Marketing thông qua người ảnh hưởng: Vận dụng trong thực tiễn tại Việt Nam
Marketing lan truyền, quảng cáo truyền miệng, marketing trên mạng xã hội là các chủ
đề hiện đang được người làm thực tế quan tâm trong bối cảnh phát triển mới của phương tiện
tiện truyền thông và Internet. Trong các hoạt động trên, Marketing thông qua Người ảnh
hưởng (Influencer Marketing) là một trong số các chiến thuật được ưu tiên áp dụng. Mặc dù
có nhiều hoạt động marketing trong thực tế nhưng lý thuyết về cơ chế tác động cũng như cách
thức xác định Người ảnh hưởng còn chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu
của chúng tôi đã tổng hợp các lý thuyết về truyền thông, marketing, hành vi người tiêu dùng
trong bối cảnh cũ (trước khi xuất hiện mạng xã hội) và bối cảnh mới (sau khi xuất hiện và
bủng nổ mạng xã hội) để chỉ ra các tiêu chí giúp xác định Người ảnh hưởng như: kiến thức,
chuyên môn, tính định hướng quan điểm, mối quan hệ xã hội v.v. Chúng tôi cũng gợi ý một
số giải pháp trong việc tiếp cận vấn đề Marketing thông qua Người ảnh hưởng cho người làm
thực tế và các khoảng trống liên quan đến việc áp dụng công nghệ thông tin, toán học cho
việc xây dựng khung lý thuyết hay tiêu chí xác định Người ảnh hưởng trong bối cảnh Việt
Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Marketing thông qua người ảnh hưởng: Vận dụng trong thực tiễn tại Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 393 MARKETING THÔNG QUA NGƢỜI ẢNH HƢỞNG: VẬN DỤNG TRONG THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM ThS. Nguyễn Vũ Châu Giang, Đại học Hải Phòng ThS. Lê Phạm Khánh Hoà, Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Marketing lan truyền, quảng cáo truyền miệng, marketing trên mạng xã hội là các chủ đề hiện đang được người làm thực tế quan tâm trong bối cảnh phát triển mới của phương tiện tiện truyền thông và Internet. Trong các hoạt động trên, Marketing thông qua Người ảnh hưởng (Influencer Marketing) là một trong số các chiến thuật được ưu tiên áp dụng. Mặc dù có nhiều hoạt động marketing trong thực tế nhưng lý thuyết về cơ chế tác động cũng như cách thức xác định Người ảnh hưởng còn chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu của chúng tôi đã tổng hợp các lý thuyết về truyền thông, marketing, hành vi người tiêu dùng trong bối cảnh cũ (trước khi xuất hiện mạng xã hội) và bối cảnh mới (sau khi xuất hiện và bủng nổ mạng xã hội) để chỉ ra các tiêu chí giúp xác định Người ảnh hưởng như: kiến thức, chuyên môn, tính định hướng quan điểm, mối quan hệ xã hội v.v... Chúng tôi cũng gợi ý một số giải pháp trong việc tiếp cận vấn đề Marketing thông qua Người ảnh hưởng cho người làm thực tế và các khoảng trống liên quan đến việc áp dụng công nghệ thông tin, toán học cho việc xây dựng khung lý thuyết hay tiêu chí xác định Người ảnh hưởng trong bối cảnh Việt Nam. Từ khoá: Ngƣời ảnh hƣởng, Marketing thông qua ngƣời ảnh hƣởng, Mạng xã hội, Truyền miệng, Ngƣời định hƣớng quan điểm Influencer marketing: practical usage in Vietnam In the era of rapid development of media and internet, viral marketing, word of mouth, social network marketing are the topics of interest among marketer. Influencer marketing is the priority marketing strategy used from above-mentioned activities. Practically used, however this strategy is lacked of theoretical backup and study of how to execute and to identify the influencer. Our research has synthesized the doctrine of media, marketing and consumer behaviour before and after the booming of social network in order to illustrate the criteria to identify influencer such as knowledge, expertise, viewpoint orientation, social relationship.. etc. we also suggest the solution to approach marketing problem via influencer practically and the gap between the implementation of information technology and mathematics in building theoretical structure and the identification criteria of influencer in Vietnam Key word: influencer, influencer marketing, social network, word of mouth, viewpoint orientation 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phương tiện truyền thông đại chúng không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam như 30 năm trước đây. Chính sự bùng nổ của phương tiện truyền thông đại chúng và sự tăng lên nhanh chóng của thông tin, kiến thức mà ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống (truyền hình, radio, báo, tạp chí) không còn cao trong quyết định mua của người tiêu dùng. Người làm marketing đang tăng tỷ trọng ngân sách ngày càng nhiều cho các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, mạng xã hội. Nhưng ngay trong việc tăng tỷ trọng cho phương tiện số, người làm marketing cũng khó có thể thành công với các thông điệp mang tính đại chúng nếu không có tính sáng tạo cao và thu hút được người tiêu dùng. Các thông điệp truyền thông và các kênh truyền thông để tiếp cận với người tiêu dùng ngày nay cần có tính cá nhân hoá và độ tin cậy ở mức độ nhất định. Nguồn thông tin từ những người có uy tín, có ảnh hưởng có khả năng tác động và thuyết phục cao hơn. Những người có ảnh hưởng, có uy tín trong xã hội luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thuyết phục cộng đồng của các chính quyền Việt Nam trong lịch sử. Bài học thành công từ các hoạt động dân vận trong chiến tranh của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1945-1975) TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 394 là minh chứng không thể thuyết phục hơn. Trong bối cảnh hiện đại, những người có uy tín, có ảnh hưởng vẫn được Chính phủ Việt Nam quan tâm, ưu đãi thậm chí có chính sách cụ thể (Quyết định 2561/QĐ-TTG – Tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số ký ngày 31 tháng 12 năm 2016). Tuy nhiên, trong bối cảnh mới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và phương tiện thông tin đại chúng, liệu cách tiếp cận về “người có uy tín” có hiệu quả và có thể áp dụng cho nhiều hoạt động truyền thông khác. Sự phát triển của Internet và mạng xã hội dẫn tới hình thành nhiều hình thức cũng như cách tiếp cận mới trong hoạt động truyền thông. Các doanh nghiệp luôn đi trước trong việc nắm bắt và sử dụng các xu hướng truyền thông marketing mới, một trong những xu hướng đó chính là marketing thông qua người ảnh hưởng (influence marketing). Tuy nhiên, trong cả lý thuyết lẫn thực tiễn cách hiểu khác nhau về người ảnh hưởng, người nổi tiếng hay KOL (viết tắt của Key Opinion Leader) vẫn chưa có sự thống nhất gây khó khăn cho việc hệ thống hoá cũng như ... gia, các nhóm chuyên gia, những người định hướng quan điểm như một đối tượng trung gian trong quá trình truyền thông về chính sách được coi như một nhu cầu thiết yếu trong quá trình hoạch định chính sách. Tác giả gợi ý sử dụng phân tích độ nhạy (sentiment analysis) như một công cụ phân tích quan điểm trên nền tảng trực tuyến (online opinion mining) giúp các nhà hoạch định chính sách (policymaker) đưa ra các quyết định phù hợp. Do sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, việc xác định Người ảnh hưởng theo các tiêu chí học thuật có thể gặp một số trở ngại liên quan đến việc đo lường và xác định. Theo Lu, Jerath, & Vir Sigh (2012), Người định hướng quan điểm trên các cộng đồng liên kết trực tuyến thiết lập mối quan hệ với những người khác thông qua Niềm tin (Trust). Trong khi mạng lười phát triển được thông qua Sự ưa thích gắn kết (Preferential attachment) và Trao đổi TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 398 thông tin (Reciprocity). Phong cách viết (khách quan, dễ đọc, toàn diện) cũng là những động cơ có ý nghĩa lớn cho sự phát triển mạng lưới và thậm chí cả Tính định hướng quan điểm (Opinion leadership). Nghiên cứu của (Munger & Zhao, 2015) giải quyết vấn đề xác định những Người dùng có ảnh hưởng (Influential users) trên các diễn đàn thông qua phương pháp phân tích mạng xã hội (social network analysis) và chấm điểm tính chuyên môn của chủ đề (Topical expertise scoring). Theo đó, Tính chuyên môn của chủ đề là một trong những điểm mới tác giả đưa vào mô hình để xác định những người có ảnh hưởng, các tiêu chí gồm: nội dung, mức độ phản hồi của người ảnh hưởng, chất lượng bài viết, độ nhạy với chủ đề của người quan tâm. Các tiêu chí này có tiềm năng được áp dụng không chỉ trên các diễn đàn mà cả trên các mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook và Twitter. Cũng trong một nghiên cứu với chủ đề tương tự (Bakshy, Hofman, Mason, & Watts, 2011) chỉ ra các tiêu chí để xác định những Người có ảnh hưởng trên Twitter thông qua các chỉ số rất cụ thể và đơn giản: Số người theo dõi (Followers), Số bạn bè (Friends), Số bài viết (Tweets), Thời gian bắt đầu sử dụng Twitter (date of joining) và Kinh nghiệm trong quá khứ của người chia sẻ thông tin. Cách tiếp cận tương tự được (Kim & Tran, 2013) áp dụng, ngoài việc sử dụng các tiêu chí đo lường để xác định Người định hướng quan điểm (Mức độ đầu vào, Mức độ đầu ra và Kết hợp), tác giả còn xây dựng các chỉ số đo lường mức độ Tin cậy (Điểm kiến thức - Knowledge score, Hệ số phù hợp - Matching cofficient, Hệ số Jaccard). Tác giả gợi ý sử dụng Hệ số phù hợp (Matching coefficient) cho việc xác định Người định hướng quan điểm trong đa số các trường hợp. Việc sử dụng các chỉ số đo mức độ đầu vào, đầu ra (in-degree, out-degree) không hiệu quả trong đa số các trường hợp. Làm rõ hơn cho các cách tiếp cận mang tính toán học với tư cách công cụ hỗ trợ cho việc xác định những người ảnh hưởng, phân tích quan điểm, nghiên cứu của (Rios, Aguilera, Nunez-Gonzalez, & Grana, 2017) gợi ý việc sử dụng phân tích khái niệm mờ (fuzzy concept analysis) và phân tích tiềm ẩn Dirichlet (LDA) thông qua ngữ nghĩa văn bản, cùng với phân tích mạng lưới theo sơ đồ (graph analysis of the network). Trong bối cảnh của marketing du lịch (Bokunewicz & Shulman, 2017) gợi ý cách xác định những người ảnh hưởng nhờ phương pháp phân tích mạng lưới (social network) bằng các công cụ phần mềm với các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter tại Mỹ nhằm thông qua người ảnh hưởng để xây dựng các chiến dịch marketing, quảng cáo. Bối cảnh nghiên cứu trên môi trường trực tuyến, mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến cho thấy sự thay đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu về người ảnh hưởng. Theo đó ranh giới giữa Người định hướng và Chuyên gia thị trường đã bị lu mờ bởi một trọng tâm cơ bản hơn là Người có ảnh hưởng. Không những thế, nghiên cứu trong bối cảnh mới còn tập trung vào xác định Người ảnh hưởng và tìm kiếm họ trong đông đảo người tiêu dùng. Trong bối cảnh này, Người ảnh hưởng nhiều hơn, dễ thấy hơn, dễ xác định và tiếp cận hơn thông qua các chỉ số định lượng tương đối dễ nhận biết. Các nghiên cứu trong bối cảnh mới có xu hướng sử dụng nhiều mô hình toán học phức tạp gắn với dữ liệu lớn bằng các phần mềm và hệ thống thu thập dữ liệu tiên tiến. Mặc dù các chỉ số được các mạng xã hội cung cấp là một tiêu chí đơn giản để xác định Người có ảnh hưởng nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng việc xây dựng các mô hình, chỉ số trong đó tập trung vào việc đánh giá sự phù hợp của Người ảnh hưởng với chủ đề hay nội dung có ý nghĩa hơn trong việc xác định Ngươi có ảnh hưởng. 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING THÔNG QUA NGƢỜI ẢNH HƢỞNG Ở VIỆT NAM Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, các công ty nghiên cứu thị trường trên mạng xã hội thông qua giải pháp Lắng nghe trên mạng xã hội (social listening) đang bắt đầu khai thác thị trường thông qua việc đánh giá và gợi ý người làm marketing tìm ra Người ảnh hưởng. BuzzMetrics là một trong những công ty hàng đầu trong dịch vụ này. BuzzMetrics hiện tại đang phân loại Người ảnh hưởng (KOLs) thành ba nhóm khác nhau trên ba tiêu chí Mức độ tiếp cận (Reach), Độ phù hợp (Relevance), Mức độ gợi nhớ (Resonance) gồm: (1) Người nổi TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 399 tiếng/Người của công chúng (VIPs/Celebrities) - những người có Mức độ tiếp cận rộng nhất nhưng không phải lúc nào cũng có Độ phù hợp tốt; (2) Các chuyên gia (Professional influencer) - những người vừa có Mức độ tiếp cận cao và Mức độ phù hợp cao; (3) Công dân có ảnh hưởng (Citizen influencers) được xác định thông qua một số tiêu chí của mạng xã hội như Số bạn bè (Friends), Số người theo dõi (Followers), họ có Mức độ phù hợp cao song Mức độ tiếp cận thấp (Cao, 2016). Ngoài ra BuzzMetrics còn công bố bảng xếp hạng hàng tháng về các chiến dịch marketing, các thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội cũng như những người nổi tiếng trên mạng xã hội. Hình 1: Bảng xếp hạng ngƣời nổi tiếng trên mạng xã hội Facebok của BuzzMetrics 38 Ngoài các công ty nghiên cứu thị trường, các công ty cung cấp giải pháp phần mềm và nền tảng trên thiết bị số cũng tham gia thị trường này. Tiêu biểu trong số này là Hiip, một nền tảng cho phép kết nối Người ảnh hưởng với những người làm marketing hay người có nhu cầu. Ngoài những nền tảng này, các Công ty cung cấp giải pháp đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông trên mạng xã hội cũng góp phần không nhỏ trong việc thống kê, gợi ý các tiêu chí xác định Người ảnh hưởng, phổ biến nhất trong số này là Socialbaker, một công cụ thống kê và đành giá hiệu quả truyền thông trên Facebook. Chúng tôi chưa thực hiện một đánh giá chi tiết, đầy đủ về các hoạt động marketing thông qua người ảnh hưởng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, qua thống kê của BuzzMetrics và theo dõi trên mạng xã hôi, chúng tôi nhận thấy: thứ nhất, các hoạt động marketing thông qua người ảnh hưởng sử dụng đối tượng chính là những diễn viên, nghệ sỹ, người nổi tiếng trong lĩnh vực giải trí. Các kênh liên lạc của họ như Facebook, Youtube đóng vai trò như một kênh truyền thông với mức độ tiếp cận lớn tới các đối tượng công chúng nhận tin. Thứ hai, các hoạt động marketing thông qua Người ảnh hưởng theo hình thức này ít có sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược thông điệp với kênh truyền thông. Người nổi tiếng thường chia sẻ các sản phẩm truyền thông trong đó họ đóng vai trò như một người bảo chứng hay một nguồn thông tin cung cấp cho công chúng nhận tin. Theo cách tiếp cận đang thực hiện, chúng tôi cho rằng các hoạt động này có khả năng thay đổi hình ảnh, tăng nhận biết hoặc hình thành thái độ với sản phẩm/thương hiệu trong khoảng thời gian ngắn và không tồn tại lâu dài. Các hoạt động như vậy thường hạn chế giá trị hỗ trợ, củng cố hình ảnh cho cả người nổi tiếng và 38 Nguồn: TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 400 sản phẩm/thương hiệu. Chi phí để sử dụng người nổi tiếng trong các chiến dịch này chắc chắn sẽ không nhỏ, trong khi không có khả năng đo lường thông qua các chỉ số liên quan trực tiếp đến tài chính hay doanh số như Lợi nhuận trên vốn đầu tư Marketing (ROI Marketing). 4. MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ MARKETING THÔNG QUA NGƢỜI ẢNH HƢỞNG Từ lý thuyết và thực tế hoạt động marketing thông qua người ảnh hưởng ở Việt Nam chúng tôi thừa nhận cách tiếp cận của (Brown & Hayes, 2008) như một cách định hướng chung. Theo đó cần có hai cách tiếp cận khác nhau với Marketing thông qua người ảnh hưởng. Thứ nhất, Marketing tới Người ảnh hưởng với mục đích coi họ như một phương tiện truyền đạt thông tin tới đông đảo người tiêu dùng. Trong cách tiếp cận này, người ảnh hưởng là đối tượng cuối cùng của hoạt động truyền thông, họ là người tiếp nhận thông điệp truyền thông. Mục tiêu của doanh nghiệp là tăng khả năng lan truyền thông điệp từ họ tới khách hàng tiềm năng (theo mô hình truyền thông hai bước). Có thể nói, nhiệm vụ quan trọng nhất với cách tiếp cận này là xác định người ảnh hưởng. Trong môi trường truyền thông trên internet và mạng xã hội, các chỉ số để xác định không khó nhưng ngưỡng (hay con số cụ thể) cần được nghiên cứu thêm. Đồng thời, cần phát triển các thang đo, chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của người ảnh hưởng. Người làm marketing cũng cần chú trọng các thông điệp tới Người ảnh hưởng sao cho tính thuyết phục và khả năng tái sử dụng của Người ảnh hưởng là đơn giản nhất. Thứ hai, Marketing thông qua Người ảnh hưởng với mục đích coi Người ảnh hưởng là công cụ truyền tải thông điệp tới đông đảo công chúng hoặc khách hàng tiềm năng. Trong cách tiếp cận này, khách hàng tiềm năng/công chúng là đối tượng nhận tin cuối cùng. Mặc dù có thể gặp một số vấn đề đạo đức, tuy nhiên, người làm marketing hoàn toàn có thể khắc phục và giải quyết được nếu có những giải pháp mang tính chiến thuật phù hợp. Với cách tiếp cận này, tìm kiếm người nổi tiếng, người có chuyên môn có thể là giải pháp an toàn nhất. Song việc giảm mức độ đề phòng với thông điệp hay phải cân nhắc sử dụng thêm các phương tiện truyền thông đại chúng hỗ trợ sẽ là vấn đề lớn với người làm marketing. Nếu tìm kiếm những người ảnh hưởng thông thường, người làm marketing sẽ cần có chiến lược tuyển chọn, huấn luyện, truyền thông, đào tạo và phải đảm bảo được các vấn đề về tính pháp lý hay đạo đức với hoạt động của mình. 5. KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU Có thể nói, Người ảnh hưởng là một trong những cách tiếp cận marketing không quá mới mẻ. Tuy nhiên, những vấn đề của bối cảnh mới đang đặt ra nhiều thách thức cho việc sử dụng Người ảnh hưởng trong chiến thuật marketing của các doanh nghiệp. Nghiên cứu của chúng tôi mới phần nào hệ thống được lý thuyết về Người ảnh hưởng trong bối cảnh cũ (truyền thống), mới (hiện đại) và các tiêu chí xác định Người ảnh hưởng. Chúng tôi cho rằng không nhất thiết phải đặt ranh giới rõ ràng giữa các nhóm người ảnh hưởng trong việc sử dụng khái niệm Marketing thông qua Người ảnh hưởng nhưng chúng tôi cho rằng cần phải xác định rõ đối tượng cũng như tìm kiếm các tiêu chí phân loại và xác định người ảnh hưởng tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng trong hoạt động marketing. Cùng với thông điệp truyền thông, đây là trọng tâm chính với hoạt động Marketing thông qua Người ảnh hưởng. Các nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam nên xem xét việc xây dựng, phát triển các tiêu chí xác định Người ảnh hưởng một cách chi tiết và cụ thể hơn. Nghiên cứu của chúng tôi còn gặp nhiều hạn chế trong việc thống kê các chiến dịch marketing thông qua người ảnh hưởng cũng như hệ thống hoá kết quả các nghiên cứu xác định người ảnh hưởng bằng các công cụ của máy tính, phần mềm và lý thuyết toán. Chúng tôi cho rằng, các nghiên cứu chuyên sâu bằng những công nghệ mới, cách tiếp cận mới nên được sử dụng nhiều hơn trong lý thuyết marketing thông qua người ảnh hưởng nhằm làm giàu có hơn cho lý thuyết và thực tế hoạt động này tại Việt Nam. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 401 TÀI LIỆU THAM KHẢO Abratt, R., Nel, D., & Nezer, C. (1995, Fall). Role of the market maven in retailing: a general marketplace influencer. Journal of Business and Psychology, 10(1), 31-55. Bakshy, E., Hofman, J., Mason, W., & Watts, D. (2011). Everyone's an Influencer: Quantifying Influence on Twitter. HongKong, China: WSDM‟11. Bokunewicz, J., & Shulman, J. (2017). Influencer identification in Twitter networks of destination marketing organizations. Journal of Hospitality and Tourism Technology. Brown, D., & Hayes, N. (2008). Influencer Marketing - Who really influences your customer? Hungary: Butterworth-Heinemann. Cao, H. (2016, 3 20). Insight plus. Retrieved from BuzzMetrics: dich-marketing-tren-social-media/ Chan, K., & Misra, S. (1990). Characteristics of the Opinion Leader: A New Dimension. Journal of Advertising, 19(3), 53-60. De Bruyn, A., & Lilien, G. (2008). A multi-stage model of word-of-mouth influence through viral marketing. International Journal of Research in Marketing, 25, 151-163. Engelland, B., Hopkins, C., & Larson, D. A. (2001, Fall). Market Mavenship as an Influencer of Service Quality Evaluation. Journal of Marketing Theory and Practice, 9(4), 15- 26. Katz, E. (1957). The Two Step Flow of Communication: An Up-to-date Report on an Hypothesis. Political Opinion Quarterly, 21(1), 61-78. Kim, Y. S., & Tran, L. V. (2013). Assessing the ripple effects of online opinion leaders with trust and distrust metrics. Expert System with Applications, 40, 3500-3511. Li, F., & Du, T. (2011). Who is talking? An ontology-based opinion leader identification framework for word-of-mouth marketing in online social blogs. Decision Support Systems, 51, 190-197. Lu, Y., Jerath, K., & Vir Sigh, P. (2012). The Emergence of Opinion Leaders in a Networked Online Community: A Dyadic Model with Time Dynamics and a Heuristic for Fast Estimation. Management Sciecne Articles in Advances, 1-17. Munger, T., & Zhao, J. (2015). Identifying Influential Users in On-line Support Forums using Topical Expertise and Social Network Analysis. IEEE/ACM International Conference on Advances in Social Networks Analysis and Mining (pp. 721-728). Paris: 2015 ACM. Price, L., & Feick, L. (1984). The Role of Interpersonal Sources in External Search: an Informational Pespective. (P. Thomas C. Kinnear, Ed.) Advances in Consumer Research, 11, 250-255. Rios, S., Aguilera, F., Nunez-Gonzalez, D., & Grana, M. (2017). Semantically enhanced network analysis for influencer identification in online social networks. Neurocomputing, 000, 1-11. Ruvio, A., & Shoham, A. (2007, August). Innovativeness, Eploratory Behavior, Market Mavenship, and Opinion Leadership: An Empirical Examination in the Asian Context. Psychology and Marketing, 24(8), 703-722. Sobkowicz, P., Kaschesky, M., & Bouchard, G. (2012). Opinion mining in social media: Modeling, simulating, and forecasting political opinions in the web. Government Information Quaterly, 29, 470-479.
File đính kèm:
- marketing_thong_qua_nguoi_anh_huong_van_dung_trong_thuc_tien.pdf