Một số biện pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường Trung học Cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Văn hóa ứng xử trong nhà trường ngày càng thu hút sự quan tâm của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói

chung. Kết quả của những phong trào xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường là nhằm giúp người học sống có

trách nhiệm, văn minh, lịch sự, ứng xử có văn hóa; lễ phép, kính trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi; có tinh thần đoàn

kết, tương thân tương ái. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên (GV), nhân viên trong các cơ sở giáo dục cần gương mẫu,

có thái độ, hành vi giao tiếp, ứng xử chuẩn mực. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy, vẫn còn một số biểu hiện

của văn hóa nhà trường bị xuống cấp, đặc biệt là văn hóa ứng xử; đạo lí “tôn sư trọng đạo” suy giảm, những hành vi

lệch chuẩn của học sinh (HS) xuất hiện ngày càng nhiều như ứng xử thiếu văn hóa, vi phạm nội quy học tập của nhà

trường, bạo lực học đường, ; công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn bất cập, chưa huy động

được sức mạnh của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương, đặc biệt là của gia đình HS.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, của UBND tỉnh Ninh Bình, Sở GD-ĐT tỉnh, phòng GD-ĐT huyện Yên Khánh

đã có nhiều chủ trương trong việc xây dựng văn hóa nhà trường nói chung, văn hóa ứng xử nói riêng và đã đạt được

nhiều thành tích, tuy nhiên vẫn còn một số hoạt động cần tăng cường. Bài báo đề xuất một số biện pháp quản lí xây

dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Một số biện pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường Trung học Cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trang 1

Trang 1

Một số biện pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường Trung học Cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trang 2

Trang 2

Một số biện pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường Trung học Cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trang 3

Trang 3

Một số biện pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường Trung học Cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trang 4

Trang 4

Một số biện pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường Trung học Cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 13500
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường Trung học Cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường Trung học Cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Một số biện pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường Trung học Cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 38-42 ISSN: 2354-0753 
38 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ 
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH 
Tạ Thị Thu Hằng 
Công đoàn Giáo dục Việt Nam 
 Email: tahang77@gmail.com 
Article History 
Received: 03/9/2020 
Accepted: 21/9/2020 
Published: 20/10/2020 
Keywords 
behavioral culture, secondary 
school, management, build. 
ABSTRACT 
Behavioral culture in schools increasingly attracts the attention of the 
education sector in particular and society in general. The results of 
movements to build a culture of behavior in secondary schools are that most 
students live responsibly, behave culturally, politely, respect teachers, the 
elderly, and be good-natured in the spirit of solidarity and mutual love. The 
article proposes a number of measures to manage the building of behavioral 
culture at secondary schools in Yen Khanh district, Ninh Binh province. The 
test results on the necessity and feasibility of the proposed measures show that 
the management staff and teachers of secondary schools in Yen Khanh 
district, Ninh Binh province all evaluate the measures as feasible. Schools 
need to synchronously implement measures to improve the effectiveness of 
the management of building a culture of behavior at secondary schools in Yen 
Khanh district, Ninh Binh province. 
1. Mở đầu 
Văn hóa ứng xử trong nhà trường ngày càng thu hút sự quan tâm của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói 
chung. Kết quả của những phong trào xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường là nhằm giúp người học sống có 
trách nhiệm, văn minh, lịch sự, ứng xử có văn hóa; lễ phép, kính trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi; có tinh thần đoàn 
kết, tương thân tương ái. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên (GV), nhân viên trong các cơ sở giáo dục cần gương mẫu, 
có thái độ, hành vi giao tiếp, ứng xử chuẩn mực. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy, vẫn còn một số biểu hiện 
của văn hóa nhà trường bị xuống cấp, đặc biệt là văn hóa ứng xử; đạo lí “tôn sư trọng đạo” suy giảm, những hành vi 
lệch chuẩn của học sinh (HS) xuất hiện ngày càng nhiều như ứng xử thiếu văn hóa, vi phạm nội quy học tập của nhà 
trường, bạo lực học đường,; công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn bất cập, chưa huy động 
được sức mạnh của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương, đặc biệt là của gia đình HS. 
Dưới sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, của UBND tỉnh Ninh Bình, Sở GD-ĐT tỉnh, phòng GD-ĐT huyện Yên Khánh 
đã có nhiều chủ trương trong việc xây dựng văn hóa nhà trường nói chung, văn hóa ứng xử nói riêng và đã đạt được 
nhiều thành tích, tuy nhiên vẫn còn một số hoạt động cần tăng cường. Bài báo đề xuất một số biện pháp quản lí xây 
dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Các khái niệm cơ bản 
2.1.1. Quản lí 
Các nhà khoa học trong và ngoài nước thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã đưa ra các quan niệm, định nghĩa khác 
nhau về quản lí. Theo Koontz và cộng sự (1997): “Quản lí là một hoạt động thiết yếu, đảm bảo phối hợp những nỗ 
lực hoạt động của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lí là hình thành một 
môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất 
mãn cá nhân ít nhất”. Theo Trần Kiểm (2004): “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, 
phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức 
với hiệu quả cao nhất”. Theo Vũ Dũng (2017): “Quản lí là tác động có định hướng, có mục đích, có hệ thống thông 
tin của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra”. 
Kế thừa định nghĩa của các nhà nghiên cứu, theo chúng tôi, có thể hiểu: Quản lí là một quá trình tác động hợp lí, 
có mục đích, kế hoạch, hệ thống của chủ thể quản lí (tổ chức, cá nhân) đến đối tượng quản lí nhằm huy động họ 
cùng phối hợp, tham gia vào hoạt động chung để thực hiện được những mục tiêu đề ra một cách hiệu quả. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 38-42 ISSN: 2354-0753 
39 
2.1.2. Văn hóa nhà trường 
Peterson và Deal (2009) định nghĩa: “Văn hóa nhà trường là tập hợp các chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các 
nghi lễ và nghi thức, các biểu tượng và truyền thống tạo ra “vẻ bề ngoài” của nhà trường”. Theo Trần Văn Dàng 
(2017): “Văn hóa nhà trường được hiểu là tập hợp các chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các nghi thức, biểu tượng và 
truyền thống đặc trưng riêng của nhà trường, tạo động lực thúc đẩy các thành viên của tổ chức hoạt động giáo dục, 
dạy học, làm việc có chất lượng, phát triển bền vững phẩm chất, năng lực của HS theo yêu cầu của xã hội”. 
Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa nhà trường đều chỉ rõ vai trò của văn hóa trong việc định hình và thúc 
đẩy sự phát triển của nhà trường. Trong bài báo này, theo chúng tôi, có thể hiểu: Văn hóa nhà trường là hệ  ... ực về văn hóa 
ứng xử trong nhà trường; - Các giá trị văn hóa ứng xử trong nhà trường. 
2.1.3.2. Quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở trường trường trung học cơ sở 
Dựa trên định nghĩa văn hóa ứng xử trong nhà trường, theo chúng tôi: Văn hóa ứng xử ở trường THCS là sự 
thể hiện triết lí sống, lối sống, lối suy nghĩ, hành động của các thành viên ở trường THCS trong việc ứng xử và 
giải quyết các mối quan hệ của bản thân với những người xung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động 
giáo dục hằng ngày. 
Dựa trên định nghĩa về quản lí và xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS, theo chúng tôi: “Quản lí xây dựng 
văn hóa ứng xử ở trường THCS là một quá trình tác động hợp lí, có mục đích, kế hoạch, hệ thống của chủ thể quản 
lí đến đối tượng quản lí (cán bộ, GV, HS trong nhà trường) nhằm sửa đổi những giá trị, chuẩn mực chưa phù hợp 
về giao tiếp trong nhà trường THCS, đồng thời phát huy và xây dựng mới những giá trị tốt đẹp, bao gồm việc ứng 
xử và giải quyết những mối quan hệ với bản thân, với người xung quanh trong công việc và môi trường hoạt động 
giáo dục hằng ngày để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. 
Hoạt động quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS mang những đặc điểm, tính chất của quản lí. Quản 
lí xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS là hoạt động hướng đích, có tính mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu của quản lí 
xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS là sửa đổi những giá trị, chuẩn mực giao tiếp chưa phù hợp với môi trường 
trường học hiện đại, phát huy, xây dựng những giá trị tốt đẹp trong các mối quan hệ trong nhà trường. Tuy nhiên, 
văn hóa là sản phẩm của một cộng đồng, vì vậy các thành viên trong nhà trường (cán bộ, GV, HS) đều cần tham gia 
tích cực vào quá trình xây dựng văn hóa ứng xử. 
2.2. Một số biện pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh 
Ninh Bình 
2.2.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 
2.2.1.1. Đảm bảo tính mục đích 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 38-42 ISSN: 2354-0753 
40 
Việc đưa ra các biện pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh 
Bình phải xuất phát từ mục đích xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS, đó là phải kết hợp được giữa những 
giá trị truyền thống, phù hợp và những giá trị văn hóa mới, hiện đại. Việc xây dựng văn hóa ứng xử cần đạt được 
mục đích là hình thành cho HS nhân cách tốt đẹp - nhân cách của những công dân có ích cho đất nước, tạo các mối 
quan hệ thân thiện, lành mạnh trong nhà trường. 
2.2.1.2. Đảm bảo tính khoa học 
Các biện pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử cần đảm bảo tính khoa học, được xây dựng dựa trên cơ sở các 
dữ liệu khoa học. Trong đó, các biện pháp đưa ra phải giải quyết được một cách khoa học những vấn đề lí luận và 
thực tiễn về xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS, đáp ứng mục tiêu xây dựng văn hóa ứng xử của nhà trường 
và tránh tình trạng chủ quan, mang tính áp đặt. 
2.2.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn 
Các biện pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử phải xuất phát từ thực tiễn, yêu cầu xây dựng văn hóa ứng xử 
mà Đảng, Nhà nước, Bộ GD-ĐT cũng như tỉnh Ninh Bình đặt ra. Những biện pháp này cần dựa trên những điều 
kiện thực tiễn và điều kiện cụ thể của từng trường THCS tại Ninh Bình. Ngoài nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn khi 
xây dựng các biện pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử, cần có tính khả thi khi đưa vào ứng dụng trong thực tiễn 
hoạt động quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. 
2.2.2. Một số biện pháp xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 
2.2.2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và toàn thể học sinh về nội dung xây dựng 
văn hóa ứng xử 
* Mục đích: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, GV và toàn thể HS hiểu rõ hơn nội dung xây dựng văn hóa 
ứng xử ở trường THCS, góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động về đạo đức, năng lực 
ứng xử sư phạm của đội ngũ cán bộ, GV. 
* Cách thức thực hiện: - Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều các hình thức như: tổ chức các cuộc thi, hội nghị, hội 
thảo, tọa đàm, diễn đàn về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; - Phát động các phong trào thi đua, các cuộc 
vận động trong nhà trường; - Tích hợp nội dung xây dựng văn hóa ứng xử học đường vào các môn học, các hoạt 
động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ, 
* Điều kiện thực hiện: - Cần có sự ủng hộ của các Ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường cả về chủ 
trương và cơ sở vật chất; - Tổ chức bộ máy của nhà trường, đặc biệt là thành lập Ban chỉ đạo quản lí xây dựng văn 
hóa ứng xử trong nhà trường, đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, có tính dân chủ và kỉ luật cao; - Chuẩn bị điều kiện cơ 
sở vật chất, thời gian, kinh phí cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến về xây dựng văn hóa ứng xử 
cho các thành viên trong nhà trường. 
2.2.2.2. Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong nhà trường trong việc xây dựng văn hóa ứng xử ở các 
trường trung học cơ sở tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 
* Mục đích: nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Yên Khánh, 
tỉnh Ninh Bình thông qua việc xác định được nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong nhà trường, từ đó nâng cao 
trách nhiệm, sự chủ động và sáng tạo của các bộ phận tham gia vào công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà 
trường. 
Cách thức thực hiện: Các trường cần: - Xác định nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận, lực lượng trong và ngoài nhà 
trường tham gia vào công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường; - Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa 
ứng xử trong nhà trường tương ứng với vai trò, nhiệm vụ của các bộ phận; - Chỉ rõ phương thức, quyền hạn hoạt 
động của từng bộ phận, phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, đơn vị tham gia, có sự phối hợp cụ thể, rõ ràng để 
mang lại hiệu quả cao 
* Điều kiện thực hiện: Để thực hiện tốt biện pháp này, các trường cần tìm hiểu kĩ về đặc điểm của các lực lượng 
trong và ngoài nhà trường, từ đó có sự phân công nhiệm vụ của từng bộ phận; huy động được sự tham gia của các 
lực lượng giáo dục vào hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường; tránh dùng quyền lực pháp lí đơn 
thuần để tổ chức xây dựng văn hóa ứng xử. 
2.2.2.3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho giáo viên 
ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 
* Mục đích: Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử cho cán bộ, GV và HS, đặc 
biệt là đội ngũ GV bởi đây là đội ngũ nòng cốt, quyết định đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục 
văn hóa ứng xử nói riêng của nhà trường. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 38-42 ISSN: 2354-0753 
41 
* Cách thức thực hiện: Để thực hiện biện pháp này, các trường cần: - Tổ chức tập huấn, tọa đàm, xây dựng các 
chuyên đề để hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm về cách ứng xử các tình huống sư phạm, bồi dưỡng về giao tiếp sư phạm, 
văn hóa ứng xử học đường cho GV; - Xây dựng nguồn tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về năng lực ứng xử văn hóa cho 
đội ngũ cán bộ quản lí, nhà giáo, GV chủ nhiệm, các đoàn thể trong nhà trường; - Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng 
lực giáo dục văn hóa ứng xử cho HS, nhà giáo, nhân viên, cán bộ Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên 
trong trường học; - Giáo dục kĩ năng ứng xử cho HS thông qua các bài học, hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể 
nhằm giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành kĩ năng sống cho các em; - Tổ chức 
các cuộc hội thảo, tọa đàm, các cuộc thi ứng xử sư phạm, cuộc thi viết về thầy cô, cho HS tham gia, nâng cao năng 
lực, chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong vấn đề giao tiếp, ứng xử sư phạm trong trường học; - Tăng cường liên 
kết với các đơn vị, cơ sở đào tạo GV để tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng về năng lực giao tiếp, ứng xử sư phạm 
cho GV cũng như năng lực giáo dục HS về văn hóa ứng xử học đường; - Tuyên truyền, nêu gương “người tốt, việc 
tốt” nhằm lan tỏa những hành động đẹp tới nhà trường và xã hội. 
* Điều kiện thực hiện: - Chi bộ và các cấp lãnh đạo trong nhà trường cần chỉ đạo và tạo điều kiện về kinh phí, cơ 
sở vật chất cho công tác bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động được phong phú và đa dạng; - Cán bộ, GV, các đoàn 
thể trong nhà trường có ý thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong công tác xây dựng văn hóa ứng xử. Mỗi 
GV phải là một tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách để HS noi theo. 
2.2.2.4. Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc xây dựng văn hóa ứng xử ở các 
trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 
* Mục đích: Phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện đồng bộ các biện 
pháp quản lí xây dựng văn hóa ứng xử của nhà trường. Nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể nhằm đảm 
bảo việc thực thi nhanh chóng, có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ 
thể của từng bộ phận trong việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường. 
* Cách thức thực hiện: Các trường cần: - Thống nhất nội dung của Quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà 
trường với các đơn vị ngoài nhà trường (gọi chung là “Quy chế phối hợp”) theo đúng chức năng nhiệm vụ nhằm 
thực hiện xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường; - Thành lập Ban soạn thảo “Quy chế phối hợp”, trong đó, 
cần xác định các chương, điều khoản, các mục, phạm vi điều chỉnh, nội dung phối hợp và chức năng nhiệm vụ của 
từng cá nhân và đơn vị; tổ chức họp lấy ý kiến góp ý vào Quy chế. Hiệu trường xem xét lại Quy chế và chính thức 
kí quyết định ban hành; - Chỉ đạo triển khai, phổ biến quy chế tới các đơn vị trong và ngoài nhà trường để các thành 
viên trong và ngoài nhà trường đều nắm vững “Quy chế phối hợp”; - Chỉ đạo triển khai thực hiện Quy chế theo đúng 
chức năng, nhiệm vụ được phân công, tăng cường nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện “Quy chế phối hợp”. 
* Điều kiện thực hiện: Nhà trường cần xây dựng được một quy chế rõ ràng, nêu rõ được nhiệm vụ của mỗi cá 
nhân, đơn vị tham gia vào xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học. Các lực lượng tham gia trong nhà trường cần 
thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao. Đây là một trong những điều kiện để sự phối hợp đạt kết quả tốt. 
2.2.2.5. Kiểm tra, đánh giá định kì việc xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Khánh 
* Mục đích: Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá việc xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS nhằm 
đảm bảo các hoạt động xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường được thực hiện theo đúng mục tiêu, quy định đã đặt 
ra. Việc tiến hành kiểm tra, đánh giá định kì sẽ giúp hiệu trưởng các trường THCS kịp thời phát hiện được những 
hạn chế, bất cập, những nội dung xây dựng văn hóa ứng xử chưa phù hợp để có các biện pháp điều chỉnh. Đồng thời, 
có cơ chế động viên, khen thưởng, nhân rộng điển hình, tạo động lực để các cá nhân trong và ngoài nhà trường thực 
hiện tốt nhiệm vụ. 
* Cách thức thực hiện: Các trường cần: - Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, xây dựng văn hóa ứng xử ở các 
trường THCS chi tiết, cụ thể, sát với mục tiêu đã xác định, đảm bảo: Về nội dung kiểm tra, thời gian tiến hành, đối 
tượng tham gia, nêu rõ các tiêu chí kiểm tra, đánh giá,; - Xây dựng các tiêu chí đánh giá xây dựng văn hóa ứng xử 
trong kế hoạch kiểm tra tới các bộ phận, các tổ chuyên môn, tổ chức đoàn thể, cán bộ, GV và HS trong nhà trường; 
- Sau khi kiểm tra, đánh giá, cần tổ chức, tổng kết rút kinh nghiệm những mặt mạnh, hạn chế cần khắc phục. Việc 
kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện định kì theo tháng, theo quý và năm học, không làm ảnh hưởng đến hoạt động 
giáo dục cũng như việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường; - Hoạt động kiểm tra, đánh giá tránh mang tính 
hình thức mà cần có tính thực tiễn, phù hợp với từng trường; - Kết thúc hoạt động kiểm tra, đánh giá, nhà trường cần 
có những sự động viên, biểu dương kịp thời các cá nhân, tập thể thực hiện tốt. 
* Điều kiện thực hiện: - Việc kiểm tra, đánh giá xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường cũng là một quá trình 
thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ quản lí, GV và HS của nhà trường. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 38-42 ISSN: 2354-0753 
42 
Việc kiểm tra, đánh giá cần có sự đồng thuận, nhất trí cao từ các đơn vị trong và ngoài nhà trường; - Mỗi cán bộ, 
GV, HS trong nhà trường cũng như các đơn vị ngoài nhà trường cần hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, 
đánh giá xây dựng văn hóa ứng xử, từ đó chuyển thành những hành động thực tiễn cụ thể; - Bộ tiêu chí kiểm tra, 
đánh giá quá trình xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường cần rõ ràng, cụ thể về mặt định lượng và định tính. 
3. Kết luận 
Quản lí xây dựng văn hóa ứng xử ở trường THCS là một quá trình tác động hợp lí, có mục đích, kế hoạch, hệ 
thống của chủ thể quản lí (hiệu trưởng) đến đối tượng quản lí (cán bộ, GV, HS trong nhà trường) nhằm sửa đổi những 
giá trị, chuẩn mực chưa phù hợp về giao tiếp. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 
đã đề xuất cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lí và GV các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đều đánh 
giá các biện pháp là có tính khả thi. Các nhà trường cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản 
lí xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường THCS huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. 
Tài liệu tham khảo 
Đỗ Long (2008). Tâm lí học với văn hóa ứng xử. NXB Văn hóa - Thông tin. 
H. Koontz, Cyri Odonnell, Heinz Weihrich (1997). Những vấn đề cốt yếu về quản lí. NXB Khoa học và Kĩ thuật. 
Kiều Thanh Thảo (2020). Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử qua dạy học bài tập đọc “Chuỗi Ngọc Lam” cho học 
sinh lớp 5 Trường Tiểu học Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4, 
tr 91-95. 
Phạm Thị Minh Hạnh (2012). Văn hóa học đường: Quan niệm, vai trò, bản chất và một số yếu tố cơ bản. Tạp chí 
Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 87, tr 34-35. 
Nguyễn Duy Phấn (2016). Văn hóa ứng xử của sinh viên một số trường cao đẳng kĩ thuật trong giai đoạn hội nhập 
hiện nay - Thực trạng và khuyến nghị. Tạp chí Giáo dục số, số đặc biệt kì 3 tháng 6, tr 99-101. 
Nguyễn Thị Ngọc Dung (2019). Một số vấn đề lí luận về giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ở trường tiểu học. 
Tạp chí Giáo dục, số 462, tr 19-23. 
Peterson K. D, Deal T. E (2009). The Shaping School Culture Fieldbook. Publisher Jossey Bass. 
Trần Kiểm (2004). Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Giáo dục. 
Trần Ngọc Thêm (2001). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB TP. Hồ Chí Minh. 
Trần Văn Dàng (2017). Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học bán trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí 
Minh. Tạp chí Giáo dục, số 402, tr 6-8. 
Võ Bá Đức (2009). Cẩm nang văn hóa ứng xử và giao tiếp công sở. NXB Văn hóa - Thông tin. 
Vũ Dũng (2017). Tâm lí học quản lí. NXB Đại học Sư phạm. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_quan_li_xay_dung_van_hoa_ung_xu_o_cac_truon.pdf