Mô hình tự chủ trong giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Australia và những đề xuất cho Việt Nam

Đặt vấn đề

Thực tế cho thấy, mỗi quốc gia đều có thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

riêng, cho nên mô hình tự chủ đại học ở mỗi quốc gia có những loại hình khác nhau,

nhưng cơ bản đều thống nhất là nâng cao chất lượng và mở rộng cơ hội giáo dục của

nhà trường. Vậy mô hình tự chủ nào phù hợp đối với các trường Đại học Việt Nam? có

thể áp dụng thành công vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tri thức

tại các trường Đại học ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tế khách quan trên, bài viết tập

trung phân tích mô hình tự chủ đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel,

Australia Từ đó, đề xuất mô hình tự chủ đại học có thể áp dụng vào hệ thống các

trường đại học Việt Nam, để giải quyết các vấn đề đang tồn tại, giúp nâng cao hiệu

quả hoạt động của các trường đại học.

Mô hình tự chủ trong giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Australia và những đề xuất cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Mô hình tự chủ trong giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Australia và những đề xuất cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Mô hình tự chủ trong giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Australia và những đề xuất cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Mô hình tự chủ trong giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Australia và những đề xuất cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Mô hình tự chủ trong giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Australia và những đề xuất cho Việt Nam trang 5

Trang 5

Mô hình tự chủ trong giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Australia và những đề xuất cho Việt Nam trang 6

Trang 6

Mô hình tự chủ trong giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Australia và những đề xuất cho Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 03/01/2022 10780
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình tự chủ trong giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Australia và những đề xuất cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình tự chủ trong giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Australia và những đề xuất cho Việt Nam

Mô hình tự chủ trong giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Australia và những đề xuất cho Việt Nam
 515 
MÔ HÌNH TỰ CHỦ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở HOA KỲ, CANADA, 
NHẬT BẢN, ISRAEL, AUSTRALIA VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM 
Đặng Danh Hướng 
Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội 
Tóm tắt: 
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, các trường Đại học trên thế 
giới đều coi tự chủ đại học là giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng và mở rộng 
cơ hội giáo dục. Do vậy, mô hình tự chủ đại học ở các nước trên thế giới rất phong 
phú, đa dạng về loại hình và chất lượng. Bài viết nghiên cứu mô hình tự chủ đại học 
tại một số nước như: Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Australia Bởi mô hình tự 
chủ đại học ở các nước này, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đang là 
hình mẫu cho nhiều quốc gia học tập, trong đó có Việt Nam. Và trên cơ sở đó, bài viết 
đề xuất một số giải pháp xây dựng mô hình tự chủ đại học tại Việt Nam trong thời gian 
tới. 
Từ khóa: Mô hình, tự chủ đại học, giáo dục đại học, đại học, Việt Nam. 
1. Đặt vấn đề 
Thực tế cho thấy, mỗi quốc gia đều có thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội 
riêng, cho nên mô hình tự chủ đại học ở mỗi quốc gia có những loại hình khác nhau, 
nhưng cơ bản đều thống nhất là nâng cao chất lượng và mở rộng cơ hội giáo dục của 
nhà trường. Vậy mô hình tự chủ nào phù hợp đối với các trường Đại học Việt Nam? có 
thể áp dụng thành công vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tri thức 
tại các trường Đại học ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tế khách quan trên, bài viết tập 
trung phân tích mô hình tự chủ đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, 
Australia Từ đó, đề xuất mô hình tự chủ đại học có thể áp dụng vào hệ thống các 
trường đại học Việt Nam, để giải quyết các vấn đề đang tồn tại, giúp nâng cao hiệu 
quả hoạt động của các trường đại học. 
2. Nội dung 
2.1. Một số mô hình tự chủ Đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, 
Australia. 
Trong thời đại công nghệ phát triển, mô hình tự chủ đại học ở các nước trên thế 
giới rất đa dạng, phong phú về loại hình và chất lượng. Mô hình tự chủ đại học trên thế 
giới đã và đang chuyển dần từ mô hình nhà nước kiểm soát sang mô hình nhà nước 
giám sát với mục đích tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học, hay nói đúng 
hơn là loại hình tự chủ đại học tuyệt đối. Như: 
Hoa Kỳ, mô hình tự chủ ở các trường Đại học xây dựng theo hướng tự chủ đại 
học tuyệt đối. Mô hình này, giúp cho các cơ sở Giáo dục Đại học vận hành tốt hơn, 
hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở Giáo 
dục Đại học, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động Giáo dục Đại học. Và các cơ 
sở Giáo dục Đại học không chịu sự chỉ đạo, quản lý của bất kỳ cơ quan trung ương 
nào, trách nhiệm chủ yếu của các tiểu bang. Các tiểu bang chỉ quản lý một phần, bằng 
việc đầu tư một khoản kinh phí và cử đại diện tham gia Hội đồng quản trị. Bộ Giáo 
 516 
dục Hoa Kỳ quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục một cách gián tiếp thông 
qua việc công nhận cơ quan, hiệp hội kiểm định chất lượng giáo dục và cung cấp 
chương trình học bổng, tín dụng cho sinh viên của cơ sở Giáo dục Đại học đã được 
công nhận kiểm định. Để cạnh tranh và thu hút sinh viên, các cơ sở Giáo dục Đại học 
liên tục đổi mới và nâng cao vị trí trong bảng xếp hạng của các tổ chức kiểm định nổi 
tiếng. Trong mô hình tự chủ đại học này, hội đồng quản trị có quyền lực tối cao, giám 
sát chính sách đảm bảo chất lượng Giáo dục Đại học, thông qua chủ trương liên quan 
đến chương trình đào tạo, tổ chức nhân sự, các nguồn tài chính. Thành phần của hội 
đồng quản trị khá đa dạng, thường là những người có danh tiếng, uy tín, thành công 
đặc biệt về một lĩnh vực nào đó ở địa phương hoặc có những đóng góp tài chính nên 
hội đồng quản trị của Hoa Kỳ có quan điểm toàn diện. Số lượng thành viên của hội 
đồng quản trị từ 25 đến 35 người do các giảng viên bầu cùng với các thành viên ngoài 
trường do tiểu bang đề cử, tỉ lệ thành viên ngoài trường chiếm khoảng 60-70%. Hơn 
nữa, nguồn lực tài chính dồi dào và quyền tự chủ cao của các cơ sở Giáo dục Đại học 
Hoa Kỳ, đã tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học do 
không bị chi phối bởi các thủ tục hành chính nặng nề, các cơ quan quản lý cồng kềnh. 
Đồng thời, cơ chế tự chủ của Hoa Kỳ đã tạo ra môi trường cạnh tranh, khuyến khích 
nghiên cứu khoa học, đổi mới và sáng tạo. Ngoài ra, chính phủ Hoa Kỳ còn hỗ trợ gián 
tiếp cho các tác động tích cực của thị trường đối với Giáo dục Đại học, do vậy mô hình 
tự chủ đại học tuyệt đối của Hoa Kỳ mang định hướng thị trường cao [5]. Vì vậy, hệ 
thống Giáo dục Đại học của Hoa Kỳ được xem là hàng đầu thế giới. 
Canada, xây dựng mô hình tự chủ đại học theo hướng tập đoàn hóa một cách 
phi tập trung. Với hai cấp độ: Tập đoàn hóa trong quản trị đại học trên cấp độ hệ 
thống quốc gia và Tập đoàn hóa trong quản trị cấp độ nhà trường. Tập đoàn hóa trong 
quản trị đại học trên cấp độ hệ thống quốc gia tức là ngân sách trung ương dành cho 
giáo dục sau trung học phổ thông đã b ...  hành thông qua hệ thống Hội đồng quản trị, bao gồm chủ 
tịch và người được ủy thác, và thành lập các bộ phận quản lý, giáo dục và các ban điều 
hành cần thiết khác. Tập đoàn đại học quốc gia sẽ mời những người bên ngoài tham 
gia thành viên của Hội đồng trường và trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý. Mỗi 
tập đoàn đại học quốc gia được thành lập 03 hội đồng trong mỗi trường, gồm: 1) Hội 
đồng quản trị là bộ phận cao nhất có quyền quyết định về tài chính và do Chủ tịch 
trường đứng đầu; 2) Hội đồng quản lý, điều hành có trách nhiệm quyết định các vấn đề 
về hành chính, điều hành hoạt động của trường; 3) Hội đồng giáo dục và nghiên cứu 
thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến đào tạo và nghiên cứu. Để tập trung quyền 
lực cho Chủ tịch và Hội đồng quản trị trường, các trường đại học quốc gia đã giảm các 
cuộc họp mang tính chất ra quyết định tập thể, ví dụ như Đại học giáo dục Aichi đã 
giảm số lượng các cuộc họp từ 19 xuống còn 7 cuộc họp/năm; giảm số lượng các ủy 
ban từ 36 xuống 24, số lượng thành viên các ủy ban từ 400 xuống còn 100 người. Để 
tăng quyền quyết định cho Chủ tịch trường và giảm các quyết định mang tính chất tập 
thể đã thể hiện rõ tầm quan trọng của chế độ lãnh đạo cá nhân, đảm bảo mọi vấn đề 
được quyết định nhanh và Chủ tịch là người đứng đầu chịu trách nhiệm về các quyết 
định của mình. Tuy nhiên, các trường đại học quốc gia của Nhật Bản cũng phải đối 
mặt với thách thức trong việc lựa chọn được Chủ tịch trường là người có năng lực điều 
hành, quản lý bởi vì hầu hết họ là những người làm công tác chuyên môn, giảng dạy 
nên thiếu những kinh nghiệm, kỹ năng trong lãnh đạo điều hành. Về ngân sách: nguồn 
kinh phí cho các trường đại học ở Nhật Bản chủ yếu được chia thành ba loại: kinh phí 
chi cho hoạt động thường xuyên; kinh phí cạnh tranh dành cho hoạt động nghiên cứu 
khoa học của mỗi cá nhân; nguồn trợ cấp cho sinh viên. Các trường đại học cần phải 
đẩy mạnh cải cách, xây dựng các dự án để xin các nguồn tài trợ từ Chính phủ Nhật 
Bản. Về nhân sự: Quy định không áp dụng chế độ công chức nhằm cho phép các 
trường đại học quốc gia có thể áp dụng chế độ tuyển dụng, hệ thống thang bảng lương 
và các điều kiện khác có liên quan đến nhân sự một cách linh hoạt hơn. Tất cả nhân 
viên không thuộc biên chế của trường, khoa thì được bổ nhiệm bởi chủ tịch trường, 
còn những chuyên viên cao cấp như tổng thư ký hay giám đốc do Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ quyết định. Về quản lý chất lượng 
đào tạo đại học, có bộ phận kiểm toán (kiểm toán nội bộ). Mỗi bộ phận kiểm toán cần 
có ít nhất 02 kiểm toán viên có vị trí như giám đốc để kiểm toán toàn bộ các hoạt 
động. Mặc dù hệ thống kiểm toán nội bộ không hoạt động hiệu quả ở tất cả các trường 
đại học của Nhật Bản nhưng một số trường đã sử dụng kết quả kiểm toán một cách 
tích cực để nâng cao chất lượng quản lý của mình. Ngoài ra, các trường đại học quốc 
gia đều xây dựng hệ thống đánh giá nhân viên. Tuy nhiên, việc đánh giá này chỉ thông 
qua thông tin của mỗi cá nhân được cập nhật trên hệ thống dữ liệu để đánh giá hoạt 
động của đơn vị đó. Để kiểm định chất lượng giáo dục của các Tập đoàn Chính phủ 
Nhật Bản thành lập Ủy ban đánh giá tập đoàn đại học quốc gia (trực thuộc MEXT) 
dựa vào kết quả năm học và việc hoàn thành các kế hoạch trung hạn do tập đoàn đề ra. 
Ủy ban thực hiện hoạt động đánh giá thông qua hoạt động tự đánh giá, giám sát của 
mỗi trường đại học. Hoạt động đánh giá hàng năm của Ủy ban được dựa trên 5 cấp 
độ/tiêu chí: 1) Mức độ cải tiến và tối ưu hóa tập đoàn; 2) Cải thiện các hạng mục tài 
chính; 3) Tự giám sát, đánh giá và công bố thông tin (công khai, minh bạch thông tin); 
4) Các vấn đề kinh doanh khác; 5) Nâng cao chất lượng nghiên cứu giáo dục và các 
dịch vụ liên quan khác. Và đây chính là điều kiện để được xem xét cấp kinh phí cho 
các hoạt động cụ thể theo kế hoạch trung hạn đã đề ra [3]. 
 518 
Israel, mô hình tự chủ đại học được xây dựng theo hai loại hình là quản trị hệ 
thống và quản trị cấp trường. Quản trị hệ thống là do Hội đồng Giáo dục Đại học 
(CHE) và Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách (PBC) chịu trách nhiệm duy trì sự cân bằng 
giữa tự do học tập và giám sát giáo dục đại học. Trách nhiệm của Hội đồng Giáo dục 
Đại học là chịu trách nhiệm trước các hoạt động và chức năng của các trường đại học 
như: kiểm định, lập kế hoạch, các lĩnh vực chịu trách nhiệm khác (Sử dụng các đối 
tượng được bảo vệ như trường đại học, trường kỹ thuật, v.v). Số lượng thành viên 
Hội đồng Giáo dục Đại học sẽ dao động từ 19-25, và hội đồng sẽ được lãnh đạo bởi 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục hiện tại. Các thành viên được bầu trong thời gian năm và phải 
nỗ lực để thực hiện các mục tiêu của CHE và trách nhiệm của họ. Còn Ủy ban Kế 
hoạch và Ngân sách (PBC) chịu trách nhiệm xác định ngân sách giáo dục đại học và 
trình chính phủ phê duyệt. Ủy ban bao gồm bảy thành viên, bao gồm cả chủ tịch, năm 
trong số đó là từ giới học thuật và các đại diện công cộng còn lại từ các lĩnh vực kinh 
tế. Các thành viên của ủy ban được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng Bộ Giáo dục, với sự đồng 
ý của Chủ tịch PBC và sự chấp thuận của CHE. Các cuộc họp được thực hiện trong ba 
năm với tùy chọn gia hạn thêm ba năm nữa. Quản trị cấp trường là các trường học 
được điều hành theo mô hình tự chủ, có quyền ra quyết định, phân công trách nhiệm 
và chịu trách nhiệm về kết quả. Người đứng đầu các trường đại học được quyền tự do 
điều hành các hoạt động giáo dục của nhà trường theo cách mà họ nghĩ là phù hợp, chỉ 
cần đảm bảo điều kiện phát triển năng lực học tập và nâng cao kết quả học tập của học 
sinh. Người đứng đầu các trường học đã nắm bắt cơ hội này để huy động tối đa các 
nguồn lực, khuyến khích các ý tưởng mới, điều hành quá trình đổi mới giáo dục trong 
trường học và trong cộng đồng. Có thể nói người đứng đầu một trường học là một 
“doanh nhân khởi nghiệp”, tức là người không chỉ tuân thủ các áp lực của thể chế (cải 
thiện kết quả học tập của sinh viên), hoàn thành các trách nhiệm theo quy định, mà họ 
còn phải đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy các sáng kiến thay đổi mà họ cho là 
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng trường học [1]. 
Australia, trong mô hình tự chủ đại học đứng đầu Hội đồng trường có chức 
năng nhiệm vụ: Chỉ định hiệu trưởng/chủ tịch, người điều hành công tác quản lý nhà 
trường; Xem xét, chấp nhận sứ mệnh và định hướng chiến lược của trường ĐH cũng 
như kinh phí hàng năm và kế hoạch phát triển; Xem xét và đánh giá hiệu quả họat 
động của nhà trường; Thiết lập các chính sách và qui định phù hợp với yêu cầu pháp lý 
và mong đợi của cộng đồng; Phê duyệt và kiểm soát hệ thống kiểm tra tính tự chịu 
trách nhiệm bao gồm kiểm soát tổng thể các hoạt động; Xem xét đánh giá khả năng 
quản lý và quản lý các nguy cơ nảy sinh trong toàn trường, bao gồm các họat 
động/dịch vụ thương mại/kinh doanh; Xem xét và kiểm soát/định hướng các hoạt động 
học thuật của nhà trường; Phê duyệt các hoạt động thương mại/dịch vụ. Để minh bạch 
hóa công tác điều hành, chủ tịch HĐT sẽ chỉ định Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng và 
nhóm cộng sự điều hành sẽ phụ trách công tác quản lý thường nhật của nhà trường. Số 
thành viên trung bình của hội đồng quản trị các trường ĐH Australia vào khoảng 19-
30 người (gồm: thành viên mặc nhiên được chỉ định hoặc bầu cử, Giảng viên, Cán bộ, 
Sinh viên, Nghị viên, Ủy ban chuyên môn, Chỉ định từ Chính phủ/ Bộ Giáo dục và 
Đào tạo). Tuy nhiên, việc thành lập Hội đồng trường có một số hạn chế như làm nảy 
sinh một số tranh luận về phương thức làm việc của thành viên HĐT khi thành viên 
hội đồng là tập hợp những người từ nhiều nguồn khác nhau (bên trong và ngoài 
trường). Một số thành viên HĐT phải làm việc cật lực và có trách nhiệm rất cao trong 
khi một số khác lại khá “thoải mái” khi tham gia xây dựng chiến lược và xét duyệt các 
quyết sách quan trọng. Một số khác không đủ kiến thức chuyên môn về tài chính và 
 519 
quản trị nên thường có tâm lý thuận theo số đông. Ngoài ra, do đây là công việc có 
tính thiện nguyện (không hưởng lương trực tiếp) từ nhà trường nên một số thành viên 
hội đồng chưa thể hiện tính tích cực khi tham gia. Và HĐT thường can dự khá nhiều 
vào công việc điều hành hàng ngày của ban giám hiệu nên gây ra một số mâu thuẫn 
không đáng có [4]. 
Tóm lại, mô hình tự chủ đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, 
Australia vận hành tốt, hoạt động hiệu quả cho nên đã đa dạng hóa các hoạt động 
Giáo dục của các nhà trường. Đồng thời, giúp hệ thống Giáo dục Đại học của các quốc 
gia này luôn đứng hàng đầu thế giới. Sở dĩ, đạt được thành quả như vậy là do các 
trường Đại học ở Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Australia đã thực hiện mô hình 
tự chủ theo hướng tự chủ tuyệt đối. Trong mô hình tự chủ đại học, Hội đồng quản trị 
có quyền lực tối cao, giám sát chính sách đảm bảo chất lượng Giáo dục Đại học. 
Thành phần của hội đồng quản trị khá đa dạng gồm: thành viên mặc nhiên được chỉ 
định hoặc bầu cử, Giảng viên, Cán bộ, Sinh viên, Nghị viên, Ủy ban chuyên môn, Chỉ 
định từ Chính phủ/ Bộ Giáo dục và Đào tạo là những người có danh tiếng, uy tín, 
thành công đặc biệt về một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, bên cạnh thành tích đạt được 
các mô hình tự chủ này còn một số hạn chế như: HĐT thường can dự khá nhiều vào 
công việc điều hành hàng ngày của ban giám hiệu nên gây ra một số mâu thuẫn không 
đáng có; thành lập Hội đồng trường làm nảy sinh một số tranh luận về phương thức 
làm việc của thành viên HĐT khi thành viên hội đồng là tập hợp những người từ nhiều 
nguồn khác nhau; một số thành viên hội đồng chưa thể hiện tính tích cực khi tham gia 
HĐT; áp dụng cơ chế tuyển dụng nhân sự theo hợp đồng cản trở các giảng viên hợp 
đồng tiếp cận các cơ hội bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao chất lượng và cải thiện thu 
nhập Đây chính là bài học kinh nghiệm về xây dựng mô hình tự chủ ở các trường 
Đại học Việt Nam. 
2.2. Những đề xuất thay đổi mô hình tự chủ Đại học cho Việt Nam 
Để thực hiện mô hình tự chủ đại học hiệu quả trong thời đại công nghệ phát 
triển, đồng thời đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, tác giả xin đề xuất 
một số nhóm giải pháp như sau: 
Thứ nhất, các trường Đại học Việt Nam cần xây dựng mô hình tự chủ theo 
hướng tự chủ tuyệt đối như Hoa Kỳ, Tập đoàn hóa trong tự chủ đại học như Canada, 
Tổng công ty/tập đoàn đại học quốc gia của Nhật Bản Bởi các mô hình đã vận hành 
tốt, hoạt động hiệu quả trong hệ thống Giáo dục Đại học ở các quốc gia trên. Tuy 
nhiên, phải căn cứ cụ thể vào thực trạng nguồn nhân lực cũng như các điều kiện về cơ 
sở vật chất của nhà trường, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, các trường Đại 
học Việt Nam có thể lựa chọn mô hình tự chủ phù hợp, khả năng thành công cao để áp 
dụng vào hệ thống giáo dục toàn diện của nhà trường. Trên cơ sở biết được ưu điểm 
cũng như hạn chế của từng mô hình tự chủ các trường Đại học phải có các giải pháp hợp 
lý nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy tối đa ưu điểm của mô hình tự chủ đã lựa 
chọn, có như vậy mới đa dạng hóa các hoạt động Giáo dục của nhà trường. 
Thứ hai, đa dạng hóa thành phần Hội đồng trường là những người có danh 
tiếng, uy tín, thành công đặc biệt về một lĩnh vực nào đó như Hoa Kỳ, Australia thành 
viên HĐT gồm thành viên mặc nhiên được chỉ định hoặc bầu cử, Giảng viên, Cán bộ, 
Sinh viên, Nghị viên, Ủy ban chuyên môn, Chỉ định từ Chính phủ/ Bộ Giáo dục và 
Đào tạo. Bởi các thành viên này định hướng chiến lược của trường ĐH cũng như kinh 
phí hàng năm và kế hoạch phát triển, đánh giá họat động của nhà trường, đánh giá khả 
 520 
năng quản lý và quản lý các nguy cơ nảy sinh trong toàn trường, bao gồm các họat 
động/dịch vụ thương mại/kinh doanh Hơn nữa những người có danh tiếng, uy tín 
tham gia Hội đồng trường khắc phục được tình trạng số tranh luận về phương thức làm 
việc của thành viên HĐT, có trách nhiệm cao khi tham gia xây dựng chiến lược và xét 
duyệt các quyết sách quan trọng 
Thứ ba, Hội đồng trường không nên can dự khá nhiều vào công việc điều hành 
hàng ngày của Ban giám hiệu bởi sẽ gây ra một số mâu thuẫn không đáng có làm cản 
trở hiệu quả hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trường. 
Thứ tư, trong mô hình tự chủ các trường Đại học Việt Nam cần thiết lập bộ 
phận quản lý chất lượng đào tạo để đánh giá toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà 
trường. Việc đánh giá cán bộ, nhân viên không chỉ đánh giá qua thông tin của mỗi cá 
nhân được cập nhật trên hệ thống dữ liệu mà phải đánh giá thông qua hiệu quả công 
việc được giao. 
Thứ năm, trong mô hình tự chủ Hiệu trưởng là những người có kinh nghiệm, kỹ 
năng trong lãnh đạo điều hành, đảm bảo mọi vấn đề được quyết định nhanh. Do vậy, 
phải tăng quyền quyết định cho Hiệu trưởng và giảm các quyết định mang tính chất 
tập thể. Để Hiệu trưởng là người đứng đầu chịu trách nhiệm về các quyết định của 
mình. 
Thứ sáu, xây dựng mô hình tự chủ đại học định hướng thị trường cao, tức là tạo 
ra môi trường cạnh tranh, khuyến khích nghiên cứu khoa học, đổi mới và sáng tạo, gắn 
kết chặt chẽ và bền vững với cộng đồng, quan hệ mật thiết với nền kinh tế, bám sát 
nhu cầu của thị trường lao động. Có như vậy các trường Đại học Việt Nam mới huy 
động được nguồn lực bên ngoài để bù vào ngân sách nhà nước bị cắt giảm. 
3. Kết luận 
Những năm qua, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam đã có bước phát triển 
đáng kể, một số trường lọt top các trường đại học hàng đầu thế giới như Đại học Quốc 
gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM. Tuy nhiên, để tự chủ đại học hiệu quả đáp 
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế, vẫn là bài toán khó của 
nhiều trường. Do vậy, nghiên cứu và tìm hiểu mô hình tự chủ ở một số nước như: Hoa 
Kỳ, Canada, Nhật Bản, Israel, Australia có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các 
trường Đại học Việt Nam. Bởi nghiên cứu về các mô hình tự chủ đại học ở các quốc 
gia này sẽ giúp Ban lãnh đạo các trường Đại học Việt Nam nhận thức được các mặt 
tích cực cũng như mặt hạn chế của mô hình tự chủ đại học mà một số nước trên thế 
giới đã triển khai. Từ đó, các trường Đại học Việt Nam có thể lựa trọn mô hình tự chủ 
đại học phù hợp, có thể áp dụng thành công vào hệ thống giáo dục toàn diện của nhà 
trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Kinh nghiệm về mô hình quản trị đại học ở 
Israel, Khai thác từ  truy cập ngày 7/5/2019. 
[2] Lê Ngọc Hùng (2019), Tập đoàn hóa đại học công lập ở một số nước và bài học 
kinh nghiệm quản trị đại học ở Việt Nam, Khai thác từ 
 truy cập ngày 21/10/2019. 
 521 
[3] Phan Thị Lan Hương (2019), Trao quyền tự chủ đại học của Nhật Bản và kinh 
nghiệm đối với Việt Nam, Khai thác từ https://tcnn.vn, truy cập ngày 02/12/2019. 
[4] Tạp chí FPT Aptech (2007), Tự trị ĐH: Câu chuyện từ Australia, Khai thác từ 
https://aptech.fpt.edu.vn, truy cập ngày 13/01/2007. 
[5] Nguyễn Đồng Anh Xuân (2019), Quản trị đại học: Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và 
bài học cho Việt Nam, Khai thác từ  truy cập ngày 
04/08/2019. 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_tu_chu_trong_giao_duc_dai_hoc_o_hoa_ky_canada_nhat_b.pdf