Một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

TÓM TẮT: Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởng

đáng khích lệ. Đóng góp vào thành công chung đó không thể không kể đến vai trò của hoạt động

xuất nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhanh nên nhu cầu bảo hiểm đối với hàng hoá

xuất nhập khẩu ngày càng lớn. Tuy vậy loại hình bảo hiểm này phát triển vẫn chưa tương xứng

tiềm năng. Vì vậy rất cần thiết để nghiên cứu đưa ra các biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí

bảo hiểm. Bài báo đã làm rõ sự cần thiết khách quan để nghiên cứu bảo hiểm hàng hóa; phân tích

thực trạng; từ thực trạng đưa ra một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa

xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.

TỪ KHÓA: Bảo hiểm; bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường

biển,đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường

biển,biện pháp nâng cao bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt

Nam.

1.MỞ ĐẦU: Theo thông lệ của thương mại quốc tế hiện nay bảo hiểm hàng hóa xuất

nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển được thực hiện duới hình thức bắt buộc. Bởi vì trên 80%

giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển; việc vận chuyển

hàng hóa bằng đường biển có thể gặp rất nhiều rủi ro, trách nhiệm của người chuyên chở lại rất

hạn chế và việc khiếu nại bồi thường lại rất khó khăn; việc mua bảo hiểm bảo vệ được nhiều

lợi ích của doanh nghiệp khi có tổn thất và tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh. Trên thực tế

bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam chỉ có khoảng

trên 6% giá trị hàng hóa xuất khẩu, trên 32% giá trị hàng hóa nhập khẩu tham gia bảo hiểm

trong nước. Vì vậy, việc đưa ra các biện pháp thúc đẩy doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá xuất

nhập khẩu bằng đường biển là một yêu cầu quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh

nghiệp bảo hiểm nói riêng và trong toàn bảo hiểm nói chung, nhất là trong điều kiện thị

trường trong nước và quốc tế có sự cạnh tranh như hiện nay.

Một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 1

Trang 1

Một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 2

Trang 2

Một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 3

Trang 3

Một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 4

Trang 4

Một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 5

Trang 5

Một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 6

Trang 6

Một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 7

Trang 7

Một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 8

Trang 8

Một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 10120
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 496 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM HÀNG HÓA 
XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƢỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM TRONG 
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
Th.S. Ngô Thị Thu Hằng 
Khoa Kinh Tế v Quản Trị Kinh Doanh 
TÓM TẮT: Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởng 
đáng khích lệ. Đóng góp vào thành công chung đó không thể không kể đến vai trò của hoạt động 
xuất nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhanh nên nhu cầu bảo hiểm đối với hàng hoá 
xuất nhập khẩu ngày càng lớn. Tuy vậy loại hình bảo hiểm này phát triển vẫn chưa tương xứng 
tiềm năng. Vì vậy rất cần thiết để nghiên cứu đưa ra các biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí 
bảo hiểm. Bài báo đã làm rõ sự cần thiết khách quan để nghiên cứu bảo hiểm hàng hóa; phân tích 
thực trạng; từ thực trạng đưa ra một số biện pháp đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa 
xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 
TỪ KHÓA: Bảo hiểm; bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường 
biển,đẩy mạnh doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường 
biển,biện pháp nâng cao bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt 
Nam. 
1.MỞ ĐẦU: Theo thông lệ của thương mại quốc tế hiện nay bảo hiểm hàng hóa xuất 
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển được thực hiện duới hình thức bắt buộc. Bởi vì trên 80% 
giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển; việc vận chuyển 
hàng hóa bằng đường biển có thể gặp rất nhiều rủi ro, trách nhiệm của người chuyên chở lại rất 
hạn chế và việc khiếu nại bồi thường lại rất khó khăn; việc mua bảo hiểm bảo vệ được nhiều 
lợi ích của doanh nghiệp khi có tổn thất và tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh. Trên thực tế 
bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam chỉ có khoảng 
trên 6% giá trị hàng hóa xuất khẩu, trên 32% giá trị hàng hóa nhập khẩu tham gia bảo hiểm 
trong nước. Vì vậy, việc đưa ra các biện pháp thúc đẩy doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá xuất 
nhập khẩu bằng đường biển là một yêu cầu quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh 
nghiệp bảo hiểm nói riêng và trong toàn bảo hiểm nói chung, nhất là trong điều kiện thị 
trường trong nước và quốc tế có sự cạnh tranh như hiện nay. 
2.NỘI DUNG 
2.1. Thực trạng doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đƣờng 
biển ở Việt Nam 
2.1.1.Doanh thu phí bảo hiểm và các yếu tố khác liên quan như kim ngạch xuất nhập 
khẩu,tổng tài sản,vốn chủ sở hữu,tổng lao động,tốc độ tăng trưởng 
Công tác khai thác là một khâu rất quan trọng trong các doanh nghiệp, các công ty, 
khai thác được coi như là đầu vào cho hoạt động sản xuất tạo ra lợi thế thương mại cuối cùng 
cho doanh nghiệp, nó quyết định đến sự sống còn của công ty. Doanh nghiệp bảo hiểm kinh 
doanh dịch vụ tài chính không có hoạt động sản xuất cho nên họ chủ yếu tập trung vào khai 
thác thị trường. Nếu các công ty khai thác tốt tức là bán được nhiều hợp đồng bảo hiểm, mang 
lại doanh thu lớn sẽ là cơ sở để tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao vị thế của mình 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
497 
trên thị trường bảo hiểm.Chính vì tính chất quan trọng của khâu khai thác mà hầu hết các 
công ty bảo hiểm phải lập ra các chiến lược khai thác. Công việc khai thác càng trở nên khó 
khăn hơn trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 
Vào đầu năm các nhân viên của phòng bảo hiểm hàng hải phải thu thập được thông tin 
về kim ngạch xuất khẩu, qua đó sẽ tập hợp số liệu để lập kế hoạch khai thác và định mức thu 
phí trong năm của các đối tượng. Đối với khách hàng mới thì các cán bộ phải tìm cách tiếp 
cận để tìm hiểu về ngành hàng, nhóm hàng, cách thức đóng gói chất xếp, luồng vận chuyển. 
Các nhân viên phải tìm cách tiếp cận được với những khách hàng này cho họ thấy sự hiện 
diện của công ty và giúp họ hiểu hơn về sản phẩm mà công ty co thể cung cấp. Thông qua tư 
vấn giúp đỡ các công ty xuất nhập khẩu lựa chọn điều kiện bảo hiểm phù hợp. Đối với khách 
hàng cũ, các khách hàng truyền thống, các nhân viên phải thuyết phục được họ tiếp tục hợp 
đồng một cách tự nguyện. Lượng khách hàng truyền thống này sẽ đảm bảo cho công ty một 
doanh thu ổn định. Một công ty bảo hiểm có lượng khách truyền thống chiếm tỷ lệ cao chứng 
tỏ chất lượng dịch vụ của công ty là rất tốt và biểu phí phù hợp. 
Kết quả của công tác khai thác là doanh thu phí bảo hiểm. Tác giả muốn xác định 
Doanh thu phí bảo hiểm có mối quan hệ như thế nào với kim ngạch xuất nhập khẩu; tổng tài 
sản; vốn chủ sở hữu; tổng lao động; tốc độ tăng trưởng kinh tế.Tác giả thu thập số liệu của các 
yếu tố liên quan trên trong 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm từ năm 2004 đến năm 2016 
sau đó sử dụng phân tích bằng phần mềm SPSS. 
Bảng 2.1: Doanh thu phí bảo hiểm ;kim ngạch xuất nhập khẩu;tổng tài sản; vốn 
chủ sở hữu;tổng lao động; tốc độ tăng trƣởng 6 tháng h ng năm giai đoạn 2004 - 2016 
STT Năm 
Doanh thu 
phí(nghìn 
tỷ đồng) 
Kim 
ngạch 
xnk(tỷ 
usd) 
Tổng Tài 
Sản(nghìn 
 ... ồi quy tuyến tính bội hay hồi quy giữa nhiều tiêu thức số lượng. Vì giá trị của 
doanh thu phí bảo hiểm(DT), tổng tài sản(TSS), vốn chủ sở hữu(VCSH), kim ngạch xuất nhập 
khẩu có giá trị lớn nên tác giả chuyển các biến doanh thu phí bảo hiểm, tổng tài sản, vốn chủ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 500 
sở hữu, kim ngạch xuất nhập khẩuvthành giá trị LnDT,LnTTS,LnVCSH, LnKNXNKđể giẩm 
bớt sự sai sót khi phân tích bằng phần mềm SPSS. 
Mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng qua các bước như sau: 
Bước 1:Lập ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập 
Bước 2:Đánh giá độ phù hợp của mô hình 
Cụ thể Bước 1: Lập ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập 
Bảng 2.3: Ma trận tƣơng quan 
 LnDT LnTTS LnVCSH LnKNXNK lao động 
tốc độ 
tăng 
trưởng 
LnDT 
Pearson 
Correlation 
1 .928
**
 .886
**
 .971
**
 .894
**
 -.607
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .001 
N 26 26 26 26 26 26 
LnTTS 
Pearson 
Correlation 
.928
**
 1 .983
**
 .975
**
 .841
**
 -.619
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .001 
N 26 26 26 26 26 26 
LnVCS
H 
Pearson 
Correlation 
.886
**
 .983
**
 1 .931
**
 .740
**
 -.648
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 
N 26 26 26 26 26 26 
LnKNX
NK 
Pearson 
Correlation 
.971
**
 .975
**
 .931
**
 1 .924
**
 -.592
**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .001 
N 26 26 26 26 26 26 
lao 
động 
Pearson 
Correlation 
.894
**
 .841
**
 .740
**
 .924
**
 1 -.457
*
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .019 
N 26 26 26 26 26 26 
tốc độ 
tăng 
trưởng 
Pearson 
Correlation 
-.607
**
 -.619
**
 -.648
**
 -.592
**
 -.457
*
 1 
Sig. (2-tailed) .001 .001 .000 .001 .019 
N 26 26 26 26 26 26 
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). 
Kết quả bảng 2.3 cho thấy, có mối quan hệ tương quan giữa LnDT với LnTTS, 
LnVCSH, LnKNXNK, lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mức ý nghĩa của kiểm định đều 
nhỏ hơn 0.05 cho thấy các biến này đều có thể được sử dụng vào mô hình hồi quy bội để giải 
thích cho biến LnDT.Trong các biến độc lập, hệ số tương quan giữa LnKNXNK với các biến 
còn lại là rất lớn cho thấy cần phải đưa biến này ra khỏi mô hình để tránh sự đa cộng tuyến 
trong mô hình. 
Tiếp theo Bước 2:Đánh giá độ phù hợp của mô hình 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
501 
Ta tiến hành hồi quy LnDT với LnTTS; LnVCSH;lao động; tốc độ tăng trưởng theo 
phương pháp Stepwise là phương pháp chọn từng bước. Kết quả hồi quy được thể hiện ở các 
bảng như sau: 
Bảng 2.4:Model Summary 
Model R R Square Adjusted R Square 
Std. Error of the 
Estimate 
1 .928
a
 .862 .856 .27536 
2 .952
b
 .906 .898 .23249 
a. Predictors: (Constant), LnTTS 
b. Predictors: (Constant), LnTTS, lao động 
Bảng 2.5:ANOVAa 
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 
1 
Regression 11.377 1 11.377 150.047 .000
b
Residual 1.820 24 .076 
Total 13.197 25 
2 
Regression 11.954 2 5.977 110.577 .000
c
Residual 1.243 23 .054 
Total 13.197 25 
a. Dependent Variable: LnDT 
b. Predictors: (Constant), LnTTS 
c. Predictors: (Constant), LnTTS, lao động 
Bảng 2.6:Coefficientsa 
Model 
Unstandardized 
Coefficients 
Standardized 
Coefficients t Sig. 
Collinearity 
Statistics 
B Std. Error Beta Tolerance VIF 
1 
(Constant) -1.844 .669 -2.757 .011 
LnTTS .811 .066 .928 12.249 .000 1.000 1.000 
2 
(Constant) .624 .943 .661 .515 
LnTTS .527 .103 .603 5.099 .000 .292 3.419 
lao động 
3.350E-
006 
.000 .387 3.266 .003 .292 3.419 
a. Dependent Variable: LnDT 
Các kết quả bảng trên cho thấy: 
Còn lại 2 mô hình hội quy phù hợp: Mô hình 1 LnDT phụ thuộc vào LnTTS. Mô hình 
2 LnDT phụ thuộc vào LnTTS và lao động 
Bảng 2.4, Hệ số xác định điều chỉnh R2 nhỏ hơn hệ số xác định R2 nên các kết luận về 
độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn.Hệ số xác định điều chỉnh R2 của mô hình 1 bằng 
0.856 của mô hình 2 là 0.898. Vậy mô hình 2 có R2 lớn hơn ta chọn mô hình 2. Ở mô hình 2 
cho biết 89,8 % sự thay đổi của LnDT được giải thích bởi LnTTS và lao động 
Bảng 2.5: phản ánh giá trị của kiểm định F và mức ý nghĩa về độ phù hợp của mô 
hình. Theo kết quả bảng này, mức ý nghĩa của kiểm định F nhỏ hơn 0.05(Sig=0.000)nên có 
thể kết luận mô hình phù hợp. 
Bảng 2.6: cho biết hệ sô hồi quy của các biến độc lập có trong mô hình 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 502 
Mô hình hồi quy tuyến tính bội trong trường hợp này có thể viết như sau: 
LnDT = 0.624 + 0.603* LnTTS + 0.387*lao động 
Trong thực tế, hệ số hồi quy chuẩn hóa – Beta của các biến độc lập thường phản ánh 
tốt hơn so với hệ số hồi quy chưa được chuẩn hóa – B. Nguyên nhân là do độ lớn của các hệ 
số hồi quy phụ thuộc vào đơn vị đo lường của các biến độc lập có cùng đơn vị tính. Trong khi 
đó, hệ số Beta được xác định trên cơ sở khi tất cả dữ liệu của các biến được phản ánh bằng 
đơn vị đo lường của độ lệch tiêu chuẩn. Theo các số liệu trong bảng này, LnTTS có ảnh 
hưởng mạnh nhất đến Ln DT do có hệ số Beta bằng 0.603; lao động là yếu tố ảnh hưởng thứ 
2( Beta = 0.378) 
Các mức ý nghĩa của kiểm định hệ số hồi quy đều nhỏ hơn 0.05 ngoại trừ sig của yếu 
tố khách quan bằng 0.515 nhưng vì đây là sig của yếu tố khách quan nên mô hình vẫn được 
chấp nhận. 
Các giá trị VIF trong bảng Coefficients đều nhỏ hơn 10 cho thấy giữa các biến độc lập 
trong mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. 
2.2. Một số biện pháp thúc đẩy doanh thu phí bảo hiểm h ng hóa xuất nhập khẩu 
vận chuyển bằng đƣờng biển ở Việt Nam 
2.2.1. Đẩy mạnh tốc đ tăng của tổng tài sản trong các doanh nghiệp bảo hiểm 
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh 
bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong tổng tài 
sản luôn song hành trong quá trình hoạt động trong doanh nghiệp bảo hiểm. 
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm tài sản ngắn hạn thường chiếm khoảng 50%- 
60%tổng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp 
bảo hiểm có thể kinh doanh bảo hiểm thuận lợi. Doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải dự trữ một 
lượng tiền hoặc chứng khoán khả thi đủ để đảm bảo khả năng thanh toán cho người được bảo 
hiểm khi có rủi ro xảy ra trong phạm vi bảo hiểm. Từ đó nâng cao được uy tín cho các doanh 
nghiệp bảo hiểm Việt Nam trên thị trường bảo hiểm. 
Tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu 
tư, các khoản tài sản tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác.Trong đó tài sản cố định là 
yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. 
Trong mô hình hồi quy bội phân tích trong chương 2 các yếu tố ảnh hưởng đến doanh 
thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thì tổng tài sản và tổng lao động còn được giữ lại 
trong mô hình. Tổng tài sản là yếu tổ ảnh hưởng đến doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất 
nhập khẩu mạnh hơn tổng lao động. 
2.2.2. Nâng c o chất lượng nguồn l o đ ng 
Là một nghiệp vụ rất nhạy cảm với sự biến động của các điều kiện kinh tế xã hội lại 
liên quan đến rất nhiều lĩnh vực trên một phạm vi rộng lớn bao gồm nhiều thông lệ, quy định 
của nhà nước khác nhau nên đòi hỏi các cán bộ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất 
nhập khẩu không những phải có trình độ chuyên môn cao mà còn phải am hiểu về các lĩnh 
vực khác trong đời sống xã hội. Đặc biệt phải có sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động ngoại 
thương, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và có óc tìm tòi, phân tích, dự đoán xu hướng 
biến động của nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, các 
kế hoạch phù hợp trong quá trình triển khai nghiệp vụ. Chính vì vậy, vai trò của yếu tố con 
người là rất quan trọng đòi hỏi trong thời gian tới các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần 
phải chú trọng công tác đào tạo và các chương trình đào tạo cần thiết để nâng cao hơn nữa 
trình độ cho cán bộ công nhân viên. Các doanh nghiệp cần phải tổ chức các lớp tập huấn bồi 
dưỡng, nâng cao nghiệp vụ định kỳ cho cán bộ công nhân viên nhằm không ngừng đổi mới và 
phát triển phương thức kinh doanh của từng cá nhân góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh 
nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng. 
Hoàn thiện và ban hành mới các văn bản quy định về chế độ đãi ngộ khen thưởng và 
kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên và các cộng tác viên của của doanh nghiệp mình. Khen 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
503 
thưởng kịp thời thỏa đáng cho những cán bộ công nhân viên có thành tích tốt, hoàn thành 
nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của công ty nói chung và nghiệp vụ 
bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng. Bên cạnh đó cần phải áp dụng 
các hình thức kỷ luật, công khai phê bình thẳng thắn những cán bộ thiếu nhiệt tình, thiếu tinh 
thần trách nhiệm trong công việc ảnh hưởng đến kết quả chung của công ty. Thường xuyên tổ 
chức tuyên truyền và giáo dục cho các cán bộ nhân viên đặt uy tín, trách nhiệm và nhân cách 
của mình lên hàng đầu tránh hiện tượng móc ngoặc với khách hàng nhằm trục lợi bảo hiểm 
gây thiệt hại về kinh tế cũng như uy tín của công ty. 
2.2.3. C ng tác chăm sóc khách hàng 
Trong nền kinh tế thị trường khách hàng là một trong những nhân tố quyết định đến sự 
thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, đặt biệt với các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt 
động dựa trên quy luật số đông thì vai trò của khách hàng càng trở nên quan trọng hơn. 
Để thu hút khách hàng tham gia bảo hiểm tích cực hơn nữa các doanh nghiệp nên: 
Tiếp tục tuyên truyền, vận động khách hàng tham gia bảo hiểm. Đây là một biện pháp tiếp 
cận truyền thống nhưng nó vẫn mang lại hiệu quả một cách thiết thực đối với những đối tượng là 
những khách hàng mới, nhỏ, lẻ, không tập trung. 
Khai thác triệt để lợi thế của các khách hàng trong cổ đông đồng thời tận dụng được 
mối quan hệ kinh doanh của các cổ đông để thu hút khách hàng. 
Tăng cường hoàn thiện hơn nữa trách nhiệm phục vụ khách hàng, đáp ứng các điều 
kiện bảo hiểm mà khách hàng yêu cầu, thường xuyên củng cố quan hệ và tạo mối quan hệ 
chặt chẽ với khách hàng, giải quyết bồi thường nhanh chóng, kịp thời và thỏa đáng khi có tổn 
thất xảy ra. 
Thường xuyên nghiên cứu đưa ra các mức phí hợp lý. Việc thay đổi linh hoạt hay 
nghiên cứu hạ tỷ lệ phí bảo hiểm là rất cần thiết vừa là để đảm bảo lợi ích cho khách hàng vừa 
khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm hay tái tục hợp đồng bảo hiểm với công ty. Tuy 
nhiên việc hạ tỷ lệ phí bảo hiểm phải được tính toán dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá của 
từng chủng loại hàng hóa được bảo hiểm. Như vậy tránh được việc tạo ra tâm lý xấu cho 
khách hàng, đồng thời không ảnh hưởng đến khả năng giữ lại của công ty và gây ra mất ổn 
định đối với thị trường trong nước. 
Đẩy mạnh hoạt động khai thác, khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nâng 
cao ý thức trách nhiệm đối với hoạt động của mình, vừa bảo vệ tài sản cũng như mang lại 
nguồn ngoại tệ cho nhà nước thông qua hoạt động bảo hiểm của các công ty bảo hiểm trong 
nước. Một thực trạng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá ở nước ta hiện nay chính là 
việc các doanh nghiệp tiến hành xuất nhập khẩu theo điều kiện CIF. Điều này đồng nghĩa với 
việc chúng ta giành quyền vận chuyển và bảo hiểm hàng hoá cho phía đối tác nước ngoài. 
Đây chính là nguyên nhân khiến cho hàng năm chúng ta làm thất thoát một khối lượng lớn 
ngoại tệ nước ngoài. Nhiệm vụ của doanh nghiệp bảo hiểm ở đây là tạo dựng cho khách hàng 
sự tin tưởng vào chất lượng phục vụ của công ty, căn cứ vào tình hình thực tế của doanh 
nghiệp để tư vấn cho doanh nghiệp về các điều kiện xuất và nhập hàng, khuyến khích họ xuất 
khẩu theo giá CIF và nhập theo giá được đặt ra đối với FOB. 
Cần tìm hiểu nhu cầu xuất nhập khẩu để phân chia khách hàng thành từng nhóm: 
nhóm khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu thường xuyên và không thường xuyên và nhóm 
khách hàng chuyên xuất hay nhập các mặt hàng, chủng loại hàng hóa nào đó, hay nhóm khách 
hàng trong và ngoài cổ đông. Trên cơ sở đó công ty có thể đề ra các biện pháp, chiến lược tiếp 
cận khai thác thích hợp và xây dựng mức phí chào hợp lý để khuyến khích họ tham gia, tao 
lập mối quan hệ lâu dài. 
3.KẾT LUẬN 
Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển không phải mới ra đời 
và được triển khai ở Việt Nam, so với lịch sử và ra đời và phát triển của nó trên thế giới thì đây 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 504 
là nghiệp vụ rất non trẻ trên thị trường bảo hiểm. Song những kết quả mà các doanh nghiệp bảo 
hiểm đạt được trong thời gian qua đã chứng tỏ nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 
bằng đường biển đã tìm được chỗ đứng trên thị trường và khẳng định được vai trò quan trọng 
của nó trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như trong hoạt động ngoại thương. Cùng với 
sự phát triển của nền kinh tế xã hội xã hội, trong tương lai chắc chắn rằng bảo hiểm hàng hóa 
xuất nhập khẩu bằng đường biển sẽ ngày càng củng cố được vị thế của mình trên thị trường bảo 
hiểm trong nước, ngày càng hoàn thiện hoàn thiện, phát triển sánh ngang với thị trường bảo 
hiểm khu vực và quốc tế, hòa nhập với quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức 
nhanh chóng của nền kinh tế thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chủ biên TS.Nguyễn Văn Định (2011), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, 
Nhà xuất bản giáo dục 
2. Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Định(2014), Giáo trình kinh tế bảo hiểm,Nhà xuất bản 
Thống Kê 
3.Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Thu Hương (2012), Giáo trình vận tải và bảo hiểm hàng 
hóa ngoại thương, Nhà xuất bản giáo dục 
5.Tạp chí thông tin thị trường Bảo hiểm- Tái bảo hiểm 2012 ,2013, 2014, 
2015,2016 của VINARE 
6.Thống kê tình hình kinh tế xã hội 2004 đến 2016 của Tổng cục thống kê 
7.Cục quản lý giám sát bảo hiểm 
8.Các trang web bảo hiểm 
SOME MEASURES TO PROMOTE THE INSURANCE REVENUE OF 
IMPORT AND EXPORT GOODS TRANSPORTED BY SEA IN VIETNAM IN THE 
CURRENT PERIOD 
Abtract: 
Over the past few years, our country's economy has made remarkable 
growth.Contributing to this overall success, we cannot deny the role of import and export 
operations. Import and export operations have increased rapidly, so the demand for 
insuranceof import and export goods has also grown. However, the development of this type 
of insurance is still not commensurate with the potential. Therefore, it is very necessary to 
research and propose measures to promote insurance revenue. The article clarifies the 
objective need in order to research insurance‟s goods; analyse situations; from the current 
situations, we give some measures to promote the insurance revenue of import and export 
goods transported by sea. 
Keywords: 
Insurance; insurance revenue of import and export goods transported by sea 
,Promoting the revenue from insurance of import and export goods transported by sea, 
measures to improve the insurance of import and export goods transported by sea in Vietnam. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_day_manh_doanh_thu_phi_bao_hiem_hang_hoa_xu.pdf