Một số biểu hiện ứng phó tiêu cực của học sinh bị bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hà Nội

Bạo lực học đường (BLHĐ) trong trường học là một vấn nạn nhức nhối cần phải giải quyết hiện nay. Với học

sinh (HS), BLHĐ là một tình huống nguy hiểm mà không ít HS phải đối mặt ở trường học. Trước những tình

huống bạo lực xảy ra, mỗi HS có các cách ứng phó khác nhau. Nếu HS có cách ứng phó tích cực sẽ giúp các em

giải quyết được mâu thuẫn và có nhiều kĩ năng; tuy nhiên, nếu HS thực hiện những cách ứng phó chưa phù hợp,

sẽ ảnh hưởng đến tâm lí và hoạt động học tập của các em, các mối quan hệ với bạn bè có nguy cơ bị phá vỡ bởi

những mâu thuẫn chưa giải quyết được. Ở lứa tuổi THCS, HS đang trong giai đoạn phát triển tâm lí và nhận thức

xã hội không cân bằng với phát triển sinh học. Điều này đã ảnh hưởng đến cách ứng phó của HS khi gặp những

khó khăn trong cuộc sống, trong đó có BLHĐ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra là bên cạnh những cách ứng phó tích

cực như biết cân bằng cảm xúc, có suy nghĩ tích cực và biết tìm các nguồn lực trợ giúp khi bị bạo lực, thì nhiều

HS sử dụng cách ứng phó tiêu cực về suy nghĩ nhận thức, về cảm xúc và hành động. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng

đến cách ứng phó của HS, bao gồm yếu tố cá nhân HS và sự tác động của môi trường xã hội. Có nhiều cách hỗ

trợ HS bị BLHĐ nâng cao năng lực và kĩ năng ứng phó cho HS trước các hành vi bạo lực, trong đó có cách tiếp

cận dưới góc độ của công tác xã hội trường học.

Bài báo tập trung tìm hiểu về các cách ứng phó của HS khi bị BLHĐ, trong đó phân tích các biểu hiện ứng phó

tiêu cực của HS, như: cảm xúc, nhận thức và hành động của HS trước các hành vi bạo lực tại các trường THCS ở

TP. Hà Nội; từ đó đề xuất một số biện pháp của công tác xã hội trong trường học để nâng cao năng lực và kĩ năng

của cá nhân HS cũng như cải thiện môi trường học đường an toàn, thân thiện giúp HS ứng phó tích cực trước các

hành vi BLHĐ.

Một số biểu hiện ứng phó tiêu cực của học sinh bị bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hà Nội trang 1

Trang 1

Một số biểu hiện ứng phó tiêu cực của học sinh bị bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hà Nội trang 2

Trang 2

Một số biểu hiện ứng phó tiêu cực của học sinh bị bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hà Nội trang 3

Trang 3

Một số biểu hiện ứng phó tiêu cực của học sinh bị bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hà Nội trang 4

Trang 4

Một số biểu hiện ứng phó tiêu cực của học sinh bị bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hà Nội trang 5

Trang 5

Một số biểu hiện ứng phó tiêu cực của học sinh bị bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hà Nội trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 03/01/2022 10420
Bạn đang xem tài liệu "Một số biểu hiện ứng phó tiêu cực của học sinh bị bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biểu hiện ứng phó tiêu cực của học sinh bị bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hà Nội

Một số biểu hiện ứng phó tiêu cực của học sinh bị bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hà Nội
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 22-27 ISSN: 2354-0753 
22 
MỘT SỐ BIỂU HIỆN ỨNG PHÓ TIÊU CỰC 
CỦA HỌC SINH BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
Nguyễn Thị Mai Hương 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Email: maihuong.sw.hnue@gmail.com 
Article History 
Received: 10/10/2020 
Accepted: 28/10/2020 
Published: 05/12/2020 
Keywords 
school violence, secondary 
school students, coping, 
school social work. 
ABSTRACT 
School violence in schools is a painful problem that needs to be addressed 
today. Based on the survey of 482 students at 4 secondary schools from 
grades 6 to 9 in Hanoi who have experienced at least 1 violence in the past 
3 months, the article analyzes the negative responses of students 
experiencing school violence, namely: responding with negative thoughts, 
responding with negative emotions and acting negatively. Research results 
show that students who have had negative reactions affecting their mental 
health, learning and life, even becoming the perpetrators of violence with 
other people. Since then, the article proposes a number of social work 
activities in schools to enhance students' capacities to help them respond 
positively to school violence. 
1. Mở đầu 
Bạo lực học đường (BLHĐ) trong trường học là một vấn nạn nhức nhối cần phải giải quyết hiện nay. Với học 
sinh (HS), BLHĐ là một tình huống nguy hiểm mà không ít HS phải đối mặt ở trường học. Trước những tình 
huống bạo lực xảy ra, mỗi HS có các cách ứng phó khác nhau. Nếu HS có cách ứng phó tích cực sẽ giúp các em 
giải quyết được mâu thuẫn và có nhiều kĩ năng; tuy nhiên, nếu HS thực hiện những cách ứng phó chưa phù hợp, 
sẽ ảnh hưởng đến tâm lí và hoạt động học tập của các em, các mối quan hệ với bạn bè có nguy cơ bị phá vỡ bởi 
những mâu thuẫn chưa giải quyết được. Ở lứa tuổi THCS, HS đang trong giai đoạn phát triển tâm lí và nhận thức 
xã hội không cân bằng với phát triển sinh học. Điều này đã ảnh hưởng đến cách ứng phó của HS khi gặp những 
khó khăn trong cuộc sống, trong đó có BLHĐ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra là bên cạnh những cách ứng phó tích 
cực như biết cân bằng cảm xúc, có suy nghĩ tích cực và biết tìm các nguồn lực trợ giúp khi bị bạo lực, thì nhiều 
HS sử dụng cách ứng phó tiêu cực về suy nghĩ nhận thức, về cảm xúc và hành động. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng 
đến cách ứng phó của HS, bao gồm yếu tố cá nhân HS và sự tác động của môi trường xã hội. Có nhiều cách hỗ 
trợ HS bị BLHĐ nâng cao năng lực và kĩ năng ứng phó cho HS trước các hành vi bạo lực, trong đó có cách tiếp 
cận dưới góc độ của công tác xã hội trường học. 
Bài báo tập trung tìm hiểu về các cách ứng phó của HS khi bị BLHĐ, trong đó phân tích các biểu hiện ứng phó 
tiêu cực của HS, như: cảm xúc, nhận thức và hành động của HS trước các hành vi bạo lực tại các trường THCS ở 
TP. Hà Nội; từ đó đề xuất một số biện pháp của công tác xã hội trong trường học để nâng cao năng lực và kĩ năng 
của cá nhân HS cũng như cải thiện môi trường học đường an toàn, thân thiện giúp HS ứng phó tích cực trước các 
hành vi BLHĐ. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Khách thể, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
- Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành khảo sát 482 HS phân bố đồng đều từ lớp 6 đến lớp 9 tại 4 trường 
THCS ở TP. Hà Nội, bao gồm các trường công lập nội thành (THCS Nguyễn Trường Tộ), công lập ngoại thành 
(THCS Vân Canh) và 2 trường dân lập (THCS Lê Quý Đôn và THCS Đoàn Thị Điểm). Những HS này đều cho biết 
đã từng trải qua ít nhất 1 lần bị bạo lực trở lên trong thời gian 3 tháng gần đây. 
- Đối tượng nghiên cứu: Các biểu hiện ứng phó tiêu cực của HS bị BLHĐ. 
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi về những cách 
ứng phó của HS khi bị bạo lực, trong đó ứng phó bằng suy nghĩ tích cực gồm 5 mục, suy nghĩ tiêu cực gồm 5 mục, 
cảm xúc tiêu cực gồm 7 mục, cảm xúc tích cực gồm 3 mục, hành động tiêu cực gồm 8 mục và hành động tích cực 
gồm 12 mục. Nghiên cứu cũng thực hiện phỏng vấn sâu với HS. Số liệu thu được từ điều tra bảng hỏi được xử lí 
bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 22-27 ISSN: 2354-0753 
23 
2.2. Một số khái niệm cơ bản 
- Khái niệm “ứng phó”: 
Theo quan điểm của Lazarus và Folkman (1984), ứng phó là những nỗ lực không ngừng thay đổi về nhận thức 
và hành vi của cá nhân để giải quyết các yêu cầu cụ thể, tồn tại bên trong cá nhân và trong môi trường mà cá nhân 
nhận định chúng có tính đe dọa, thách thức hoặc vượt quá nguồn lực của họ. Snyder và Dinoff (1999) đã đưa ra một 
định nghĩa có sự tổng hợp nhiều quan điểm trước đó: “ứng phó là một phản ứng nhằm giảm bớt gánh nặng về thể 
chất, tình cảm và tâm lí có liên quan đến các sự kiện cuộc sống căng thẳng và phứ ...  được những cảm xúc ngay lúc đó của HS khi gặp phải tình huống bạo lực, nhưng về lâu 
dài cách ứng phó này không giúp HS giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực mà còn ảnh hưởng xấu 
đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của HS. Kết quả khảo sát những HS bị BLHĐ cho thấy, 
HS lựa chọn cách ứng phó bằng cảm xúc tiêu cực ở mức “trung bình”, điều đó có nghĩa là HS thỉnh thoảng sử dụng 
cách ứng phó này khi gặp phải hành vi BLHĐ. Kết quả khảo sát HS có cách ứng phó bằng cảm xúc tiêu cực thể hiện 
ở biểu đồ 2 (trang bên): 
2,94
2,96
2,8
2,92
2,93
1. HS cam chịu bị 
BLHĐ
2. HS nghĩ rằng nói 
ra cũng không ai giúp 
được 
3. HS cho mình là 
người kém cỏi vô 
dụng
4. HS nghĩ rằng bị ai 
đó chơi xấu em 
5. HS nghĩ rằng mọi 
người sẽ trách mắng 
và phạt
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 22-27 ISSN: 2354-0753 
25 
Biểu đồ 2. Biểu hiện ứng phó bằng cảm xúc tiêu cực của HS bị BLHĐ (đơn vị: ĐTB) 
Kết quả trên cho thấy: HS lựa chọn ứng phó bằng cách “thể hiện cảm xúc tiêu cực” nhiều hơn “kìm nén cảm xúc” 
(ĐTB = 3,18 so với 2,84). Cụ thể, HS cũng chủ yếu “thể hiện cảm xúc” bằng cách “thể hiện sự cáu giận” với những 
HS đã gây ra hành vi bạo lực với mình (ĐTB = 3,3), “chán nản, buồn bã không thiết tha làm gì” (ĐTB = 3,15), hoặc 
“tức giận vô cớ với những người xung quanh”(ĐTB = 3,19). Những biểu hiện của “kìm nén cảm xúc” bằng cách giả 
vờ vui vẻ với mọi người xung quanh em để “che giấu cảm giác lo lắng, sợ hãi bất an trong người” với bạn bè, thầy 
cô và gia đình (ĐTB = 2,91), hoặc HS cố tỏ ra vui vẻ để “che giấu cảm xúc bất an” trước mặt những người gây ra 
hành vi bạo lực (ĐTB = 2,78). Hai cách ứng phó này về lâu dài cũng không giúp HS giải quyết được vấn đề các em 
đang gặp phải, thậm chí còn làm cho vấn đề phức tạp hơn và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tâm lí của HS. 
- Ứng phó bằng hành động tiêu cực: là việc HS có hành động trốn tránh, trì hoãn, đến những nơi không ai biết 
để khóc; tránh gặp mặt, tránh tiếp xúc với mọi người; che giấu thầy cô, cha mẹ Những hành động đó có thể mang 
lại cảm giác an toàn nhất thời nhưng không giúp HS giải quyết được mâu thuẫn cũng như giải quyết vấn đề của chính 
HS. HS có hành động tiêu cực còn thể hiện ở hành động “trả đũa” người gây ra bạo lực với mình, hoặc tự làm hại 
bản thân, sử dụng các chất kích thích, gia nhập các băng nhóm không chính thức và các trò chơi bạo lực, thậm chí là 
bỏ học  Cách ứng phó này về lâu dài cũng không giúp HS giải quyết được mâu thuẫn của mình, thậm chí còn làm 
cho mâu thuẫn “leo thang”, ảnh hưởng xấu sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của HS. Biểu đồ 
3 dưới đây thể hiện kết quả khảo sát HS có cách ứng phó bằng hành động tiêu cực: 
Biểu đồ 3. Biểu hiện ứng phó bằng cảm xúc tiêu cực của HS bị BLHĐ (đơn vị: ĐTB) 
Trước các hành vi BLHĐ, HS đã thể hiện mức độ ứng phó bằng hành động tiêu cực ở mức “thỉnh thoảng” qua 
biểu hiện “trốn tránh vấn đề” và “trả đũa, tự làm hại”. Hai cách ứng phó này được HS ít sử dụng hơn so với cách 
thể hiện bằng cảm xúc và nhận thức tiêu cực. Tuy nhiên, ứng phó với BLHĐ bằng hành động thì HS lựa chọn cách 
“trốn tránh vấn đề” nhiều hơn cách “trả đũa, tự làm hại” (ĐTB = 3,02 so với 2,56). Cụ thể, HS thỉnh thoảng “trốn 
tránh vấn đề” bằng cách “” (ĐTB = 3,06), “tránh gặp mặt, tiếp xúc đơn độc” (ĐTB = 3,1) với những người gây ra 
hành vi bạo lực hoặc né tránh câu hỏi và chuyển sang câu chuyện khác” (ĐTB = 3,06) “che giấu thầy cô, cha mẹ 
2,78
2,91
3,19
3,15
3,15
3,3
3,09
7. HS cố gẳng tỏ ra vui vẻ để che giấu
6. HS che giấu cảm xúc lo lắng, sợ
5. HS tức giận vô cớ với những người
4. HS lo lắng vì sợ mọi người phát
3. HS chán nản, buồn bã không muốn
2. HS cáu giận với HS có hành vi BL
1. HS lo lắng, sợ hãi khi bị BLHĐ
C
ảm
 x
ú
c 
ti
êu
 c
ự
c
2,36
2,37
2,36
2,88
2,91
3,06
2,91
3,1
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5
8. HS sử dụng các chất kích thích, chơi game
7. HS tự làm tổn thương bản thân như: nhịn ăn,
6. HS phục tùng mọi yêu cầu của bạn bè để họ
5. HS tạo ra bè cánh và gia nhập vào các hội để
4. HS tìm các biện pháp, lên kế hoạch để trả
3. HS né tránh hoặc chuyển sang chủ đề khác
2. HS che giấu thầy cô, cha mẹ những vết bầm
1. HS trốn tránh gặp mặt, tiếp xúc với những
B
iể
u
 h
iệ
n
 h
àn
h
 đ
ộ
n
g
 t
iê
u
 c
ự
c
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 22-27 ISSN: 2354-0753 
26 
những vết bầm tím, trầy xước trên cơ thể do bạn bè em gây ra” (ĐTB = 2,91). Đồng thời, HS cho biết rất ít khi “tìm 
cảm giác dễ chịu hơn bằng cách sử dụng chất kích thích như: hút thuốc lá, uống rượu, uống bia, uống thuốc ngủ” 
(ĐTB = 2,36), hay “tự làm tổn thương bản thân như: nhịn ăn, đập đầu vào tường, tự đánh mình, cứa tay cho chảy 
máu” (ĐTB = 2,37), HS cũng rất hiếm khi “lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch trả đũa” (ĐTB = 2,91) hoặc “phục 
tùng mọi yêu cầu của bạn bè” (ĐTB = 2,36). Như vậy, đa số HS tham gia vào nghiên cứu này không lựa chọn trốn 
tránh khỏi tình huống bạo lực hoặc trả đũa lại những người gây ra hành vi bạo lực với mình, các em cũng không tự 
làm hại bản thân mình, thậm chí một số em đã biết đương đầu và tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ. Tuy nhiên, vẫn còn 
một số ít HS lựa chọn hai cách ứng phó trên, điều này không giúp HS giải quyết được vấn đề mà về lâu dài còn làm 
cho vấn đề của HS phức tạp hơn, đời sống tâm lí của HS cũng bất ổn hơn. 
Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng ứng phó với hành vi BLHĐ của HS THCS, nghiên cứu đã tiến hành phân tích 
mối tương quan giữa các biểu hiện ứng phó tiêu cực và thu được kết quả được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây. 
Kết quả (p < 0,01) có ý nghĩa tương qua cho thấy, ứng phó bằng suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc tiêu cực và hành động 
tiêu cực có mối tương quan thuận với nhau. Từ kết quả mối tương quan giữa các biểu hiện ứng phó của HS THCS 
khi gặp phải hành vi BLHĐ, cũng cho thấy mối tương quan giữa suy nghĩ - cảm xúc - hành động trong các cách ứng 
phó của HS THCS. Tức là, nếu HS có suy nghĩ tiêu cực khi gặp phải hành vi BLHĐ thì các em cũng có những cảm 
xúc tiêu cực và hành động tiêu cực; ngược lại, nếu học HS có suy nghĩ tích cực khi gặp phải hành vi BLHĐ, thì các 
em cũng có những cảm xúc tích cực và hành động tích cực. 
Bảng 2. Mối tương quan giữa các biểu hiện ứng phó tiêu cực của HS THCS bị BLHĐ 
N=482 Suy nghĩ tiêu cực Cảm xúc tiêu cực Hành động tiêu cực 
Suy nghĩ tiêu cực 
r 1 .351** .426** 
Sig. .000 .000 
N 482 482 482 
Cảm xúc tiêu cực 
r .351** 1 .348** 
Sig. .000 .000 
N 482 482 482 
Hành động tiêu cực 
r .426** .348** 1 
Sig. .000 .000 
N 482 482 482 
(Ghi chú: **khi p < 0,01) 
Như vậy, khi bị BLHĐ, HS có các cách ứng phó khác nhau, có nhiều em đã thực hiện cách ứng phó tích cực, tuy 
nhiên những có một số em lại ứng phó tiêu cực về suy nghĩ, cảm xúc và hành động. Điều này đã không chấm dứt 
bạo lực với các em mà còn ảnh hưởng đến tâm lí, mối quan hệ bạn bè và học tập của các em. Nguyên nhân của cách 
ứng phó tiêu cực bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, như: nhận thức của HS về vấn đề BLHĐ; tính cách của HS; mối 
quan hệ của HS với bạn bè, thầy cô giáo trong nhà trường và mối quan hệ của HS với phụ huynh Do vậy, để giúp 
HS có cách ứng phó tích cực cần nâng cao nhận thức và kĩ năng của HS về BLHĐ hoặc hỗ trợ để các em có thái độ 
đúng đắn biết cách tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ khi bị BLHĐ. 
2.4. Một số giải pháp của công tác xã hội trong trường học 
Theo Thông tư số 33/2018/BGDĐT của Bộ GD-ĐT về Hướng dẫn công tác xã hội trong trường học. Một trong 
những mục đích của công tác xã hội trong trường học là: Nâng cao kiến thức và kĩ năng để người học tự giải quyết các 
khó khăn, căng thẳng, khủng hoảng tạm thời về tâm lí, phát huy tiềm năng, năng lực học tập của bản thân. Bảo vệ người 
học trước nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực, phòng tránh các tệ nạn xã hội, hạn chế tình trạng người học bỏ học, vi phạm 
pháp luật. Mặt khác, căn cứ vào cách tiếp cận đa tầng trong công tác xã hội trường học, những hoạt động của công tác xã 
hội bao gồm: phòng ngừa tổng quát cho HS, can thiệp nhóm HS có nguy cơ và can thiệp chuyên sâu với cá nhân HS. 
Trên cơ sở đó, có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao cách ứng phó tích cực với HS bị BLHĐ, cụ thể như sau: 
- Nhà trường tổ chức các buổi truyền thông toàn trường, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt lớp về chủ đề BLHĐ. 
Trong đó có nội dung liên quan đến cách ứng phó tích cực của HS khi bị BLHĐ như: Tìm những địa chỉ, người đáng 
tin cậy trợ giúp trong những tình huống khẩn cấp; cách giải quyết mâu thuẫn không sử dụng bạo lực 
- Thực hiện các chương trình giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho HS có nguy cơ hoặc đã từng bị BLHĐ: 
Mục đích giúp HS nâng cao lòng tự trọng và sự tôn trọng của HS đối với những người khác; Nâng cao lòng khoan 
dung, sự cảm thông, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt giữa các nền văn hóa, giữa các cá nhân; Hình thành những 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 22-27 ISSN: 2354-0753 
27 
cách thức tích cực, ôn hòa để giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng; Phát triển sự đối thoại nội tâm một cách tích 
cực để từ đó có những hành vi và tinh thần trách nhiệm. Trên cơ sở nền tảng những giá trị sống trên, nhân viên công 
tác xã hội và giáo viên giúp HS phát triển các kĩ năng xã hội. Một số chủ đề kĩ năng sống cần được ưu tiên triển khai 
nhằm góp phần ngăn ngừa, phòng chống BLHĐ bao gồm: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân; Tư duy tích cực; 
Thương thuyết, giải quyết mâu thuẫn; Kiềm chế cảm xúc; Xác định và điều chỉnh hành vi phù hợp,... 
- Nhân viên công tác xã hội trường học tiến hành can thiệp sớm cho nhóm HS bị BLHĐ đang có các biểu hiện 
ứng phó tiêu cực: Mục đích nhằm ngăn chặn, kiềm chế các vấn đề bùng phát ở HS. Việc sớm phát hiện những vấn 
đề về sức khoẻ, tinh thần và hành vi bất thường của HS sẽ giúp đưa ra những hướng can thiệp kịp thời và giúp ngăn 
chặn và giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất. Các hoạt động có thể bao gồm việc tập huấn xây dựng năng lực, 
cách ứng phó tích cực cho nhóm đối tượng có nguy cơ hoặc bị bạo lực; lập kế hoạch can thiệp cho nhóm; khích lệ - 
nâng cao các điểm mạnh của từng cá nhân; phối hợp nhóm liên ngành để đưa ra các dịch vụ can thiệp sớm... Những 
chủ đề sinh hoạt nhóm nhằm nâng cao năng lực từ giải quyết vấn đề của HS khi bị bạo lực học đương như: Tự an ủi 
bản thân, suy nghĩ tích cực để tìm ra hướng giải quyết; Cân bằng cảm xúc trước các hành vi bạo lực với bản thân; 
Đương đầu với các hành vi bạo lực và tìm kiếm các nguồn lực trợ giúp khi bị bạo lực; Có hành động để giải quyết 
vấn đề của bản thân; Hãy lên tiếng và không im lặng trước các hành vi bạo lực. Đây là những cách ứng phó tích 
cực giúp HS có thể chấm dứt bạo lực với bản thân mình. 
- Nhân viên công tác xã hội trường học phát hiện và tiến hành can thiệp chuyên sâu cho HS bị BLHĐ đang có 
cách ứng phó tiêu cực, như hủy hoại bản thân, suy nghĩ, cảm xúc và hành động tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lí của 
các em. Sự can thiệp này mang tính chuyên môn sâu cho cá nhân HS đã là nạn nhân hoặc đã chịu ảnh hưởng trực 
tiếp từ vấn đề bạo lực, đang gặp những vấn đề, khó khăn về tâm lí, sức khỏe thể chất, học tập và các mối quan hệ xã 
hội khác, đặc biệt là những rối loạn về tâm lí. Can thiệp ở cấp độ này cần có thời gian khá dài. Do đó, HS có thể được 
giới thiệu đến các chương trình/trung tâm hỗ trợ chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội là thực hiện 
bản đánh giá sơ bộ, kết nối, chuyển gửi HS bị bạo lực đến những dịch vụ để được hỗ trợ, can thiệp. 
3. Kết luận 
Nghiên cứu cho thấy, trước các hành vi bạo lực, HS đã có các cách ứng phó khác nhau. Trong khi một số HS đã 
biết đương đầu và tìm kiếm các nguồn lực trợ giúp hoặc đã có những suy nghĩ tích cực như an ủi bản thân, tìm cách giải 
quyết hoặc cân bằng cảm xúc trước thì nhiều em vẫn còn thể hiện các biểu hiện của ứng phó tiêu cực, như: tự đổ lỗi cho 
bản thân hoặc chấp nhận bị bạo lực; thể hiện những cảm xúc tiêu cực hoặc kìm nén cảm xúc; hơn nữa, các em còn có 
những hành động tiêu cực như trốn tránh, thấm chí tự hủy hoại bản thân. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm 
lí, mối quan hệ của HS với bạn bè cũng như học tập. Do vậy, bài báo đã đề xuất một số hoạt động của công tác xã hội 
trong trường học để nâng cao năng lực và cách ứng phó tích cực cho HS có liên quan đến BLHĐ, thực hiện môi trường 
học đường an toàn, thân thiện và bình đẳng, hướng tới xây dựng “nhà trường thân thiện, HS tích cực”. 
Lời cảm ơn: Tác giả cảm ơn sự tài trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo qua đề tài “Phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh 
trung học cơ sở thông qua công tác xã hội học đường”, thuộc Chương trình KH&CN cấp Bộ, mã số: B2019-SPH-10. 
Tài liệu tham khảo 
Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 33/2018/BGDĐT ngày 28/12/2018 về Hướng dẫn công tác xã hội trường học. 
Đinh Thị Hồng Vân (2014). Cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên 
thành phố Huế. Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Lương Quang Hưng và cộng sự (2019). Công tác xã hội với vấn đề bạo lực học đường. NXB Giáo dục Việt Nam. 
Nguyễn Thị Huệ (2012). Một số vấn đề lí luận về kĩ năng ứng phó với các khó khăn tâm lí trong hoạt động. Tạp chí 
Giáo dục, số 277, tr 12-14. 
Nguyễn Văn Tường (2019). Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh trung học cơ sở. Luận án tiến sĩ 
Tâm lí học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Phan Thị Mai Hương và cộng sự (2007). Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn. NXB Khoa 
học xã hội. 
Richard S.Lazarus & Susan Folkman,Stress (1984). Appraisal, and Coping. New York: Springer, Publishing. 
Snyder, C. R.; Dinoff , B. L., Coping (1999). Where have you been, Coping: The psychology of what works. Oxford 
University Press. 
Trần Văn Công và cộng sự (2015). Chiến lược ứng phó của học sinh với bắt nạt trực tuyến. Tạp chí Khoa học, Đại 
học Quốc gia Hà Nội, số 3, tr 11-24.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bieu_hien_ung_pho_tieu_cuc_cua_hoc_sinh_bi_bao_luc_ho.pdf