Luận văn Khảo sát và phân tích khả năng thu hút khách tại khu du lịch Dốc Lết
Trong những năm gần đây, trên phạm vi toàn cầu, du lịch phát triển mạnh, tạo điều kiện cho các khu điểm du lịch phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia nói chung và đất nước Việt Nam chúng ta nói riêng. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh và quảng bá thu hút khách như kinh doanh lưu trú và lữ hành, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt giữa các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước. Trong môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp dường như không biết mệt mỏi trong những nỗ lực khai thác và tìm kiếm khách hàng, cố gắng tìm hiểu về họ, nắm bắt các thông tin từ đối thủ cạnh tranh và biết tận tường về doanh nghiệp mình để có thể hoạch định một chiến lược kinh doanh đầy tính sáng tạo và hiệu quả, nhằm thoả mãn tốt nhất mong muốn của du khách, thậm chí hơn cả những gì mà du khách mong đợi. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện công tác thu hút khách du lịch trong hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch biển, dịch vụ lưu trú và ăn uống. Cùng với nguyên do thực tế, từ ngày thành lập đến nay công ty đã chưa thực hiện một cách có hiệu quả công tác nảy và chưa thực sự được đầu tư, quan tâm đúng mức nên hiệu quả tác động chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình thu hút khách sẽ là nhu cầu cần thiết đối với công ty cổ phần du lịch Dốc Lết với hy vọng sẽ góp phần phát triển và đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần du lịch Dốc Lết.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Khảo sát và phân tích khả năng thu hút khách tại khu du lịch Dốc Lết
Luận văn Khảo sát và phân tích khả năng thu hút khách tại khu du lịch Dốc Lết MỤC LỤC @&? DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần du lịch Dốc Lết 26 Bảng 1: Công suất buồng phòng tại khu du lịch Dốc Lết từ năm 2009 đến năm 2011 26 Bảng 2: Tình hình kinh doanh của khu du lịch Dốc Lết từ năm 2009 đến năm 2011 (đvt: VNĐ) 27 LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, trên phạm vi toàn cầu, du lịch phát triển mạnh, tạo điều kiện cho các khu điểm du lịch phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia nói chung và đất nước Việt Nam chúng ta nói riêng. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh và quảng bá thu hút khách như kinh doanh lưu trú và lữ hành, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt giữa các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước. Trong môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp dường như không biết mệt mỏi trong những nỗ lực khai thác và tìm kiếm khách hàng, cố gắng tìm hiểu về họ, nắm bắt các thông tin từ đối thủ cạnh tranh và biết tận tường về doanh nghiệp mình để có thể hoạch định một chiến lược kinh doanh đầy tính sáng tạo và hiệu quả, nhằm thoả mãn tốt nhất mong muốn của du khách, thậm chí hơn cả những gì mà du khách mong đợi. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện công tác thu hút khách du lịch trong hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch biển, dịch vụ lưu trú và ăn uống. Cùng với nguyên do thực tế, từ ngày thành lập đến nay công ty đã chưa thực hiện một cách có hiệu quả công tác nảy và chưa thực sự được đầu tư, quan tâm đúng mức nên hiệu quả tác động chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình thu hút khách sẽ là nhu cầu cần thiết đối với công ty cổ phần du lịch Dốc Lết với hy vọng sẽ góp phần phát triển và đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần du lịch Dốc Lết. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo sát và phân tích khả năng thu hút khách tại khu du lịch Dốc Lết, từ đó gợi ý những giải pháp nhằm cải thiện tình hình hoạt động kinh và thu hút khách của công ty. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài: Phương pháp quan sát Phương pháp thu thập thông tin. Phương pháp tổng hợp phân tích, đối chiếu, so sánh và hệ thống tư liệu. Phương pháp khảo sát và điều tra thực tế. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: những yếu tố tác động đến khả năng thu hút khách của khu du lịch Dốc Lết. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết thúc thì có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận Trong chương này đi vào tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tài nguyên du lịch và du lịch biển, từ đó hiểu rõ hơn những vấn đề về đến khai thác các hoạt động du lịch biển. Chương 2. Phân tích khả năng thu hút khách tại khu du lịch dốc Lết Trong chương 2 chủ yếu đề cập và phân tích đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách (tài nguyên, cơ sở vật chất – kỹ thuật, dịch vụ du lịch, đa dạng sản phẩm, hoạt động marketing). Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị Trên cơ sở về những phân tích khả năng thu hút khách ở chương 2, cùng với thực tế tại doanh nghiệp đề ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình kinh doanh hoạt động, thu hút khách cho doanh nghiệp, có các kiến nghị chung đến các ban ngành. Tuy nhiên, chỉ được thực tập trong thời gian ngắn cộng với khả năng và vốn kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên định hướng chuyên nghành không tránh khởi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo cùng ban lãnh đạo nhân viên khách sạn để đề tài hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch biển Tài nguyên du lịch tự nhiên Vị trí địa lí Trên bản đồ thế giới, Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực Bắc và Đông bán cầu. Trong khu vực châu Á, Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương (một phần của bán đảo Trung Ấn) và nằm gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra trong không gian rộng hơn, Việt Nam còn nằm trong khu vực Châu Á _ Thái Bình Dương Lãnh thổ Việt Nam gồm có ba bộ phận chính: vùng trời, vùng biển, vùng trời. Vùng đất liền và đảo có diện tích vào khoảng 331 211,6km2. Phía Bắc giáp CHND Trung Hoa. Phía Tây giáp CHDCND Lào. Phía Tây Nam giáp Vương quốc Campuchia. Phía Đông giáp Biển Đông. Phía Nam giáp vịnh Thái Lan. Vùng biển có tổng chiều dài đường bờ biển khoảng 3260km2, diện tích khoảng 1 triệu km2. Trong vùng biển có khoảng 3000 đảo và có 2 quần đảo lớn nhất là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa) Với đặc điểm về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, Viêt Nam có những thế mạnh và cơ hội phát triển du lịch. Thứ nhất là do nằm ở ngã ba đường hàng hải và hàng không và cũng là cửa ngõ ra biển đông thuận lợi cho việc giao thoa buôn bán giữa các khu vực, du lịch quốc tế. Thứ hai là Việt Nam có những nét tương đồng trong văn hóa xã hội thuận lợi trong việc giao lưu buôn bán và sống hòa bình với các nước láng giềng. Thứ ba là d ... ng còn chưa thật sự hấp dẫn W3: Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu kém O1: Xu thế hội nhập quốc tế mang lại tiềm năng phát triển du lịch O2: Các dự án đầu tư đang được xúc tiến thực hiện O3: Chính trị ổn định trong thời gian dài Bên cạnh các mặt mạnh về lợi thế của khu du lịch Dốc Lết thì vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém như: Dốc Lết chưa tạo được nét riêng biệt của mình, cụ thể là các hình ảnh mang phong cách của du lịch biển đảo, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm năng ở đây, đội ngũ nhân viên còn nhiều yếu kém do chưa có sự quan tâm thấu đáo về chương trình đào tạo, tập huấn ở nhưng khu điểm du lịch lớn mang tầm cỡ quốc tế, đó là nhưng thiếu sót chung tại khu du lịch này và cả du lịch nước ta khi mà chúng ta đang trên đường tạo dựng những cơ hội riêng cho mình bởi những dự án rất thiết thực và có nền chính trị vô cùng an toàn cho du khách khi đến du lịch ở Việt Nam. Từ đó yêu cầu cần đặt ra đó là phải nhanh chóng khắc phục các yếu điểm này và bổ sung thêm hoặc thay mới mang tính đồng bộ các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, mở rộng đầu tư và đào tạo chương trình huấn luyện cho nhân viên các nghiệp vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, Tích cực quảng cáo trên nhiều phương tiện thông tin như web, mail, thư ngỏ.... Như vậy phần nào sẽ giúp công ty khắc phục các yếu điểm và đưa khu du lịch này mang được tính chuyên nghiệp, tạo nét riêng biệt cho khu du lịch Dốc Lết. ST – điểm mạnh và thách thức S1: Vị trí địa lý thuận lợi phát triển du lịch S2: Tiềm năng phát triển du lịch lớn S3: Môi trường sống an toàn, ổn định T1: Khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường T2: Thường chịu nhiều thiên tai T3: Đời sống được cải thiện, nhu cầu du lịch tăng Điểm mạnh giúp khu du lịch có nhiều tiềm năng để khai thác và thu hút nhiều du khách nhưng một mặt tồn tại những thách thức sẽ lôi kéo sự phát triển di xuống, đồng nghĩa là doanh thu và chất lượng sẽ thay đổi theo. Bởi vậy nhiệm vụ đặt ra sẽ là nhận rõ các thách thức này để lên kế hoạch duy trì sự phát triển và có đưa ra những chiến lược giúp công ty thành công trên con đường kinh doanh, cu thể những thách thức cần giải quyết đó là khai thác tài nguyên biển đang gây ô nhiễm và phá huỷ cảnh quan thiên nhiên, hệ động thực vật dưới đáy biển. Cũng do chịu nhiều thiên tai nên vấn đề ứng phó và sông chung với bão lũ là nhiệm vụ quan trọng, hay thách thức từ xã hội đang phát triển nhanh chóng, đời sống cải thiện tốt sẽ tao ra nhiều áp lực cho nghành du lịch và khu du lịch ở đây. Phương hướng đặt ra đó là giảm thách thức đến mức nhỏ nhất đó là yêu cần đặt ra và cần sự vào cuộc của ban nghành địa phương có các khu diểm du lịch hoạt động .Giảm hoạt động gây o nhiễm môi trường, thành lập khu bảo tồn biển để duy trì hệ sinh thái biểnDự báo một cách nhanh chóng kịp thời về những tình huống xấu có thể xay ra từ thiên tai bằng các trạm phát sóng thu báo tín hiệu kịp thời để có biện pháp phong tránh an toàn. Nếu làm tốt như vậy thì hoạt động du lịch ở đây sẽ phát triển và kéo theo sự phát triển du lịch nước ta trở thành là nước có nghành du lịch nổi bật WT – điểm yếu và thách thức W1: Dốc Lết chưa tạo được nét riêng của mình W2: Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, marketing chưa thật sự hấp dẫn W3: Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu kém T1: Khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường T2: Thường chịu nhiều thiên tai T3:đời sống được cải thiện nhu cầu du lịch tăng Khi vừa tồn tại điểm yếu là những khó khăn mà công ty gặp phải như: chưa tạo được nét riêng của mình, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu kém và ở trong điều kiện gặp phải rất nhiều thách thức thì đó là một cơn ác mộng đối với mỗi công ty và với tình hình du lịch nước ta. Không có gì tồi tệ thế nhưng nếu chúng ta không chịu lùi bước và có những chính sách khắc phục nhanh tình hình xấu này thì biết đâu đó công ty sẽ có nhưng chiều hướng hoạt động mới mẻ hoặc thông minh hơn bằng các biện pháp cụ thể như: thay đổi môi trường làm việc, hoạt động bảo vệ môi trường, khảo sát thị trường du lịch thông qua nhu cầu của du khách, mở rộng hình thức quảng cáo giới thiệu với du khách sẽ giúp công ty chèo lái con thuyền của mình đứng vững và tồn tại góp phần xây dựng uy tín và thương hiêu cho du lịch Việt Nam. Một số giải pháp chính tăng cường khả năng thu hút khách tại khu du lịch Dốc Lết Giải pháp về mục tiêu kinh doanh Phải phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn trong khai thác tài nguyên biển phục vụ phát triển du lịch. Như vậy vừa khai thác hợp lý, vừa phải quan tâm tới bảo tồn và phát huy giá trị du lịch biển. Với tính chất nhạy cảm của tài nguyên du lịch biển, việc khai thác càng đòi hỏi phải có nhận thức đúng, xử sự đúng mực, tôn trọng giá trị tự nhiên và giá trị truyền thống, giá trị nhân văn. Quan điểm dài hạn đòi hỏi công tác quy hoạch và nghiên cứu thị trường phải đi trước một bước để đặt mục tiêu phát triển phù hợp với đặc điểm tài nguyên, không gian và sức chứa của khu du lịch.Ví dụ như tuyên truyền giáo dục cho nhân dân không sử dụng thuốc nổ để đánh bắt cá, khai thác hoạt động du lịch không làm phá huỷ cảnh quang thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài sinh vật biển. Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch thông qua tiếp thu kinh nghiệm về cách tiếp cận chu kỳ sống của sản phẩm đối với du lịch biển, bắt đầu bằng sản phẩm, khu du lịch cao cấp với các chính sách phân biệt. Tiếp đến là các quá trình liên tiếp làm mới sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để kéo dài chu kỳ sống, tạo sức hấp dẫn kéo dài kỳ nghỉ, nâng cao giá trị gia tăng và kích thích tiêu dùng du lịch. Đối với mỗi đoạn thị trường (loại khách) cần có quan điểm mới và chính sách riêng biệt về sản phẩm; có phong cách thụ hưởng dịch vụ du lịch riêng biệt, độc đáo của văn hóa địa phương nhưng đồng thời với chất lượng, tiện nghi cao cấp, hiện đại. Nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên Vai trò quyết định trên hết là yếu tố con người tức nguồn nhân lực du lịch, từ việc hoạch định chính sách, chiến lược kinh doanh cho tới quy trình phục vụ du lịch và hình thành giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch. Giải pháp về tăng cường đào tạo, chuyển giao kiến thức, kỹ năng về du lịch, nâng cao nhận thức du lịch cho mọi đối tượng là cần thiết phải thực hiện cả trước mắt và lâu dài. Đầu tư vào các cơ sở đào tạo du lịch do công ty liên kết và tăng cường đào tạo tại chỗ là những biện pháp nghiệp vụ kèm theo. Ví du như đưa nhân viên đi học tập kinh nghiệm của đội bạn về cách thức hoạt động cho đến những nghiệp vụ cơ bản nhất, liên kết các trung tâm về đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên Phát triển nguồn lực (Vốn) Từ năm 2006, để tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của khu du lịch, công ty đã kêu gọi sự đầu tư từ các cá nhân, tập thể bên ngoài thành lập cổ phần kinh doanh trong công ty với tỉ lệ là 51% vốn của nhà nước và 49% từ các cá nhân và tập thể, ngoài ra còn kêu gọi sự đầu tư của các tổ chức phi chính phủ để du lịch địa phương được phát triển và giải quyết nhu cầu về lao động tại địa phương Giữ vững văn hoá vùng miền Tài nguyên du lịch biển phải gắn kết nhuần nhuyễn với phong cách dịch vụ và văn hóa, lối sống địa phương. Cụ thể như du lịch văn hoá biển phải phù hợp với các lễ hội biển, tôn trọng văn hoá bản địa. Tránh tình trạng thương mại hoá các hoạt động kinh doanh du lịch làm thay đổi bản sắc văn hoá dân tộc. Sự quy hoạch các điểm du lịch, các trò chơi cũng cần chú trọng về nét đặc trưng, không trùng lập với nhưng nơi khác Bảo vệ tài nguyên du lịch Tài nguyên của biển cả không phải là vô tận. Với sự nhạy cảm của môi trường du lịch thì việc bảo vệ môi trường sinh thái gắn với sinh kế của cộng đồng và mối liên quan với các ngành kinh tế khác đòi hỏi việc quy hoạch, thẩm định các dự án phát triển luôn phải tính đến tác động tới hoạt động du lịch. Sự suy thoái nhanh, sự biến mất giá trị hấp dẫn của điểm du lịch, một bãi biển hay một hòn đảo... sẽ xảy ra nếu có sự xung đột mục đích sinh kế trong cùng một không gian có hoạt động du lịch. Đó là dự án mở rộng khu du lịch Dốc Lết mang tầm cỡ 5 sao của công ty cổ phần du lịch Dốc Lết về diện tích không phá huỷ những rừng dương ven biển, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và môi trường biển đảm bảo về vấn đề an ninh khu vực . Phát triển du lịch xanh Các giải pháp về phát triển du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, sử dụng năng lượng sạch trong phát triển du lịch biển đảo, đặc biệt ở những đảo xa bờ thiếu nguồn nước ngọt, tự cấp nguồn năng lượng. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng vừa góp phần giảm chi phí vừa đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững và thỏa mãn nhu cầu của khách. Phát triển du lịch “xanh” gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản địa. Cẩn trọng trong quy hoạch dự án du lịch Tăng cường năng lực và có sự chuẩn bị thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu về mực nước biển dâng, những dị thường về thời tiết và tác động của thiên tai như lũ quyét, sóng thần... Đối với việc quy hoạch, thiết kế các khu nghỉ dưỡng biển ở vùng biển nhất thiết phải tính tới yếu tố mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu; trang bị điều kiện cần thiết để ứng phó và giảm nhẹ tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Một số kiến nghị Đối với doanh nghiệp Thương hiệu du lịch biển của khu du lịch Dốc Lết cũng chưa được chú trọng xây dựng đúng mức để du khách có thể quan tâm đến. Lễ hội du lịch Nha Trang– festival biển được tổ chức nhằm làm nổi bật loại hình du lịch biển đảo và nhiều lễ hội biển cần được quan tâm và tổ chức nhiều hơn nữa để thu hút bạn bè quốc tế. Mặc dù trong nhiều năm qua đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhiều nhưng ở khu du lịch Dốc Lết còn rất nghèo sản phẩm du lịch. Các sản phẩm du lịch tại địa phương chưa được đầu tư nghiên cứu để phát triển. Ở đây còn chưa có các hoạt động dịch vụ về đêm như các khu vui chơi giải trí, các khu thương mại hàng hóa đặc trưng và độc đáo để cho du khách có dịp tiêu tiền. Do đó cần đầu tư các lĩnh vực giải trí đêm để du khách có thể chơi đêm và thưởng thức đạt sản ở đây. Hiện nay trong kinh doanh tiếp thị xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch ở khu du lịch Dốc Lết chưa thật chuyên nghiệp và năng động. Chất lượng đội ngũ làm du lịch thấp, chỉ có 0,32% có trình độ trên đại học, 37,74% tốt nghiệp đại học, cao đẳng, số còn lại có trình độ trung sơ cấp và chưa qua đào tạo. Trong tổng số hơn 200 viên có tới 2/3 chưa có bằng đại học. Hướng dẫn viên thành tạo các thứ tiếng hiếm như Nga, Trung Quốc, Thái, Nhật rất ít. Bộ phận trực tiếp quan hệ với khách như hướng dẫn viên, lễ tân, nhân viên buồng, nhà hàng là những bộ phận vừa thiếu vừa yếu. Trong tiếp cận thực tế công việc, kỹ năng hoạt động nhóm chưa cao, kinh nghiệm về tổ chức sự kiện và quản lý các bộ phận phục vụ trong khách sạn, còn hạn chế. Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ của đội ngũ lao động còn hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút khách du lịch nước ngoài. Như vậy để không phải tiếp nối bước xe đổ ở trước, khu du lịch cần tạo điều kiện cho nhân viên học tập và tích luỹ thêm kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu của nghành đặt ra. Công tác xúc tiến du lịch chưa được đầu tư đúng mức, hình thức quảng bá chưa phong phú, thiếu tính chuyên nghiệp. Cần mở rộng phương thức marketing trong từng sản phẩm du lịch, giới thiệu trên các trang web, diễn đàn về du lịch để thu hút nhiều du khách ghé thăm. Đối với các ban ngành Cụ thể là các ban nghành có liên quan hãy tạo điều kiện cho các doanh nghiêp, công ty bằng cách: Cần có các chính sách thông thoáng giúp các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô và phương thức kinh doanh. Thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài vào trong hoạt động kinh doanh du lịch. Mở các cuộc hội thảo có quy mô lớn để doanh nghiệp, công ty có thêm nhiều kinh nghiệm bổ sung vào trong quá trình hoạt động của mình. Cũng còn cần sư liên kết chặt chẽ của các ban nghành trong việc sửa đổi các quy định không đúng để có thể nhanh chóng đưa du lịch Việt Nam vững bước phát triển KẾT LUẬN Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, đi lại v.v... mà người ta cũng muốn những nhu cầu khác được thoả mãn như nhu cầu giải trí về mặt tinh thần, nhu cầu thưởng thức những giá trị văn hoá cao và đặc biệt là nhu cầu đi du lịch. Nhu cầu đi du lịch đã trở nên quen thuộc tại các nước phát triển thì nay đang ngày càng trở nên phổ biến đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam. Để Du lịch nước nhà được xếp vào nhóm các quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong vùng Đông Nam Á sau năm 2010 thì “mục tiêu chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2006 - 2010 là trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu qủa lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử” Vì vậy trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay không phải dễ dàng để có được kết quả kinh doanh như mong muốn. Tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh là một việc làm cần thiết đối với các khu điểm du lịch nói chung và của loại hình du lịch biển đảo nói riêng. Nâng cao khả năng thu hút khách nhằm mục đích hướng đến mang lại hiệu quả kinh doanh mong muốn trên vốn đầu tư đã bỏ ra. Vì thế việc nghiên cứu nâng cao khả năng thu hút khách tại các khu điểm du lịch đặc biệt là những nơi có tiềm năng du lịch như khu du lịch Dốc Lết với những giải pháp và kiến nghị đó mong muốn sẽ có ích với công ty. Từ đó vận dụng các lý thuyết vào hoạt động kinh doanh tăng hiệu quả khai thác, thu nhiều lợi nhuận cho công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: Nguyễn Văn Đính (chủ biên). Giáo trình kinh tế du lịch. NXB LDXH, 2004. Nguyễn Đức Hoè,Vũ Văn Hiếu. Du lịch bền Vững. NXB DHQG Hà Nội, 2001. Đinh Trung Kiên. Một số vấn đề về du lịch Việt Nam. NXB DHQG Hà Nội, 2004. Phạm Trung Lương. Du lịch sinh thái. NXB Giáo Dục, 2002. Phạm Trung Lương. Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam. NXB Giáo Dục, 2002. Nguyễn Văn Lưu. Thị trường du lịch. NXB DHQG Tp HCM, 2001. Ngyễn Minh Tuệ (chủ biên). Địa lý du lịch. NXB DHQG Tp HCM, 2000. Tổng cục Du lịch. Non nước Việt Nam. NXB VHTT, 2004. Tổng cục Du lịch. Dự án nghiên cứu năng lực phát triển du lịch Việt Nam. NXB Thống Kê, 2004. Trang web: Bài viết “Tài nguyên du lịch thiên nhiên”, www.tailieudulich.wordpress.com Bài viết “Du lịch biển đảo ở khánh hoà đa dạng và kì thú”, www.thethaovanhoa.htm Bài viết “Tài nguyên thiên nhiên”, www.khanhhoa.gov.vn Bài viết “Khai thác tiềm năng du lịch biển đảo”, www. monre.gov.vn www.vietnamtouristm.com www.camnangdulich.com.vn Nguồn khác: Phòng kế toán – Công ty cổ phần du lịch Dốc Lết, báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần du dịch Dốc Lết từ năm 2009 đến năm 2011 Phòng kế toán – Công ty cổ phần du lịch Dốc Lết, báo cáo số lượt khách lưu trú tại khu du lịch từ năm 2009 đến năm 2011 Phòng nhân sự - Công ty cổ phần du lịch Dốc Lết, sơ đồ bộ máy tổ chức công ty cổ phần du lịch Dốc Lết PHỤ LỤC Hình 1: Bungalow Hình 1: Bungalow Hình 2: Khu Massage Hình 3: Nhà hàng 1 Hình 4: Bãi biển Dốc Lết Hình 5: Cổng vào khu lưu trú Hình 6: Dịch vụ trên biển
File đính kèm:
- luan_van_khao_sat_va_phan_tich_kha_nang_thu_hut_khach_tai_kh.doc