Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay

Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 và Nghị định số 99/2019/NÐ-CP

(Nghị định 99) quy định cụ thể và góp phần tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động

đổi mới giáo dục đại học những năm qua. Trong hoạt động đổi mới giáo dục đại học

(GDĐH) có đề cập đến vấn đề tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập (GDĐHCL),

tiến tới quản trị và tự chủ đại học là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Trên thế giới, nhiều

quốc gia đã tiến hành thực hiện mô hình tự chủ trong GDĐH nhằm không ngừng cải

thiện và nâng cao chất lượng đào tạo. Ở Việt Nam, trong thời gian qua, một số cơ sở

GDĐHCL đã thực hiện mô hình thí điểm tự chủ trong GDĐH bước đầu đưa lại nhiều

kết quả tích cực. Bài viết này nhằm tìm hiểu một số kinh nghiệm trong tiến trình tự

chủ trong giáo dục đại học ở một số quốc gia trên thế giới và một số cơ sở giáo dục đại

học công lập trong nước đã tiến hành tự chủ trong thời gian qua, từ đó tác giả đưa ra

một giải pháp để đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục đại học công lập ở Việt

Nam hiện nay.

Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay trang 8

Trang 8

Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay trang 9

Trang 9

Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang baonam 03/01/2022 9640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay

Một số giải pháp đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
 361 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH TỰ CHỦ 
TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
 Chu Thị Thanh Tâm 
Trường Đại học Công Đoàn 
Tóm tắt: Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 và Nghị định số 99/2019/NÐ-CP 
(Nghị định 99) quy định cụ thể và góp phần tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động 
đổi mới giáo dục đại học những năm qua. Trong hoạt động đổi mới giáo dục đại học 
(GDĐH) có đề cập đến vấn đề tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập (GDĐHCL), 
tiến tới quản trị và tự chủ đại học là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Trên thế giới, nhiều 
quốc gia đã tiến hành thực hiện mô hình tự chủ trong GDĐH nhằm không ngừng cải 
thiện và nâng cao chất lượng đào tạo. Ở Việt Nam, trong thời gian qua, một số cơ sở 
GDĐHCL đã thực hiện mô hình thí điểm tự chủ trong GDĐH bước đầu đưa lại nhiều 
kết quả tích cực. Bài viết này nhằm tìm hiểu một số kinh nghiệm trong tiến trình tự 
chủ trong giáo dục đại học ở một số quốc gia trên thế giới và một số cơ sở giáo dục đại 
học công lập trong nước đã tiến hành tự chủ trong thời gian qua, từ đó tác giả đưa ra 
một giải pháp để đẩy nhanh quá trình tự chủ trong giáo dục đại học công lập ở Việt 
Nam hiện nay. 
Từ khóa: Tự chủ trong giáo dục đại học, kinh nghiệm thế giới, giải pháp ở Việt Nam. 
1. Đặt vấn đề 
Tự chủ đại học - vấn đề đã được nhiều nước trên thế giới đề cập đặc biệt là các 
nước có nền giáo dục đại học tiên tiến luôn quan tâm. Tự chủ đại học là một tất yếu 
khách quan để đổi mới nền giáo dục và phát triển đất nước. Đối với Việt Nam, Đảng, 
Chính phủ đã ban hành nghị quyết, Nghị định và Luật giáo dục đại học sửa đổi liên quan 
đến vấn đề tự chủ tuy nhiên vẫn đang loay hoay. Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận 
định, tự chủ là một thuộc tính cần thiết của đại học thế giới. Khi thực hiện nó, Việt 
Nam có nhiều khó khăn nhưng không còn cách nào khác là phải làm mạnh mẽ hơn 
nữa. Trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, 
Việt Nam không thể không đẩy nhanh, đẩy mạnh tự chủ đại học đồng nghĩa với không 
ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo và tự chủ là phát triển. 
2. Tự chủ trong giáo dục đại học trên thế giới 
Hiện nay ở trên thế giới vấn đề tự chủ giáo dục đại học đã được thực hiện ở 
nhiều quốc gia. Tuy nhiên, do đặc thù và quan niệm từng quốc gia vấn đề tự chủ đại 
học được thực hiện theo mô hình riêng. Theo Báo cáo tổng quan về xu thế quản trị đại 
học trên thế giới của Ngân hàng Thế giới năm 2008, trên thế giới có bốn mô hình tự 
chủ đại học như: Nhà nước kiểm soát hoàn toàn, bán tự chủ, bán độc lập và mô hình 
độc lập. Nhưng các mô hình trên vẫn có sự kiểm soát của Nhà nước tùy theo cấp độ. 
Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu mô hình tự chủ đại học và kinh nghiệm 
của một số quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và 
Singapore để liên hệ tới quá trình đổi mới giáo dục đại học của Việt Nam. 
2.1. Tự chủ đại học và kinh nghiệm từ Mỹ 
 362 
Hoa Kỳ là quốc gia có nền giáo dục đại học chất lượng, và danh tiếng hàng đầu 
thế giới. Theo xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học năm 2019 của Tổ chức 
Quacquarelli Symonds có sự tham gia của 1.000 cơ sở giáo dục đại học ưu tú nhất toàn 
cầu, Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu với 11 trường nằm trong top 20, trong đó các vị trí từ 1 
đến 4 đều thuộc các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ. Trong đó có Viện Công nghệ 
Massachuset đứng vị trí số 1 của bảng xếp hạng. Mô hình giáo dục đại học của Hoa 
Kỳ là mẫu điển hình cho nền giáo dục mở, đa dạng về loại hình và chất lượng cho 
nhiều quốc gia học tập trong đó có Việt Nam. 
Hệ thống giáo dục đại học của Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng nhiều của nền giáo dục 
châu Âu nhưng không bị ràng buộc bởi các khuôn phép của nền giáo dục kiểu châu Âu 
cũ, do đó đã chọn mô hình tự chủ đại học tuyệt đối. Khác với các nền giáo dục đại học 
ở nhiều nước Châu Á, các cơ sở giáo dục đại học Hoa kỳ không có hệ thống quản lý 
giáo dục quốc gia (trừ các học viện quân sự và các trường học dành cho người Mỹ bản 
địa), các cơ sở giáo dục đại học không chịu sự chỉ đạo, quản lý, ràng buộc của bất kỳ 
cơ quan trung ương nhưng lại gắn sự quản lý một phần của các tiểu bang. Các tiểu 
bang đầu tư một khoản kinh phí và cử đại diện tham gia Hội đồng quản trị. Bộ giáo 
dục quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và cung cấp các chương trình 
học bổng, tín dụng cho sinh viên của các cơ sở giáo dục đại học đã được kiểm định. Ở 
các cơ sở giáo dục đại học, Hội đồng quản trị cóa quyền lực tối cao, giám sát đảm bảo 
chất lượng, thông qua chủ trương liên quan đến chương trình đào tạo; tổ chức nhân sự; 
thiết lập cơ chế, chính sách giúp hoạt động tài chính sử dụng hiệu quả, đúng quy định. 
Hội đồng quản trị có 25 đến 30 người trong đó tỷ lệ thành viên ngoài trường (những 
người có danh tiếng, uy tín, thành công về một lĩnh vực nào đó) do tiểu bang đề cử 
chiếm 60 đến 70% còn lại do giảng viên bầu. Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại 
học rất cao, một mặt các cơ sở này không bị chi phối b ... ba nội dung trọng tâm của luật. 
Theo đó, quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Điều 32 của 
Luật Giáo dục Đại học 2012, cụ thể: “Cơ sở giáo dục đại học được tự chủ trong các 
hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, 
khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Cở sở 
giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết 
quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục”. 
 370 
Tiếp đến, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng, khóa XI “Về đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế” đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp 
của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được 
ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”. Đây là 
quan điểm được đặt ở vị trí đầu tiên trong 7 quan điểm về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), thể hiện tinh thần nhất quán của Đảng ta là xác 
định GD&ĐT không chỉ là quốc sách hàng đầu, mà còn là một trong những kế sách 
được ưu tiên đi trước tạo tiền đề, động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển. Trong 
Nghị quyết 29 BCH Trung ương ngày 4-11-2013 có chủ trương về tự chủ đại học: 
“Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; phát huy vai 
trò của hội đồng trường”. 
Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24-10-2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt 
động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 trong đó có 
quy định nếu trường công lập cam kết tự đảm bảo kinh phí thường xuyên và chi đầu tư 
được tự chủ cơ cấu bộ máy, quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ đơn 
vị trực thuộc; quyết định số lượng nhân viên, công tác mở ngành; quyết định mở 
ngành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh; in bằng, liên kết đào tạo trong 
và ngoài nước; quyết định mức học phí, thu sự nghiệp, chi thường xuyên, chi đầu tư. 
Nghị quyết trên, một lần nữa khẳng định và nhấn mạnh chủ trương về tự chủ của các 
cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay. Tiếp theo đó là Nghị định số 16/2015/NĐ-
CP ngày 14/2/2015 quy định đầy đủ về tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập được ban 
hành. 
Nghị quyết 05 BCH Trung ương ngày 1-11-2016 tiếp tục chủ trương: “Tiếp tục 
thực hiện giao quyền tự chủ về tài chính, tổ chức, biên chế và hoạt động cho các đơn 
vị sự nghiệp công lập” 
Nghị quyết 89 của Chính phủ ngày 10-10-2016 khẳng định: “Chính phủ thống 
nhất chủ trương đẩy mạnh thực hiện tự chủ ĐH gắn với nâng cao chất lượng giáo dục 
ĐH. Theo đó, các trường ĐH được giao quyền tự chủ cả về chuyên môn, tổ chức nhân 
sự, tài chính và tăng cường trách nhiệm giải trình”. 
Nghị quyết 19 BCH Trung ương ngày 25-10-2017 nhận định: “Đẩy mạnh việc 
thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hóa, trước hết là các cơ sở giáo dục đại học”. 
Nghị quyết 08 của Chính phủ ngày 24-1-2018 tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh 
việc thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hóa, trước hết là các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục 
nghề nghiệp và các cơ sở y tế, tổ chức khoa học và công nghệ ở các địa bàn có khả 
năng xã hội hóa cao. 
Luật 34/2018/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 19-11-2018, Luật sửa đổi, bổ 
sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018) đã 
mở rộng quyền tự chủ cho các trường đại học. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 
Luật giáo dục đại học (ĐH) chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7-2019 sẽ "cởi trói" và giao 
quyền tự chủ cho các trường đến mức nào, nhận được những câu trả lời hào hứng lẫn băn 
khoăn từ chính các trường ĐH. Ngày 17.7.2019, ngay sau khi Luật giáo dục ĐH sửa đổi 
có hiệu lực, Bộ GD-ĐT đã tổ chức các hội nghị chuẩn bị và hội nghị triển khai luật, chủ 
yếu để hướng dẫn triển khai thực hiện tự chủ đại học trong toàn hệ thống. 
 371 
Cuối cùng là Nghị định 99/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30-12-2019 gồm 20 
điều có quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, 
bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học trong đó quy định rõ về tự chủ trong các 
hoạt động chuyên môn, tổ chức và nhân sự, tài chính tài sản... đồng thời hướng dẫn thi 
hành những nội dung chính căn bản các nhóm vấn đề: Hệ thống cơ sở GDÐH; chuyển 
trường đại học thành đại học và thành lập trường thuộc cơ sở GDÐH; liên kết các 
trường đại học thành đại học; công nhận cơ sở GDÐH định hướng nghiên cứu; quyền 
tự chủ và trách nhiệm giải trình Nghị định này hiện đang được áp dụng triển khai 
thực hiện trong toàn hệ thống giáo dục đại học nhằm khắc phục những vấn đề còn bất 
cập, đồng thời đảm bảo sự phát triển ổn định của hệ thống giáo dục Việt Nam. 
Những chủ trương, chính sách trên là cơ sở pháp lý để các cơ sở GDÐH đặc 
biệt các cơ sở GDÐH công lập Việt Nam căn cứ để thực hiện đẩy nhanh, mạnh quá 
trình tự chủ đại học nghiêm túc, hiệu quả. 
5. Một số giải pháp đẩy nhanh quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học 
công lập 
Từ những nghiên cứu về 4 mô hình tự chủ đại học trên thế giới, 3 cơ sở giáo 
dục tự chủ đại học tại Việt Nam đồng thời tìm hiểu những chủ trương, sách sách của 
Đảng, Chính phủ về tự chủ đại học, cho thấy tự chủ đại học là xu thế phát triển tất yếu 
của nền giáo dục và hưng thịnh của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong nội 
dung bài viết, tác giả xin đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm đẩy nhanh tự chủ tại 
các cơ sở GDĐH công lập như sau: 
Thứ nhất, cần điều chỉnh hợp lý về về thể chế (chính sách, pháp luật). Tập trung 
sửa đổi Luật Giáo dục và Luật GDĐH, từ đó rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các 
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật giáo dục đại học sửa đổi có liên 
quan để tạo điều kiện thực hiện tự chủ đại học. Ngoài việc khắc phục những bất cập, 
mâu thuẫn đã nêu ở phần trên, cần luật hóa nội dung quyền tự chủ của các cơ sở giáo 
dục đại học, theo đó sẽ có quy định về điều kiện, cách thức thực hiện quyền tự chủ của 
các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện tự chủ; làm rõ trách nhiệm giải trình của các 
trường, phân biệt trường hoạt động vì mục đích lợi nhuận và không vì mục đích lợi 
nhuận để các trường hoạt động không vì mục đích lợi nhuận có điều kiện tiếp cận 
nhiều hơn với các nguồn lực của Nhà nước. Tự chủ tạo điều kiện cho các trường đại 
học chủ động trong tổ chức bộ máy nhân sự, học thuật, đào tạo, nghiên cứu và tài 
chính. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn cần giữ vai trò quản lý chất lượng đào tạo, giám sát 
thu chi của các trường và phân bổ nguồn ngân sách nhà nước hợp lý. Nhà nước cần 
phải thay đổi phương thức quản lý các trường đại học bằng cách tập trung vào đánh 
giá kết quả hoạt động và không can thiệp quá sâu vào các công việc nội bộ của trường. 
Nâng cao quyền chủ động của mỗi trường, đồng thời quy định rõ trách nhiệm, bảo 
đảm xử lý nghiêm minh các vi phạm. Trao quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình 
và kiểm định chất lượng độc lập theo chuẩn quốc gia và quốc tế để bảo đảm lợi ích của 
người học, xã hội và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và 
hội nhập quốc tê. 
Thứ hai, về tổ chức - nhân sự, theo xu hướng thế giới, các cơ sở giáo dục đại 
học công lập được công nhận như các doanh nghiệp (có chủ tịch và hội đồng quản trị) 
trong đó đề cao trách nhiệm của người đứng đầu nhằm nâng cao tính độc lập, tự chủ 
để tăng cường các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Các cơ sở giáo dục đại học 
chuyển sang cơ chế tự chủ cần tiến tới xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, chỉ chịu sự quản lý 
 372 
Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự lãnh đạo từ hội đồng trường. Sửa đổi, bổ 
sung thêm quy định về hội đồng trường, nghiên cứu, giải quyết mối quan hệ giữa hội 
đồng trường (hội đồng quản trị) với tổ chức, cá nhân có liên quan, trước hết là với 
Đảng ủy ở trường công lập để hội đồng có đủ năng lực và thực quyền quyết định các 
vấn đề của nhà trường. Hội đồng trường trở thành bộ máy lãnh đạo cao nhất trong nhà 
trường và sự cần thiết phải đa dạng thành phần hội đồng trường. Hội đồng trường gồm 
những nhà quản lý giỏi, những người lãnh đạo cao nhất của nhà trường, đại diện sinh 
viên, nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, doanh nhân thành đạt... càng đa dạng độ 
tuổi, học vấn càng tốt. Thành viên ngoài trường nhiều hơn thành phần bên trong trường 
và đại diện cho những tiếng nói khác nhau để tạo ra cơ chế giám sát hợp lý, hạn chế 
việc lạm quyền và nâng cao trách nhiệm cá nhân của người quản lý, làm cho nhà 
trường gắn bó với lợi ích và nhu cầu của xã hội. Hội đồng trường chỉ ra quyết định 
trong cuộc họp, ra quyết định tập thể, ra nghị quyết về mục tiêu, phương hướng, kế hoạch 
phát triển, quy chế tổ chức hoạt động, các vấn đề tổ chức nhân sự, tài chính, tài sản 
Đồng thời có cơ chế giám sát của hội đồng trường. 
Thứ ba, về chuyên môn, học thuật, để nâng cao chất lượng đầu vào, phân loại 
thí sinh, các trường tự quyết định việc tuyển sinh của mình. Các trường chủ động mở 
đa dạng các ngành, lĩnh vực, các loại hình đào tạo phù hợp với đặc điểm của trường, 
đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và xã hội. Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của 
chương trình đào tạo, trang bị thêm các kỹ năng mềm bên cạnh chuyên môn, chú trọng 
chuẩn ngoại ngữ trước mắt ngang hàng với yêu cầu của các trường đại học hàng đầu 
trong khu vực; gắn kết chặt chẽ với đơn vị sử dụng lao động (doanh nghiệp, cơ quan 
tuyển dụng, các trung tâm giao dịch việc làm); thực hiện sàng lọc mạnh để đảm bảo 
chất lượng đào tạo. Tăng cường học hỏi, liên kết với nhiều trường đại học trên thế 
giới. Có cơ chế thu hút nhân tài, những người có trình độ, được đào tạo từ nước ngoài, 
từ các đơn vị, cơ quan khác về làm việc tại trường. Khuyến khích cán bộ giảng viên 
nâng cao trình độ, học ngoại ngữ, giảng bằng ngoại ngữ. Đầu tư nghiên cứu khoa học 
theo hai hướng hàn lâm và ứng dụng. Thành lập quỹ nghiên cứu khoa học hỗ trợ với 
những cán bộ, giảng viên tích cực nghiên cứu và có các công trình công bố quốc tế 
trên các tạp chí, hội thảo có kỷ yếu thuộc danh mục ISI và Scopus 
Thứ tư, về tài chính, trên cơ sở tổng kết quá trình thí điểm thực hiện tự chủ đại 
học trong đó có thí điểm tự chủ về tài chính, cần sửa đổi bổ sung quy định về tự kiểm 
tra tài chính, kế toán phù hợp với các đơn vị sự nghiệp tự chủ chi thường xuyên và chi 
đầu tư. Bổ sung quy định về đầu tư đối với các cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện tự 
chủ ở các mực độ khác nhau thay vì đầu tư các bằng bình quân trong các cơ sở giáo 
dục đại học. Các trường có quyền tự chủ trong quyết định các nguồn thu và mức chi 
theo quy chế chi tiêu nội bộ của trường. Tích cực, chủ động khai thác, tìm kiếm, thu hút 
nguồn tài chính, đa dạng hóa các nguồn thu (nghiên cứu, dịch vụ, đầu tư, học phí, tài trợ 
và hiến tặng), cách thức sử dụng các nguồn tài chính và tài sản hiện có, đầu tư cho tài 
sản tương lai, cân đối thu và chi nhằm đảm bảo hệ thống tài chính công khai, minh bạch, 
tuân thủ pháp luật. Xây dựng các quỹ như quỹ học bổng, vay vốn để sinh viên học 
giỏi, có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với các quỹ đó. 
6. Kết luận 
Tự chủ đại học ở các quốc gia khác nhau sẽ có mức độ và cách thức thực hiện 
khác nhau phụ thuộc vào chủ trương, chính sách, pháp luật, kinh tế, văn hóa tuy nhiên 
tự chủ đại học là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng đào tạo, 
nghiên cứu khoa học do các trường đào tạo. Vì vậy, nghiên cứu mô hình tự chủ đại 
 373 
học của các quốc gia trên thế giới, các cơ sở giáo dục tự chủ đại học trong nước đồng 
thời nắm rõ các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và căn cứ vào các nhóm 
giải pháp trên đây để các cơ sở giáo dục đại học công lập tiến hành và đẩy nhanh tự 
chủ đại học trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phục vụ công 
cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 7 năm 
2003 về việc ban hành “Điều lệ trường đại học”. 
2. Luật Giáo dục, số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam. 
3. Luật Giáo dục đại học, số 08/2013/QH12 ngày 18/6/2012 của Quốc hội nước 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
4. Luật Đầu tư công, số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội nước Cộng 
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
5. Luật Ngân sách Nhà nước, số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
6. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện 
Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. 
6. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 04/11/2013 
tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo. 
7. Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24-10-2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động 
đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập. 
8. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự 
nghiệp công lập. 
9. Các nghị quyết, nghị định của Trung ương, Chính phủ như: Nghị quyết 05 BCH 
Trung ương ngày 1-11-2016, Nghị quyết 89 của Chính phủ ngày 10-10-2016, 
Nghị quyết 19 BCH Trung ương ngày 25-10-2017, Nghị quyết 08 của Chính phủ 
ngày 24-1-2018, Nghị quyết 05 BCH Trung ương ngày 1-11-2016, Nghị quyết 89 
của Chính phủ ngày 10-10-2016, Nghị quyết 19 BCH Trung ương ngày 25-10-
2017 đề cập tiếp tục và đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ ở các cơ sở giáo dục đại 
học. 
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về giáo dục 
đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017. 
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Báo cáo kết quả đánh giá tình hình thực hiện 
Nghị quyết 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở 
giáo dục đại học công lập giai đoạn 2015 - 2017. 
12. Nghị quyết 08 của Chính phủ ngày 24-1-2018 về đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế 
tự chủ, xã hội hóa, trước hết là các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp và 
các cơ sở y tế, tổ chức khoa học và công nghệ ở các địa bàn có khả năng xã hội 
hóa cao. 
 374 
13. Luật 34/2018/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 19-11-2018, Luật sửa đổi, bổ 
sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. 
14. Nghị định 99/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30-12-2019 gồm 20 điều có 
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một 
số điều của Luật Giáo dục đại học. 
15. “ARWU World University Rankings 2020”. Truy cập 27 tháng 8 năm 2020. 
16. Fielden J. (2008), Global Trends in University Governance, Education Working 
Paper Series, No.9, World Bank, Washington D.C. 
17. “THE WORLD'S TOP 1000 BUSINESS SCHOOLS” truy cập ngày 1 tháng 10 
năm 2020. 
18. Website: Giaoduc.net.vn, dantri.com.vn, home.hiroshima-u.ac.jp, 
laodongthudo.vn, moet.gov.vn, nghiencuuquocte.org, neu.edu.vn, 
tapchicongthuong.vn, tapchitaichinh.vn, tcnn.vn, tdtu.edu.vn, tiasang.com.vn, 
tuoitre.vn, ueh.edu.vn. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_day_nhanh_qua_trinh_tu_chu_trong_giao_duc_d.pdf