Mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp

Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ tại Việt Nam với dữ liệu được sử dụng là dữ liệu bảng về hoạt động doanh nghiệp trong 10 năm từ 2002-2012. Để phân tích mối quan hệ trên, hai lý thuyết được sử dụng là tự chọn lọc (self-selection) và học từ xuất khẩu (learning-by-export). Nghiên cứu cho thấy tác động của hiệu ứng tự chọn lọc quyết định việc doanh nghiệp tham gia hay không tham gia vào thị trường xuất khẩu và hiệu ứng học từ xuất khẩu tác động đến năng suất của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường xuất khẩu, đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao hoạt động kinh doanh, cải thiện về vốn đầu tư và quy mô của doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp trang 5

Trang 5

Mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp trang 6

Trang 6

Mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp trang 7

Trang 7

Mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp trang 8

Trang 8

Mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 11/01/2024 4640
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp
50 Phạm Đình Long và Nguyễn Chí Tâm. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 50-58 
MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU VÀ NĂNG SUẤT 
LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 
PHẠM ĐÌNH LONG 
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – long.pham@ou.edu.vn 
NGUYỄN CHÍ TÂM 
Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh – nctam.hcm@gmail.com 
(Ngày nhận: 28/11/2017; Ngày nhận lại: 04/04/2018; Ngày duyệt đăng: 04/05/2018) 
TÓM TẮT 
 Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động của doanh nghiệp có qui mô vừa và 
nhỏ tại Việt Nam với dữ liệu được sử dụng là dữ liệu bảng về hoạt động doanh nghiệp trong 10 năm từ 2002-2012. 
Để phân tích mối quan hệ trên, hai lý thuyết được sử dụng là tự chọn lọc (self-selection) và học từ xuất khẩu 
(learning-by-export). Nghiên cứu cho thấy tác động của hiệu ứng tự chọn lọc quyết định việc doanh nghiệp tham gia 
hay không tham gia vào thị trường xuất khẩu và hiệu ứng học từ xuất khẩu tác động đến năng suất của doanh nghiệp 
khi tham gia vào thị trường xuất khẩu, đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao hoạt động kinh doanh, cải thiện về vốn 
đầu tư và quy mô của doanh nghiệp. 
Từ khóa: Hiệu ứng tự chọn lọc; Học từ xuất khẩu; Năng suất doanh nghiệp; Quy mô của doanh nghiệp. 
Relationship between Exporting and Productivity of the Enterprises 
ABSTRACT 
This paper investigates the relationship between exporting and productivity of Vietnam small and medium 
enterprises using firm level panel dataset in the period 2002-2012. To analyze this relationship, we apply two 
approaches, namely self-selection and learning-by-export. Our study reveals that the self-selection determines 
whether or not the SMEs join the export market and the learning-by export affects the firm productivity when they 
participate in the export market, and it also improves their business activities, investment capital and scales up the 
business. 
Keywords: Self-selection; Learning-by-export; Firm productivity; Firm size. 
1. Giới thiệu 
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích mối 
quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất lao động 
của doanh nghiệp (DN) bằng việc vận dụng 2 
lý thuyết (i) Lý thuyết về Sự tự chọn lọc (Self 
– Selection, SS), (ii) Lý thuyết về Học hỏi 
bằng việc xuất khẩu (Learning–By–Exporting, 
LBE) làm nền tảng phân tích mối quan hệ 
trên. Những DN hoạt động hiệu quả và có 
năng suất cao hơn những DN khác của cùng 
quốc gia và hoạt động trong cùng ngành, có 
xu hướng mở rộng thị trường kinh doanh của 
mình ra nước ngoài thông qua hoạt động xuất 
khẩu. Việc DN có năng suất cao hơn các DN 
khác và có xu hướng tìm đến thị trường mới 
để mở rộng hoạt động (Bernard và Wagner 
(1997), Clerides (1998), Bernard và Jensen 
(1999)) được gọi là Sự tự chọn lọc (Self-
selection, SS). Sau khi tham gia vào thị 
trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu sẽ tác 
động đến DN buộc DN phải thay đổi để thích 
nghi, đồng thời thông qua việc cạnh tranh của 
các DN khác trong cùng lĩnh vực giúp cho các 
DN tham gia xuất khẩu cải thiện được lợi 
 Phạm Đình Long và Nguyễn Chí Tâm. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 50-58 51 
nhuận của mình (Bernard và Wagner, 1997; 
Bernard và Jensen, 1999; Aw và cộng sự, 
2000). Việc DN tham gia vào thị trường xuất 
khẩu và cải thiện được năng suất của mình 
đồng thời lợi nhuận tăng lên được gọi là Học 
hỏi bằng việc xuất khẩu (Learning-By-
Exporting, LBE). Để minh chứng cho hai lý 
thuyết nói trên, đã có rất nhiều nghiên cứu đã 
được thực hiện tại nhiều quốc gia như Mỹ 
(Bernard và Jensen, 1999), Anh (Greenway và 
Kneller, 2004) đến các quốc gia đang phát 
triển như Đài Loan (Liu và cộng sự, 1999) 
đều đi đến cùng kết luận là năng suất lao động 
của DN là yếu tố tác động để DN quyết định 
tham gia xuất khẩu hay còn được gọi là tác 
động của hiệu ứng Tự chọn lọc (self-selection, 
SS) và sau khi tham gia xuất khẩu thì những 
tác động từ thị trường xuất khẩu hay còn gọi 
là hiệu ứng Học bằng xuất khẩu (learning-by-
exporting, LBE) giúp cho năng suất lao động 
của DN tăng cao hơn và đồng thời giúp DN 
phát triển hơn về qui mô và vốn so với trước 
khi tham gia xuất khẩu. 
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi 
phân tích tác động của xuất khẩu đến năng 
suất lao động của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 
(SMEs) với dữ liệu khảo sát về hoạt động 
kinh doanh trong vòng 10 năm (2002 – 2012). 
DN có qui mô vừa và nhỏ (SMEs), đây là một 
hình thức DN đặc thù của nền kinh tế Việt 
Nam, những DN này có đặc điểm chung là có 
qui mô rất nhỏ và vốn đầu tư rất thấp, ngành 
nghề sản xuất đơn giản, không có hàm lượng 
công nghệ cao. Việc nghiên cứu tác động của 
xuất khẩu đến năng suất của SMEs và kết quả 
sẽ làm cơ sở để các SMEs có thể nhận thấy 
các vấn đề gây hạn chế và trở ngại cho họ 
trong việc tham gia xuất khẩu và có biện pháp 
cải thiện để hoạt động kinh doanh ngày càng 
phát triển hơn. 
Phần còn lại của nghiên cứu được cấu 
trúc như sau: Phần 2 trình bày cách tiếp cận 
thực nghiệm của chúng tôi để thử ... ộng (Rebecca, 2008) được xác định 
từ việc so sánh giữa NSLĐ (Rebecca, 2008) 
kỳ trước và kỳ hiện tại, nếu NSLĐ của kỳ 
hiện tại cao hơn kỳ trước thì prodShock = 1 và 
ngược lại prodShock = 0; 
 Biến aLabour đại diện cho tổng lao 
động của SMes (Bernard và Wagner, 1997; 
Bernard và Jensen, 1999; Aw, 2000; Rebecca, 
2008), xác định tổng nhân công thuê trong 
thời gian đang hoạt động; 
 Biến labourProd (labour productivity) 
là Năng suất lao động được tính bằng Giá trị 
tăng thêm (value added) trên Tổng nhân công 
(aLabour). Giá trị tăng thêm (Value Added) = 
Tổng sản phẩm (production) – Tổng chi phí 
nguyên vật liệu (raw materials) – Tổng chi phí 
gián tiếp (indirect cost) (Bernard và Wagner, 
1997; Bernard và Jensen, 1999). 
 Biến capLabour: Là tỷ lệ giữa vốn 
(capital) và tổng lao động (aLabour), 
capLabour = Vốn/Tổng lao động. Trong đó, 
Vốn được xác định bằng tổng tài sản hữu hình 
của DN (physical assets). 
2.1.2. Kiểm định hiệu ứng Learning-By-
Export 
Chúng tôi sử dụng hướng tiếp cận việc 
kiểm định hiệu ứng Learning-By-Exporting 
được đề xuất bởi Bigsten và cộng sự (2004), 
Fernandes và Isgut (2005) và Van 
Biesebroeck (2005). Mô hình được đề xuất tại 
phương trình 2. 
 (2) 
54 Phạm Đình Long và Nguyễn Chí Tâm. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 50-58 
 lnLBP: Logarit (Năng suất lao động). 
 export: Biến dummy có giá trị [0 1]. 
 Số năm kinh nghiệm yearExp (year 
experience) được xác định bằng cách tính từ thời 
điểm thực hiện khảo sát trừ cho năm DN bắt đầu 
thực hiện xuất khẩu, yearExp = Năm khảo sát – 
Năm bắt đầu + 1, biến có giá trị từ [0 ... n]. 
 Lợi nhuận từ xuất khẩu lnExRevenue 
xác định bằng tỷ lệ lợi nhuận từ xuất khẩu so 
với Tổng lợi nhuận DN đạt được trong năm 
(Clerides, 1998; Baldwin và Gu, 2003; Van 
Biesebroeck, 2005). 
 Z1: Đại diện cho 2 yếu tố sản xuất là 
Vốn và Lao động, tính bằng logarit (capital) 
và logarit (aLabour). 
 Z2: Các biến trong mô hình SS được 
tính bằng logarit, gồm: export, labourProd, 
alabour, capLabour, được lấy ở trễ 2. 
 s: Ngành, nghề hoạt động của DN. 
 e: Sai số của mô hình. 
Mô hình LBE được kiểm định nội sinh 
bằng phương pháp GMM, áp dụng cách thực 
hiện của Blundell và Bond (1998) là kiểm 
định biến phụ thuộc bị nội sinh bằng việc sử 
dụng biến công cụ là các biến dùng trong mô 
hình để hỗ trợ. 
2.2. Kết quả nghiên cứu 
Kết quả kiểm định của mô hình Self-selection 
Biến mô hình 
FEM 
Tên các biến trong mô hình 
export 
prodShockt-1 2.175*** Cú shock năng suất 
aLabourt-1 0.000713 Tổng nhân công (qui mô) 
capLabourt-1 0.000508 Tỷ lệ vốn trên lao động 
labourProdt-1 -0.000453 Năng suất lao động 
gOwneri=1 -0.0555 Nhóm loại hình chủ sở hữu 
improveGoodsi=1 0.493 Cải thiện chất lượng sản phẩm 
gIndustryi=2 0.474 Nhóm ngành nghề xuất khẩu 
*** p < 0,01, ** p < 0,05, * p < 0,1 
Mô hình trên đã kiểm soát tự tương quan và phương sai sai số thay đổi bằng ước lượng vững 
cho sai số chuẩn 
Nguồn: Tính toán của tác giả 
Với kết quả mô hình trên, có những phân 
tích sau: 
 prodShock có tác động cùng chiều như 
kỳ vọng đến biến phụ thuộc là export. Như 
vậy, việc thay đổi năng suất lao động kỳ sau 
cao hơn kỳ trước có ý nghĩa quyết định đến 
việc gia nhập vào thị trường xuất khẩu của 
DN. Như giả thuyết ban đầu đã đề cập đến, 
đối với DN có năng suất vượt trội hơn những 
DN cùng ngành thì sẽ đi đến quyết định gia 
nhập thị trường xuất khẩu. 
 Đối với số nhân công (aLabour) và tỷ 
lệ vốn trên nhân công (capLabour) có tác 
động cùng chiều với biến phụ thuộc, điều này 
 Phạm Đình Long và Nguyễn Chí Tâm. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 50-58 55 
thể hiện rằng việc bước vào thị trường xuất 
khẩu ban đầu là chủ yếu do sự gia tăng về 
năng suất lao động, vốn và qui mô (tổng lao 
động) trong kỳ trước gần như không thay đổi 
(hệ số thấp). Tuy nhiên, với thời gian dài thì 
việc tăng về qui mô và đầu tư về vốn sẽ là 
điều tất yếu khi tham gia vào xuất khẩu, điều 
này phù hợp với giả thuyết về hiệu ứng LBE 
như đã định nghĩa ở trên. 
 Đối với năng suất lao động (labourProd) 
có tác động ngược chiều so với kỳ vọng, nhưng 
với hệ số coef thấp thì tác động không đáng kể 
đến quyết định gia nhập xuất khẩu. 
 Đối với biến loại hình chủ sở hữu 
(gOwner) có tác động ngược chiều với biến 
phụ thuộc cho thấy rằng việc xuất khẩu có tác 
động mạnh việc chuyển đổi loại hình hoạt 
động của DN từ dạng kinh doanh nhỏ lẻ như 
hộ gia đình, DN tư nhân sẽ ngày càng giảm, 
thay vào đó các DN dạng hộ gia đình với vốn 
của một cá nhân đầu tư sẽ chuyển sang loại 
hình có qui mô cao hơn với vốn góp là cổ 
phần của nhiều nơi, như vậy qui mô và vốn 
đầu tư sẽ tăng theo. 
 Đối với cải thiện chất lượng sản phẩm 
(improveGoods) có tác động cùng chiều, tuy 
không đủ ý nghĩa thống kê nhưng cũng cho 
thấy rằng trong thời gian đầu gia nhập thị 
trường, DN không có sự thay đổi về chất 
lượng sản phẩm, nhưng có thể trong tương lai 
sẽ có sự cải thiện. 
 Đối với biến ngành nghề (gIndustry) 
có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc, 
cho thấy ngành nghề về khai thác tài nguyên 
và sản xuất máy móc có xu hướng xuất khẩu 
nhiều hơn so với các ngành khác. 
Kết quả mô hình Learning-By-Export 
Biến mô hình 
SGMM 
Tên biến 
lnLBP 
lnVAt-1 -0.0121 Giá trị tăng thêm 
L.export -0.137* Có hoạt động xuất khẩu 
lnCap 0.0183 Vốn của DN 
lnLabour -0.884*** Tổng nhân công 
lnExRevenue 0.898*** Lợi nhuận từ xuất khẩu 
yearExpt-1 0.0213** Số năm kinh nghiệm xuất khẩu 
Exportt-2 -0.0756 Có hoạt động xuất khẩu 
lnLBPt-2 -0.0387** Năng suất lao động 
lnLabourt-2 0.0232 Tổng nhân công 
lnCLt-2 0.0462* Tỷ lệ vốn trên lao động 
gIndustryi=2 0.0892 
Nhóm ngành sản xuất (1: NPL và lương thực; 2: 
Tài nguyên) 
AR (1) 0,078 < 0,1 
AR (2) 0,107 > 0,1 
Hansen 0,913 > 0,1 
Nguồn: Tính toán của tác giả 
56 Phạm Đình Long và Nguyễn Chí Tâm. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 50-58 
Với kết quả kiểm định của AR (1) và AR 
(2) và Hansen của phương pháp là SGMM 
(System GMM) với hệ số Arellano-Bond và 
Hansen đạt mức giá trị phù hợp, kết luận mô 
hình không có hiện tượng nội sinh. 
Với kết quả mô hình như trên, có những 
nhận xét như sau: 
 Việc xuất khẩu của kỳ trước có hiệu 
quả với DN, qui mô, năm kinh nghiệm trên thị 
trường xuất khẩu và lợi nhuận từ hoạt động 
xuất khẩu đều tăng theo. 
 Tại thời điểm DN bắt đầu xuất khẩu 
thì qui mô không thay đổi (biến lnLabourt-2). 
Tuy nhiên, sau khi đã tham gia vào xuất khẩu, 
đến thời điểm hiện tại thì qui mô của DN có 
xu hướng tăng cao hơn so với thời điểm bắt 
đầu xuất khẩu. 
Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu tăng, 
đồng thời số năm kinh nghiệm trong xuất 
khẩu cũng tăng theo, chứng tỏ xuất khẩu làm 
tăng lợi nhuận và tích lũy kinh nghiệm hoạt 
động trên thị trường xuất khẩu. 
3. Kết luận 
Kết quả trên cho thấy, tác động của xuất 
khẩu đến năng suất của DN là có hiệu quả tích 
cực, phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu 
trước. Kết quả đã trả lời được câu hỏi là xuất 
khẩu tác động đến năng suất của DN và ngược 
lại, năng suất dưới tác động của xuất khẩu 
ngày càng tăng sẽ là động lực giúp DN tiếp 
tục duy trì việc xuất khẩu. 
Việc một DN muốn tham gia vào thị 
trường xuất khẩu cần phải có sự chuẩn bị về 
vốn và qui mô của DN. Khi tham gia vào thị 
trường xuất khẩu, có một sự cạnh tranh giữa 
những đối thủ từ quốc gia nhập khẩu và các 
hàng hóa khác cùng loại trên thị trường, ngoài 
ra còn có sự chọn lọc từ chính khách hàng với 
nhu cầu và thị hiếu đa dạng. Việc DN nổi trội 
hơn cùng ngành và qui mô cao hơn sẽ giúp 
cho DN có lợi thế về qui mô khi cạnh tranh 
với DN nước ngoài, trong thời gian đầu tham 
gia thị trường xuất khẩu, DN phải tốn một 
khoản chi phí nhất định cho những vấn đề 
sau: Chi phí thăm dò thị trường mới; Chi phí 
quảng cáo; Chi phí đầu tư mới cho sản phẩm. 
Những chi phí trên sẽ làm tăng giá thành của 
sản phẩm, nếu DN bán giá cao hơn giá mặt 
bằng chung của thị trường xuất khẩu thì hàng 
hóa sẽ không bán được và đồng nghĩa với việc 
lỗ. Do đó, lợi thế về qui mô sẽ giúp DN bù 
đắp lại phần chi phí phải bỏ ra khi sản xuất 
hàng hóa bán cho thị trường quốc tế, giúp giá 
thành cạnh tranh hơn, theo thời gian thì DN sẽ 
có chỗ đứng trong thị trường. Việc DN không 
có sự chuẩn bị về vốn và qui mô sẽ là một 
điểm hạn chế lớn với những chi phí và những 
vấn đề khác, và sẽ làm cho DN không thể tiếp 
tục duy trì xuất khẩu. Như vậy, một DN phải 
trở thành một DN hoạt động tốt hơn những 
DN trong cùng ngành để có thể tham gia và 
thị trường xuất khẩu, đồng thời tiếp tục duy trì 
và lớn mạnh hơn. 
Sau khi tham gia vào thị trường xuất khẩu, 
dưới tác động của thị trường, vốn và qui mô 
của DN cũng tăng theo, đồng thời lợi nhuận và 
kinh nghiệm cũng có sự tiến bộ hơn. Tuy 
nhiên, theo thời gian, DN lại có xu hướng rút 
ra khỏi thị trường xuất khẩu hơn, mặc dù việc 
tham gia vào xuất khẩu thời gian đầu thật sự có 
hiệu quả trong việc cải thiện tình hình hoạt 
động của DN. Tuy việc DN có xu hướng rút ra 
khỏi thị trường xuất khẩu do năng suất lao 
động giảm nhiều dù DN đã có sự vượt trội về 
qui mô và vốn như đã nêu ở trên. Khi xem xét 
lại môi trường kinh doanh của DN có thể nhận 
thấy, việc các SMEs tham gia vào xuất khẩu 
chủ yếu là các DN hộ gia đình, đây là loại hình 
DN không có qui mô lớn, vốn ít, ngành sản 
xuất đơn giản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực 
khai thác tài nguyên và gia công sản phẩm. 
Tách biệt vai trò của năng suất lao động 
đối với xuất khẩu và xuất khẩu đối với năng 
suất lao động đã cho một cái nhìn chi tiết hơn 
về vai trò của từng tác động. Năng suất lao 
động là yếu tố đầu tiên mà một DN phải đạt 
được, đây là nền tảng vững chắc giúp DN có 
thể tiến vào thị trường xuất khẩu và có đủ thời 
gian để thích nghi và xuất khẩu thật sự làm 
thay đổi hoạt động kinh doanh của DN. Kết 
 Phạm Đình Long và Nguyễn Chí Tâm. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 50-58 57 
quả của mô hình cho thấy là các DN cần có 
các biện pháp điều chỉnh phù hợp trong chiến 
lược kinh doanh của mình để nhằm đạt mục 
tiêu là tham gia xuất khẩu. Việc tham gia vào 
xuất khẩu nhìn chung là có lợi cho hoạt động 
kinh doanh, sản xuất của DN trong nhiều 
phương diện. Thị trường xuất khẩu làm cho 
DN có cơ hội đổi mới và cải thiện hoạt động 
kinh doanh của mình, với kết quả mô hình cho 
thấy rằng, DN khi tham gia vào sẽ tích lũy 
được kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu 
đồng thời cải thiện thu nhập từ xuất khẩu của 
mình. Ngoài ra, bản thân DN phải chú trọng 
việc đổi mới công nghệ và chất lượng sản 
phẩm để có thể tiếp tục duy trì hoạt động xuất 
khẩu của mình 
Tài liệu tham khảo 
Arellano, M., Bond, S.R. (1991). Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an 
application to employment equations. Review of Economic Studies, 58, 277-297. 
Aw, B., Chung, S. and Roberts, M. (2000). Productivity and turnover in the export market: micro-level evidence 
from Republic of Korea and Taiwan (China). World Bank Economic Review, 14(1), 65-90. 
Aw, B., Roberts, M., and Winston, T. (2007). Export market participation, investments in R&D and worker training, 
and the evolution of firm productivity. The World Economy, 14(1), 83-104. 
Aw, B., Roberts, M., and Yi Xu, D. (2011). R&D investments, exporting, and productivity dynamics. American 
Economic Review, 101(4), 1312-44. 
Baldwin, J. and W. Gu. (2003). Export-market Paritcipation and Productivity Performance in Canadian 
Manufacturing. Canadian Journal of Economics, 36(3), 634-657. 
Bernard, A. and J. Wagner. (1997). Exports and Success in German Manufacturing. Weltwirtschaftliches Archiv, 
133(1), 134-147. 
Bernard, A., and Jensen, J. (1999). Exceptional exporter performance: cause, effect or both?. Journal of 
International Economics, 47(1), 1-25. 
Bigsten, A., and Gebreeyesus, M. (2009). Firm productivity and exports: evidence from Ethiopian manufacturing. 
Journal of Development Studies, University of Gothenburg Sweden, 45(10), 1594-1614. 
Bigsten, A., Collier, P., Dercon, S., Fafchamps, M., Gauthier, B., Gunning, J.W., Oduro, A., Oostendorp, R., 
Pattillo, C., Söderbom, M., Teal, F., and Zeufack, A. (2004). Do African manufacturing firms learn from 
exporting?. Journal of Development Studies, 40(3), 115-41. 
Blalock, G., and Gertler, P. (2004). Learning from exporting revisited in a less developed setting. Journal of 
Development Economics, 75, 397-416. 
Blundell, R., and Bond, S. (1998). Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models. Journal 
of Econometrics, 87, 115-143. 
Clerides, S. K., Lach, S., and Tybout, J. R. (1998). Is learning by exporting important? Micro- dynamic evidence 
from Columbia, Mexico and Morocco. Quarterly Journal of Economics, 113(3), 903-47. 
Fernandes, A., and Isgut, A. (2005). Learning-by-doing, learning by exporting and productivity: Evidence from 
Colombia. World Bank, WPS3544. 
Giles, D.E.A, Giles, J.A and McCann, E. (1992). Causality, Unit Roots and Exported Growth: The New Zealand 
experience. Department of Economics, University of Canterbery. The Journal of International Trade and 
Economic Development, 1/2, November. 
58 Phạm Đình Long và Nguyễn Chí Tâm. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 60(3), 50-58 
Girma, S., Greenaway, D., and Kneller, R. (2004). Does exporting increase productivity? A microeconometric 
analysis of matched firms. Review of International Economics, 12(5), 855-866. 
Grossman and Helpman (1990). Comparative advantage and long-run growth. American Economic Review, 80(4), 
796-815. 
Hansen, L.P., (1982). Large sample properties of generalised method of moment estimators. Econometrica, 50, 
1029-1054. 
Krugman, P.R., Maurice Obstfeld, Melitz, M.J. International Economics: Theory and Policy 9th. Addison-Wesley, 
ISBN 214665-4. 
Lileeva, A., and Trefler, D. (2010). Improved access to foreign markets raises plant-level productivity for some 
plants. Quarterly Journal of Economics, 125(3), 1051-1099. 
Rebecca Freeman (2008). Labour productiviy indicators. OECD Statistics Directorate. 
Roberts, M., and Tybout, J. (1997). The decision to export in Colombia: an empirical model of entry with sunk 
costs. American Economic Review, 87, 545-564. 
Thirlwall A. P. (2003). Trade, the Balance of Payments and Exchange Rate policy in Developing Countries. 
Cheltenham Edward Elgar. 
Van Biesebroeck, J. (2005). Exporting raises productivity in sub-Saharan African Manufacturing Firms. Journal of 
International Economics, 67, 373-91. 
Van Huong Vu, (2012). Higher productivity in Exporters: Self-selection, learning by exporting or both? Evidence 
from Vietnamese manufacturing SMEs. Munich Personal RePEc Archive, 40708 (17), UTC. 
Xun Lu, Halbert White (2014). Robustness check and robustness tests in applied econometrics. Journal of 
Econometrics, 178, 194-206. 

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_xuat_khau_va_nang_suat_lao_dong_cua_doanh_n.pdf