Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của sinh viên trong quá trình dạy học Vật lí đại cương

Tóm tắt: Hình thành và phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề là một

trong những nhiệm vụ quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Vật lí đại cương

nói riêng. Dựa trên khung lí thuyết về dạy học phát triển năng lực, chúng tôi đã xây

dựng giả thuyết về các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên và

dạy thực nghiệm cho sinh viên ngành Vật lí tại Trường Sỹ quan Kỹ thuật Quân sự. Ba

biện pháp được đề xuất bao gồm: hướng dẫn sinh viên tự học, chiến lược dạy học trên

lớp và đánh giá kết quả học tập. Sau khi áp dụng các biện pháp, chúng tôi tiến hành

khảo sát để đánh giá sự tiến bộ của sinh viên về năng lực giải quyết vấn đề. Kết quả

cho thấy ba biện pháp nêu trong giả thuyết đều phát huy hiệu quả trong việc phát triển

năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho sinh viên.

Từ khóa: Sinh viên; biện pháp; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

1. Mở đầu

Dạy học theo mục tiêu phát triển năng lực (NL) đòi hỏi phương pháp dạy học

không những tích cực hóa hoạt động trí tuệ mà còn chú trọng rèn luyện NL giải quyết

vấn đề (GQVĐ) gắn với tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, gắn hoạt động trí tuệ

với hoạt động thực hành thực tiễn.

Trong dạy học GQVĐ theo nghĩa đầy đủ, người học là người tìm tòi, GQVĐ. Tuy

nhiên, khi triển khai áp dụng, tùy vào nội dung bài học, trang thiết bị dạy học, thời gian

dạy học mà người học tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hành động GQVĐ. Có

thể hiểu, NL phát hiện và GQVĐ của sinh viên (SV) trong học tập Vật lí đại cương là tổ

hợp các NL thành tố (theo tiến trình phát hiện vấn đề và GQVĐ) cho phép SV huy động

kiến thức, kĩ năng thích hợp với thái độ tích cực nhằm giải quyết thành công nhiệm vụ

nhận thức trong việc xây dựng kiến thức mới và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của sinh viên trong quá trình dạy học Vật lí đại cương trang 1

Trang 1

Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của sinh viên trong quá trình dạy học Vật lí đại cương trang 2

Trang 2

Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của sinh viên trong quá trình dạy học Vật lí đại cương trang 3

Trang 3

Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của sinh viên trong quá trình dạy học Vật lí đại cương trang 4

Trang 4

Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của sinh viên trong quá trình dạy học Vật lí đại cương trang 5

Trang 5

Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của sinh viên trong quá trình dạy học Vật lí đại cương trang 6

Trang 6

Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của sinh viên trong quá trình dạy học Vật lí đại cương trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 7780
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của sinh viên trong quá trình dạy học Vật lí đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của sinh viên trong quá trình dạy học Vật lí đại cương

Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của sinh viên trong quá trình dạy học Vật lí đại cương
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1B/2021, tr. 5-11 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƢ PHẠM 
 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHÁT HIỆN 
 VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA SINH VIÊN 
 TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VẬT LÍ ĐẠI CƢƠNG 
 Trần Ngọc Dũng 
 Trường Đại học Trần Đại Nghĩa, TP Hồ Chí Minh 
 Ngày nhận bài 03/12/2020, ngày nhận đăng 26/01/2021 
 Tóm tắt: Hình thành và phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề là một 
 trong những nhiệm vụ quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Vật lí đại cương 
 nói riêng. Dựa trên khung lí thuyết về dạy học phát triển năng lực, chúng tôi đã xây 
 dựng giả thuyết về các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên và 
 dạy thực nghiệm cho sinh viên ngành Vật lí tại Trường Sỹ quan Kỹ thuật Quân sự. Ba 
 biện pháp được đề xuất bao gồm: hướng dẫn sinh viên tự học, chiến lược dạy học trên 
 lớp và đánh giá kết quả học tập. Sau khi áp dụng các biện pháp, chúng tôi tiến hành 
 khảo sát để đánh giá sự tiến bộ của sinh viên về năng lực giải quyết vấn đề. Kết quả 
 cho thấy ba biện pháp nêu trong giả thuyết đều phát huy hiệu quả trong việc phát triển 
 năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho sinh viên. 
 Từ khóa: Sinh viên; biện pháp; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. 
 1. Mở đầu 
 Dạy học theo mục tiêu phát triển năng lực (NL) đòi hỏi phương pháp dạy học 
không những tích cực hóa hoạt động trí tuệ mà còn chú trọng rèn luyện NL giải quyết 
vấn đề (GQVĐ) gắn với tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, gắn hoạt động trí tuệ 
với hoạt động thực hành thực tiễn. 
 Trong dạy học GQVĐ theo nghĩa đầy đủ, người học là người tìm tòi, GQVĐ. Tuy 
nhiên, khi triển khai áp dụng, tùy vào nội dung bài học, trang thiết bị dạy học, thời gian 
dạy học mà người học tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hành động GQVĐ. Có 
thể hiểu, NL phát hiện và GQVĐ của sinh viên (SV) trong học tập Vật lí đại cương là tổ 
hợp các NL thành tố (theo tiến trình phát hiện vấn đề và GQVĐ) cho phép SV huy động 
kiến thức, kĩ năng thích hợp với thái độ tích cực nhằm giải quyết thành công nhiệm vụ 
nhận thức trong việc xây dựng kiến thức mới và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
 2. Nội dung và kết quả nghiên cứu 
 2.1. Khái lược về năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 
 Trong quá trình học tập, SV thường đối mặt với một chuỗi tình huống diễn ra liên 
tục. Tuy nhiên, không phải tất cả các tình huống đó là tình huống có vấn đề. Quan niệm 
tình huống có vấn đề đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, diễn giải 
khác nhau nhưng đều có sự thống nhất về bản chất. 
 Khái niệm vấn đề được dùng để biểu đạt một câu hỏi mà chủ thể của vấn đề chưa 
có câu trả lời hay một bài toán chưa có cách giải quyết, chưa có lời giải. 
 Vấn đề chứa đựng 3 yếu tố: (1) Người học chưa biết con đường giải quyết bài 
toán, nhiệm vụ; (2) Người học đã có kiến thức, kĩ năng thích hợp; (3) Người học có nhu 
cầu, hứng thú giải quyết. 
Email: dungtran5180@gmail.com 
 5 
 T. N. Dũng / Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực phát hiện 
 Tình huống có vấn đề là tình huống mà người học gặp một khó khăn, người học ý 
thức được vấn đề, mong muốn GQVĐ đó và hy vọng với khả năng của mình thì có thể 
giải quyết được vấn đề. Tình huống có vấn đề kích thích hoạt động nhận thức tích cực 
của người học; thế năng tâm lý của người học được nâng lên cao. 
 Phát hiện vấn đề là thực chất là tạo ra hoàn cảnh để người học tự ý thức được vấn 
đề cần giải quyết, có nhu cầu và hứng thú GQVĐ. 
 GQVĐ là quá trình hoạt động của chủ thể để giải quyết mâu thuẫn nói trên nhằm 
tìm câu trả lời/lời giải cho câu hỏi/bài toán đặt ra. Kết quả của GQVĐ là sản phẩm mới 
về vật chất hoặc tinh thần cho chủ thể hoặc cho xã hội. 
 Dựa vào khái niệm và đặc trưng của hoạt động phát hiện vấn đề và hoạt động 
GQVĐ trong học tập và nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể hiểu NL phát hiện và 
GQVĐ của SV trong học tập Vật lí đại cương là tổ hợp các NL thành tố (theo tiến trình 
phát hiện vấn đề và GQVĐ) cho phép SV huy động kiến thức, kĩ năng thích hợp với thái 
độ tích cực nhằm giải quyết thành công nhiệm vụ nhận thức trong việc xây dựng kiến 
thức mới và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 
 2.2. Định hướng đề xuất biện pháp 
 a) Đảm bảo mục tiêu dạy học môn học Vật lí đại cương 
 Mục tiêu là thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Dạy học Vật lí đại cương 
theo hướng phát hiện và GQVĐ góp phần phát triển nhân cách cho SV. Các biện pháp 
phải hướng tới mục tiêu của môn học trong mục tiêu ngành học và mục tiêu giáo dục của 
Trường Sỹ quan Kỹ thuật quân sự. 
 b) Đảm bảo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm 
 Các biện pháp phải góp phần biến quá trình dạy học Vật lí đại cương thành một 
quá trình mở, tích hợp các yếu tố sáng tạo trong phát hiện và GQVĐ. 
 c) Đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn giảng dạy môn Vật lí đại cương 
 Các biện pháp đề xuất cần mang tính khả thi, áp dụng được vào thực tiễn và điều 
kiện dạy học hiện nay. Các biện pháp phải tạo thành một chỉnh thể, được thể hiện đồng 
bộ trong quá trình dạy học Vật lí đại cương, được thể hiện qua phần Nhiệt học. 
 2.3. Một số biện pháp sư phạm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn 
đề cho sinh viên trong dạy học Vật lí đại cương 
 Biện pháp 1. Hướng dẫn cho SV cách học, tạo điều kiện để SV tự học, tự 
nghiên cứu theo hướng phát hiện và GQVĐ 
 Cơ sở của biện pháp: Theo quan điểm hiện đại, dạy học ở đại học thực chất là tổ 
chức cho SV tự học, tự nghiên cứu, quan trọng nhất là dạy cho SV cách học, cần coi 
trọng dạy cho SV học phát hiện và GQVĐ. SV có được NL phát hiện và GQVĐ để từ đó 
họ có khả năng tự giải quyết các vấn đề/bài toán trong quá trình học Vật lí đại cương 
cũng như các môn học khác trong chương trình đào tạo. 
 Mục đích của biện pháp là thông qua dạy kiến thức Vật lí đại cương, GV cần dạy 
cho SV tri thức phương pháp. GV dạy cho SV phương pháp GQVĐ trong học tập Vật lí 
phỏng theo phương pháp nghiên cứu của nhà Vật lí. Các phương pháp nghiên cứu của 
nhà Vật lí thường được sử dụng là: phương pháp thực nghiệm, phương pháp tương tự, 
phương pháp mô hình - mô phỏng, phương pháp suy luận lí thuyết (suy luận lôgic và suy 
luận Toán học). 
 6 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1B/2021, tr. 5-11 
 Trong chương trình đào tạo của các trường đại học quân đội, môn Vật lí đại 
cương được giảng dạy cho SV năm thứ nhất đại học. SV năm đầu ở trường đại học trong 
môi trường quân đội có sự chuyển đổi từ trạng thái của của một học sinh phổ thông sang 
trạng thái của một SV đại học, một chiến sĩ trong quân đội. Đa phần SV đều có chung 
khó khăn là chưa kịp chuẩn bị tinh thần cho những thách thức mới ở bậc đại học. Chính 
vì thế, cần quan tâm đặc biệt đến việc dạy cho SV cách học, tự học, tự nghiên cứu ngay 
trong môn học Vật lí đại cương theo hướng phát hiện và GQVĐ. 
 Cách thức thực hiện biện pháp 
 a) Xây dựng động cơ học tập tích cực: Động cơ hoạt động học tập quyết định kết 
quả, chất lượng học tập của SV. Xây dựng động cơ học tập tích cực cần phải dựa vào 
những yếu tố sau: 
 - Sử dụng phối hợp giáo dục, động viên, tôn vinh của gia đình, trường đại học, xã 
hội đối với SV trong quân đội để xây dựng động cơ học tập cho SV. 
 - Giáo dục, động viên, làm cho SV nâng cao ý thức, nỗ lực, tự tin thực hiện tốt 
mọi nhiệm vụ trong học tập. 
 - Làm cho SV nhận thức rõ khả năng ứng dụng của tri thức Vật lí đại cương ở các 
môn học khác trong chương trình đào tạo. Kiến thức tích hợp nội môn Vật lí đại cương 
ứng dụng trong kĩ thuật, kiến thức tích hợp liên môn giữa Vật lí đại cương và những môn 
học khác trong chương trình đào tạo giúp SV có kiến thức sâu rộng, từ đó SV có nhu cầu 
tìm tòi, nghiên cứu, yêu thích học Vật lí đại cương. 
 b) Hướng dẫn cho SV tự học các nội dung của các chương, phần trong chương 
trình Vật lí đại cương. GV biên soạn bản hướng dẫn cho SV tự học từng chương theo các 
nội dung: Mục đích yêu cầu; Hướng dẫn theo dõi nội dung; Hướng dẫn nghiên cứu sâu 
nội dung (trong đó có những câu hỏi, vấn đề, bài tập đòi hỏi SV phải tự nghiên cứu và trả 
lời); Cung cấp cho SV hệ thống bài tập để tự giải ở nhà. 
 c) Tổ chức các đề tài seminar và các dự án học tập 
 Tổ chức cho SV thực hiện các đề tài seminar và các dự án học tập trong quá trình 
dạy học Vật lí đại cương là những hình thức tổ chức học tập để phát triển NL tư duy, NL 
phát hiện và GQVĐ, NL tự học, NL hợp tác. 
 d) Hướng dẫn cho SV phương pháp thu thập thông tin và lập kế hoạch tự học 
môn học Vật lí đại cương 
 Trong quá trình dạy học, GV có thể dạy phương pháp học cho SV, giới thiệu tài 
liệu tự học cho SV nghiên cứu và vận dụng. GV giao nhiệm vụ cho SV sử dụng các 
phương pháp thu thập thông tin cụ thể, bao gồm: Phương pháp đọc sách và ghi chép; 
phương pháp nghe giảng và ghi chép; phương pháp hỏi; sử dụng Internet, các website 
dạy học, phương pháp WebQues; sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức, nội 
dung và ghi nhớ. 
 Biện pháp 2. Dạy học Vật lí đại cương theo chiến lược dạy học GQVĐ 
 Cơ sở của biện pháp: Dạy học GQVĐ có tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình 
xây dựng, bảo vệ tri thức mới trong nghiên cứu khoa học. Tiến trình dạy học gồm ba 
pha/giai đoạn: tạo tình huống có vấn đề, hướng dẫn người học GQVĐ, hợp thức hóa kiến 
thức và vận dụng kiến thức mới. 
 Mục đích của biện pháp: Giúp người học thực hiện các hành động trí tuệ - thực 
 7 
 T. N. Dũng / Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực phát hiện 
hành, nắm vững tri thức, hiểu sâu nội dung học tập, bồi dưỡng được phương pháp nghiên 
cứu khoa học. 
 Cách thức thực hiện biện pháp 
 Bước 1. “Vấn đề hóa nội dung dạy học” 
 Muốn thực hiện dạy học GQVĐ, GV phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, yêu 
cầu của chương trình để sắp xếp nội dung dạy học thành từng vấn đề theo một logic nhất 
định để vừa đảm bảo nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình vừa tạo nội dung 
dạy học theo hướng GQVĐ. Điều đó được gọi là “vấn đề hóa nội dung dạy học”. Quy 
trình thực hiện “vấn đề hóa nội dung dạy học” như sau: 
 - Phân tích nội dung để nhận thấy các vấn đề nhận thức trong bài học. 
 - Xây dựng chuỗi vấn đề nhận thức theo thứ tự tính khái quát được giảm dần: vấn 
đề cấp chương, vấn đề cấp bài, vấn đề cấp đơn vị kiến thức. 
 Bước 2. Xây dựng các tình huống có vấn đề 
 Chuỗi vấn đề (kết quả ở bước 1) là cơ sở để thiết kế các tình huống có vấn đề 
(tương ứng với mỗi vấn đề). 
 Bước 3. Chuẩn bị thiết bị, phương tiện dạy học 
 - Chuẩn bị các thiết bị, phương tiện liên quan đến mục đích tạo tình huống có vấn 
đề, đề xuất giả thuyết, kiểm tra giả thuyết hoặc kiểm chứng hệ quả lí thuyết nào đó. 
 - Sưu tầm, biên tập các video clip thí nghiệm có liên quan đến nội dung dạy học. 
 - Xây dựng, khai thác các mô phỏng thí nghiệm, thí nghiệm ảo để trực quan hóa 
các thí nghiệm thực hoặc video clip thí nghiệm (nếu cần). 
 - Xây dựng, sưu tầm biên tập các bài toán có vấn đề (phù hợp với nội dung dạy 
học tương ứng). 
 Bước 4. Thiết kế tiến trình dạy học theo định hướng GQVĐ (soạn giáo án) 
 Bước 5. Tổ chức thi công tiến trình dạy học theo thiết kế 
 Bước 6. Kiểm tra đánh giá NL phát hiện và GQVĐ của SV 
 Các bước triển khai dạy học GQVĐ được thể hiện ở Hình 1. 
 1. Vấn đề hóa nội dung dạy học 
 2. Xây dựng các tình huống có vấn đề 
 3. Chuẩn bị thiết bị, phương tiện dạy học theo hướng GQVĐ 
 4. Thiết kế tiến trình dạy học theo định hướng GQVĐ 
 5. Tổ chức thi công tiến trình dạy học 
 6. Đánh giá năng lực phát hiện và GQVĐ của sinh viên 
 Hình 1: Sơ đồ các bước triển khai dạy học GQVĐ 
 8 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1B/2021, tr. 5-11 
 Biện pháp 3. Tăng cường đánh giá NL phát hiện và GQVĐ của SV trong đánh 
giá kết quả học tập môn Vật lí đại cương 
 Đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và quá trình 
đánh giá NL phát hiện và GQVĐ trong học tập môn Vật lí đại cương cho SV nói riêng. 
 Vì vậy, thực hiện đánh giá NL phát hiện và GQVĐ hợp lí sẽ có được những kết 
luận chính xác về trình độ NL của SV, từ đó có thể phân loại SV, giúp điều chỉnh nội 
dung và phương pháp giảng dạy và học tập nhằm giúp người học thành công trong học 
tập. Để kiểm tra, đánh giá kết quả NL phát hiện và GQVĐ của SV đạt hiệu quả, cần thực 
hiện các nội dung sau: 
 - Quan tâm kết quả tham gia các hoạt động học tập của SV, bao gồm: phát hiện 
vấn đề và GQVĐ trong các tiết thực hành; thực hiện đề tài seminar và bài học theo dự án. 
 - Đánh giá việc tự lực giải các bài tập định hướng NL phát hiện và GQVĐ trong 
hệ thống bài tập bắt buộc. 
 - Xây dựng và sử dụng bộ tiêu chí đánh giá - thang đo NL phát hiện và GQVĐ để 
đánh giá theo quá trình và đánh giá tổng kết. 
 3. Kết quả vận dụng các biện pháp phát triển năng lực phát hiện và giải 
quyết vấn đề cho sinh viên trong quá trình dạy học phần Nhiệt học Vật lí đại cƣơng 
 Nhằm phát triển NL phát hiện và GQVĐ khi dạy học phần Nhiệt học của Vật lí 
đại cương, bồi dưỡng NL phát hiện và GQVĐ cho SV, chúng tôi vận dụng 3 biện pháp 
đã đề xuất và thu được kết quả như sau: 
 a) Thực hiện Biện pháp 1 
 GV đã kết hợp cán bộ quản lí giáo dục tổ chức ngoại khóa trong thời gian 2 tiết ở 
kí túc xá để hướng dẫn phương pháp tự học cho SV, đồng thời hướng dẫn SV thực hiện 
nội dung “Hướng dẫn tự học phần Nhiệt học” mà chúng tôi đã biên soạn. 
 GV tổ chức và kiểm tra hoạt động tự học của SV trong thời gian ở kí túc xá. Các 
hoạt động bao gồm: 
 - GV yêu cầu SV tự đọc - hiểu phần Nhiệt học theo bản “Hướng dẫn tự học theo 
nội dung” của giáo trình. SV đã tích cực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập mà GV 
đã giao cho như: ghi chép đầy đủ nội dung bài giảng của GV, giải bài tập trên lớp và ở 
nhà, thực hiện đề tài seminar. 
 - GV hướng dẫn SV thực hiện giải bài tập Vật lí đại cương theo 4 bước: 
 Bước 1. Tìm hiểu đề bài và ghi tóm tắt đề bài. 
 Bước 2. Phân tích hiện tượng của bài tập, xác lập các mối liên hệ cơ bản giữa các 
dữ liệu xuất phát và cái cần phải tìm (xây dựng kế hoạch giải). 
 Bước 3. Xây dựng lập luận rút ra kết quả cần tìm (thực hiện kế hoạch giải). 
 Bước 4. Kiểm tra, biện luận xác nhận kết quả. 
 Khi tổ chức hoạt động giải bài tập cho SV, GV cần lưu ý: 
 - Khả năng áp dụng tiến trình phát hiện và GQVĐ vào việc giải bài tập cụ thể 
của SV. 
 - Phương pháp và mức độ tiếp cận một cách sáng tạo của SV trong giải bài tập. 
 b) Thực hiện Biện pháp 2 
 Trong tiến trình dạy học xây dựng kiến thức mới, GV tổ chức các hoạt động nhận 
thức của SV theo tiến trình dạy học GQVĐ gồm 6 bước như sau: 
 Bước 1. Vấn đề hóa nội dung dạy học. 
 9 
 T. N. Dũng / Một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực phát hiện 
 Bước 2. Xây dựng các tình huống có vấn đề. 
 Bước 3. Chuẩn bị thiết bị, phương tiện dạy học. 
 Bước 4. Thiết kế tiến trình dạy học theo định hướng GQVĐ (soạn giáo án). 
 Bước 5. Tổ chức thi công tiến trình dạy học theo thiết kế. 
 Bước 6. Kiểm tra đánh giá NL phát hiện và GQVĐ của SV. 
 c) Thực hiện Biện pháp 3 
 Trong quá trình đánh giá NL phát hiện và GQVĐ trong học tập Vật lí đại cương 
cho SV, cần tuân thủ các nguyên tắc của đánh giá là đảm bảo tính khách quan, công 
bằng, toàn diện, công khai. Quy trình thực hiện Biện pháp 3 gồm 2 bước sau: 
 Bước 1. Áp dụng trong đánh giá quá trình, GV thu thập thông tin để đánh giá kết 
quả học tập của SV theo 4 hình thức (vấn đáp, viết, thực hành, kết hợp viết - thực hành) 
theo các tiêu chí đã xây dựng. Các tiêu chí đánh giá được công bố trước khi thực hiện để 
người học định hướng cùng với mục tiêu bài học. GV tiến hành đánh giá theo các tiêu chí 
đặt ra và đo lường mức độ đạt được về NL phát hiện và GQVĐ, sau đó biểu thị bằng 
điểm số. 
 Bước 2. Áp dụng trong đánh giá tổng kết, GV dành trọng số 50% để đánh giá NL 
phát hiện và GQVĐ đối với bài kiểm tra kết thúc học phần. GV cần phân tích, so sánh 
các thông tin nhận được với các tiêu chí đặt ra rồi đánh giá, xem xét kết quả học tập của 
SV, xem xét mức độ thành công của biện pháp giảng dạy của GV để từ đó cải tiến, khắc 
phục những nhược điểm. 
 4. Kết luận 
 Quá trình nhận thức của SV ở trường đại học là quá trình nhận thức có tính chất 
nghiên cứu, cao hơn và có những điểm khác so với quá trình nhận thức của học sinh phổ 
thông. Trong dạy học Vật lí đại cương, phần kiến thức về Nhiệt học giúp SV hiểu những 
nguyên lí và ứng dụng cơ bản của nhiệt học trong đời sống thực và trong các lĩnh vực về 
khí tài quân sự trong thời đại mới, giúp SV phát triển NL phát hiện và GQVĐ. 
 Bài báo đã đưa ra định hướng nghiên cứu cũng như các biện pháp phát triển NL 
phát hiện và GQVĐ cho SV. Các biện pháp sư phạm góp phần nâng cao chất lượng trong 
quá trình dạy học Vật lí đại cương đã trình bày ở trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, 
tạo nên một sự thống nhất, tác động lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau để phát triển NL phát 
hiện và GQVĐ của SV. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường (2016). Lí luận dạy học hiện đại, đổi mới mục tiêu, 
 nội dung và phương pháp dạy học. NXB Đại học Sư phạm. 
Vũ Quốc Chung, Nguyễn Văn Khải, Cary J. Trexler, James Cameron, John Timothy 
 Denny, Nguyễn Bá Kim, Norio Kato, Peter Thursby, Sean McGough, Ryuichi 
 Sugiyama and Teresa San Buenaventura (2011). Tăng cường năng lực sư phạm cho 
 giảng viên các trường đào tạo giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên 
 nghiệp. NXB Giáo dục Việt Nam. 
Phạm Thị Phú và Nguyễn Đình Thước (2019). Phát triển năng lực người học trong dạy 
 học Vật lí. NXB Trường Đại học Vinh. 
 10 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1B/2021, tr. 5-11 
Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng và Phạm Xuân Quế (2001). Phương 
 pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm. 
Maslow, A. (1987). Motivation and personality (3rd ed). New York: Harper and Row. 
Gardner, H. (1983). Frames of mind: The theory of multiple intelligences. New York: 
 Basic Book. 
 SUMMARY 
 SOME SOLUTIONS TO DEVELOP PROBLEM-SOLVING COMPETENCY 
 OF STUDENTS IN GENERAL PHYSICS 
 Tran Ngoc Dung 
 Tran Dai Nghia University, Ho Chi Minh City 
 Received on 03/12/2020, accepted for publication on 26/01/2021 
 Developing student’s problem-solving competency is one of the important tasks 
in teaching in general and teaching General Physics in particular. Based on the 
theoretical framework of competency-based learning, we propose a hypothesis on the 
measures to develop problem-solving competency for students and test it when teaching 
General Physics to experimental group of students at the School of Military Technical 
Officers. The three proposed measures include: guiding students to self-study, teaching 
strategically in class, and assessing learning outcomes. After applying the measures, we 
conduct a survey to assess the students’ progress in problem-solving competency. The 
results show that the three measures mentioned in the hypothesis are effective in 
developing students’ ability to detect and solve problems. 
 Keywords: Learners; measures; problem-solving skills. 
 11 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_su_pham_nham_phat_trien_nang_luc_phat_hien.pdf