Môi trường đầu tư và vai trõ của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam

Để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và

ngoài nước, Chính phủ các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải không

ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh của mình. Cải thiện môi trường đầu tư

chính là thước đo nỗ lực của chính phủ trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh

nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, tạo động lực và là nền tảng bảo

đảm cho Việt Nam tiếp tục phát triển và hội nhập bền vững hơn. Tuy nhiên, thời gian

qua, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số rào cản, làm ảnh hưởng

tiêu cực tới các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh như: thủ tục hành chính phức tạp,

hệ thống chính sách chưa ổn định, minh bạch, tham nhũng trong các khu vực công còn

ở mức cao, rủi ro trong một số lĩnh vực kinh tế, Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết

muốn tập trung nhìn nhận lại môi trường đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016

dưới các chỉ số đo lường, từ đó gợi ý một số đề xuất nhằm tăng cường vai trò quan

trọng của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư quốc gia trong thời gian tới.

Môi trường đầu tư và vai trõ của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Môi trường đầu tư và vai trõ của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Môi trường đầu tư và vai trõ của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Môi trường đầu tư và vai trõ của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Môi trường đầu tư và vai trõ của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Môi trường đầu tư và vai trõ của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Môi trường đầu tư và vai trõ của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Môi trường đầu tư và vai trõ của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Môi trường đầu tư và vai trõ của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam trang 9

Trang 9

Môi trường đầu tư và vai trõ của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang baonam 10860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Môi trường đầu tư và vai trõ của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Môi trường đầu tư và vai trõ của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam

Môi trường đầu tư và vai trõ của chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam
237 
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ 
TRONG VIỆC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 
TS. Hoàng Thị Thu Hà 
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Tóm tắt 
Để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và 
ngoài nước, Chính phủ các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải không 
ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh của mình. Cải thiện môi trường đầu tư 
chính là thước đo nỗ lực của chính phủ trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh 
nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, tạo động lực và là nền tảng bảo 
đảm cho Việt Nam tiếp tục phát triển và hội nhập bền vững hơn. Tuy nhiên, thời gian 
qua, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số rào cản, làm ảnh hưởng 
tiêu cực tới các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh như: thủ tục hành chính phức tạp, 
hệ thống chính sách chưa ổn định, minh bạch, tham nhũng trong các khu vực công còn 
ở mức cao, rủi ro trong một số lĩnh vực kinh tế, Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết 
muốn tập trung nhìn nhận lại môi trường đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 
dưới các chỉ số đo lường, từ đó gợi ý một số đề xuất nhằm tăng cường vai trò quan 
trọng của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư quốc gia trong thời gian tới. 
Từ khóa: Môi trường đầu tư, vai trò của chính phủ 
1. Môi trƣờng đầu tƣ và các chỉ số đo lƣờng 
1.1. Khái niệm 
Môi trường đầu tư là một thuật ngữ được nghiên cứu và sử dụng trong lĩnh 
vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Có thể đứng trên nhiều quan điểm khác nhau 
để đưa ra khái niệm về môi trường đầu tư, song đứng trên góc độ nghiên cứu môi 
trường đầu tư và ảnh hưởng của nó tới hoạt động đầu tư phát triển, có thể định 
nghĩa môi trường đầu tư như sau: “Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố của 
quốc gia, địa phương có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế” 
(Nguyễn Thị Ái Liên, 2011). 
Để đảm bảo hoạt động đầu tư phát triển có hiệu quả, vai trò của chính phủ 
trong việc tạo lập và duy trì môi trường đầu tư thuận lợi là vô cùng quan trọng. 
Các yếu tố của môi trường đầu tư được chia làm hai nhóm xét theo chức năng 
238 
quản lý của chính phủ, bao gồm: (i) Nhóm Chính phủ có ảnh hưởng mạnh như: 
sự ổn định chính trị và kinh tế, chính sách kinh tế xã hội, hệ thống luật và văn 
bản dưới luật, bộ máy hành chính, (ii) Nhóm Chính phủ ít có ảnh hưởng như: 
điều kiện tự nhiên, giá các yếu tố đầu vào do thị trường quyết định, khoảng cách 
tới các thị trường đầu ra và đầu vào, quy mô thị trường, 
Theo đó, chính phủ có thể chủ động cải thiện môi trường đầu tư thông qua 
những tác động vào nhóm yếu tố mà chính phủ có ảnh hưởng mạnh và khắc phục 
điểm hạn chế của các yếu tố mà chính phủ ít ảnh hưởng để tạo ra một môi trường 
đầu tư tốt hơn. 
 1.2. Các chỉ số đo lường môi trường đầu tư 
Để đánh giá môi trường đầu tư quốc gia, các tổ chức và các chuyên gia 
kinh tế xem xét một số các chỉ số cơ bản, bao gồm: 
- Xếp hạng môi trường kinh doanh: 
Xếp hạng môi trường kinh doanh được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra 
lần đầu vào năm 2003 nhằm công bố Báo cáo môi trường kinh doanh của các 
quốc gia năm 2004. Việc xếp hạng môi trường kinh doanh được dựa trên 10 tiêu 
chí bao gồm: i) Khởi nghiệp kinh doanh; (ii) Tiếp cận tín dụng; (iii) Bảo vệ các 
nhà đầu tư; (iv) Nộp thuế; (v) Giao thương, thương mại qua biên giới; (vi) Xin 
cấp phép xây dựng, (vii) Bảo vệ quyền tài sản, (viii) Đảm bảo thực hiện hợp 
đồng; (ix) Tiếp cận điện năng; (x) Giải quyết tình trạng phá sản. Báo cáo Môi 
trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới hàng năm có ý nghĩa đặc biệt quan 
trọng: công bố này công khai xếp hạng mức độ thuận lợi của môi trường kinh 
doanh tại 190 quốc gia cũng như tính toán chỉ số thuận lợi kinh doanh quốc gia 
(EDBI), làm tham chiếu cho các nhà đầu tư trên toàn cầu. 
- Năng lực cạnh tranh toàn cầu: 
Báo cáo cạnh tranh toàn cầu là một bản tin hàng năm được đưa ra bởi Diễn 
đàn Kinh tế thế giới (WEF), lần đầu vào năm 1979. Trong báo cáo này có công 
bố Chỉ số cạnh tranh quốc gia (GCI - Global Competitiveness Index) được đánh 
giá trên cơ sở 3 nhóm yếu tố chính (từ năm 2007) gồm: (i) Yêu cầu căn bản (thể 
chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản - y tế); (ii) Các yếu tố nâng 
cao hiệu suất (giáo dục và đào tạo bậc cao, hiệu quả trên thị trường lao động, 
hiệu quả trên thị trường hàng hóa, sự phát triển của hệ thống tài chính, trình độ 
công nghệ, quy mô thị trường); (iii) Các yếu tố sáng tạo và phát triển (trình độ 
239 
kinh doanh, năng lực đổi mới sáng tạo). Các chỉ số này cho biết những điểm 
mạnh, điểm yếu của nền kinh tế, từ đó giúp các nhà đầu tư xác định cơ hội và 
thách thức khi thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. 
- Chỉ số nhận thức về tham nhũng (CPI): đây là chỉ số về tham nhũng được 
sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Được công bố hàng năm bởi Tổ chức Minh 
bạch Quốc tế, chỉ số CPI xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ trên cơ sở cảm 
nhận về tham nhũng trong khu vực công t ... hạng tín nhiệm của VN bao gồm: 
VN là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp nhưng nền kinh tế tương đối đa 
dạng và có tính linh hoạt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 
2.200 USD. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định ở mức tương đối cao,... Trong khi đó 
các yếu tố được Fitch đánh giá tích cực bao gồm: Tình hình kinh tế vĩ mô khả 
246 
quan, triển vọng tăng trưởng tích cực trong trung hạn, FDI tăng trưởng mạnh tác 
động tích cực lên hoạt động xuất khẩu. Hệ thống ngân hàng có những dấu hiệu 
chuyển biến tích cực với việc cải thiện chất lượng tài sản, tính thanh khoản và 
điều kiện cấp tín dụng. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự phục hồi của thị 
trường bất động sản làm giảm tốc độ hình thành nợ xấu. Ngoài ra, Fitch đánh giá 
Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định Đối tác Kinh tế 
Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi Hiệp định được chính thức thông 
qua sẽ tác động tích cực đối với triển vọng phát triển của Việt Nam cũng như hỗ 
trợ quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và quá trình tự do hóa thương mại. 
Như vậy, giai đoạn 2012 - 2016 đã đánh dấu một số thay đổi tích cực trong 
cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt là những nỗ lực của chính phủ 
trong việc thay đổi các chính sách, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh tạo 
niềm tin cho khu vực doanh nghiệp cũng như duy trì ổn định kinh tế- chính trị- 
xã hội. Với kế hoạch hành động cụ thể và những cam kết thay đổi mạnh mẽ từ 
chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước 
ngoài, đồng thời tiếp tục là nơi có môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng 
đối với các nhà đầu tư trong nước trong những năm tiếp theo. 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, môi trường đầu tư hiện 
nay của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt trong đó vai trò quản lý 
của Nhà nước trong việc cải thiện môi trường đầu tư trên một số lĩnh vực chưa 
thực sự hiệu quả. Cụ thể như sau: 
- Thứ nhất, thủ tục đầu tư và các thủ tục có liên quan tới đầu tư vẫn là rào 
cản trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Theo khảo sát của VCCI bằng việc 
lấy ý kiến của các doanh nghiệp, thủ tục đầu tư và thủ tục đầu tư liên quan tới 
xây dựng là những cản trở lớn trong môi trường đầu tư kinh doanh của Việt 
Nam. Hội thảo "Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về đầu tư, kinh doanh" diễn ra 
ngày 11/8/2016, chủ đầu tư thuộc lĩnh vực bất động sản đã thống kê: giai đoạn 
trước khi có Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006, chủ đầu tư chỉ mất 
khoảng 1 năm để thực hiện 2 bước thủ tục là quyết định giao đất và phê duyệt 
quy hoạch cho khởi công dự án. Nhưng kể từ khi có Nghị định 90/2006/NĐ-CP, 
phải mất 2-3 năm do có thêm khâu phê duyệt dự án đầu tư, thẩm định thiết kế kỹ 
thuật, phòng cháy chữa cháy. Gần đây, khi có thêm Nghị định 64/2012/NĐ-CP 
247 
ngày 4/9/2012, dự án phát triển nhà ở đều phải thực hiện các nội dung về quản lý 
dự án đầu tư, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được cấp 
phép xây dựng. Thời gian cấp giấy chứng nhận rất lâu, có khi phải mất 3-4 năm. 
Như vậy, những thay đổi trong hệ thống chính sách của chính phủ chưa thực sự 
tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và an toàn hơn cho 
doanh nghiệp. 
- Thứ hai, trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 đã chỉ ra 
“Chính sách không ổn định” là một trong các rào cản trong môi trường đầu tư 
của Việt Nam. Việc ban hành văn bản luật, chính sách liên quan đến đầu tư 
trước, sau đó một thời gian mới có thông tư hướng dẫn làm không ít các nhà đầu 
tư lúng túng trong thay đổi kế hoạch. 
 Bên cạnh đó, cơ chế thực thi và phối kết hợp trong tổ chức quán triệt, 
thực hiện các chủ trương, chính sách về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng 
cao năng lực cạnh tranh còn đạt hiệu quả thấp. Cùng với đó, cơ chế kiểm tra, 
giám sát, xử lý vi phạm, rút kinh nghiệm; năng lực phân tích, dự báo và điều 
chỉnh chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng “chính sách tốt nhưng 
con người không thực thi tốt làm chính sách xa rời thực tế” (Nguyễn Tài 
Phương, 2016) còn tồn tại nhiều. Chính vì vậy đã vô tình đẩy nhà đầu tư rơi 
vào rủi ro do chính sách. 
-Thứ ba, chi tiêu của chính phủ cho việc cải thiện yếu tố khoa học công 
nghệ quốc gia chưa thực sự hợp lý. Theo báo cáo của Thường vụ quốc hội, gần 
10.000 tỉ đồng đã được ngân sách chi ra trong giai đoạn 2011-2015 để thực hiện 
các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia. Song thay vì tập trung nghiên 
cứu các công nghệ có thể ứng dụng ngay lập tức vào nền kinh tế và hỗ trợ các 
doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, phần 
lớn khoản tiền trên được chi cho các nghiên cứu và báo cáo khoa học với mục 
đích công bố quốc tế. Do đó, cũng theo báo cáo của Thường vụ Quốc hội, trừ 
một số ngành có tốc độ đổi mới công nghệ khá nhanh như thông tin - viễn thông, 
tài chính - ngân hàng, dầu khí, hàng không, thì phần lớn doanh nghiệp trên cả 
nước vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 
2-3 thế hệ. Điều này lý giải vì sao Việt Nam lại tụt hạng năng lực cạnh tranh toàn 
cầu trong năm 2016. 
248 
- Thứ tư, tham nhũng là vấn đề nhức nhối trong môi trường kinh doanh của 
Việt Nam, thể hiện qua xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc Tế . “Tham 
nhũng và chi phí không chính thức đang trở thành những vấn đề nhức nhối, 
“ngáng chân” tăng trưởng kinh tế Việt Nam” (TS. Lê Đăng Doanh, 2015). Một 
số lĩnh vực mà tham nhũng đang trở nên phổ biến như: đầu tư, xây dựng cơ bản, 
quản lý và sử dụng đất đai. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng và một số lĩnh vực 
khác như quản lý cấp phát ngân sách Nhà nước, quản lý xuất nhập khẩu, giáo 
dục, y tế, Trong khi đó việc thực thi Luật Phòng, chống tham nhũng 10 năm 
qua cũng như việc thực thi, tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về chống tham 
nhũng của Chính phủ còn nhiều hạn chế. Đặc biệt ,Luật Phòng, chống tham 
nhũng của Việt Nam mới chỉ chú trọng đến các vấn đề mang tính hành chính và 
các biện pháp phòng ngừa. Luật tự hạn chế trong phạm vi và mục đích, nên chưa 
bao quát các nội dung cơ bản để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình 
thực thi và xử phạt tham nhũng. Các quy phạm xử lý tham nhũng trong Luật còn 
chưa đầy đủ dẫn đến nhiều trường hợp đối tượng tham nhũng đã thừa nhận song 
vẫn khó đưa ra các kết luận xử lý công khai. Điều này đã làm giảm lòng tin của 
các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài. 
- Thứ năm, chỉ số tín nhiệm của Việt Nam còn thấp, rủi ro kinh tế vẫn ở 
mức cao. Về phương diện tài chính công, Moody‟s đã nhận định thâm hụt ngân 
sách tại Việt Nam còn lớn. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP đã tăng từ mức 0,99% 
năm 2006 lên đến 8,24% năm 2016. 
 Dù lãi suất các khoản vay từ các đối tác phát triển ở mức vừa phải, nợ 
Chính phủ đã tăng lên mức 50,3% GDP vào năm 2015 và gần 65% GDP vào 
năm 2016. Tốc độ tăng nợ công bình quân giai đoạn 2011- 2015 là 18,5%, gấp 3 
lần so với tốc độ tăng trưởng GDP. 
Bên cạnh đó, ngành ngân hàng vẫn là yếu tố rủi ro lớn nhất đối với kinh tế 
Việt Nam. Trong khi môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng đã được bình 
ổn, hãng tín nhiệm Moody‟s vẫn đánh giá các chỉ tiêu về vốn và chất lượng tài 
sản của ngành này vẫn còn thấp. Theo đó, hệ thống ngân hàng còn tồn tại nợ xấu 
cao và thiếu vốn. Việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh, ở mức 25% trong năm 
2015 (so với 16% trong năm 2014) cũng góp phần làm gia tăng thêm nguy cơ 
này. Theo báo cáo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước, vẫn còn trên 200 000 tỷ 
đồng nợ xấu nằm đọng trong các công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng. 
249 
Như vậy, theo Moody‟s thâm hụt ngân sách lớn, gánh nặng nợ Chính phủ 
ngày càng tăng và tín dụng tăng trưởng nhanh là những rủi ro rất lớn trong môi 
trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. 
3. Gợi mở một số đề xuất nhằm tăng cƣờng vai trò của Chính phủ 
trong việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam 
- Thứ nhất, Chính phủ cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô trong nước. Thực 
tế cho thấy, muốn thu hút đầu tư phát triển cần phải có các chính sách kinh tế vĩ 
mô ổn định, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo niềm tin cho các 
nhà đầu tư khi tiến hành kinh doanh. Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh 
giá thông qua việc ổn định giá trị tiền tệ và kiềm chế lạm phát. Nhà nước thông 
qua các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ 
bắt buộc, các công cụ thị trường mở, để kiểm soát các vấn đề này. Về nguyên 
tắc, phải đảm bảo được nền kinh tế trước hết là nơi an toàn cho sự vận động của 
vốn và sau nữa là nơi có năng lực sinh lợi cao nếu được đầu tư cho các hoạt động 
sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Việt Nam đang được đánh giá cao về ổn định 
kinh tế vĩ mô nên chính phủ nên tiếp tục duy trì ưu thế này. 
- Thứ hai, các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng đang là chuỗi thủ tục tồn tại 
nhiều khó khăn nhất cho doanh nghiệp và là “nút thắt” quan trọng cần phải tháo 
gỡ nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Do 
vậy, bên cạnh việc cắt giảm các thủ tục hành chính, chính phủ cần tiếp tục thống 
nhất, đồng bộ về các thủ tục liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường. 
Rà soát để tránh chồng chéo về mục tiêu, nội dung quản lý, cơ quan thẩm định, 
phê duyệt. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và một số 
luật khác có liên quan đến đầu tư kinh doanh theo hướng thực hiện các cam kết 
của Việt Nam về tự do hóa đầu tư, thương mại theo các Hiệp định Thương mai 
tự do thế hệ mới được ký kết trong thời gian gần đây như Hiệp định TPP, Hiệp 
định Thương mại tự do Việt Nam – EU, Nhanh chóng hoàn thiện Dự án Luật 
sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan đến đầu tư kinh doanh bao gồm 3 nhóm 
quy định: (i) ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, (ii) thủ tục hành 
chính gây cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh, (iii) các quy định chồng chéo, 
mâu thuẫn giữa các Luật liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư kinh doanh 
tại 12 luật hiện hành. 
250 
Bên cạnh đó, cần hạn chế tối đa việc thay đổi đột ngột các quy định trong 
hoạt động đầu tư, nới lỏng các quy định, điều khoản trong đầu tư kinh doanh. 
- Thứ ba, xây dựng cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi tốt nhất cho khoa học 
công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển, phục vụ thị trường. Chú trọng tăng 
cường công tác nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiêp. Để cải thiện các chỉ 
số cạnh tranh về 3 đột phá chiến lược, cần xây dựng lộ trình nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực, ban hành thống nhất chỉ tiêu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phù 
hợp với thông lệ thống kê quốc tế, góp phần đánh giá đầy đủ chất lượng lao động 
trước xu hướng dịch chuyển lao động tự do nội khối theo quy định của Cộng 
đồng SE N. Trong vấn đề kết cấu hạ tầng, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo 
hướng đầu tư vào hệ thống đường xá, bến cảng, sân bay, cũng như hạ tầng công 
nghiệp như điện, khí đốt, nước mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Chính phủ cũng 
nên hỗ trợ nhiều hơn về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất để giúp các ngành 
công nghiệp phụ trợ Việt Nam thành công trong sản xuất, kinh doanh. 
- Thứ tư, chính phủ cũng cần áp dụng các biện pháp trừng phạt triệt để và 
không khoan nhượng đối với các hành vi tham nhũng. Hoàn thiện cơ chế, chính 
sách, pháp luật về quản lý kinh tế, xã hội như, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm 
tài sản công, thu chi ngân sách, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ 
quan, đơn vị đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ 
quan, tổ chức, đơn vị. Áp dụng các chuẩn mực và thông lệ tốt về liêm chính 
trong hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích các đối tác kinh 
doanh cùng tuân thủ các chuẩn mực này để đạt được lợi thế cạnh tranh trong bối 
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Ủng hộ và tham gia các sáng kiến phòng chống 
tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân. 
Ngoài ra, đối với báo chí và người dân cũng cần tăng cường việc thực hiện 
quyền và trách nhiệm tham gia phòng chống tham nhũng bằng cách tích cực 
đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng 
sửa đổi, Luật Tố cáo sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Tiếp cận 
thông tin thông qua các diễn đàn, hội thảo, tiếp xúc cử tri hay các phương tiện 
thông tin đại chúng. 
- Thứ năm, giữ ổn định khu vực tài chính trong nước nhằm giảm các rủi ro 
quốc gia. Bao gồm (i) Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Về khía cạnh 
251 
kỹ thuật, cần tính toán chính xác nhu cầu vay mượn để bù đắp chênh lệch giữa 
tiết kiệm và đầu tư, thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt ngân sách; tăng cường 
khả năng hoàn trả nợ nước ngoài. Về khía cạnh kinh tế, cần sử dụng có hiệu quả 
các khoản vay nợ nước ngoài, tránh tình trạng nợ công lớn song các dự án không 
có hiệu quả vẫn được thực hiện. (ii) Tăng cường sự vững mạnh cho khu vực tài 
chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Cụ 
thể: tăng vốn chủ sở hữu cho các NHTM Việt Nam thông qua việc thúc đẩy hơn 
nữa tiến trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước; tiến hành sáp nhập các NHTM 
cổ phần nhỏ thành ngân hàng quy mô lớn để phát huy được lợi ích kinh tế. Tiếp 
tục xử lý nợ xấu trên cơ sở: (i) Chính phủ sử dụng một nguồn lực tài chính để 
tiếp sức cho hệ thống NHTM, tạm thời mua lại các khoản nợ xấu và tái cấp vốn 
cho những NHTM yếu kém, cần có sự hỗ trợ trực tiếp. (ii) Sáp nhập hoặc loại bỏ 
các ngân hàng và tổ chức tín dụng yếu kém trong hệ thống ngân hàng. Quá trình 
thu hẹp số lượng các tổ chức tài chính và ngân hàng là xu thế khách quan nhằm 
giảm các rủi ro tài chính do khu vực này đem lại. 
Tài liệu tham khảo 
1. Chính phủ, Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3/2014 về những nhiệm vụ, 
giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực 
cạnh tranh quốc gia; 
2. Chính phủ, Nghị quyết số 19/NQ-CP, ngày 12 tháng 3/2015 về những nhiệm 
vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng 
lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015- 2016; 
3. Chính phủ, Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28 tháng 4/2016 về những nhiệm 
vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng 
lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016- 2017, định hướng đến năm 2020; 
4. Chính phủ, Nghị quyết 35-2016/NQ-CP ngày 16 tháng 5/2016 về hỗ trợ và 
phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; 
5. TS. Hoàng Xuân Hòa, PGS.TS. Phạm Thị Hồng Yến (2016), Môi trường kinh 
doanh, năng lực cạnh tranh Việt Nam: Thực trạng và đề xuất, Tạp chí Tài 
chính kỳ I tháng 6/2016; 
6. Nguyễn Thị Ái Liên (2011), Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu 
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ; 
252 
7. ThS. Nguyễn Thị Mỹ Phượng (2016), Giải pháp ổn định khu vực tài chính 
Việt Nam trong tiến trình tự do hóa tài khoản vốn, Tạp chí Tài chính kỳ I, số 
tháng 7/2016; 
8. 
dang-xau-di-vi-tham-nhung-20150420221928064.chn, truy cập ngày 18 /2/2017 
9. 
profiles/#economy=VNM, truy cập ngày 20/2/2017; 
10. . truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2017 

File đính kèm:

  • pdfmoi_truong_dau_tu_va_vai_tro_cua_chinh_phu_trong_viec_cai_th.pdf