Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho học viên các trường sĩ quan quân đội hiện nay

Giao tiếp là một trong những hoạt động sống và phương thức tồn tại của xã hội loài người, là một trong những

điều kiện hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Trong hoạt động quân sự, học viên (HV) ở các trường

sĩ quan quân đội (SQQĐ) phải tiếp xúc, xử lí rất nhiều tình huống, phải giải quyết nhiều mối quan hệ đa dạng phong

phú, hết sức tinh tế, nhạy cảm. Vì thế, có kĩ năng giao tiếp tốt, giao tiếp đúng chuẩn mực, có văn hóa là nhân tố

hết sức quan trọng để HV hoàn thành nhiệm vụ, gắn bó với các quân nhân, góp phần tạo nên sự hoàn thiện chức

trách, nhiệm vụ cũng như các tiêu chuẩn đạo đức ở mỗi người, tạo nên một tập thể đoàn kết thống nhất, nâng cao

hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở các nhà trường quân đội.

Kĩ năng giao tiếp của HV được thực hiện thông qua lời nói, chữ viết; tuy nhiên, trong nhiều hoàn cảnh, HV phải

dùng các phương tiện như: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành động của cơ thể (body language); các tín hiệu màu sắc

(color signal); âm thanh (sound); các phương tiện dạy học (teaching facilities) và các vật thể để phụ trợ cho quá trình

giao tiếp đạt hiệu quả cao. Đây là giao tiếp thông qua các phương tiện biểu thị không bằng lời - hay còn gọi là giao

tiếp phi ngôn ngữ (GTPNN). Kĩ năng GTPNN của HV các trường SQQĐ có vai trò quan trọng, giúp HV truyền tải,

diễn đạt, biểu đạt nội dung thuyết phục hơn, tạo sự tương tác tích cực, gần gũi giữa các chủ thể.

Thời gian qua, các trường SQQĐ đã thường xuyên quan tâm đổi mới đồng bộ các khâu, các bước, các nhân tố

của quá trình dạy học theo hướng đa dạng, hiện đại nhằm phát huy hiệu quả kĩ năng GTPNN của HV. Tuy nhiên,

thực tế chỉ ra rằng, có nhiều HV nắm kiến thức chuyên môn tốt, song việc truyền thụ kiến thức chưa thực sự hiệu

quả; trong đó có việc vận dụng chưa tốt các kĩ năng GTPNN. Vì vậy, bài báo tập trung làm rõ những nội dung rèn

luyện kĩ năng GTPNN cho HV các trường SQQĐ, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng

GTPNN cho HV.

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho học viên các trường sĩ quan quân đội hiện nay trang 1

Trang 1

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho học viên các trường sĩ quan quân đội hiện nay trang 2

Trang 2

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho học viên các trường sĩ quan quân đội hiện nay trang 3

Trang 3

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho học viên các trường sĩ quan quân đội hiện nay trang 4

Trang 4

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho học viên các trường sĩ quan quân đội hiện nay trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 03/01/2022 4860
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho học viên các trường sĩ quan quân đội hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho học viên các trường sĩ quan quân đội hiện nay

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho học viên các trường sĩ quan quân đội hiện nay
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 19-23 ISSN: 2354-0753 
19 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ 
CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 
Đỗ Trung Linh 
Trường Sĩ quan Chính trị - Bộ Quốc phòng 
Email: trunglinhlhp@gmail.com 
Article History 
Received: 10/9/2020 
Accepted: 30/9/2020 
Published: 20/11/2020 
Keywords 
communication, non-verbal 
communication, skills, 
students, military 
universities. 
ABSTRACT 
Non-verbal communication skills play an important role and contribute to 
developing learners’ competency to apply knowledge to effectively solve 
practical situations. However, currently training non-verbal communication 
skills for cadets at military universities is quite limited. The following article 
clearly states reality and suggests measures to practise non-verbal 
communication skills for cadets at military universities today. These solutions 
will help students better understand the importance of non-verbal 
communication skills to the process of personal formation and development; 
realize the problem deeply and effectively do it. 
1. Mở đầu 
Giao tiếp là một trong những hoạt động sống và phương thức tồn tại của xã hội loài người, là một trong những 
điều kiện hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Trong hoạt động quân sự, học viên (HV) ở các trường 
sĩ quan quân đội (SQQĐ) phải tiếp xúc, xử lí rất nhiều tình huống, phải giải quyết nhiều mối quan hệ đa dạng phong 
phú, hết sức tinh tế, nhạy cảm. Vì thế, có kĩ năng giao tiếp tốt, giao tiếp đúng chuẩn mực, có văn hóa là nhân tố 
hết sức quan trọng để HV hoàn thành nhiệm vụ, gắn bó với các quân nhân, góp phần tạo nên sự hoàn thiện chức 
trách, nhiệm vụ cũng như các tiêu chuẩn đạo đức ở mỗi người, tạo nên một tập thể đoàn kết thống nhất, nâng cao 
hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở các nhà trường quân đội. 
Kĩ năng giao tiếp của HV được thực hiện thông qua lời nói, chữ viết; tuy nhiên, trong nhiều hoàn cảnh, HV phải 
dùng các phương tiện như: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành động của cơ thể (body language); các tín hiệu màu sắc 
(color signal); âm thanh (sound); các phương tiện dạy học (teaching facilities) và các vật thể để phụ trợ cho quá trình 
giao tiếp đạt hiệu quả cao. Đây là giao tiếp thông qua các phương tiện biểu thị không bằng lời - hay còn gọi là giao 
tiếp phi ngôn ngữ (GTPNN). Kĩ năng GTPNN của HV các trường SQQĐ có vai trò quan trọng, giúp HV truyền tải, 
diễn đạt, biểu đạt nội dung thuyết phục hơn, tạo sự tương tác tích cực, gần gũi giữa các chủ thể. 
Thời gian qua, các trường SQQĐ đã thường xuyên quan tâm đổi mới đồng bộ các khâu, các bước, các nhân tố 
của quá trình dạy học theo hướng đa dạng, hiện đại nhằm phát huy hiệu quả kĩ năng GTPNN của HV. Tuy nhiên, 
thực tế chỉ ra rằng, có nhiều HV nắm kiến thức chuyên môn tốt, song việc truyền thụ kiến thức chưa thực sự hiệu 
quả; trong đó có việc vận dụng chưa tốt các kĩ năng GTPNN. Vì vậy, bài báo tập trung làm rõ những nội dung rèn 
luyện kĩ năng GTPNN cho HV các trường SQQĐ, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng 
GTPNN cho HV. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Một số vấn đề lí luận 
2.1.1. Khái niệm giao tiếp phi ngôn ngữ và hệ thống phương tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp phi ngôn ngữ 
Theo Từ điển tiếng Việt, giao tiếp là: “Trao đổi, tiếp xúc với nhau. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp” (Viện Ngôn 
ngữ học, 2003, tr 193). Đây là quá trình quan hệ, tác động qua lại giữa con người với con người; trong đó, con người 
trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi lẫn nhau, đồng thời tự điều chỉnh hành vi của 
chính mình. Giao tiếp có thể được sử dụng thông qua ngôn từ, lời nói, chữ viết hoặc có thể thông qua ngôn ngữ của 
cơ thể - còn gọi là GTPNN. 
Giao tiếp phi ngôn ngữ là loại hình giao tiếp rất quan trọng trong quá trình giao tiếp của con người. Nếu giao tiếp 
ngôn từ được thực hiện thông qua nội ngôn ngữ, gồm: các đơn vị từ vựng (từ đơn, từ ghép, cụm từ, thành ngữ...); các 
quy tắc ngữ pháp, ngữ âm, quy tắc sử dụng ngôn ngữ và các kĩ năng tương tác; còn giao tiếp phi ngôn từ được hiện 
thực hoá thông qua hai yếu tố là cận ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ. Đã có rất nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau bởi 
các nhà khoa học trong và ngoài nước, song trong phạm vi nghiên cứu, tác giả cho rằng: GTPNN là giao tiếp không 
dùng ngôn ngữ mà dùng những phương tiện phi ngôn ngữ, như: nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, điệu bộ, hành vi, 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 19-23 ISSN: 2354-0753 
20 
không gian giao tiếp và các hành vi giao tiếp đặc biệt để thể hiện tình cảm, thái độ, mối quan hệ và những trạng 
thái tâm lí khác góp phần đạt được mục đích giao tiếp đặt ra. 
Hệ thống phương tiện phi ngôn ngữ trong GTPNN bao gồm: 
- Nét mặt: Là nơi diễn đạt cảm xúc của mỗi người, thể hiện cả hình thức cũng như mức độ cảm xúc của bản thân 
đối tượng giao tiếp. Nét mặt biểu lộ thá ...  độ, hành vi ứng xử: Hành vi luôn biểu lộ các thái độ khác nhau của con người, có thể 
tăng cường hoặc làm giảm hiệu quả giao tiếp. Do đó, trong truyền đạt thông tin, HV các trường SQQĐ nên tránh 
những hành vi, thái độ mang tính hách dịch, có tính chất nạt nộ, hăm doạ, răn đe, thiếu thiện ý, điều đó sẽ làm cho 
đối tượng mất thiện cảm khi tiếp nhận các tác động truyền đạt. 
- Kĩ năng kiểm soát lĩnh vực phi ngôn ngữ của lời nói: Sự lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, thay đổi ngữ điệu 
câu đều là các tín hiệu giao tiếp khi truyền đạt. Giọng nói phản ánh các thông tin về cá tính bản thân, tính hướng nội 
hay hướng ngoại của người nói. Vì thế, trong quá trình truyền đạt thông tin, HV các trường SQQĐ cần kiểm soát 
được các yếu tố này (độ to nhỏ, âm hưởng cao thấp của lời nói). 
2.2. Thực trạng rèn luyện kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho học viên các trường sĩ quan quân đội hiện nay 
HV các trường SQQĐ là lực lượng thanh niên trẻ trung, có nhận thức tốt, kĩ năng giao tiếp linh hoạt; ở họ thể 
hiện rất rõ những nét tâm lí đặc trưng của tuổi trẻ như: nhạy cảm, ham hiểu biết, tiếp thu nhanh, thích tiếp xúc, giao 
tiếp rộng, thích hoạt động tập thể, mong muốn khẳng định mình trong tập thể. Tuy nhiên, ở họ chưa đủ sự chín chắn, 
nên trong quá trình giao tiếp còn bộc lộ những biểu hiện bồng bột, xốc nổi, khả năng tự kiềm chế kém, dễ phiến diện, 
bảo thủ, hiếu thắng, ít nhẫn nại, dễ tự ái, nổi nóng hoặc dễ ưu tư, thiếu tự tin, chán nản làm ức chế hoạt động, không 
kiểm soát được hành vi, cử chỉ trong những tình huống phức tạp. Do vậy, kĩ năng GTPNN có vai trò rất quan trọng 
đối với HV các trường SQQĐ, trực tiếp điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi giữa người học với đối tượng giao 
tiếp, giúp người học hình thành các kĩ năng, kĩ xảo giao tiếp phù hợp, biết kiểm soát các trạng thái tâm lí trước những 
biến đổi trong hoạt động giao lưu; từ đó đáp ứng yêu cầu phát triển nhân cách người sĩ quan tương lai, phù hợp với 
thực tiễn hoạt động sư phạm ở các trường SQQĐ hiện nay. 
HV các trường SQQĐ nhận thức GTPNN là cần thiết nhưng chưa thực sự đề cao vai trò của kĩ năng này trong 
việc hình thành các phẩm chất của người cán bộ SQQĐ. HV thường chỉ tập trung vào các kĩ năng giao tiếp đương 
diện (mặt đối mặt) mà lơ là, xem nhẹ và đơn giản hoá những yếu tố phi ngôn ngữ (rèn luyện ánh mắt, điệu bộ, cử 
chỉ, ngôn ngữ nói, hành vi, khoảng cách giao tiếp). Nhiều HV chỉ tham gia các hoạt động rèn luyện kĩ năng 
GTPNN khi được học tập các nội dung giảng tập, thực tập sư phạm. Nguyên nhân là do: (1) HV chưa được trang bị 
nhiều về kĩ năng mềm, nhất là kĩ năng GTPNN nên nhận thức còn mang tính chủ quan; (2) HV chưa thực sự tự tin, 
chủ động mở rộng các mối quan hệ xã hội bên ngoài, tham gia vào các hoạt động của nhà trường nên kinh nghiệm 
trong hoạt động giao tiếp, ứng xử còn nhiều bất cập. 
HV các trường SQQĐ đã được trang bị những kĩ năng GTPNN cần thiết nhưng chỉ đạt ở mức độ trung bình và 
còn yếu ở một số kĩ năng như: kiểm soát nét mặt trong thuyết trình; điều chỉnh giọng nói; vận dụng các cử chỉ, điệu 
bộ trong giao tiếp. Nguyên nhân của hạn chế này là do: (1) Trong hoạt động học tập, HV chưa tự tin, sợ phát biểu, 
trình bày nội dung giảng viên định hướng còn lúng túng; (2) Giảng viên do áp lực về thời gian, bảo đảm đúng, đủ 
nội dung nên chưa nêu nhiều vấn đề và dành nhiều thời gian để đặt vấn đề cho HV tranh luận; (3) Các hoạt động 
kiến tập, thực tập, tham gia hoạt động ngoại khóa của HV chưa thường xuyên và chưa đem lại hiệu quả. 
2.3. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho học viên các trường sĩ quan quân đội hiện nay 
2.3.1. Xây dựng và thực hiện hiệu quả quy trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cho học viên 
Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng GTPNN cho HV các trường SQQĐ là tổng hợp các cách thức, biện pháp 
nghiên cứu, xác định trình tự tiến hành hoạt động rèn luyện kĩ năng GTPNN cho HV theo các khâu, các bước một 
cách khoa học; đồng thời phân công vai trò, trách nhiệm của các lực lượng trong quá trình thực hiện quy trình đó. 
Cụ thể gồm các giai đoạn: 
- Giai đoạn 1: Trang bị cho HV hệ thống kiến thức lí luận chuyên ngành và lí luận nghiệp vụ sư phạm, nhất là 
kiến thức về giao tiếp sư phạm, GTPNN cho HV. Trên cơ sở kiến thức chuyên ngành và kiến thức nghiệp vụ sư phạm, 
HV phải nắm được những vấn đề cơ bản về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp. Trong đó, 
đặc biệt là những kiến thức về kĩ năng sử dụng GTPNN, vai trò của GTPNN trong quá trình học tập, cách sử dụng 
các phương tiện GTPNN (ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, điệu bộ, hành vi). Để thực hiện được nội dung trên, nhà trường 
cần chú trọng: đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, chú trọng hơn nữa những nội dung về giao tiếp sư phạm, 
GTPNN của HV trong nhà trường; tăng cường cập nhật những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn dạy học ở các 
nhà trường quân đội; tích cực đổi mới hình thức, phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức, 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 19-23 ISSN: 2354-0753 
22 
bồi dưỡng cho HV phương pháp tư duy mềm dẻo, linh hoạt, biết huy động kiến thức tổng hợp để vận dụng vào 
GTPNN trong thực tiễn hoạt động, rèn luyện tại các nhà trường. 
- Giai đoạn 2: Tổ chức cho HV thực hành rèn luyện kĩ năng GTPNN. Đây là bước tổ chức các hoạt động thực 
tiễn để rèn luyện kĩ năng GTPNN cho HV các trường SQQĐ, giúp HV vận dụng các kiến thức lí luận vào thực hành 
sử dụng GTPNN. Thông qua các hoạt động thực hành giảng tập, thực tập sư phạm, các hoạt động ngoại khóa, trao 
đổi, các buổi tập huấn kĩ năng mềm... HV biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các tri thức, kinh nghiệm sư phạm, tri 
thức về sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ vào thực tiễn. Thực chất của giai đoạn này là tổ chức cho HV vận 
dụng các kiến thức lí thuyết chuyên ngành, các thao tác, kinh nghiệm hành động đã được trang bị vào thực tiễn để 
kiểm định mức độ nắm kiến thức. 
- Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá mức độ hình thành kĩ năng GTPNN của HV. Nhà trường cần thường xuyên 
kiểm tra, đánh giá, phân tích kết quả, rút kinh nghiệm hoạt động rèn luyện kĩ năng GTPNN cho HV theo đúng kế 
hoạch; bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ và hiệu quả; cần xây dựng hệ thống các tiêu chí cụ thể, khoa học, thiết thực, 
kết hợp với đa dạng hoá các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Tổ chức tốt các buổi trao đổi kinh nghiệm 
rèn luyện kĩ năng GTPNN, tạo điều kiện cho HV tiếp cận với sự phát triển mới về hệ thống tri thức sư phạm và 
những kĩ năng sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các trường SQQĐ. 
Quá trình kiểm tra, đánh giá diễn ra đa dạng, phong phú với nhiều hình thức: kiểm tra kết quả học tập từng môn 
học, từng học kì và năm học; đặc biệt qua các lần kiểm tra vấn đáp, kiểm tra học phần, kiến tập, giảng tập, thực tập... 
Từ đó, đội ngũ giảng viên có thể nắm bắt chất lượng học tập của HV; nắm bắt được phương pháp, tác phong trả lời 
của HV để đưa ra cách thức điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học, bồi dưỡng. 
2.3.2. Đa dạng hóa hình thức, phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sử dụng các kĩ năng giao tiếp phi ngôn 
ngữ cho học viên 
Các hoạt động rèn luyện kĩ năng GTPNN cho HV cần tập trung vào một số hình thức cơ bản như sau: 
- Thông qua hoạt động kiến tập, giảng tập, thực tập: Trong quá trình thực hành giảng bài, nếu HV nắm chắc nội 
dung sẽ thể hiện được sự tự tin cũng như tư thế, tác phong, phong cách sư phạm của mình; từ đó, việc vận dụng 
những kĩ năng GTPNN sẽ làm tăng sức hấp dẫn, thú vị cho bài giảng. Quá trình học tập tại các trường SQQĐ, các 
Khoa giáo viên sẽ tiến hành giao cho HV nội dung bài giảng đòi hỏi HV phải tiến hành hoạt động thiết kế kế hoạch, 
xây dựng nội dung, bố trí nội dung phù hợp. Mục đích của hoạt động này nhằm góp phần củng cố, mở rộng, vận 
dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức chuyên ngành mà HV đã được trang bị vào quá trình giảng dạy. Quá trình lên 
lớp, HV trong tâm thế của giảng viên, phải tiến hành giảng dạy những nội dung đã thục luyện, truyền thụ những kinh 
nghiệm tới người học sao cho dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Có nhiều HV thời gian đầu còn bỡ ngỡ do phải tiếp xúc với môi 
trường, cách thức làm việc mới nên trạng thái tâm lí bộc lộ rõ qua hành vi, tâm thế còn lúng túng, mất bình tĩnh, 
giọng nói ngập ngừng, ánh mắt thể hiện sự lo lắng... Vì vậy, phải thường xuyên cho HV tiếp xúc và làm quen với 
hoạt động giảng tập, kiến tập, thực tập để rèn luyện kĩ năng GTPNN. 
- Thông qua việc mở rộng các mối quan hệ giao lưu: Xuất phát từ điều kiện đặc thù của các trường SQQĐ là đào 
tạo HV trong môi trường khép kín, cán bộ, giảng viên trực tiếp giảng dạy trong những thời điểm nhất định nên chưa 
có nhiều điều kiện tiếp cận, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các trường đại học, cao đẳng bên ngoài. Tăng cường 
hoạt động giao lưu, kết nghĩa, mở rộng quan hệ với các đối tượng khác trong quá trình đào tạo có ý nghĩa hết sức 
quan trọng, nó không những giúp HV vận dụng những kiến thức vào xử lí các tình huống giao tiếp khác nhau, để 
nâng cao kĩ năng GTPNN, kĩ năng thuyết phục quần chúng, mà còn giúp HV tích luỹ kinh nghiệm học hỏi được 
trong các quan hệ đó để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp sau này. 
Các hoạt động thường xuyên được tiến hành ở nhà trường SQQĐ trong thời gian qua là tổ chức cho HV tham 
quan mô hình học cụ ở các đơn vị chiến đấu, tham quan học tập các di tích lịch sử văn hóa, tổ chức các buổi sinh 
hoạt chung giữa HV và các tổ chức nhân dân địa phương nhân các dịp lễ, Tết, ngày truyền thống của dân tộc; tổ chức 
giao lưu văn hóa văn nghệ với các tổ chức đoàn thể thanh niên, thiếu niên, các trường học phổ thông, hội cựu chiến 
binh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của địa phương nơi đóng quân. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động kết nghĩa khác: 
đưa HV tham gia giúp nhân dân sản xuất trong dịp hè tình nguyện; phối hợp với các tổ chức quần chúng, thanh niên 
lao động vệ sinh môi trường; tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; hoạt động giúp đỡ lẫn nhau khi thiên tai, 
hoạn nạn... Đây là những hoạt động thực tiễn hết sức ý nghĩa, trực tiếp tác động tới sự chuyển biến nhận thức, hành 
vi giao tiếp của mỗi HV. 
- Thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động ngoại khóa: Đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa như: Tổ chức 
các hội thi, hội thao, hội diễn văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, tọa đàm, diễn đàn, giao lưu, tuyên truyền, cổ 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 19-23 ISSN: 2354-0753 
23 
động trực quan, học tập chính trị; bồi dưỡng kĩ năng mềm, kĩ năng sư phạm, kĩ năng làm việc nhóm. Phối hợp với 
các dự án, tổ chức Đoàn, Hội đồng HV mở các lớp rèn kĩ năng cho HV như: Lớp rèn kĩ năng nói, lớp giáo dục kĩ 
năng thuyết trình, kĩ năng hợp tác... Kết hợp với các Khoa giáo viên tổ chức các hội thi nghiệp vụ sư phạm cho HV; 
qua đó, tăng cường hợp tác, giao lưu để hình thành và phát triển các kĩ năng GTPNN cho HV. 
Chủ trương chung của các nhà trường là quan tâm bồi dưỡng cho HV toàn diện cả về trình độ, kiến thức, năng 
lực tư duy, kĩ năng và phương pháp sư phạm; do vậy, thông qua các hội thi, hình thức hoạt động cũng là cơ sở để 
HV rèn luyện được kĩ năng GTPNN, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhà trường. 
- Thông qua quá trình tự giáo dục của HV. Thông qua cách thức ứng xử của HV, ít nhiều có thể dự đoán được 
văn hóa giao tiếp của họ. Tuỳ tình huống giao tiếp mà HV thể hiện thái độ, hành vi, cử chỉ của mình phản ứng với 
sự tác động của người khác một cách phù hợp thông qua nét mặt, cử chỉ, tư thế... Mỗi biểu hiện cảm xúc (vui vẻ, hồ 
hởi, buồn bực, giận dữ, lạnh lùng, thờ ơ, cởi mở) thường để lại ấn tượng sâu đậm cho đối tượng giao tiếp. Do vậy, 
để đạt được hiệu quả cao, HV phải thường xuyên tự trau dồi và rèn luyện cho mình những kĩ năng trên để quá trình 
giao tiếp thành công và đạt được mục đích. 
- Thông qua quá trình giải quyết các tình huống giao tiếp. Hoạt động quân sự diễn ra trong môi trường động bởi 
tính đặc thù riêng, thường xuyên biến đổi liên tục. Muốn thích ứng với nghề nghiệp, HV phải có khả năng ứng xử 
tốt, xử trí linh hoạt, tinh nhạy các tình huống giao tiếp; vận dụng linh hoạt, thường xuyên các phương tiện GTPNN 
trong chính quá trình giao tiếp của mình. Nếu không có kĩ năng ứng xử, HV dễ bị lúng túng, mất bình tĩnh. Để giải 
quyết tốt các tình huống giao tiếp, trong khi ứng xử, HV phải thực sự chú ý tới các yếu tố thuộc về ngôn ngữ cơ thể 
và trạng thái cảm xúc bản thân. HV dựa vào những yếu tố hiện diện (những biểu hiện) bên ngoài của đối tượng giao 
tiếp như: sắc thái biểu cảm, nét mặt, ánh mắt, ngữ điệu, thanh điệu, tốc độ nói, cao độ, trường độ, cử chỉ, động tác 
và dựa vào hoàn cảnh giao tiếp mà đưa ra những nhận định về những trạng thái tâm lí bên trong của con người, phán 
đoán về bản chất nhân cách của đối tượng giao tiếp, phán đoán tính chất mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng giao 
tiếp; đồng thời có thể dự đoán được ý nghĩa sâu xa trong nội dung giao tiếp mà đối tượng muốn truyền đạt. HV phải 
biết sử dụng phối hợp các phương tiện GTPNN một cách hài hòa, với liều lượng và cách thức thích hợp trong từng 
tình huống giao tiếp; giảm bớt những cảm xúc tiêu cực, tăng những cảm xúc tích cực cho đối tượng giao tiếp. 
3. Kết luận 
Kĩ năng GTPNN có vai trò quan trọng, giúp HV các trường SQQĐ truyền tải, diễn đạt, biểu đạt nội dung giao 
tiếp một cách thuyết phục hơn, tạo sự tương tác tích cực, gần gũi giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Rèn luyện kĩ 
năng GTPNN cho HV các trường SQQĐ hiện nay là một quá trình tích lũy lâu dài, HV phải dựa vào năng lực bản 
thân cùng với sự giúp đỡ của các lực lượng sư phạm trong nhà trường để xây dựng lộ trình rèn luyện các kĩ năng này 
cho thích hợp. Bài báo nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm giúp HV các trường SQQĐ hiểu rõ hơn về tầm 
quan trọng của kĩ năng GTPNN đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách HV, giúp HV nhận thức vấn đề 
một cách sâu sắc và có cách thức thực hiện hiệu quả. 
Tài liệu tham khảo 
Hồ Lê (1996). Tính quy luật của cơ chế ngôn giao. NXB Khoa học xã hội. 
Hoàng Anh (1994). Hoạt động - Giao tiếp - Nhân cách. NXB Đại học Sư phạm. 
Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh (1995). Giao tiếp sư phạm. NXB Đại học Sư phạm. 
Nguyễn Đức Dân (2000). Cử chỉ - thứ ngôn ngữ không lời. Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 8, tr 15-22. 
Nguyễn Quang (2008). Giao tiếp phi ngôn từ qua các nền văn hóa. NXB Khoa học xã hội. 
Nguyễn Thiện Giáp (2005). Dẫn luận ngôn ngữ học. NXB Giáo dục. 
Nguyễn Thiện Giáp (2007). Những yếu tố phi lời trong hội thoại. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Nguyễn Văn Lê (1996). Giao tế nhân sự - Giao tiếp phi ngôn ngữ. NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh. 
Phạm Vũ Dũng (1996). Văn hóa giao tiếp. NXB Văn hóa thể thao. 
Phi Tuyết Hinh (1996). Thử tìm hiểu ngôn ngữ của cử chỉ, điệu bộ. Tạp chí Ngôn ngữ học, số 4, tr 7-12. 
Trần Tuấn Lộ (1993). Khoa học và nghệ thuật giao tiếp. NXB Đồng Tháp. 
Viện Ngôn ngữ học (2003). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng. 
Vũ Dũng (2008). Từ điển Tâm lí học. NXB Từ điển Bách khoa.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_giao_tiep_phi_ngon_ngu_ch.pdf