Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Hội nhập kinh tế thế giới đã mang lại nhiều cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế cũng như
sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước nhưng lại đi kèm nhiều thách thức không nhỏ
cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không chỉ chịu sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp
trong nước mà còn từ các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính và năng lực quản lý
hiện đại. Để đứng vững trong xu thế cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước nói chung và
doanh nghiệp du lịch nói riêng đang tập trung nhiều hơn vào nguồn nhân lực có sẵn tại đơn vị,
bởi đây là yếu tố cạnh tranh mang tính đặc thù, là chìa khóa, nền tảng cơ bản giúp cho doanh
nghiệp hoạt động tốt hơn. Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn việc quản lý và sử
dụng tốt vốn nhân lực sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã
cho thấy giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và kết quả hoạt động doanh nghiệp có mối quan
hệ thuận chiều, điều này có nghĩa rằng việc thực hành quản trị nguồn nhân lực tốt sẽ làm tăng
kết quả hoạt động cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận nói riêng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN RELATIONSHIP BETWEEN HUMAN RESOURCES MANAGEMENT PRACTICE AND OPERATION RESULTS OF TOURISM ENTERPRISES IN BINH THUAN PROVINCE ThS. Huỳnh Hữu Nguyên nguyenhuynhhuu@gmail.com Tóm tắt Hội nhập kinh tế thế giới đã mang lại nhiều cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước nhưng lại đi kèm nhiều thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không chỉ chịu sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính và năng lực quản lý hiện đại. Để đứng vững trong xu thế cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng đang tập trung nhiều hơn vào nguồn nhân lực có sẵn tại đơn vị, bởi đây là yếu tố cạnh tranh mang tính đặc thù, là chìa khóa, nền tảng cơ bản giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn việc quản lý và sử dụng tốt vốn nhân lực sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và kết quả hoạt động doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều, điều này có nghĩa rằng việc thực hành quản trị nguồn nhân lực tốt sẽ làm tăng kết quả hoạt động cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng. Từ khóa: Du lịch, Kết quả hoạt động doanh nghiệp, Nguồn nhân lực, Nguồn nhân lực du lịch, Quản trị nguồn nhân lực. Abstract The world economic integration has brought many great opportunities for economic de- velopment as well as the development of domestic enterprises, but it also comes with many chal- lenges for businesses. Enterprises are not only subject to competition from domestic enterprises but also from foreign enterprises with financial potential and modern management capacity. To stand firm in the competitive trend, domestic businesses in general and tourism businesses in particular are focusing more on available human resources in businesses, because this is a unique competitive factor, is the key, the basic foundation to help businesses operate better. Enterprises are more and more aware that the effective management and use of human resources will bring better efficiency to businesses. The research results have shown that there is a positive relationship between human resource management practices and the corporate business results, which means that good human resources management practice will increase the enterprise performance. 1483 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Keywords: Tourism, Business Performance, Human Resources, Human resources for tourism, Human Resource Management. 1. Giới thiệu Du lịch được nhìn nhận là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới (Goeldner & Ritchie, 2003). Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong thương mại, một trong những ngành kinh tế hàng đầu và mũi nhọn. Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội nhưng ngành du lịch trên toàn thế giới vẫn tăng trưởng liên tục và thể hiện rõ vai trò của ngành trong sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các quốc gia cũng như tạo việc làm cho nhiều người ở khắp nơi trên thế giới. Do đó, tác động kinh tế của du lịch luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ các nước, doanh nghiệp (DN) và các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới từ những năm 1970. Trong đó, nguồn nhân lực (NNL) là cơ sở để giúp ngành du lịch phát triển ổn định và bền vững, một quốc gia có thể không dồi dào tài nguyên thiên nhiên và địa lý tốt nhưng nếu NNL của nó tốt thì sự phát triển có thể được mang lại. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, xu thế quốc tế hóa nền kinh tế len lỏi đến từng ngành, lĩnh vực thì yếu tố NNL có sẵn tại các DN là nền tảng cơ bản và đặc thù nhất giúp cho DN du lịch có thể hoạt động tốt, bởi vì con người – nguồn nhân lực tạo lợi thế cạnh tranh, mang lại sự phát triển bền vững hơn cho công ty (Caliskan, 2010). Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã xác định “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác” được xem là cơ hội cũng như thách thức cho các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch nói chung. Bình Thuận là một trong những địa phương trọng điểm trong quy hoạch phát triển du lịch quốc gia, tỉnh Bình Thuận càng cần nắm bắt các cơ hội để phát triển hơn nữa du lịch của mình. Thật vậy, tỉnh Bình Thuận được biết đến là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, nắng ấm quanh năm, bãi biển đẹp, thích hợp cho việc tổ chức các loại hình thể thao kết hợp ... cả 4 biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,7 (đạt yêu cầu của Kiểm định EFA). Bảng 2. Kết quả EFA cho yếu tố phụ thuộc Nguồn: Tính toán của tác giả Về kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kết quả phân tích hồi quy trong Bảng 3 bên dưới cho thấy có 5 trong 6 yếu tố độc lập được phân tích có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc của mô hình (Sig. của kiểm định t < 0,05), hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) của các yếu tố này cho thấy chúng có mối quan hệ thuận chiều với Kết quả hoạt động của các DN du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Do đó, có thể kết luận rằng các giả thuyết nghiên cứu H1, H2, H3, H4, H6 trong mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận và giả thuyết H5 không được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%. Bảng 3. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Nguồn: Tính toán của tác giả 1490 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Biến quan sát Nội dung Nhân tố 1 KQ3 Công ty đạt mục tiêu doanh thu. 0,884 KQ2 Công ty đạt mục tiêu lợi nhuận. 0,868 KQ1 Công ty đạt mục tiêu về phát triển thị trường. 0,866 KQ4 Nhìn chung khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của công ty. 0,794 Eigenvalue 2,914 Phương sai trích (%) 72,850 KMO 0,805 Barlett: Chi-Square 498,470 Df 6 Sig. 0,000 Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa T Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch Beta Dung sai VIF 1 Hằng số -1,969 0,294 -6.688 0,000 TD 0,207 0,050 0,166 4.131 0,000 0,837 1.195 DT 0,314 0,029 0,420 10.655 0,000 0,865 1.157 TT 0,225 0,043 0,198 5.250 0,000 0,947 1.056 LTH 0,314 0,052 0,245 6.044 0,000 0,817 1.224 DV 0,039 0,039 0,040 1.018 0,310 0,875 1.143 DG 0,451 0,036 0,465 12.448 0,000 0,964 1.037 Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 05 yếu tố đo lường sự tác động của HMR đến Kết quả hoạt động của các DN du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và được trình bày theo phương trình sau: KQ = 0,166*TD + 0,42*DT + 0,198*TT + 0,245*LTH + 0,465*DG Kết quả này cũng cho thấy sự tương đồng nhất định với kết quả trong nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trước đây có mục tiêu nghiên cứu tương đồng. Đối với yếu tố Tuyển dụng, khi thay đổi 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì Kết quả hoạt động của các DN du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận sẽ thay đổi cùng chiều 0,166 đơn vị và như vậy: việc các tiêu chuẩn tuyển dụng được chuẩn hóa, phù hợp với yêu cầu công việc, sự phối hợp nhịp nhàng trong việc tuyển chọn nhân viên giữa các phòng ban với phòng nhân sự trong DN, việc lựa chọn được những người có năng lực phù hợp với công việc và quá trình tuyển dụng nhân sự diễn ra công bằng, minh bạch sẽ giúp các DN du lịch trên địa bàn tỉnh nâng cao được kết quả hoạt động; kết quả này cũng cho thấy sự tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Delaney & Huselid (1996), Wright và cộng sự (1999), Abdullah (2009), Trần Kim Dung và cộng sự (2015). Đối với yếu tố Đào tạo và phát triển, khi thay đổi 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì Kết quả hoạt động của các DN du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận sẽ thay đổi cùng chiều 0,42 đơn vị và như vậy: việc thiết kế chương trình đào tạo theo đúng mục tiêu của Công ty, tạo điều kiện để nhân viên được đào tạo kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc và việc DN tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên sẽ giúp các DN du lịch trên địa bàn tỉnh nâng cao được kết quả hoạt động; kết quả này cũng cho thấy sự tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Delaney & Huselid (1996), Wright và cộng sự (1999), Wan và cộng sự (2002), Abdullah (2009), Trần Kim Dung và cộng sự (2015). Đối với yếu tố Thăng tiến, khi thay đổi 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì Kết quả hoạt động của các DN du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận sẽ thay đổi cùng chiều 0,198 đơn vị và như vậy: việc xác định nhu cầu phát triển của cá nhân phù hợp với yêu cầu của DN, công ty tạo cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho nhân viên và giúp nhân viên hiểu rõ điều kiện để được thăng tiến và định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp các DN du lịch trên địa bàn tỉnh nâng cao được kết quả hoạt động; kết quả này cũng cho thấy sự tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Delaney & Huselid (1996), Wright và cộng sự (1999), Wan và cộng sự (2002), Abdullah (2009), Trần Kim Dung và cộng sự (2015). Đối với yếu tố Trả công lao động, khi thay đổi 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì Kết quả hoạt động của các DN du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận sẽ thay đổi cùng chiều 0,245 đơn vị và như vậy: việc thu nhập của nhân viên tương xứng với kết quả làm việc, nhân viên được trả lương, thưởng công bằng và dựa trên kết quả kinh doanh, và chế độ đãi ngộ, phúc lợi của Công ty tốt sẽ giúp các DN du lịch trên địa bàn tỉnh nâng cao được kết quả hoạt động; kết quả này cũng cho thấy sự tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Delaney & Huselid (1996), Wan và cộng sự (2002), Abdullah (2009), Trần Kim Dung và cộng sự (2015). Đối với yếu tố Đánh giá nhân viên, khi thay đổi 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì Kết quả hoạt động của các DN du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận sẽ thay đổi cùng chiều 0,465 đơn vị và như vậy: việc nhân viên được đánh giá dựa trên kết quả cụ thể, nhân viên nhận được thông tin phản hồi và tư vấn sau đánh giá, hệ thống đánh giá trong công ty công bằng và chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc sẽ giúp các DN du lịch trên địa bàn tỉnh nâng cao được kết quả 1491 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 hoạt động; kết quả này cũng cho thấy sự tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Wright và cộng sự (1999), Wan và cộng sự (2002), Abdullah (2009), Trần Kim Dung và cộng sự (2015). 5. Kết luận và khuyến nghị Ngành du lịch đang cho thấy sự vươn mình mạnh mẽ và đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội trong thời gian gần đây. Với vai trò là ngành mũi nhọn của tỉnh, Du lịch Bình Thuận đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía lãnh đạo tỉnh và các bên liên quan. Riêng đối với các DN du lịch, việc đứng vững trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang mang lại rất nhiều cơ hội cũng như thách thức không hề nhỏ khi các DN phải chịu sự cạnh tranh lớn từ không chỉ các DN du lịch trong nước mà còn là các DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài với trình độ, kỹ năng quản lý kinh doanh hoàn toàn vượt bậc. Do đó, để các DN du lịch trong nước hoàn toàn đứng vững và cạnh tranh sòng phẳng với các DN khác đòi hỏi các DN phải có một chiến lược kinh doanh phù hợp gắn với việc sử dụng lợi thế các nguồn lực hiện có của DN mà đặc biệt đó là NNL của DN vì đó là một nguồn lực mang tính đặc thù và nếu được phát triển tốt sẽ đem lại sự phát triển bền vững cho DN trong tương lai. Nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa TTQTNNL với KQHD của các DN du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Các yếu tố thành phần của TTQTNNL tác động đến KQHDDN theo mức độ giảm dần gồm: Đánh giá nhân viên (β = 0,465); Đào tạo và phát triển (β = 0,42); Trả công lao động (β = 0,245); Thăng tiến (β = 0,198); Tuyển dụng (β = 0,166). Kết quả này sẽ là cơ sở khoa học để giúp nhà quản trị của các DN du lịch tại Bình Thuận có được cái nhìn chi tiết hơn về mối quan hệ giữa TTQTNNL với KQHDDN cũng như các thành phần chính của TTQTNNL tác động trực tiếp đến KQHD của các DN du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận để từ đó đưa ra các chính sách phù hợp nhằm nâng cao được hiệu quả công tác QTNNL để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của DN trong thời gian tới. Thông qua kết quả phân tích, nghiên cứu cũng đã gợi ý một số chính sách nâng cao hiệu quả công tác QTNNL trong các DN du lịch như sau: Đối với yếu tố Đánh giá nhân viên, Việc đánh giá một cách chính xác hiệu quả làm việc của nhân viên sẽ giúp cho DN xác định đúng hơn năng lực và khả năng của nhân viên trong DN. Do đó, các DN du lịch trên địa bàn tỉnh cần quan tâm, thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên một cách trung thực, chính xác và minh bạch. Đây cũng sẽ là tiêu chí giúp cho nhân viên nhìn nhận được những mặt còn yếu của họ để kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển chung của DN. Đối với yếu tố Đào tạo và phát triển, Nhà quản trị các DN du lịch trên địa bàn tỉnh cần xác định rõ ràng mục tiêu, chiến lược phát triển để xây dựng những chương trình đào tạo và phát triển nhân sự trong DN phù hợp với điều kiện tại đơn vị. DN cần tạo điều kiện để người lao động tham gia các chương trình đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ để có thể đáp ứng tốt hơn sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong xu thế hội nhập. Việc đào tạo có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như đào tạo tại chỗ, tổ chức những khóa đào tạo tại doanh nghiệp, hay hỗ trợ tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo bên ngoài. Bên cạnh đó, các DN cần xây dựng hệ thống đánh giá về hiệu quả của công tác đào tạo nhân sự để kịp thời chỉnh sửa chính sách đào tạo cho phù hợp với mục tiêu chung của đơn vị. Đối với yếu tố Trả công lao động, Nhà quản trị các DN du lịch trên địa bàn tỉnh cần đảm 1492 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 bảo chế độ lương thưởng phù hợp, công bằng, chính xác, có chế độ lương thưởng rõ ràng, minh bạch để các nhân viên có cơ sở phấn đấu. Bên cạnh đó, DN cũng cần chú ý đến các chế độ phúc lợi xã hội cho nhân viên, đảm bảo cho nhân viên an tâm làm việc, giúp người lao động gắn bó lâu dài với sự phát triển chung của DN. Đối với yếu tố Thăng tiến, Để đảm bảo được sự gắn kết của người lao động, các DN du lịch nên xây dựng chính sách thăng tiến công bằng và rõ ràng hơn, bao gồm các tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng cũng như đạo đức của từng cá nhân người lao động. Doanh nghiệp cần có những nhận xét hay phản hồi về mức độ hoàn thành công việc và khả năng phát triển nghề nghiệp của người lao động, để người lao động phấn đấu hơn nữa trong công việc. Thường xuyên cho lao động luân chuyển qua các vị trí mới để giúp người lao động có cơ hội tiếp xúc với những cái mới và mở rộng kiến thức, kỹ năng cho người lao động, giúp người lao động phát triển nghề nghiệp của họ. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi nội bộ tại DN để có thể minh chứng cho nhân viên thấy những người có năng lực, nổ lực cao trong công việc sẽ được tạo điều kiện để thăng tiến. Đây là tiền đề để giúp giữ chân người tài đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững cho các DN du lịch Bình Thuận về lâu dài. Đối với yếu tố Tuyển dụng, Các DN du lịch tại Bình Thuận cần quan tâm nhiều hơn đến công tác tuyển dụng nhân sự cho DN mình, các DN cần xây dựng cho mình một hệ thống tuyển dụng được chuẩn hóa, có tính khoa học, kết hợp với các công cụ hiện đại giúp doanh nghiệp có thể tuyển chọn được những người có năng lực, chuyên môn phù hợp với từng vị trí công việc trong DN. Xây dựng cho DN một quy trình tuyển dụng nhân sự minh bạch, phối hợp một cách phù hợp giữa các phòng ban trong DN để xem xét nhu cầu tuyển dụng trong từng giai đoạn phát triển của DN. Ngoài ra, việc phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng là phương án tốt giúp cho DN tuyển chọn được các nhân sự phù hợp với DN mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Abdalkrim, 2012. The Impact Of Human Resource management Practices On Organizational Performance In Saudi Banking Sector. European Journal of Business and Management, Vol 4, No.21, pp 188-197. Absar, Mir & Balasundaram, Nimalathasan & Abdul Kader Jilani, Munshi Muhammad, 2010. Impact of HR Practices on Organizational Performance in Bangladesh. International Journal of Business Insights and Transformation, Volume-3. 15-19. Ahmad, S & Schroeder, RG, 2003. The impact of human resource management practices on operational performance: Recognizing country and industry differences. Journal of Operations Management, vol 21, no. 1, pp. 19-43. Anita Talaja, 2013. Competitive advantage and company’s performance: exploring the differences and relationship. Ashok Som, 2008. Organization Redesign and Innovative HRM. New Delhi: Oxford University Press. 197 pages. Beer, Michael, Bert Spector, Paul R. Lawrence, and D. Q. Mills, 1984. Managing Human Assets: The Groundbreaking Harvard Business School Program. New York, NY: Free Press. 1493 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Caliskan, E. N., 2010. The impact of strategic human resource management on organizational performance. Journal of Naval Science and Engineering, 6(2), pp. 100-116 (R). David E. Guest, Jonathan Michie, Neil Conway and Maura Sheehan, 2003. Human Resource Management and Corporate Performance in the UK. British Journal of Industrial Relations. British Journal of Industrial Relations, 41:2 pp. 291–314. Delery, J.E. and Doty, D.H., 1996. Modes of Theorizing in Strategic Human Resource Management: Test of Universalistic, Contingency, and Configurational Performance Predictions. Academy of Management Journal, 39, 802-835. Fitz-enz and Jac, 2009. The ROI of human capital : measuring the economic value of employee performance. 2 ed. New York: American Management Association. Hair J., Black W., Babin B., and Anderson R. (2010), Multivariate Data Analysis. Upper Saddle River, New Jersey: Prentice- Hall. Huselid, Mark A., 1995. The Impact of Human Resource Management Practices on Turnover, Productivity and Corporate Financial Performance. Academy of Management Journal, Vol. 38, No. 3, pp. 635-672. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. TP. Hồ Chí Minh: NXB Lao động xã hội. J. Delaney, T & Huselid, Mark. (1996). The Impact of Human Resource Practices on Perceptions Organizational Performance. Academy of Management Journal, 39. Juliana Bonomi Santos and Luiz Artur Ledur Brito, 2012. Toward a Subjective Measurement Model for Firm Performance. BAR, Rio de Janeiro, v. 9, Special Issue, art. 6, pp. 95-117. Patterson, M, West, M, Lawthom, R & Nickell, S, 1997. Impact of people management practices on business performance. Institute of Personnel and Development, London. Patrick M. Wright and Gary C. McMahan, 1992. Theoretical Perspectives for Strategic Human Resource Management. Journal of Management. Pfeffer, Jeffrey, 1998. Seven Practices of Successful Organizations. California Management review, 40/2: 96-124. Randall S. Schuler and Susan E. Jackson, 1987. Linking Competitive Strategies with Human Resource Management Practices. The Academy of Management Executive (1987-1989), Vol. 1, No. 3, pp. 207-219. Tahir Masood, 2010. Impact of Human Resource Management (HRM) Practices on. Organizational Performance: A mediating role of employee performance. Trần Kim Dung, 2013. Quản Trị Nguồn Nhân Lực. TPHCM: NXB Tổng hợp. Trần Kim Dung và cộng sự, 2015. Sự tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tạp chí Phát triển Kinh tế TPHCM. 1494 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020
File đính kèm:
- moi_quan_he_giua_thuc_tien_quan_tri_nguon_nhan_luc_va_ket_qu.pdf