Một số biện pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh Tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ

Truyền thống cách mạng (TTCM) của một địa phương là những giá trị văn hóa, lịch sử tốt đẹp mà bất cứ ai trong

chúng ta cũng muốn giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Bề dày truyền thống của một dân tộc, một địa phương là tài sản

quý giá, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương, là niềm kiêu hãnh trước bạn bè trong khu vực

và quốc tế.

Với tầm quan trọng của việc giáo dục TTCM, đã có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý của các nhà khoa

học, nhà giáo dục Việt Nam như: “Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh (HS), sinh viên qua tìm

hiểu các di tích lịch sử cách mạng” của Phạm Văn Mạo (2015); “Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt

Nam trong tình hình mới” của Phạm Đình Nghiệp (2000); “Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền

thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” của Mai Thị Quý (2009); Như vậy, giáo dục TTCM cho

HS đã được quan tâm khai thác, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 (Bộ GD-ĐT, 2018) thì nội dung giáo dục của địa phương

là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp, của địa

phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho HS những hiểu

biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp

phần giải quyết những vấn đề của quê hương. Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với

Hoạt động trải nghiệm. Ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương có vị

trí tương đương các môn học khác.

Thực tế hiện nay cho thấy, phần lớn HS các trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ít hứng

thú cũng như ít được quan tâm trong việc giảng dạy, tiếp thu TTCM địa phương. Các em được học, được giáo dục

về TTCM địa phương nhưng không hứng thú học tập nên việc học cũng không hiệu quả. Bài báo đề cập thực trạng

giáo dục TTCM địa phương cho HS tiểu học trên địa bàn quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, qua đó đề xuất một số biện

pháp giáo dục TTCM địa phương qua hoạt động trải nghiệm, một hình thức kích thích sự hứng thú học tập nhất với

các em HS tiểu học.

Một số biện pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh Tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ trang 1

Trang 1

Một số biện pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh Tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ trang 2

Trang 2

Một số biện pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh Tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ trang 3

Trang 3

Một số biện pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh Tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ trang 4

Trang 4

Một số biện pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh Tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 11440
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh Tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh Tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ

Một số biện pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh Tiểu học ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 44-48 ISSN: 2354-0753 
44 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG ĐỊA PHƯƠNG 
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
Lê Kinh Đô 
Trường Tiểu học An Thới 2, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ 
Email: lekinhdo1986@gmail.com 
Article History 
Received: 07/9/2020 
Accepted: 06/10/2020 
Published: 20/11/2020 
Keywords 
local revolutionary tradition, 
historical sites, primary 
school students, Cantho city. 
ABSTRACT 
The general education program 2018 has integrated local education into the 
Experiential Activities subject for primary students. Local revolutionary 
tradition education for primary school students is one of the most important 
educational activities to achieve holistic educational goals for students. 
Coming from the state of education in the revolutionary tradition of local 
students in primary schools in Binh Thuy District, Can Tho City, the paper 
proposes a number of measures to educate local revolutionary tradition for 
students of primary schools in the area to meet the requirements of 
educational innovation in the new context. 
1. Mở đầu 
Truyền thống cách mạng (TTCM) của một địa phương là những giá trị văn hóa, lịch sử tốt đẹp mà bất cứ ai trong 
chúng ta cũng muốn giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Bề dày truyền thống của một dân tộc, một địa phương là tài sản 
quý giá, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương, là niềm kiêu hãnh trước bạn bè trong khu vực 
và quốc tế. 
Với tầm quan trọng của việc giáo dục TTCM, đã có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý của các nhà khoa 
học, nhà giáo dục Việt Nam như: “Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh (HS), sinh viên qua tìm 
hiểu các di tích lịch sử cách mạng” của Phạm Văn Mạo (2015); “Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt 
Nam trong tình hình mới” của Phạm Đình Nghiệp (2000); “Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền 
thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” của Mai Thị Quý (2009); Như vậy, giáo dục TTCM cho 
HS đã được quan tâm khai thác, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. 
Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 (Bộ GD-ĐT, 2018) thì nội dung giáo dục của địa phương 
là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp, của địa 
phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho HS những hiểu 
biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp 
phần giải quyết những vấn đề của quê hương. Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với 
Hoạt động trải nghiệm. Ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương có vị 
trí tương đương các môn học khác. 
Thực tế hiện nay cho thấy, phần lớn HS các trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ ít hứng 
thú cũng như ít được quan tâm trong việc giảng dạy, tiếp thu TTCM địa phương. Các em được học, được giáo dục 
về TTCM địa phương nhưng không hứng thú học tập nên việc học cũng không hiệu quả. Bài báo đề cập thực trạng 
giáo dục TTCM địa phương cho HS tiểu học trên địa bàn quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, qua đó đề xuất một số biện 
pháp giáo dục TTCM địa phương qua hoạt động trải nghiệm, một hình thức kích thích sự hứng thú học tập nhất với 
các em HS tiểu học. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Truyền thống cách mạng địa phương và hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh 
Ở nước ta, do hoàn cảnh địa lí, đặc điểm con người mà quá trình đấu tranh cách mạng mỗi địa phương, vùng 
miền có phần khác nhau. Ở mỗi địa phương, qua các sự kiện lịch sử cách mạng, những tinh hoa của cộng đồng, dân 
tộc đã được vun đắp, chắt lọc, giữ gìn. Đó chính là TTCM địa phương. Như vậy, TTCM địa phương có thể được 
hiểu là những giá trị xã hội mang tính chất bền vững của địa phương, biểu hiện cụ thể qua những cuộc đấu tranh yêu 
nước và cách mạng tiêu biểu, với những chiến công, chiến tích cách mạng vẻ vang. 
Như vậy, nếu TTCM địa phương được hiểu như trên thì có thể nói TP. Cần Thơ là một trong những địa phương 
rất giàu TTCM với những chiến công hiển hách, những chiến tích lẫy lừng mà hiện nay thành phố vẫn còn lưu giữ, 
trở thành niềm tự hào của con người TP. Cần Thơ. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 44-48 ISSN: 2354-0753 
45 
Hoạt động giáo dục TTCM cho HS là quá trình của nhà giáo dục sử dụng các hình thức, cách thức, phương tiện, 
công cụ khác nhau để tác động đến HS, giúp các em hình thành nhận thức đúng đắn về các giá trị TTCM tốt đẹp của 
dân tộc, hình thành những thái độ, tình cảm, động cơ, hành vi và thói quen phù hợp với các giá trị truyền thống đó. 
Hoạt động giáo dục TTCM cho HS được thực hiện dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục, là lực lượng đông đảo 
các nhà giáo, bao gồm các thầy, cô giáo là cán bộ quản lí, giáo viên phụ trách công tác Đội Thiếu niê ... các hình thức tổ chức có phần mang tính rập khuôn, năm nào cũng như năm đó, đến 
hẹn lại lên, còn nặng nề về giáo huấn, mang tính hình thức, thực hiện chủ yếu để lưu dấu, để đánh bóng tên tuổi 
thương hiệu nhà trường rằng trường có thực hiện, khiến HS nhàm chán, ít tham gia hoạt động. 
2.4. Một số biện pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh tiểu học ở quận Bình Thủy, 
thành phố Cần Thơ 
2.4.1. Tổ chức hoạt động tham quan học tập, dã ngoại, về nguồn cho học sinh tại di tích lịch sử văn hóa địa phương 
Như chúng ta đã biết, do đặc điểm tâm - sinh lí của lứa tuổi tiểu học là không tập trung chú ý được lâu, nhanh 
chán với các hoạt động lặp đi lặp lại, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế, mau quên, ham chơi, nổi trội về nhận 
thức sự vật hiện tượng qua trực quan sinh động, thích vui chơi giải trí, vì vậy, dạy học theo hình thức “Học mà chơi, 
chơi mà học” rất hiệu quả với lứa tuổi này. Tổ chức hoạt động tham quan học tập, dã ngoại, về nguồn cho HS tại di 
tích lịch sử văn hóa địa phương là một hình thức trải nghiệm thực tế rất hấp dẫn, lôi cuốn. Bên cạnh việc học tập kiến 
thức về truyền thống lịch sử, các em còn được vui chơi, giải trí, giao lưu với nhau theo đúng tính chất vừa học vừa 
chơi. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, qua các chuyến đi thực tế, các em sẽ có những kỉ niệm đẹp, có ấn 
tượng tích cực và vì thế, kiến thức tiếp thu sẽ nhớ lâu hơn. 
HS tiểu học hay hiếu động, chưa có đủ ý thức, kĩ năng tự bảo vệ mình. Do đó, khi tổ chức hoạt động tham quan 
học tập, dã ngoại, về nguồn cho HS tại di tích lịch sử văn hóa địa phương, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cần tuân 
thủ đầy đủ các bước sau: 
Bước 1: Lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch. Công việc này thường thực hiện vào đầu năm học, gồm có kế 
hoạch tổng thể cả năm học và kế hoạch cụ thể cho mỗi hoạt động trước khi được tổ chức. Việc phê duyệt kế hoạch 
cũng phải được tuân thủ với nhiều lí do, trong đó bảo đảm an toàn và đảm bảo tính pháp lí là quan trọng. Đối với 
quy mô tổ chức toàn trường cần được sự phê duyệt của cơ quan chủ quản cấp trên là Phòng GD-ĐT, của UBND địa 
phương. Đối với quy mô tổ chức nhóm, lớp, khối lớp phải có sự phê duyệt của hiệu trưởng nhà trường. Trong kế 
hoạch phải đảm bảo có căn cứ pháp lí, mục tiêu hoạt động, đối tượng tham gia, nội dung hình thức tổ chức, địa điểm, 
thời gian tổ chức, biện pháp thực hiện và phân công tổ chức thực hiện. 
Bước 2: Xây dựng kịch bản chi tiết chương trình tham quan học tập, dã ngoại, về nguồn: Xác định rõ chủ đề 
(tham quan, dã ngoại, về nguồn về nội dung gì), mục tiêu, nhiệm vụ học tập, hình thức đánh giá kết quả học tập của 
HS, thời gian cụ thể lịch trình (từ khởi hành đến kết thúc), dự trù kinh phí (kinh phí tổ chức, phương tiện, vé, thức 
ăn, nước uống,) xác định kinh phí của trường bao nhiêu, HS tham gia đóng góp bao nhiêu, phân công cụ thể người 
đảm trách từng khâu (lấy danh sách HS tham gia, chuẩn bị phương tiện, hướng dẫn phụ trách đoàn,). Thông 
thường, kịch bản chương trình tham quan, dã ngoại, về nguồn được nộp đính kèm với kế hoạch khi xin phép phê 
duyệt. 
Bước 3: Phổ biến kế hoạch cho đội ngũ sư phạm nhà trường, HS và cha mẹ HS. Đây là bước quan trọng, một là 
để HS và phụ huynh HS biết đăng kí tham gia, hai là để tất cả đội ngũ tham gia nắm rõ kế hoạch để phối hợp thực 
hiện nghiêm túc, an toàn, hiệu quả. 
Bước 4: Tiến hành tổ chức tham quan học tập, dã ngoại, về nguồn cho HS tại di tích lịch sử văn hóa địa phương. 
Chú ý phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia hỗ trợ (Ban Giám hiệu, cán bộ quản lí di tích, giáo viên chủ 
nhiệm hướng dẫn HS, hướng dẫn viên, phụ huynh HS,). Trước chuyến đi, cần nêu rõ nhiệm vụ học tập và hướng 
dẫn HS cách hoàn thành nhiệm vụ theo chương trình chi tiết của chuyến đi. Để chuyến đi an toàn, hiệu quả, trước và 
trong mỗi chuyến đi, lãnh đạo nhà trường phải thực hiện các công việc sau: 
- Nghiên cứu kĩ địa điểm tham quan, lựa chọn các địa điểm có khoảng cách vừa phải, giao thông thuận tiện, địa 
hình bằng phẳng, không nên đưa HS đến các khu vực tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như sông hồ, hẻm núi, vách đá, 
- Trực tiếp hoặc cử người đi tiền trạm trước; sau đó sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn giao thông, sơ cứu, 
cấp cứu, ứng phó với các tình huống khẩn cấp, bất ngờ, 
- Không được buông lỏng quản lí. HS tiểu học vốn rất hiếu động, một số em còn chưa có ý thức tổ chức kỉ luật, 
thiếu kinh nghiệm xử lí tình huống cộng với tâm lí chủ quan cho nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Phải huy động 
tối đa lực lượng giáo viên, cán bộ nhà trường, hướng dẫn viên, phụ huynh HS tham gia để trông coi, nắm bắt các 
hoạt động của HS, chú ý quản lí các nhóm HS nhỏ lẻ khi vui chơi để tránh lạc đường hoặc bị kẻ xấu dụ dỗ 
- Phối hợp tốt với khu di tích lịch sử để vừa giúp HS được tham quan hiệu quả, vừa tranh thủ sự hỗ trợ về giá vé, 
quản lí các em qua hệ thống các cảnh báo, loa phát thanh, trung tâm kiểm soát. Nhà trường phối hợp đơn vị quản lí 
các điểm đến để có sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong việc tạo điều kiện cho HS vui chơi, học tập, đồng thời luôn 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 44-48 ISSN: 2354-0753 
47 
sát sao nhắc nhở, lưu ý các em. Trong quá trình tham quan, HS phải được hướng dẫn biết cách giữ gìn môi trường 
cũng như có ý thức tôn trọng, bảo vệ các di tích, cảnh quan. 
- Thường xuyên nhắc nhở, giáo dục ý thức cho HS trong thực hiện nội quy nơi tham quan: giữ im lặng, nghiêm 
túc khi vào các khu vực nghiêm trang; tránh đùa giỡn, đi nhẹ, nói khẽ ở những nơi có biển báo; biết giữ gìn môi 
trường, không leo trèo, chạm tay vào các hiện vật, không vào khu vực cấm, 
- Trước khi lên xe quay về trường, phải kiểm tra, điểm danh đoàn đã đủ chưa, kiểm tra tình hình sức khỏe của 
HS, kiểm lại đồ đạc còn sót thứ gì không; nhắc nhở HS nếu bỏ quên, thất lạc đồ đạc thì nhớ báo với thầy, cô, không 
nên tự tiện đi tìm một mình. 
Bước 5: Cho HS rút ra những bài học bổ ích. Kết quả làm việc của HS cần được tuyên dương, khen thưởng kịp 
thời để động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em. Tổ chức khâu đánh giá và nhận xét về chương trình, rút 
kinh nghiệm cho những hoạt động sau. 
2.4.2. Tổ chức hội thi tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương 
Hội thi là hoạt động trải nghiệm mang tính thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể nên đây là hình thức hấp 
dẫn, lôi cuốn, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tạo cho HS động cơ học tập tích 
cực thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Địa điểm tổ chức hội thi tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hóa tại địa 
phương cũng rất linh hoạt, có thể được tổ chức tại thực địa, trong khuôn viên nhà trường, lớp học, hội trường, 
Ngoài một số cuộc thi mang tính truyền thống như: hái hoa dân chủ nội dung về TTCM địa phương, làm báo 
tường, thi thuyết trình, kể chuyện, viết bài dự thi theo chủ đề, có thể mô phỏng các cuộc thi đang thu hút trên các 
kênh truyền hình thực tế, các game show như: Đường lên đỉnh Olympia, Chiếc nón kì diệu, Ai là triệu phú, Rung 
chuông vàng, Khám phá tri thức, Theo dòng lịch sử, Nhanh như chớp, Chung sức, để đa dạng hoá hình thức tổ 
chức. Đặc biệt, nhà trường có thể tổ chức các hội thi phát huy năng khiếu, sáng tạo và định hướng nghề nghiệp cho 
HS như: hội thi Đi tìm Đại sứ truyền thống văn hóa địa phương, Hướng dẫn viên du lịch năng động, Nhiếp ảnh gia 
về di tích lịch sử văn hóa địa phương, Nghệ sĩ nhỏ với chủ đề ca múa hát về truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, 
Tuỳ thuộc thời gian, quy mô, mục tiêu của chương trình, cần lựa chọn hình thức tổ chức thi phù hợp, lôi cuốn 
đông đảo HS tham gia. Đồng thời, dù hội thi có quy mô lớn hay nhỏ, khi tổ chức phải tuân thủ các bước tiến hành 
như sau: - Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung cuộc thi, đối tượng tham gia; - Bước 2: Xây dựng kế hoạch 
tổ chức, thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo; - Bước 3: Thực hiện công tác chuẩn bị, thông tin, tuyên truyền, vận 
động cho hội thi; - Bước 4: Tổ chức thi; - Bước 5: Công bố kết quả, tổng kết, trao thưởng, đánh giá cuộc thi. 
2.4.3. Tổ chức giao lưu, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, các nghệ nhân, những người lưu giữ truyền thống cách 
mạng văn hóa lịch sử địa phương 
Đây cũng là một hoạt động trải nghiệm tạo hứng thú tham gia với HS tiểu học. Nhân chứng lịch sử như các Mẹ 
Việt Nam anh hùng, các cô chú trong Hội Cựu chiến binh, bộ đội; những người có trách nhiệm lưu giữ truyền thống 
văn hóa lịch sử địa phương như cán bộ, nhân viên, hướng dẫn viên của viện bảo tàng, thư viện cùng các nghệ nhân 
văn hóa truyền thống là các chứng nhân sống động để HS tiếp cận truyền thống một cách thiết thực bên cạnh lời 
giảng của giáo viên trong nhà trường. 
Việc giao lưu, gặp gỡ có thể được tổ chức tại trường, trong các tiết sinh hoạt tập thể ngoại khóa nhân các dịp lễ kỉ 
niệm đặc biệt về truyền thống trong năm như: Quốc khánh 2/9, Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Thương 
binh liệt sĩ 27/7, và trong các tiết hoạt động trải nghiệm của trường như nấu ăn, hướng nghiệp, hoặc có thể tổ chức 
phái đoàn thăm viếng, gặp gỡ giao lưu, tham quan tại những nơi mà nhân chứng lịch sử đã từng ở, công tác. 
2.4.4. Thành lập câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” 
Hoạt động câu lạc bộ ở trường học là hình thức trải nghiệm rất thú vị đối với HS, trong đó tập hợp một cách tự 
nguyện những HS cùng sở thích, sở trường hoặc năng khiếu về một lĩnh vực nào đó để cùng đạt mục đích chung như 
học tập, sinh hoạt, rèn luyện, vui chơi, giải trí, Việc thành lập câu lạc bộ đem đến rất nhiều lợi ích cho HS và nhà 
trường, giúp quản lí và giáo dục HS một cách bài bản, sáng tạo, tạo ra môi trường hữu ích cho các em kết bạn, học 
hỏi lẫn nhau, cùng nhau trưởng thành và đặc biệt tạo nên hiệu ứng phong trào với sân chơi bổ ích để các em phát huy 
năng khiếu. 
Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” là sân chơi lành mạnh cho HS yêu thích lịch sử, thích tìm hiểu về truyền thống văn 
hóa dân tộc. Chủ đề sinh hoạt câu lạc bộ khá phong phú, nhưng có thể tập trung vào các nhóm nội dung về truyền 
thống lịch sử văn hóa địa phương như: 
Về học tập: Thảo luận và giải đáp câu hỏi, bài tập về sự kiện, nhân vật tiêu biểu của lịch sử truyền thống văn hóa 
địa phương, các khu di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề truyền thống của địa phương. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 44-48 ISSN: 2354-0753 
48 
Về hoạt động tuyên truyền, giáo dục: Thực hiện sưu tầm, vẽ tranh, chụp ảnh, viết báo tường về TTCM, lịch sử 
văn hóa địa phương ở các góc trưng bày của trường, của lớp học (nhất là các góc trưng bày cộng đồng địa phương 
theo quy định các công cụ phục vụ hội đồng tự quản của mô hình trường học mới ở tiểu học hiện nay); Thực hiện 
các chương trình phát thanh măng non giới thiệu về truyền thống lịch sử văn hóa địa phương; Tham gia các lễ hội 
truyền thống khi có tổ chức trong và ngoài trường như Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ, Tết cổ truyền dân tộc, 
Về hoạt động công ích xã hội: Tham gia thăm viếng, chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc mộ, đền thờ 
các nhân vật lịch sử như Phan Văn Trị, Lê Hữu Trác, các khu di tích lịch sử để góp phần công sức trong việc nhớ ơn 
và giữ gìn các truyền thống văn hóa lịch sử của địa phương. 
Để câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” hấp dẫn, hoạt động hiệu quả, thu hút sự tham gia đông đảo của HS, lãnh đạo nhà 
trường cần quan tâm thực hiện các vấn đề sau: 
- Khảo sát tình hình, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của HS tham gia: xây dựng mẫu phiếu điều tra, tiến hành 
điều tra và cho HS đăng kí tham gia. Chọn hạt nhân tích cực làm Ban chủ nhiệm của câu lạc bộ. Thông thường, Tổng 
phụ trách Đội sẽ làm chủ nhiệm, các HS tích cự ham thích tìm hiểu lịch sử sẽ tham gia Ban chủ nhiệm (có thể chọn 
3-7 em, nên chọn số lẻ để dễ biểu quyết các vấn đề cần thống nhất). 
- Ban chủ nhiệm xây dựng kế hoạch và quy chế hoạt động của câu lạc bộ, trong đó nêu rõ cơ cấu số lượng thành 
viên, địa điểm, thời gian sinh hoạt, nguồn kinh phí hoạt động, 
- Tiến hành hoạt động câu lạc bộ, chú trọng việc duy trì sinh hoạt và có cơ chế hỗ trợ trang thiết bị, kinh phí hoạt 
động cũng như khen thưởng, động viên kịp thời các em tham gia tốt, hiệu quả. 
3. Kết luận 
Những biện pháp trên là một hệ thống phương cách đa dạng, trong đó không có biện pháp nào là “vạn năng”, có thể sử 
dụng để làm tốt mọi việc. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm, thế mạnh nhất định. Do đó, khi thực hiện, người cán bộ 
quản lí phải biết tổng hòa trong việc sử dụng các biện pháp, thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ các biện pháp mới 
quản lí được toàn diện hoạt động giáo dục TTCM địa phương cho HS tiểu học ở quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. 
Các biện pháp cần được sử dụng rộng rãi ở cấp tiểu học với mức độ tăng dần tần suất sử dụng qua các năm để 
tạo ra sự hấp dẫn, hứng thú và lôi cuốn HS tham gia. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả các biện pháp này đòi hỏi các 
lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia phối hợp thực hiện để tạo ra được sức mạnh tổng hợp, mang lại 
hiệu quả giáo dục TTCM địa phương cao nhất, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh mới. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Nghiên cứu xây dựng và triển 
khai nội dung giáo dục địa phương cho học sinh tiểu học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 
mới”, mã số B2020.SPD.01. 
Tài liệu tham khảo 
Ban Bí thư (2015). Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối 
với công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030. 
Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 
Hoàng Thanh Hải (2012). Một số hình thức dạy học kiến thức Lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học. Tạp chí 
Giáo dục, số 283, tr 47-50. 
Huỳnh Mộng Tuyền (2019). Giáo dục Lịch sử địa phương qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học tỉnh 
Kiên Giang. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 1 tháng 5, tr 115-118. 
Mai Thị Quý (2009). Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn 
cầu hóa hiện nay. NXB Khoa học xã hội. 
Nguyễn Hữu Hợp (2012). Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học. NXB Đại học Sư phạm. 
Phạm Đình Nghiệp (2000). Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới. NXB Thanh niên. 
Phạm Văn Mạo (2015). Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh, sinh viên qua tìm hiểu các di tích 
lịch sử cách mạng. Tạp chí Giáo dục, số 370, tr 32-34; 47. 
Trần Kim Nhung, Trần Văn Kiệt, Trần Thanh Tài, Xuân Lộc (2014). Tài liệu dạy - học Lịch sử địa phương thành 
phố Cần Thơ (Sử dụng trong các trường tiểu học). NXB Giáo dục Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_giao_duc_truyen_thong_cach_mang_dia_phuong.pdf