Luận văn Thực trạng hoạt động kinh doanh của nhà hàng Silver Sea
Trong những năm gần đây du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá – xã hội. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, được xem như là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy hệ thống kinh doanh du lịch càng phát triển mạnh mẽ nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp và đất nước. Kinh doanh khách sạn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống này đảm bảo việc ăn ở, nghỉ ngơi tạm thời cho khách du lịch. Với hoạt động kinh doanh của khách sạn, việc tính toán hiệu quả kinh doanh được đặt lên hang đầu, nó quyết định sự sống còn cũng như sự tăng trưởng của khách sạn. Do đó, ngoài hoạt động kinh doanh lưu trú khách sạn còn cung cấp các dịch vụ ăn uống, dịch vụ bổ sung kèm theo. Như vây hoạt động kinh doanh nhà hàng là một hoạt động đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong kinh doanh khách sạn. Nó đảm bảo thỏa mãn một trong những nhu cầu thiết yếu của khách, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách trong khách sạn. Nhà hàng Silver Sea là nhà hàng trực thộc khách sạn Silver Sea, chất lượng của dịch vụ mà nhà hàng cung cấp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút khách của khách sạn và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn.Vì thế, đề tài nghiên cứu nhằm phân tích hoạt động kinh doanh của nhà hang để đưa ra các giải pháp nhằm
thu hút khách đến nhà hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh của nhà hàng có hiệu quả, góp phần tăng khả năng thu hút khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Thực trạng hoạt động kinh doanh của nhà hàng Silver Sea
GVHD: Lê Thị Như Linh SVTH: Trần Thị Lành- Lớp Trang 1 Luận văn THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG SILVER SEA GVHD: Lê Thị Như Linh SVTH: Trần Thị Lành- Lớp Trang 2 MỤC LỤC PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............. 4 1.1 Khái niệm, phân loại và nội dung của kinh doanh nhà hàng ..................................... 4 1.1.1 Khái niệm: ........................................................................................................ 4 1.1.2 Phân loại: .......................................................................................................... 4 1.2 Nội dung kinh doanh nhà hàng: ............................................................................... 6 1.3 Hệ Thống Sản Phẩm Của Nhà Hàng: ....................................................................... 6 1.3.1 Khái niệm ......................................................................................................... 6 1.3.2 Đặc điểm: ........................................................................................................ 7 1.3.3 Hệ thống sản phẩm của nhà hàng: ..................................................................... 8 PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG SILVER SEA ....................... 8 2.1 Tổng quan về khách sạn Silver Sea .......................................................................... 8 2.2 nguồn lực của nhà hàng ........................................................................................... 9 2.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nhà hàng .............................................................. 9 2.2.1.1 Cơ sở vật chất của bộ phận lễ tân : ............................................................. 9 2.2.1.2 Cơ sở vật chất phục vụ ăn uống ................................................................ 11 2.2.2 Lực Lượng Lao Động Trong Nhà Hàng .......................................................... 13 2.2.2.1 Sơ đồ tổ chức: .......................................................................................... 13 2.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: .................................................... 14 2.2.1 Hệ Thống Sản Phẩm Trong Nhà Hàng ............................................................ 15 2.3 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Nhà Hàng Silver Sea .......................................... 17 2.3.1 Nguồn khách của nhà hàng: ............................................................................ 17 2.3.1.1 Thực trạng khách đến nhà hàng từ ngày thành lập cho đến nay. ............... 17 2.3.1.2. Kết quả kinh doanh của nhà hàng ............................................................ 17 2.4 Nguồn khách của nhà hàng: ................................................................................... 23 2.4.1 Nguồn khách của nhà hàng ............................................................................. 24 2.4.2 Các hoạt động thu hút khách của nhà hàng Silver Sea: .................................... 24 2.4.3 Các hoạt động khác: ........................................................................................ 27 PHẦN III: GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT THỰC KHÁCH ĐẾN NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN SILVER SEA ......................................................... 29 3.1 Định Hướng Phát Triển Của Khách Sạn Và Nhà Hàng ........................................... 29 3.1.1 Định hướng phát triển của khách sạn: .............................................................. 29 3.1.2 Mục tiêu kinh doanh của khách sạn: ................................................................ 30 3.1.2.1 Mục tiêu ngắn hạn của khách sạn: ............................................................ 30 GVHD: Lê Thị Như Linh SVTH: Trần Thị Lành- Lớp Trang 3 3.1.2.2 Mục tiêu dài hạn của khách sạn: ............................................................... 30 3.1.3 Định hướng phát triển của nhà hàng: ............................................................... 31 3.2 Một số giải pháp nhằm thu hút thực khách đến nhà hàng........................................ 32 3.2.1 Đưa ra sản phẩm mới: ..................................................................................... 32 3.2.2 Hoàn thiện quy trình phục vụ: ......................................................................... 32 3.2.2 Xây dựng mối quan hệ giữa bộ phận nhà hàng với các bộ phận khác: .............. 37 3.2.3 Tổ chức các chương trình, sự kiện nhằm thu hút thực khách:........................... 38 KẾT LUẬN ..................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............. 41 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá – xã hội. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, được xem như là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy hệ thống kinh doanh du lịch càng phát triển mạnh mẽ nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ... ng việc cho nhân viên trong ca làm việc của mình như: nhân viên đón tiếp, nhân viên phục vụ, nhân viên bưng thức ăn để thuận tiện trong GVHD: Lê Thị Như Linh SVTH: Trần Thị Lành- Lớp Trang 35 việc phục vụ khách cũng như thể hiện tính chuyên môn hoá trong công việc để nâng cao hiệu quả làm việc. 10) Kiểm tra lần cuối: Nội dung kiểm tra tập trung vào việc đặt dụng cụ lên bàn có gì thiếu để bổ sung. Người phục vụ kiểm tra nơi mình phục vụ, trưởng ca kiểm tra tổng thể các khu vực của nhà hàng. Sau khi kiểm tra xong thì nhân viên theo sự phân công nhiệm vụ để sẵn sàng phục vụ khách. Trong giai đoạn tiếp cận khách: 1. Chào đón và xếp chỗ: Trưởng ca cần phân công cho một nhân viên đứng ở ngay cửa ra vào để chào đón khách.Khi khách tiến vào khách sạn thì nhân viên chào đón khách sẽ chào khách và sau đó hỏi khách đã có đặt trước hay chưa và đưa khách vào trong phòng ăn rồi kéo ghế ra mời khách ngồi. Nếu khách chưa đặt thì phải hỏi khách đi gồm mấy người? Thích ngồi bên trong hay bên ngoài? Dẫn khách đến bàn và hỏi khách có thích bàn này không sau đó mới kéo ghế ra mời khách ngồi. Lưu ý là kéo ghế mời khách nữ trước sau đó mới đến khách là nam. 2. Tiếp nhận yêu cầu và lấy order: Khi khách đã ngồi vào bàn thì trình thực đơn cho khách xem, khi trình thực đơn thì trình bên trái khách. Trình thực đơn xong rồi lùi ra khỏi bàn để khách tự chọn món, khi nhận thấy khách có nhu cầu gọi món thì tiến lại gần và nhận order. Khi lấy order của khách thì cần phải ghi rõ ngày, thời gian, số khách, số bàn hoặc sô phòng để thuận tiện cho việc thanh toán sau này. Lưu ý cần ghi nhớ đặc điểm của từng nhóm khách. Tư thế lấy order: Đứng thẳng người kề bên trái khách, không cúi người lom khom trước mặt khách, đứng chếch về phía trái để ghi chép món gọi, không được tì xuống bàn viết.Yêu cầu món ăn của khách phải được ghi rõ ràng không viết tắt, con số dễ đọc nếu là đơn vị thì thêm số không ở đầu, viết yêu cầu gọi món của khách phải trên văn bản cụ thể (Viết trong captain’s), viết thành 3 liên. Các món viết theo hệ thống từ món khai vị sau đến các món chính và tráng miệng. Hỏi thêm khách về các yêu cầu đặc biệt khi chế biến món ăn như món tôm nướng tiêu tỏi có muốn ăn với cơm không? Kết thúc phần nhận order là người phục vụ cần nhắc lại lệnh gọi món ăn cho khách để xác nhận lại một lần nữa những món mà khách đã gọi, chú ý về số lượng yêu cầu kèm theo trước khi chuyển giao captain’s cho bộ phận bếp. Khi lấy order, người phục vụ cũng cần chú ý đến đặc điểm nhận dạng của từng vị khách để khỏi phục vụ nhầm khi đưa ăn. Đối với khách lẻ, cần phải ghi số bàn phục vụ để tránh đưa nhầm sang bàn khác. 3. Trao đổi thêm với khách. Ngoài việc lấy order, giới thiệu các món ăn có ở nhà hàng, người phục vụ cũng có thể trao đổi thêm với khách về một số đề tài xung quanh việc ăn uống, phục vụ nên trao đổi ngắn gọn, vui vẻ và biết dừng đúng lúc. 4. Chuyển giao captain’s cho nhà bếp. GVHD: Lê Thị Như Linh SVTH: Trần Thị Lành- Lớp Trang 36 Nhân viên phục vụ khi ghi captain’s thì chuyển liên màu hồng cho thu ngân để làm cơ sở cho thanh toán tiền cho khách. Một liên màu trắng chuyển cho bếp để bếp chế biến món ăn theo nhu cầu của khách. Còn liên còn lại màu vàng thì giữ lại và cuối tuần chuyển giao cho quản lý nhà hàng để kiểm tra. 5. Nhận món ăn trong nhà bếp. Sau khi bộ phận bếp chế biến món ăn xong thì nhấn đèn báo hiệu cho nhân viên bưng bê mang thức ăn lên bàn chờ để nhân viên phục vụ bàn mang ra phục vụ khách. Đối với hệ thống đèn báo hiệu của nhà hàng Silver Sea thì cần phải kịp thời sửa chữa để đảm bảo cho chất lượng phục vụ khách tốt hơn. Tránh trường hợp thức ăn đã chế biến xong nhưng nhân viên phục vụ không biết nên để khách chờ lâu. Giai đoạn chính thức phục vụ: Đối tượng khách của nhà hàng Silver Sea là khách ăn gồm khách Âu và khách Á. Tuỳ theo đối tượng khách mà có cách thức phục vụ khách nhau cụ thể: Đối với phục ăn Âu: - Hướng đưa ăn: Phục vụ các món ăn đặt cho khách từ phía tay phải, sau đó đi tiếp từ phải sang trái. Tương tự cách đưa thức uống cũng đưa về phía tay phải khách. - Phong cách phục vụ: Dụng cụ ăn tùy thuộc vào món ăn và thực đơn mà khách yêu cầu. Vị trí bày bàn ăn giống kiểu chọn món, nhân viên phục vụ phải luôn quan tâm chú ý đến khách, phục vụ nhanh, đủ tiêu chuẩn, sạch. - Trình tự món ăn phục vụ: Các món ăn được phục vụ theo trình tự đầu tiên là món khai vị đến món chính và cuối cùng là món tráng miệng - Cách rót rượu: Đứng bên phải của khách, tay phải cầm chai rượu, người hơi cuối xuống để rót rượu. Rót cho chủ tiệc thử rượu trước, nếu chủ tiệc đồng ý thì rót rượu cho các thành viên còn lại chú ý rót cho phụ nữ trước. Khi rót rượu giữ khoảng cách từ miệng chai đến miệng ly là 2cm - Thu dọn dụng cụ bẩn: Cách thu dọn, khi rút đĩa thức ăn thừa hoặc đĩa thức ăn khách đã dùng xong thì rút về phía bên trái của khách. Nếu khăn bàn bẩn, nhân viên phải lịch sự xin phép khách thay khăn bàn mới. Đối với phục vụ Á: - Hướng đưa ăn: Tương tự như hướng đưa ăn đối với phục vụ ăn Âu, phục vụ các món ăn đặt cho khách từ phía tay phải, sau đó đi tiếp từ phải sang trái. Cách đưa thức uống cũng đưa về phía tay phải khách. - Phong cách phục vụ: Phục vụ theo kiểu truyền thống, lịch sự, ưu tiên cho phụ nữ và người cao tuổi.Lưu ý phục vụ các món ăn còn nóng, đúng người, đúng bàn tránh nhầm lẫn cho khách. GVHD: Lê Thị Như Linh SVTH: Trần Thị Lành- Lớp Trang 37 - Trình tự phục vụ: Trong thực đơn khách gọi có bao nhiêu món thì mang ra cùng một lần, không đợi món này hết rồi mới mang món khác ra. Trình tự các món ăn cũng theo trình tự gồm món khai vị, đến món chính và sau là món tráng miệng. - Cách rót rượu: Rựợu được rót phía bên phải khách. Chủ tiệc sẽ thử rượu trước khi rót cho khách - Thu dọn dụng cụ bẩn: Trước khi dọn món tráng miệng nhân viên phục vụ phải chú ý rút hết các bát đĩa đựng thức ăn còn dỡ dang, dụng cụ ăn vào bên trong để tiếp tục dọn các món tráng miệng. Giai đoạn thanh toán cho khách: Khi khách dùng bữa xong, cộng hóa đơn ngay, chỉ đưa hóa đơn sau khi khách đề nghị thanh toán. Hóa đơn được đặt trên khay nhỏ hoặc kẹp trong cuốn sổ bìa dày. Khách trả tiền đặt trên khay cùng hóa đơn kẹp vào sổ, sau đó người phục vụ mang đến quầy thu ngân, nếu còn tiền thừa để lên khay mang trả cho khách. Lưu ý khi khách thanh toán bằng ngoại tệ: + Loại ngoại tệ nào được chấp nhận thanh toán tại nhà hàng. + Đề phòng tiền giả. + Qui đổi ra tỉ giá hối đoái. Nếu khách trong khách sạn không muốn thanh toán ngay, khách yêu cầu thanh toán vào tiền buồng thì nhân viên phục vụ manh hoá đơn ra cho khách kí để chuyển cho bộ phận lễ tân để làm hóa đơn thanh toán cho khách sau này. 3.2.2 Xây dựng mối quan hệ giữa bộ phận nhà hàng với các bộ phận khác: Nhà hàng Silver Sea trực thuộc khách sạn Silver Sea, ngoài nhiệm vụ là thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu ăn uống của khách trong khách sạn. Bên cạnh đó, nhà hàng Chăm còn có nhiệm vụ là phối hợp các bộ phận khác trong quá trình phục vụ khách để đảm bảo hoạt động kinh doanh trong khách sạn có hiệu quả. Như đã biết sản phẩm trong nhà hàng mang tính tổng hợp thể hiện ở chỗ nó không chỉ là các món ăn đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách mà nó bao hàm chất lượng món ăn do bếp chế biến, phong cách phục vụ của nhân viên nhà hàng trong bầu không khí vui vẻ, thân thiện và ấm áp. Mối quan hệ giữa bộ phận bàn với bộ phận bếp Trong khách sạn, hai bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đặc biệt cả hai bộ phận này có cùng khu vực làm việc. Các mối quan hệ cơ bản giữa hai bộ phận này như: + Bộ phận chế biến cần thường xuyên thông báo về khả năng phục vụ, chế biến của mình ( như về thực phẩm, về thời gian chế biến, khả năng chế biến) để bộ phận nhà hàng kịp thời cung cấp thông tin, nhận yêu cầu, tiếp thị đối với khách. + Bộ phận nhà hàng nhận yêu cầu và chuyển cho bếp chế biến món ăn để phục vụ khách. GVHD: Lê Thị Như Linh SVTH: Trần Thị Lành- Lớp Trang 38 + Bộ phận nhà hàng tiếp nhận ý kiến của khách về món ăn sau đó thông báo cho bếp ( để chia sẻ thông tin và cải tiến sản phẩm) + Mối quan hệ giữa bộ phận bàn và bar: Mối quan hệ giữa hai bộ phận này tương tự như quan hệ giữa bộ phận nhà hàng và bếp, điều khác biệt là mối quan hệ này liên quan đến đồ uống. Hai bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ như: + Bộ phận bar cần thường xuyên thông báo về khả năng phục vụ( giá cả, chủng loại, đặc tính của các loại đồ uống) để bộ phận nhà hàng cung cấp thông tin, nhận yêu cầu, tiếp thị đối với khách. + Bộ phận nhà hàng nhận yêu cầu của khách về đồ uống và chuyển cho quầy bar để chuẩn bị, pha chế và phối hợp phục vụ. + Bộ phận nhà hàng tiếp nhận các ý kiến của khách về đồ uốngsau đó thông báo cho bar để chia sẻ thông tin và cải tiến sản phẩm. + Bộ phận nhà hàng nhận đồ uống từ quầy bar và phục vụ khách + Phối hợp với nhau trong việc chăm sóc khách hàng và giải quyết những phàn nàn. Mối quan hệ giữa bộ phận bàn với bộ phận lễ tân: + Bộ phận nhà hàng thông báo cho bộ phận lễ tân về khả năng phục vụ cũng như những chương trình, sự kiện, chính sách ưu đãi trong nhà hàng để bộ phận lễ tân cung cấp thông tin cho khách, nhận đặt ăn. + Bộ phận lễ tân thông báo cho bộ phận nhà hàng số lượng khách để bộ phận nhà hàng có cơ sở phục vụ khách( ăn buffet sáng). + Phối hợp trong việc thanh toán. + Bộ phận lễ tân tiếp nhận các ý kiến của khách( khen chê) sau đó thông báo lại cho bộ phận nhà hàng kịp thời sửa chữa và cải tiến chất lượng phục vụ. Mối quan hệ giữa bộ phận bàn với bộ phận buồng + Khi khách dùng bữa tại buồng xong, nhân viên buồng thông báo cho bộ phận nhà hàng đến thu dọn. + Khi khách có yêu cầu phục vụ ăn uống tại phòng nhân viên buồng liên hệ với bộ phận nhà hàng để phục vụ khách. + Bộ phận buồng chịu trách nhiệm giặt là, thay đổi và kiểm tra đồ dùng bằng vải của nhà hàng. Tuy nhiên, Trong nhà hàng Silver Sea mối quan hệ giữa bộ phận nhà hàng với các bộ phận khác trong khách sạn vẫn chưa chặt chẽ vì thế làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ . Giữa bộ phận nhà hàng và bộ phận bếp, bar, lễ tân chưa có sự thống nhất trong quá trình phục vụ khách. Đây là hạn chế của nhà hàng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa bộ phận nhà hàng với các bộ phận khác trong khách sạn. Chính vì thế cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận để nâng cao chất lượng phục vụ và hoạt động kinh doanh có hiệu quả. 3.2.3 Tổ chức các chương trình, sự kiện nhằm thu hút thực khách: Hiện nay, trên địa bàn thành phố có rất nhiều nhà hàng có mức chất lượng phục vụ tốt trực thuộc ở các đơn vị kinh doanh đạt tiêu chuẩn quốc tế bốn, năm sao. Bên cạnh đó các cơ sở kinh doanh phục vụ nhu cầu ăn uống có mức chất lượng cao và giá cả phù hợp ngày càng nhiều vì thế sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh ăn GVHD: Lê Thị Như Linh SVTH: Trần Thị Lành- Lớp Trang 39 uống ngày càng cao.Làm thế nào để thu hút lượng khách đến nhà hàng mình ngày càng tăng chính là điều mà các doanh nghiệp luôn đặt ra và tìm biện pháp để thu hút khách một cách hiệu quả. Bên cạnh những chính sách về sản phẩm mà nhà hàng đưa ra cùng với những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút lượng khách, nhà hàng cần có biện pháp tổ chức các chương trình, sự kiện để thu hút khách.Vì dịch vụ tổ chức sự kiện hiện nay đã và đang sôi động trong những năm gần đây. Trong những năm tới, tổ chức sự kiện sẽ càng được mở rộng và trở thành nếp sống văn hóa không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Kinh tế xã hội càng phát triển thì nhu cầu này ngày càng phát triển rầm rộ. Nhu cầu sẽ mở ra với nhiều hứa hẹn và đòi hỏi nhà hàng cần có những chính sách phù hợp và hấp dẫn du khách. Trong những năm vừa qua, nhà hàng chưa có sự nghiên cứu về nhu cầu của khách cũng như những thay đổi trong xu hướng kinh doanh vì thế,sản phẩm của nhà hàng chỉ bao gồm phục vụ các món ăn, đồ uống phục vụ cho nhu cầu ăn uống hằng ngày của khách tại khách sạn. Nhà hàng chưa đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như vị thế cạnh tranh trong ngành là tổ chức các sự kiện nhằm thu hút khách. Chính vì thế, nhà hàng cần tổ chức những chương trình, sự kiện vào những dịp lễ lớn như: Chương trình tiệc vào ngày lễ tình nhân, ngày quốc tế phụ nữ, các lễ tiệc cưới, sinh nhật. Đối với từng loại lễ tiệc, Nhà hàng có các chương trình thiết kế phù hợp; Lên chương trình cho các lễ tiệc; Xây dựng chương trình với các tiết mục văn nghệ đa dạng và phong phú; Mời các ca sĩ, nghệ sĩ của các đoàn biểu diễn nghệ thuật về biểu diễn; Tổ chức các trò chơi tuỳ theo tính chất của buổi tiệc, tạo không khí vui nhộn, góp phần làm cho buổi tiệc thành công. Định vị hình ảnh của nhà hàng trong thời gian đến: Hình ảnh của nhà hàng là những cảm nhận về nhà hàng được phản ánh ở những điều liên tưởng trong kí ức của khách hàng. Khi chất lượng sản phẩm của nhà hàng cao là lợi thế cạnh tranh của nhà hàng đối với các đối thủ cạnh tranh và là một trong những yếu tố rất quan trọng để khách hàng nhớ đến nhà hàng khi khách có nhu cầu đến nhà hàng. Với một vị trí thuận lợi và tầm nhìn đẹp mà các đối thủ cạnh tranh không có, vì thế nhà hàng nên tập trung khai thác lợi thế của mình nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Trong thời gian đến, nhà hàng cần đưa ra sản phẩm riêng biệt để tạo nét khác biệt là nhà hàng chuyên phục vụ tiệc trà và cà phê vào buổi tối. GVHD: Lê Thị Như Linh SVTH: Trần Thị Lành- Lớp Trang 40 KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập tại khách sạn, thấy được tình hình kinh doanh của nhà hàng Silver Sea rất có tiềm năng nhưng chưa được khai thác có hiệu quả do đó em đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm thu hút khách đến nhà hàng Silver Sea – khách sạn Silver Sea ” Qua quá trình tìm hiểu và thời gian qua được thực tập tại khách sạn Silver Sea, em đã tiếp thu và học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Do thời gian thực tập ngắn và lượng kiến thức của bản thân còn hạn chế nên đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo Lê Thị Như Linh cũng như Ban lãnh đạo khách sạn Silver Sea đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề tài này. Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện Trần Thị Lành GVHD: Lê Thị Như Linh SVTH: Trần Thị Lành- Lớp Trang 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] GV:Lê Thị Như Linh. Giáo trình nghiệp vụ bàn bar. [2] Nguyễn Xuân Ra. Giáo trình tổ chức kinh doanh nhà hàng. [3] Nguyễn Xuân Ra. Giáo trình quản lý và nghiệp vụ nhà hàng- bar. GVHD: Lê Thị Như Linh SVTH: Trần Thị Lành- Lớp Trang 42 Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ........ GVHD: Lê Thị Như Linh SVTH: Trần Thị Lành- Lớp Trang 43 ... Ngày thángnăm 2011 Ký tên, đóng dấu GVHD: Lê Thị Như Linh SVTH: Trần Thị Lành- Lớp Trang 44 Ý KIẾN CỦA GVHD .... Ngày thángnăm 2011 Ký tên
File đính kèm:
- luan_van_thuc_trang_hoat_dong_kinh_doanh_cua_nha_hang_silver.pdf