 
element of sports talent. Due to practical factors, the study of theoretical subjects makes most 
students feel pressure, it is even considered dry sciences, low practicality, high abstraction so 
somewhat confusing and easily boring during learning. Therefore, creating an interest for 
learners in the process of theoretical learning is necessary to avoid inefficient lessons. So, it is 
necessary to organize learning activities in order to further improve the effectiveness of class 
hours. The article initially provides some solutions to enhance the interest in theoretical lessons 
for students of Hanoi University of Physical Education and Sports 
Keywords: Solutions to improve the excitement of learning, theoretical lessons, students of 
Hanoi University of Physical Education and Sports. 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
 * Chuyên viên Phòng QLĐT&CTSV 
** Hiệu Trưởng Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 
 57 
chức hoạt động học tập để nhằm nâng cao 
hơn nữa hiệu quả của giờ học. 
2. Cơ sở lý luận về hứng thú học tập 
2.1. Khái niệm hứng thú học tập 
Hứng thú học tập là sự định hướng lựa 
chọn nhằm mục đích của việc vươn lên 
nắm các kiến thức học tập một cách sâu 
sắc và toàn diện, đồng thời vận dụng các 
kiến thức ấy vào cuộc sống. 
Trong hoạt động học tập và nghiên cứu 
sự xuất hiện hứng thú là đặc biệt quan 
trọng. Trong trường hợp đó, hứng thú 
được xác định như một xu hướng nhận 
thức của cá nhân có kèm theo những cảm 
xúc tốt trong quá trình thỏa mãn nhu cầu 
đối với một thông tin mới, trước hết và 
chủ yếu là nhờ vào các cảm giác trí tuệ 
như ngạc nhiên, ước đoán, tính rõ ràng và 
lòng tin tưởng. 
Hứng thú học tập bao gồm những yếu tố sau: 
- Yếu tố nhận thức: Là thái độ nhận thức 
của cá nhân đối với nội dung môn học ở 
một mức độ nào đó. Cá nhân ý thức được 
ý nghĩa và tầm quan trọng của kiến thức 
học tập, trong cuộc sống và đối với bản 
thân cá nhân, hứng thú với nó, muốn hiểu 
biết nó kỹ hơn, sâu sắc hơn. Như vậy, 
không có yếu tố nhận thức thì không có 
hứng thú học tập. Ngược lại, hứng thú học 
tập là điều kiện, để nhận thức nội dung 
môn học một cách cơ bản hơn, sâu sắc 
hơn. Tuy nhiên, thái độ nhận thức không 
phải là hứng thú học tập, nó không thể 
thay thế cho hứng thú học tập. 
- Yếu tố cảm xúc: Là thái độ cảm xúc 
đối với nội dung môn học. Nhưng thái độ 
cảm xúc nhất thời, diễn ra trong chốc lát 
chưa phải là biểu hiện của hứng thú học 
tập, mà là cảm xúc tích cực, bền vững của 
cá nhân đối với tri thức môn học. Vậy 
hứng thú học tập phải là sự kết hợp giữa 
nhận thức - xúc cảm tích cực, biểu hiện ra 
bên ngoài bằng hành động. 
2.2. Biểu hiện của hứng thú học tập 
Biểu hiện hứng thú trong học tập là sự 
say mê nắm kiến thức, luôn luôn tìm tòi 
học tập cái mới, tích cực và sáng tạo, vận 
dụng cái đã học vào hoạt động thực tiễn. 
Hứng thú học tập là sự kết hợp giữa yếu tố 
nhận thức và xúc cảm với nội dung của 
môn học. Do đó, nó tạo ra ở cá nhân sự 
tích cực và say mê hoạt động. Biểu hiện ở 
chỗ người học không chỉ nhằm vào tiếp 
thu tri thức các môn học, nắm vững tri 
thức đó, mà còn muốn mở rộng tri thức 
thuộc môn mình thích, việc mở rộng gắn 
liền với sự sáng tạo, tích cực, tìm tòi để 
chiếm lĩnh tri thức ở mức độ ngày càng 
hoàn thiện hơn, không dừng lại ở những 
biểu hiện bên ngoài, mà khám phá ra cái 
bản chất, cái bên trong của những sự kiện, 
hiện tượng được nghiên cứu. 
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự 
hình thành, phát triển hứng thú học tập 
Sự hình thành hứng thú học tập phụ 
thuộc vào nhiều yếu tố như nội dung bản 
thân môn học, phương pháp giảng dạy của 
người dạy, tính chất, trình độ, nhu cầu 
nhận thức của người học. 
Yếu tố bên trong: 
- Trình độ phát triển trí tuệ của người học 
Trình độ phát triển trí tuệ, trước hết giữ 
một vai trò nhất định trong việc hiểu biết 
giá trị và ý nghĩa của hoạt động, để tạo nên 
những tiền đề của hứng thú, sau đó nó giữ 
vai trò nhất định, trong việc giải quyết vấn 
đề và nhiệm vụ nhận thức, trong quá trình 
hình thành hứng thú riêng. 
Trình độ phát triển trí tuệ được xem là 
tiền đề của hứng thú học tập. Thể hiện ở tri 
thức, kinh nghiệm sống, khả năng lĩnh hội 
tri thức, tư duy giải quyết vấn đề đáp 
ứng được yêu cầu của hoạt động. 
- Năng lực của người học 
Đối với người học, việc hình thành năng 
lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó 
có hứng thú của người học đối với môn 
học là rất quan trọng. Hứng thú học tập sẽ 
kích thích các em tham gia hoạt động, phát 
huy năng lực, 
Năng lực, trình độ phát triển trí tuệ của 
người học là cơ sở dẫn đến thành công, 
khích lệ mạnh mẽ đối với sự hình thành và 
phát triển hứng thú cá nhân. 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
 58 
- Nhu cầu, động cơ của người học 
Người học đến trường với mục đích là 
tiếp thu kiến thức. Nhưng đằng sau mục 
đích chung này mỗi SVcó nhu cầu và động 
cơ học tập khác nhau. Từ đó, các em có 
thái độ và tình cảm riêng đối với môn học. 
Khi nội dung môn học không phù hợp với 
nhu cầu, động cơ học tập của cá nhân thì 
các em hứng thú thấp, không hứng thú 
với môn học. 
Yếu tố bên ngoài: 
- Giảng viên 
Giáo viên là người đảm nhận vai trò 
trung gian truyền thụ hệ thống tri thức đến 
người học, ảnh hưởng rất lớn đến người 
học về nhận thức, tình cảm. Cách giao tiếp 
và thái độ của giảng viên đối với người 
học, ngay từ đầu đã gây cảm tình đối với 
người học. Có những em quý mến giáo 
viên giảng dạy vì sự nhiệt tình, tận tụy, 
yêu mến, giúp đỡ, cởi mở, công bằng, 
quan tâm tới các em. Từ đó cố gắng học 
tập vì mình, vì tình cảm đối với thầy cô. 
- Đặc điểm môn học 
Hứng thú học tập của người học không 
chỉ là lắng nghe giáo viên giảng bài mà 
quan trọng phải chiếm lĩnh được tri thức. 
Biến nội dung bài giảng thành kiến thức 
riêng của mình, vận dụng, thực hành với 
kiến thức đó. Do vậy, môn học như thế 
nào: dễ học, mới lạ, hấp dẫn, có ý nghĩa 
hay khô khan, trừu tượng, khó hiểu, nhàm 
chán tác động tới hứng thú của người học. 
Môn học mới lạ, hấp dẫn thu hút sự chú 
ý của người học là một điểm khởi đầu để 
hình thành nên hứng thú. Có thể lúc đầu 
người học chưa nhận thức được ý nghĩa 
của đối tượng, nhưng do đối tượng có sự 
hấp dẫn làm nảy sinh tình cảm, thu hút cá 
nhân tham gia học tập, trong quá trình học 
tập khi nhận thức được ý nghĩa của môn 
học, cùng với nội dung của môn học sẽ hình 
thành ở cá nhân hứng thú với môn học. 
- Môi trường học tập 
Hứng thú học tập được hình thành bởi 
những người xung quanh, do tập thể xã 
hội: bạn bè, cha mẹ, Con người thường 
hứng thú với hoạt động được nhiều người 
tán thưởng, được đánh giá cao, khi thấy nó 
đem lại lợi ích cho xã hội và thỏa mãn 
nguyện vọng của bản thân. 
Cơ sở vật chất ở trường đảm bảo, người 
học dễ dàng tiếp thu bài học và hứng thú 
với môn học hơn. Khi môi trường học tập 
xung quan yên tĩnh, thoáng mát, bàn ghế, 
ánh sáng, phương tiện giảng dạy tốt sẽ tạo 
thuận lợi cho các em học tập 
Đặc biệt, sách là phương tiện quan trọng 
tạo hứng thú cho con người. Sách luôn là 
cuộc sống đối với con người, là một hình 
thức tự học, tự giáo dục tốt nhất. Sách giúp 
con người giải thích được nhiều điều mà 
con người muốn tìm hiểu, giúp con người 
thoải mãn được sự tò mò của mình. 
Như vậy, điều kiện bên ngoài ảnh hưởng 
đến tâm lý của người học, tạo điều kiện 
thuận lợi hay không thuận lợi cho sự hình 
thành và phát triển hứng thú học tập. 
3. Thực trạng về hứng thú học tập các 
môn học lý thuyết tại Trường ĐH Sư 
phạm TDTT Hà Nội 
Trong những năm gần đây, việc học tập 
các môn học lý thuyết của SV Trường Đại 
học Sư phạm TDTT Hà Nội vẫn còn nhiều 
hạn chế, chưa mang lại hiệu quả như mong 
muốn, không ít SV sợ học các môn lý 
thuyết, coi việc học các môn lý thuyết là 
một việc mệt nhọc, những kỳ thi là cực 
hình. Nhiều SV học tập các môn lý thuyết 
với một thái độ thờ ơ, ít hứng thú. Việc 
học tập phần nào còn mang tính đối phó, 
chưa chủ động và tích cực, biểu hiện ở 
hiện tượng SV ít phát biểu, tham gia 
không tích cực vào các hoạt động thảo 
luận. Thực trạng này xuất phát từ nhiều 
nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân 
từ bên trong như: 
Năng lực của người học chưa cao do 
đầu vào tuyển sinh thấp nên tri thức, kinh 
nghiệm sống, khả năng lĩnh hội tri thức, tư 
duy giải quyết vấn đề của SV còn hạn chế. 
Bên cạnh đó, nhu cầu và động cơ học tập 
của SV còn thấp chính vì vậy SV học tập 
với một thái độ thơ ơ, ít tập trung. Ngoài 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
 59 
ra còn có nguyên nhân xuất phát từ bên 
ngoài như: 
Đặc điểm của môn học: Các môn lý 
thuyết phần lớn là khô khan, mang tính 
trừu tượng cao, khó hiểu, tính thực tế, thực 
hành thấp nên dễ gây cho SV sự nhàm 
chán trong học tập. 
Sinh viên sau khi học tiết 1, 2 ngoài sân 
bãi vào học môn lý thuyết thường buồn 
ngủ vì sau giờ học thực hành phải bỏ ra 
năng lượng khá lớn 
Trong quá trình học tập theo tâm lý của 
sinh viên phần lớn chỉ tập trung vào các 
môn học thực hành có liên quan trực tiếp 
đến những môn họ sẽ ra công tác sau này 
mà thờ ơ, coi nhẹ việc học các môn lý 
thuyết. Điều gì chi phối thái độ của các em 
đối với các môn lý thuyết và làm thế nào 
để nâng cao hứng thú, tích cực của SV 
trong giờ học các môn lý thuyết. Chính là 
trong suy nghĩ của các SV chỉ coi các môn 
lý thuyết là môn phụ. Hầu hết sinh viên tập 
trung cho việc học chuyên ngành là chính. 
Khi môn chuyên ngành được tập trung một 
cách tối đa như vậy thì đồng nghĩa với 
việc những môn học phụ bị xem nhẹ. 
4. Các nguyên tắc được áp dụng khi 
đề ra giải pháp nhằm nâng cao hứng 
thú trong giờ học các môn lý thuyết 
Dựa trên các tài liệu về quan điểm và 
nguyên tắc được áp dụng khi xây dựng biện 
pháp nhằm nâng cao tính hứng thú đó là: 
- Nguyên tắc tính thực tiễn: các biện 
pháp phải xuất phát từ thực tiễn của đất 
nước, của ngành nói chung và của từng 
trường nói riêng. 
- Nguyên tắc tính đồng bộ: các biện 
pháp phải đa dạng nhiều mặt và trực diện 
giải quyết các vấn đề của thực tiễn. 
- Nguyên tắc tính khả thi: các biện pháp 
đề xuất phải có được khả năng thực thi. 
- Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học: 
các biện pháp phải mang tính khoa học và 
giải quyết vấn đề có tính khoa học. 
Trong bốn nguyên tắc trên, nguyên tắc 
tính thực tiễn và tính khả thi là hai nguyên 
tắc được áp dụng nhiều nhất, bởi phải căn 
cứ vào thực trạng cụ thể của nhà trường về 
cơ sở vật chất, nhận thức của SV về thể 
dục thể thao, nhu cầu động cơ đến với thể 
dục thể thao của SV... để lựa chọn các giải 
pháp, có như vậy các giải pháp mới mang 
tính khả thi. 
5. Các giải pháp nâng cao hứng thú 
trong giờ học các môn lý thuyết 
 Để đưa các môn lý thuyết trong nhà 
trường ngày một vững mạnh và phát triển 
dựa trên cơ sở vật chất vốn có của nhà 
trường và nhu cầu thực tiễn đào tạo nguồn 
nhân lực mới phục vụ công nghiệp hóa 
hiện đại hóa đất nước, chúng tôi đưa ra 
một số giải pháp cụ thể sau: 
* Về môn học: Tăng cường giáo dục ý 
nghĩa mục đích môn học: thông qua giờ 
học nội khóa, các bản tin, các buổi sinh 
hoạt câu lạc bộ, các cuộc hội thảo... Không 
ngừng cải tiến giáo trình, đổi mới nội dung 
chương trình, phù hợp với sự yêu thích của 
SV và điều kiện cụ thể của nhà trường. 
* Về bản thân sinh viên: Sinh viên cần 
tự giác, nghiêm túc, tích cực trong học tập 
nói chung và đối với môn học GDTC nói 
riêng, rèn luyện cho mình thói quen tập 
luyện thể dục thể thao để rèn luyện sức 
khỏe. Muốn nâng cao hứng thú của sinh 
viên trước hết phải hình thành, giáo dục 
động cơ học tập, nhu cầu học tập đúng 
đắn. Động cơ học tập tốt không tự dưng có 
mà cần phải được xây dựng, hình thành 
trong quá trình SV đi sâu chiếm lĩnh tri 
thức với sự hướng dẫn của thầy cô giáo. 
Động cơ học tập là muôn hình muôn vẻ, 
muốn phát động động cơ học tập đúng 
đắn, động cơ chiếm lĩnh tri thức thì trước 
hết cần phải khơi dậy ở các em nhu cầu 
nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng 
học tập vì nhu cầu chính là nơi khơi nguồn 
của tính tự giác, tính tích cực học tập. Cần 
tuyên truyền, giáo dục cho SVnhận thức 
được vị trí và vai trò của các môn lý thuyết 
trong việc rèn luyện nâng cao trình độ 
chuyên môn. 
* Về phía giảng viên, hứng thú học tập 
của SV được tăng cường phần lớn chịu sự 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
 60 
ảnh hưởng bởi giảng viên. Do đó giảng 
viên cần không ngừng trau dồi kỹ năng, 
phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, cải tiến 
phương pháp giảng dạy, đảm bảo việc 
truyền thụ tri thức ngày càng chính xác, 
hấp dẫn, có chất lượng. Giảng viên cần 
giúp cho SV thấy được ý nghĩa và vai trò 
của các kiến thức môn học đối với cuộc 
sống; giúp SV biết cách học thích hợp đối 
với mỗi bộ môn, nắm vững lý thuyết, luôn 
có sự vận dụng các kiến thức đã học vào 
cuộc sống và giải quyết các tình huống 
trong đời sống theo các khía cạnh khác 
nhau. Trong giảng dạy, cần chỉ ra được cái 
mới, cái phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, 
tính chất sáng tạo và triển vọng trong hoạt 
động học tập để tạo ra hứng thú vững chắc 
cho học sinh trong quá trình học tập. 
Giảng viên cần phải tác động vào cả nhận 
thức, hình thành xúc cảm cũng như hành 
động của sinh viên. Về nhận thức, giảng 
viên cần SV nhận thức đúng, đầy đủ về 
môn học. Về xúc cảm: tạo không khí thoải 
mái, vui vẻ trong giờ học, đánh giá công 
bằng, cải tiến nội dung, phương pháp 
dạy Về hành động: tạo điều kiện học tập 
tốt, đưa vào dạy những môn học phù hợp 
đa số SV, tổ chức nhiều hoạt động ngoại 
khóa, tham gia các câu lạc bộ thể dục thể 
thao và các phong trào thể thao do nhà 
trường và địa phương tổ chức. 
Giảng viên cần áp dụng phương pháp 
dạy học theo hướng tích cực trong quá 
trình dạy học, có phương pháp giảng dạy 
phù hợp và linh hoạt: giúp tinh thần học 
tập của SV tốt hơn. Giảng viên cần tận 
dụng tốt phương pháp. Giảng viên cần xây 
dựng tốt mối quan hệ: thầy - trò, thường 
xuyên quan tâm, khuyến khích, kiểm tra, 
đánh giá đúng, công bằng, tôn trọng SV 
nhiệt tình dạy dỗ, biết cổ vũ, khích lệ, 
động viên các em học tập: giúp các em tự 
tin và mạnh dạn thực hiện động tác kỹ 
thuật cho giáo viên xem và sửa chữa lỗi kỹ 
thuật cho các em, đồng thời thông qua biện 
pháp này, tình cảm giữa thầy và trò sẽ 
được cải thiện một cách rõ rệt. SV không 
ngại gần gũi và chia sẻ với thầy về những 
khó khăn trong học tập cũng như trong 
cuộc sống. Giảng viên cần đưa ra chỉ tiêu 
phấn đấu cho từng nội dung và toàn lớp 
học, tạo ra không khí thi đua trong lớp 
học. Sau mỗi giờ trên lớp, giảng viên giao 
nhiệm vụ về nhà cho SV. Giảng viên là 
tấm gương tốt về tự học, nghiên cứu. Đây 
là yếu tố quyết định. 
* Về phía nhà trường, các cấp quản lý, 
thường xuyên tổ chức các hoạt động hội 
thảo chuyên đề cho từng lĩnh vực. Điều đó 
sẽ kích thích sự hăng hái thi đua, cạnh 
tranh lành mạnh. Tổ chức các buổi ngoại 
khóa, trò chuyện, giao lưu giữa thầy cô - 
SV nhằm khắc phục những khó khăn gặp 
phải trong quá trình học tập. Từ đó, tìm 
thấy tiếng nói chung, sự đồng thuận giữa 
SV để các em cùng giúp nhau học tốt hơn. 
6. Kết luận 
 Việc tạo hứng thú học tập cho sinh viên 
trong học tập các môn lý thuyết là điều rất 
quan trọng, nó là điều kiện tiên quyết, là 
cách tối ưu nhất giúp các em sinh viên lĩnh 
hội tri thức cũng như đảm bảo cho sự 
thành công trong cuộc đời của mỗi cá 
nhân. Điều này, đặt ra yêu cầu cấp thiết 
cho hoạt động giáo dục là phải tổ chức dạy 
và học như thế nào để hình thành và nâng 
cao hứng thú cho sinh viên. Muốn vậy cần 
phải triển khai đồng bộ các giải pháp và 
cần có sự chung tay giúp sức của tất cả các 
đơn vị trong toàn trường 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Giáo trình tâm lý học đại cương - PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức-NXB ĐHSPHN 2005 
2. Xavier Roegiers (1996), “ Khoa sư phạm tích hợp- Làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà 
trường”, NXBGD 
3. Bộ GD&ĐT (2015): Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo giáo viên (Tài liệu tập 
huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông về phát triển chương trình đào tạo) 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_hung_thu_trong_gio_hoc_ly_thuyet_c.pdf