Một số ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc thöc đẩy hợp tác vận tải biển giữa Việt Nam và các nước trong khối Asean

Có thể nói sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã được ứng dụng mạnh mẽ vào

nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó bao gồm hoạt động vận tải. Công nghệ thông tin, truyền

thông đã được các nhà vận tải ứng dụng khá mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ truyền thông dữ liệu

điện tử (EDI – Electronic Data Interchange). Điều đó không chỉ tăng tính thuận tiện và dễ dàng,

nhanh chóng kết nối thông tin giữa các tổ chức liên quan đến vận tải lô hàng (các nhà vận tải ở các

phương thức khác nhau, cơ quan quản lý, các chủ hàng, người giao nhận), mà còn đảm bảo sự chính

xác các thông tin của lô hàng, giúp giảm thiểu các lãng phí thời gian và tổn thất liên quan đến hàng

hóa, góp phần tăng nhanh thời gian giao hàng, đảm bảo an toàn hàng hóa và nâng cao hiệu quả của

dịch vụ vận tải.

Trao đổi dữ liệu điện tử EDI là sự truyền thông tin từ máy tính gửi đến máy tính nhận bằng

phương tiện điện tử, trong đó có sử dụng một số định dạng chuẩn nhất định nào đó. Theo Luật

thương mại quốc tế của Ủy ban Liên hợp quốc, việc trao đổi dữ liệu điện tử được định nghĩa như

sau: "Trao đổi dữ liệu điện tử EDI là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy

tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu

trúc thông tin".

Trao đổi dữ liệu điện tử EDI là hình thức thương mại điện tử đầu tiên được sử dụng trong

doanh nghiệp, và đã tồn tại nhiều năm trước đây, trước khi chúng ta nói tới thuật ngữ thương mại điện

tử. Cho đến nay EDI vẫn là các giao dịch quan trọng bậc nhất trong thương mại điện tử B2B. Các dữ

liệu giao dịch trong giao dịch thương mại điện tử B2B bao gồm các thông tin được chứa đựng trong

các hoá đơn, phiếu đặt hàng, yêu cầu báo giá, vận đơn và báo cáo nhận hàng. Với EDI, các hóa đơn,

đơn đặt hàng, vận đơn, yêu cầu báo giá, báo cáo nhận hàng và các tài liệu kinh doanh điện tử khác có

thể được xử lý trực tiếp từ máy tính của các công ty phát hành để công ty tiếp nhận, với khoản tiết

kiệm lớn trong thời gian, chi phí và tránh được nhiều sai sót thường gặp của truyền thông truyền thống

“trên giấy”. Các tiêu chuẩn EDI đang được phổ biến và ứng dụng trong doanh nghiệp như các tiêu

chuẩn của Liên hợp quốc hoặc tiêu chuẩn quốc tế: ANSI ASC X12, EDIFACT (hay UN/ EDIFACT),

XML, TXT, .

Một số ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc thöc đẩy hợp tác vận tải biển giữa Việt Nam và các nước trong khối Asean trang 1

Trang 1

Một số ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc thöc đẩy hợp tác vận tải biển giữa Việt Nam và các nước trong khối Asean trang 2

Trang 2

Một số ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc thöc đẩy hợp tác vận tải biển giữa Việt Nam và các nước trong khối Asean trang 3

Trang 3

Một số ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc thöc đẩy hợp tác vận tải biển giữa Việt Nam và các nước trong khối Asean trang 4

Trang 4

Một số ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc thöc đẩy hợp tác vận tải biển giữa Việt Nam và các nước trong khối Asean trang 5

Trang 5

Một số ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc thöc đẩy hợp tác vận tải biển giữa Việt Nam và các nước trong khối Asean trang 6

Trang 6

Một số ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc thöc đẩy hợp tác vận tải biển giữa Việt Nam và các nước trong khối Asean trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 7060
Bạn đang xem tài liệu "Một số ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc thöc đẩy hợp tác vận tải biển giữa Việt Nam và các nước trong khối Asean", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc thöc đẩy hợp tác vận tải biển giữa Việt Nam và các nước trong khối Asean

Một số ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc thöc đẩy hợp tác vận tải biển giữa Việt Nam và các nước trong khối Asean
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 102 
MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
ĐỐI VỚI VIỆC THÖC ĐẨY HỢP TÁC VẬN TẢI BIỂN GIỮA VIỆT NAM 
VÀ CÁC NƢỚC TRONG KHỐI ASEAN 
ThS. Nguyễn Thị Thu Hà 
Trƣờng Đại Học Hải Phòng 
Tóm tắt: Nhân loại đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, được xây dựng 
trên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3, đó là cuộc cách mạng kỹ thuật số được xuất hiện từ 
giữa thế kỷ trước, là sự hợp nhất các công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ 
thuật số và sinh học. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động 
của các công ty vận tải biển mà còn góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng. 
Bài báo thảo luận về thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp để ứng dụng hiệu quả công nghệ 
thông tin nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hợp tác vận tải biển của Việt Nam và các nước trong 
khối ASEAN 
Từ khóa: Logistics, công nghệ thông tin, hiệu quả thực hiện hợp tác vận tải biển. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Có thể nói sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã được ứng dụng mạnh mẽ vào 
nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó bao gồm hoạt động vận tải. Công nghệ thông tin, truyền 
thông đã được các nhà vận tải ứng dụng khá mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ truyền thông dữ liệu 
điện tử (EDI – Electronic Data Interchange). Điều đó không chỉ tăng tính thuận tiện và dễ dàng, 
nhanh chóng kết nối thông tin giữa các tổ chức liên quan đến vận tải lô hàng (các nhà vận tải ở các 
phương thức khác nhau, cơ quan quản lý, các chủ hàng, người giao nhận), mà còn đảm bảo sự chính 
xác các thông tin của lô hàng, giúp giảm thiểu các lãng phí thời gian và tổn thất liên quan đến hàng 
hóa, góp phần tăng nhanh thời gian giao hàng, đảm bảo an toàn hàng hóa và nâng cao hiệu quả của 
dịch vụ vận tải. 
Trao đổi dữ liệu điện tử EDI là sự truyền thông tin từ máy tính gửi đến máy tính nhận bằng 
phương tiện điện tử, trong đó có sử dụng một số định dạng chuẩn nhất định nào đó. Theo Luật 
thương mại quốc tế của Ủy ban Liên hợp quốc, việc trao đổi dữ liệu điện tử được định nghĩa như 
sau: "Trao đổi dữ liệu điện tử EDI là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy 
tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu 
trúc thông tin". 
Trao đổi dữ liệu điện tử EDI là hình thức thương mại điện tử đầu tiên được sử dụng trong 
doanh nghiệp, và đã tồn tại nhiều năm trước đây, trước khi chúng ta nói tới thuật ngữ thương mại điện 
tử. Cho đến nay EDI vẫn là các giao dịch quan trọng bậc nhất trong thương mại điện tử B2B. Các dữ 
liệu giao dịch trong giao dịch thương mại điện tử B2B bao gồm các thông tin được chứa đựng trong 
các hoá đơn, phiếu đặt hàng, yêu cầu báo giá, vận đơn và báo cáo nhận hàng. Với EDI, các hóa đơn, 
đơn đặt hàng, vận đơn, yêu cầu báo giá, báo cáo nhận hàng và các tài liệu kinh doanh điện tử khác có 
thể được xử lý trực tiếp từ máy tính của các công ty phát hành để công ty tiếp nhận, với khoản tiết 
kiệm lớn trong thời gian, chi phí và tránh được nhiều sai sót thường gặp của truyền thông truyền thống 
“trên giấy”. Các tiêu chuẩn EDI đang được phổ biến và ứng dụng trong doanh nghiệp như các tiêu 
chuẩn của Liên hợp quốc hoặc tiêu chuẩn quốc tế: ANSI ASC X12, EDIFACT (hay UN/ EDIFACT), 
XML, TXT, ... 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 103 
Hình 1: Sơ đồ trao đổi dữ liệu điện tử 
2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRAO ĐỔI DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ EDI 
Các tiêu chuẩn EDI ra đời đầu tiên của Hoa Kỳ về việc vận chuyển hàng hóa do Ủy ban phối 
hợp dữ liệu giao thông vận tải (TDCC) đưa ra. Sau đó, chuẩn EDI được áp dụng trong một số ngành 
công nghiệp dựa trên nhu cầu cá nhân của ngành công nghiệp đó, bao gồm: WINS áp dụng cho công 
nghiệp kho bãi, VICS dùng cho ngành bán lẻ ở Mỹ và TRADACOMS bán lẻ ở Châu Âu, ngành 
công nghiệp hàng hải DISH, AIAG công nghiệp ô tô ở Mỹ hay Odette công nghiệp ô tô của Châu 
Âu,... Sau đó, các ứng dụng EDI là trưởng thành hơn. 
 Chẳng hạn việc ứng dụng EDI là yếu tố cơ bản đặt nền móng cho các cảng biển tiến tới việc 
ứng dụng thương mại điện tử. Việc ứng dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) trong lĩnh vực 
hàng hải, đặc biệt là trong quản lý và khai thác cảng biển được xem là một trong những yếu tố sống 
còn. 
- Ưu điểm của các hệ thống này là hạn chế tối đa những sai sót của con người, tiết kiệm thời 
gian cũng như chi phí, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, nâng cao năng suất xếp dỡ của cảng biểnvà 
công suất của kho, bãi. Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn được đa số các tổ chức và doanh nghiệp trong 
nước biết đến và sử dụng trong trao đổi đữ liệu điện tử là XML. Tiêu chuẩn này thường được sử 
dụng vào sao lưu các cơ sở dữ liệu, trao đổi dữ liệu giữa các tổ chức doanh nghiệp khác nhau hoặc 
giữa các chi nhánh của một tổ chức, doanh nghiệp như ngân hàng, công ty chứng khoán, hải quan. 
- Hiện nay, Tổng cục hải quan đã triển khai ứng dụng trên nền tảng XML(EDI- phiên bản 
D59B) và đây cũng chính là tiêu chuẩn được hầu hết các hãng tàu và đại lí kinh doanh vận tải sử 
dụng trên toàn thế giới, đồng thời đây cũng là tiêu chuẩn được Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) 
khuyến nghị hải quan các nước nên sử dụng. 
Phần mềm này cập nhật đầy đủ thông tin vận chuyển giữa cảng biển và các hãng tàu, đối tác 
kinh doanh là một công việc không hề dễ dàng. Cảng cần biết rõ cần bốc những hàng nào từ các tàu. 
Bốc những loại hàng nào ở những vị trí nào và ngược lại. Hàng hóa phải được lưu kho như thế nào 
theo từng chủng loại, đóng gói thế nào để đưa lên các hãng tàu quốc tế. Các công việc vô cùng phức 
tạp để vận hàng một chuỗi cung ứng trơn tru tại cảng biển sẽ được sắp xếp và đơn giản hóa với các 
giải pháp của DiCentral thông qua công nghệ trao đỗi dữ liệu điện tử EDI cho cảng biển. 
Như vậy, mô hình hợp tác về công nghệ thông tin phần mềm phục vụ trong ngành vận tải 
biển giữa Việt Nam với các nước ASEAN được đưa ra là công nghệ trao đỗi dữ liệu điện tử EDI cho 
cảng biển. Đây là ứng dụng Quản lý chuỗi cung ứng cho cảng biển, tự động hóa trao đổi chứng từ 
giữa cảng và các hãng tàu biển giữa các quốc gia trong khối ASEAN. 
Qua tìm hiểu, Quản lý chuỗi cung ứng cho cảng biển, tự động hóa trao đổi chứng từ giữa cảng và 
các hãng tàu ứng dụng công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử EDI thực hiện giúp việc trao đổi dữ liệu, thông 
tin xuyên suốt từ các hãng tàu đến cảng biển và đến kho vận, hậu cần. Công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử 
EDI cho cảng biển giúp tối giản các quy trình trao đổi dữ liệu, tiết giảm chi phí nguồn nhân lực, dữ liệu 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 104 
chính xác gần như tuyệt đối và đặc biệt gia tăng chất lượng dịch vụ chuỗi cung ứng cho cảng biển. 
Sơ đồ hoạt động được khái quát như sau: 
Hình 2. Sơ đồ hoạt đ ng củ Phần mềm Quản lý chuỗi cung ứng cho cảng biển 
Sơ đồ hoạt động thể hiện quy trình tự động hóa trao đổi chứng từ giữa cảng và các hãng tàu 
ứng dụng công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử 
Sơ đồ mô tả ngôn ngữ giao tiếp điện tử thống nhất dùng chung trong các giao dịch thương 
mại. EDI hỗ trợ trong việc gửi và nhận các thông tin chứng từ theo định dạng chuẩn của từng loại 
hình doanh nghiệp và có thể dễ dàng tùy chỉnh qua các định dạng khác khi cần thiết. EDI còn được 
dùng thông qua VAN, các đơn vị vận tải hay các cảng khác 
Giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử EDI cho cảng biển là hỗ trợ dịch vụ hậu cần trong việc gửi 
và nhận các chứng từ giao dịch một cách tự động giữa hệ thống EDI và hệ thống quản lý nội bộ của 
khách hàng. Hệ thống đảm bảo tính an toàn và bảo mật thông tin trong quá trình trao đổi các dữ liệu 
chứng từ cho tất cả các đối tác/khách hàng. 
Và nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý chứng từ EDI giữa hãng tàu và cảng, cũng như đáp ứng nhu 
cầu mở rộng khả năng xử lý các chứng từ khác. N.O.II tiếp tục giới thiệu các sản phẩm DiCentral cung 
cấp phục vụ cho nhu cầu xử lý EDI cũng như mở rộng giải pháp tích hợp khả thi cho các định dạng 
khác nhau. Mô hình cung cấp là mô hình data center (cổng dịch vụ EDI). Tất cả nghiệp vụ xử lý EDI, 
quản lý giao dịch đều tập trung tại Port cổng dịch vụ EDI. 
Máy trạm được lập lịch định kỳ để truy xuất cơ sở dử liệu (Oracle, SQL, DB2), chuyển 
đổi thành dữ liệu với định dạng bảng và gửi đến máy chủ. Máy chủ bao gồm hai chức năng chính 
giao tiếp với hệ thống cảng nội bộ để phân loại và xử lý tập tin dạng bảng, đồng thời là nơi xử lý 
giao dịch EDI cho mục đích gửi và nhận hàng hóa, sản phẩm từ cảng đến các hãng tàu và ngược lại. 
3. CÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHỦ YẾU ĐANG VÀ DỰ ĐỊNH SẼ 
ĐƢỢC SỬ DỤNG 
Việc lựa chọn ứng dụng CNTT phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam và xu hướng 
phát triển của quá trình hợp tác trong khu vực và trên thế giới sẽ góp phần quan trọng đối với việc 
nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực vận tải biển. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 105 
Hình3: Các ứng dụng CNTT đ ng và dự định sẽ được sử dụng của các công ty vận tải biển Việt 
Nam 
(Nguồn: Tổng cục Thống kê) 
Các công ty Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều nỗ lực trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động 
vận tải biển, tuy nhiên, vẫn chỉ tập trung vào một số ứng dụng đã phổ biến trên thế giới như thương mại 
điện tử/kinh doanh qua internet (59,8%), hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử ( EDI) (59,8%), hệ thống quản lý 
giao nhận (49,5%), hệ thống quản lý vận tải (45,4%), hệ thống định vị toàn cầu (45,4%), phần mềm quản 
lý đặt hàng (43,3%) và quản lý mối quan hệ khách hàng (42,3%). Trong khi đó, việc ứng dụng CNTT hiện 
đại tại các công ty rất hạn chế chẳng hạn như phần mềm quản lý kho hàng (27,8%), công nghệ nhận dạng 
bằng sóng vô tuyến - RFID (14,4%) và logistics đám mây (4,1%). Thực tế này cũng xuất phát từ lý do 
phần lớn các công ty logistics Việt Nam chủ yếu cung cấp các dịch vụ logistics ở cấp độ đơn giản như giao 
nhận và vận tải. 
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, chiến lược phát triển CNTT chưa được chú trọng xây dựng, 
do đó, phần lớn các công ty logistics còn rất thận trọng trong việc dự tính đầu tư cho các ứng dụng 
CNTT trong tương lai. Phần mềm quản lý kho hàng được dự tính đầu tư nhiều nhất cũng chỉ có 
36,1% công ty, tiếp đó là logistics đám mây (29,9%), hoạch định nguồn lực (29,9%), hệ thống quét 
mã vạch (Barcode) (25,8%) và Kanban (18,6%). 
4. RÀO CẢN ĐẦU TƢ VÀO CNTT CỦA CÁC CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN 
Các công ty logistics và vận tải biển đang đứng trước rất nhiều thách thức để cạnh tranh và 
phát triển, do đó, việc ra quyết định đầu tư nhằm phát huy lợi ích thiết thực của CNTT phải cân đối 
với ngân sách, tạo ra hiệu quả và đảm bảo tương thích hệ thống hiện tại. Bên cạnh đó, các công ty 
còn phải đối mặt với rất nhiều rào cản trước khi đầu tư vào ứng dụng CNTT. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 106 
Hình 4: Những rào cản trong việc đầu tư vào c ng nghệ thông tin 
của các công ty vận tải biển 
(Nguồn: Tổng cục thống kê) 
Những rào cản có thể kể đến bao gồm chuẩn EDI khác biệt giữa các công ty (54,6%), chi phí 
đầu tư và vận hành cao (50,5%), như đã đề cập phía trên. Một rào cản khác nữa là việc thiếu kỹ năng 
vận hành kỹ thuật (41,2%) và thiếu nhân viên được huấn luyện một cách bài bản (37.1%). Tiếp đến 
là có quá nhiều giải pháp phần mềm để lựa chọn (35,1%). Do đó nếu ra quyết định đầu tư có thể dẫn 
đến không hiệu quả khi tiếp nhận những ứng dụng không phù hợp với đặc thù của công ty. 
5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CNTT TRONG LĨNH VỰC 
HỢP TÁC VẬN TẢI BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN 
5.1. Đề xuất đối với các công ty logistics Việt Nam 
- Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT: Các công ty cần nhìn nhận vai trò của CNTT như là 
một trong những yếu tố tạo nên sự hài lòng của khách hàng và góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ. 
Ngoài ra, các công ty cũng cần chú trọng xây dựng chiến lược CNTT như là một phần quan trọng trong 
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 
- Đầu tư vào các ứng dụng CNTT cần thiết: Hạ tầng CNTT cần được chú trọng cải thiện và 
xây dựng mới, đặc biệt ứng dụng hệ thống EDI nhằm từng bước cải thiện công tác chuyển giao dữ 
liệu và số hóa dữ liệu, tăng tính bảo mật và tốc độ chuyển giao dữ liệu. Một phần ngân sách cho hoạt 
động kinh doanh cần được sử dụng để đầu tư vào CNTT nhằm ứng dụng hiệu quả những phần mềm 
mới cần thiết cho hoạt động logistics như RFID, Barcode, đám mây logistics Đặc biệt, các công ty 
vận tải biển có thể hướng đến sự hợp tác với các công ty phần mềm để đặt hàng những ứng dụng 
chuyên biệt với công ty, qua đó có thể tận dụng tối đa hiệu quả của từng ứng dụng. 
- Nguồn nhân lực CNTT:Các công ty cần coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện 
nhân sự chuyên môn CNTT. Kết hợp với các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực hoặc các trường đại học để 
đào tạo đội ngũ cán bộ CNTT có kiến thức về logistics. Có thể sử dụng các khóa đào tạo tại chỗ theo yêu 
cầu của doanh nghiệp (tailor-made) để đảm bảo nhân viên CNTT được huấn luyện theo đúng đặc thù của 
công việc. 
5.2. Đề xuất đối với các cơ quan quản lý 
- Chính sách phát triển CNTT: Nhà nước cần chú trọng đầu tư hạ tầng CNTT và có chính 
sách khuyến khích cũng như hỗ trợ tài chính để các công ty vận tải biển nhỏ và vừa có thể đầu tư 
vào các ứng dụng CNTT. 
- Thủ tục hải quan: Thúc đẩy thực hiện quá trình khai báo hải quan điện tử VNACCS/VCIS 
(Vietnam Automated Cargo and Port Consolidated System/ Vietnam Customs Intelligent System), 
từ đó tạo động lực để các công ty logistics chủ động nâng cấp hạ tầng và ứng dụng CNTT phù hợp. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 107 
- Chiến lược phát triển CNTT: Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển CNTT cho toàn 
ngành có tính dài hạn song hành cùng với chiến lược phát triển lĩnh vực vận tải biển đến 2020, định 
hướng 2030. Chủ trương của các nhà lãnh đạo AEC là hướng tới “Cửa sổ chung ASEAN (The 
ASEAN Single Window)” nhằm đảm bảo sự tương thích của mạng lưới CNTT từng quốc gia với 
tiêu chuẩn chung của quốc tế từ đó kết nối và tích hợp tất cả “Cửa sổ từng quốc gia ASEAN 
(National Single Window)” vì mục tiêu chuyển giao dữ liệu điện tử an toàn, tin cậy, rút ngắn thời 
gian xử lý hàng hóa và tạo sự minh bạch đặc biệt với thủ tục hải quan. Vì vậy, việc xây dựng mạng 
lưới CNTT thông suốt toàn diện kết nối từ các cơ quan quản lý nhà nước, hải quan, tới các doanh 
nghiệp logistics và chủ hàng là vấn đề vô cùng cấp thiết. 
- Đầu tư nghiên cứu và phát triển ứng dụng CNTT: Nhà nước cần ban hành chính sách hỗ trợ và 
khuyến khích các công ty phần mềm đầu tư nghiên cứu và phát triển ứng dụng CNTT theo chuẩn quốc 
tế, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty vận tải biển trong nước tiếp cận được với các ứng dụng 
phù hợp với khả năng tài chính. 
- Hợp tác quốc tế:Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển 
giao các ứng dụng CNTT phù hợp với thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp logistics, đặc biệt là 
SMEs. 
6. KẾT LUẬN 
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được thông qua vào 
ngày 4/10/2015 [7] và sự hình thành chính thức Cộng đồng AEC vào cuối năm 2015 [10] mở ra rất 
nhiều cơ hội cho lĩnh vực hàng hải Việt Nam nhưng cũng tạo ra những thách thức to lớn. Các công 
ty vận tải biển Việt Nam cần vững vàng đối mặt trước những đối thủ trong khu vực có những lợi thế 
cạnh tranh nổi bật về tiềm lực tài chính, hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực và đặc biệt là CNTT 
hiện đại. Do vậy, ứng dụng CNTT phù hợp và hiệu quả không chỉ là bài toán của riêng các công ty 
vận tải biển mà còn là trách nhiệm cần tham gia của các cơ quan quản lý nhằm xây dựng chính sách 
phù hợp tạo động lực và thúc đẩy CNTT trong lĩnh vực hợp tác vận tải biển phát triển bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Coyle et al. (2002), The Management of Business Logistics, 7
th
. Thomson South Western. 
[2]. Crowley, A. (1998), Vitural logistics: Transport in the marketspace, International Journal of 
Physical Distribution & Logistics Management, pp.547-574. 
[3]. Hồ Thị Thu Hòa(2014), Một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng chuỗi dịch vụ logistics của 
Việt Nam - trường hợp của TP. Hồ Chí Minh (Đề tài NCKH cấp trường, Trường Đại học GTVT 
TP. Hồ Chí Minh). 
[4]. Evangelista, P. and Sweeney, E. (2003), The use of ICT by logistics service providers and 
implications for training needs: A cross-country perspective, Proceedings of the European 
Transport Conference (ETC), 8-10 October, Strasbourg, France. 
[5]. Ho Thi Thu Hoa, Nguyen Thuy Hong Van, Bui Thi Bich Lien, Tran Thi Thuong (25-26 June 
2015), Improving Vietnamese logistics performance through applying efficient ICT, 
Proceedings of the 8th International conference of Asian shipping and logistics, Vietnam 
Academy of Social Sciences, Hanoi, Vietnam, Transport Publishing House, ISBN: 978-604-76-
0539-2. 
[6]. LAMBERT D. et al. (2001), Strategic Logistics Management, 4
th
. edition. New York: McGraw-
Hill, 872tr, ISBN 0-256-13687-4. 
[7]. World Bank (2007, 2010, 2012, 2014), Connecting to compete: Trade logistics in the global, 
New York: World Bank. 
[8]. “Vietnam to apply ASEAN Single Window”,
ASEAN-Single-Window/20158/25201.vgp (truy cập ngày 1/9/2015). 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 108 
[9]. “Summary of the Trans-Pacific Partnership Agreement”,https://ustr.gov/about-us/policy-
offices/press-office/press-releases/2015/october/summary-trans-pacific-partnership (truy cập 
ngày 10/10/2015). 
[10]. “Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)”, 
eview (truy cập ngày 10/10/2015). 
(IMPACTS OF 4.0 TECHNOLOGY REVOLUTION IN MARITIME CORPORATION 
BETWEEN VIETNAM AND ASEAN) 
Abstract: The world is entering to No 4.0 Technology Revolution which built on the Third 
Industrial Revolution, the digital revolution has emerged since the middle of the last century. It 
blurs the boundaries between the physical, digital and biological fields. ICT application not only 
improves logistics companies’ performance but also satisfies logistics services users’ increasing 
demands. This paper is to discuss on the current situation arising in ICT application and give some 
recommendations to apply efficient ICT in maritime sector in order to propose some solutions for 
promoting in the shipping cooperation field between Vietnam and ASEAN. 
Keywords: Logistics, information and communication technology, maritime co-operation 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_anh_huong_cua_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_4_0_doi_voi.pdf