Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết phân tích việc lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm

đạt hiệu quả kinh tế cao cho các nông hộ trồng nấm rơm ở Đồng

bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở

phỏng vấn trực tiếp 115 nông hộ trồng nấm rơm tại huyện Lai

Vung, tỉnh Đồng Tháp và quận Bình Thủy, quận Ô Môn, TP.

Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích biên để

hỗ trợ các nông hộ trồng nấm rơm đưa ra quyết định lựa chọn

kỹ thuật trồng nấm tối ưu. Các kỹ thuật trồng nấm rơm được

phân tích bao gồm: sử dụng rơm, sử dụng meo, và sử dụng phân

bón. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng để có được hiệu quả

kinh tế cao trong trồng nấm rơm, các lựa chọn kỹ thuật ưu tiên

nên áp dụng lần lượt là sử dụng rơm trong khoảng từ 20.0 đến

25.0 kg/m2 (tương ứng 0.8 - 1.2 cuộn rơm/m2), sử dụng meo

trong khoảng từ 1.1 bịch đến 2 bịch/m2 và sử dụng phân bón

trong khoảng từ 0.05 đến 0.19 kg/100m2.

Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 8

Trang 8

Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 9

Trang 9

Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 8940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long

Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long
 Phạm T. G. Nhung, Võ T. Danh. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), ...-... 
Lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm của các nông hộ trồng nấm rơm 
ở Đồng bằng sông Cửu Long 
The choice of straw mushroom growing techniques of the straw 
mushroom growers in the Mekong Delta 
Phạm Thị Gấm Nhung1*, Võ Thanh Danh1 
1Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ, Email: uyennhung2011@gmail.com 
THÔNG TIN TÓM TẮT 
DOI:10.46223/HCMCOUJS.eco
n.vi.17.1.980.2021 
Ngày nhận: 21/09/2020 
Ngày nhận lại: 21/01/2021 
Duyệt đăng: 01/04/2021 
Từ khóa: 
nấm rơm, các kỹ thuật trồng nấm 
rơm, phân tích biên, đồng bằng 
sông Cửu Long 
Keywords: 
straw mushroom, straw 
mushroom growing techniques, 
marginal analysis, Mekong Delta 
Bài viết phân tích việc lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm 
đạt hiệu quả kinh tế cao cho các nông hộ trồng nấm rơm ở Đồng 
bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở 
phỏng vấn trực tiếp 115 nông hộ trồng nấm rơm tại huyện Lai 
Vung, tỉnh Đồng Tháp và quận Bình Thủy, quận Ô Môn, TP. 
Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích biên để 
hỗ trợ các nông hộ trồng nấm rơm đưa ra quyết định lựa chọn 
kỹ thuật trồng nấm tối ưu. Các kỹ thuật trồng nấm rơm được 
phân tích bao gồm: sử dụng rơm, sử dụng meo, và sử dụng phân 
bón. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng để có được hiệu quả 
kinh tế cao trong trồng nấm rơm, các lựa chọn kỹ thuật ưu tiên 
nên áp dụng lần lượt là sử dụng rơm trong khoảng từ 20.0 đến 
25.0 kg/m2 (tương ứng 0.8 - 1.2 cuộn rơm/m2), sử dụng meo 
trong khoảng từ 1.1 bịch đến 2 bịch/m2 và sử dụng phân bón 
trong khoảng từ 0.05 đến 0.19 kg/100m2. 
ABSTRACT 
The article aimed to analyze the choice of straw mushroom 
growing techniques with the high economic efficiency of the 
straw mushroom growers in the Mekong Delta. The study was 
based on face-to-face interviews with 115 mushroom growing 
households in Lai Vung District, Dong Thap Province, and Binh 
Thuy District, O Mon District, Can Tho City. The study used 
marginal analysis to help the straw mushroom growers decide 
on choosing the optimal mushroom growing technique. The 
analyzed techniques for growing straw mushrooms included: 
usage of straw, usage of meow, and usage of fertilizers. The 
results showed that, in order to achieve high economic 
efficiency in mushroom production, the preferred techniques 
were to use the amount of paddy straw ranging form 20.0 to 
 Phạm T. G. Nhung, Võ T. Danh. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), ...-... 
25.0 kg/m2 (from 0.8 to 1.2 rolls of straw/m2), the amount of 
meow ranging from 1.1 bags to 2 bags/m2 and the amount of 
fertilizers ranging from 0.05 to 0.19 kg/100m2. 
1. Giới thiệu 
Nấm rơm là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng (protein, chất béo, 
carbohydrates, chất xơ), giàu khoáng chất (kali, natri, canxi và phốt pho), chứa nhiều loại 
Vitamin và đặc biệt có nhiều loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tổng hợp được (Verma, 
2002). 
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn bắt đầu từ những năm 1970 thế kỷ 
trước đến nay đã làm chủ được công nghệ tạo giống, nuôi trồng, chế biến các loại nấm ăn và 
nấm dược liệu (Dinh, 2015). Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nấm ăn như 
nguồn nguyên liệu phong phú, nguồn lao động nông thôn dồi dào, thời tiết thuận lợi (H. H. 
Nguyen, Nguyen, Ngo, & Nguyen, 2013). Ngành hàng nấm trở thành một ngành mạnh trong 
tỷ trọng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. 
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/04/2012 phê duyệt Danh 
mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc 
gia đến năm 2020. Căn cứ Quyết định trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban 
hành Quyết định số 2690/QĐ-BNN-KHCN ngày 12/11/2013 phê duyệt đề án khung phát triển 
sản phẩm quốc gia “Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu” phục vụ chương trình phát triển sản 
phẩm quốc gia đến năm 2020. 
Theo Cục trồng trọt, cả nước ta sản xuất 16 loại nấm, trong đó các tỉnh phía Nam chủ 
yếu trồng nấm rơm, nấm mộc nhĩ; các tỉnh phía Bắc trồng nấm hương, nấm sò, nấm linh chi. 
Sản lượng nấm cả nước đạt hơn 250.000 tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu nấm đạt từ 25-30 
triệu USD, trong đó xuất khẩu nhiều nhất là nấm mộc nhĩ 120.000 tấn, nấm rơm 64.500 tấn, 
nấm sò 60.000 tấn, nấm linh chi 300 tấn (H. N. Nguyen & Pham, 2013). 
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40.816 km2, dân số khoảng 
17.660 nghìn người. ĐBSCL được coi là vựa lúa lớn nhất cả nước, với mật độ canh tác 2 
vụ/năm và có vùng canh tác 3 vụ/năm, diện tích sản xuất lúa 4.241 nghìn ha, sản lượng lúa 
23.831 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2016) nên lượng rơm rạ trên đồng ruộng rất lớn, nhưng 
sau thu hoạch người nông dân có thói quen đốt rơm rạ, vùi rơm, trồng nấm, chăn nuôi, bán và 
cho người khác. Tuy nhiên hình thức đốt rơm rạ được nông dân chọn nhiều nhất, 98.23% vụ 
Đông Xuân, 89.67% vụ Hè Thu, 54.1% vụ Thu Đông (Tran et al ... uê (ngày) 67 5 156 46.67 24.23 
+ Số ngày LĐ nhà (ngày) 67 2 134 46.42 29.70 
Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế năm 2019 
3.2.1. Kỹ thuật 1: Sử dụng rơm 
Theo kỹ thuật sử dụng rơm trong Bảng 4, có 03 nghiệm thức về số lượng rơm sử dụng 
được đánh giá lần lượt là: (i) nghiệm thức 1A: từ 18.0 đến dưới 20.0 kg/m2, (ii) nghiệm thức 
1B: từ 20.0 đến 25.0kg/m2, và (iii) nghiệm thức 1C: trên 25.0 đến 32.0 kg/m2. Kết quả thống 
kê mô tả cho thấy rằng việc sử dụng nhiều rơm cho năng suất bình quân nấm rơm lần lượt 
theo từng mức độ sử dụng là 1.16kg/m2, 1.36kg/m2, và 1.44kg/m2. 
Bảng 4 
Các lựa chọn nghiệm thức và năng suất tương ứng 
Nghiệm thức Nội dung 
Số hộ trồng 
nấm (hộ) 
Năng suất bình 
quân (kg/m2) 
1A 
Từ 18.0 đến dưới 20.0 
kg/m2 
28 1.16 
1B Từ 20.0 đến 25.0kg/m2 48 1.36 
1C Trên 25.0 đến 32.0 kg/m2 39 1.44 
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2019 
Kết quả phân tích trong Bảng 5 cho thấy các nghiệm thức 1A, 1B, 1C có tổng lãi gộp 
(GM) lần lượt là 50.01 nghìn đồng/m2, 57.46 nghìn đồng/m2, 61.29 nghìn đồng/m2; Tổng chi 
phí biến đổi (VC) lần lượt là 30.28 nghìn đồng/m2, 35.48 nghìn đồng/m2, 44.11 nghìn 
đồng/m2; và lợi nhuận ròng (NB) lần lượt là 19.73 nghìn đồng/m2, 21.98 nghìn đồng/m2, 
 Phạm T. G. Nhung, Võ T. Danh. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), ...-... 
17.17 nghìn đồng/m2. 
Bảng 5 
Kết quả phân tích lợi nhuận ròng 
Chỉ tiêu 
Đơn vị tính 
Nghiệm thức 
1A 1B 1C 
Từ 18.0 đến 
dưới 20.0 
kg/m2 
Từ 20.0 
đến 25.0 
kg/m2 
Trên 25.0 
đến 32.0 
kg/m2 
Năng suất trung bình kg/m2 1.16 1.36 1.44 
Tổng lãi gộp (GM) 1,000 đ/m2 50.01 57.46 61.29 
Chi phí rơm 1,000 đ/m2 18.63 22.07 27.86 
Chi phí meo 1,000 đ/m2 2.77 3.51 4.53 
Chi phí phân bón 1,000 đ/m2 0.01 0.02 0.02 
Chi phí thuốc BVTV 1,000 đ/m2 0.01 0.01 0.06 
Chi phí lao động 1,000 đ/m2 8.86 9.88 11.63 
Tổng chi phí biến đổi (VC) 1,000 đ/m2 30.28 35.48 44.11 
Lợi nhuận ròng (NB) 1,000 đ/m2 19.73 21.98 17.17 
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2019 
Từ kết quả của phân tích loại trừ và tỷ suất lợi nhuận biên (MRR) được trình bày trong 
Bảng 6, tỷ suất lợi nhuận biên (MRR) của việc chuyển từ kỹ thuật 1 sang kỹ thuật 2 là 
43.15%. So sánh tỷ suất lợi nhuận biên và tỷ suất lợi nhuận tối thiểu (MARR), nghiệm thức 
1B sử dụng rơm từ 20.0 đến 25.0kg/m2 là nghiệm thức tối ưu mặc dù năng suất nấm thu được 
theo kỹ thuật này không phải là cao nhất so với Nghiệm thức 1C. 
Bảng 6 
Kết quả phân tích loại trừ và tỷ suất lợi nhuận biên (MRR) 
Nghiệm 
thức 
Chi phí biến đổi Lợi nhuận ròng 
Tỷ suất lệ 
nhuận biên 
(MRR)(%) 
Tổng cộng 
(1,000 đ/m2) 
Chi phí 
biên 
(1,000 đ/m2) 
Tổng cộng 
(1,000 đ/m2) 
Lợi nhuận 
biên 
(1,000 đ/m2) 
1A 30.28 - 19.73 - - 
1B 35.48 5.21 21.98 2.25 43.15 
1C 44.11 8.63 17.17 -4.80 -55.67 
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2019 
3.2.2. Kỹ thuật 2: Sử dụng meo 
Theo kỹ thuật sử dụng meo trong Bảng 7, có 03 nghiệm thức về số lượng meo sử dụng 
được đánh giá lần lượt là: (i) nghiệm thức 2A: từ dưới 1 bịch/m2, (ii) nghiệm thức 2B: từ 1.1 
bịch đến 2 bịch/m2, và (iii) nghiệm thức 2C: trên 2 bịch đến 3.2 bịch/m2. Kết quả thống kê mô 
tả cho thấy rằng việc sử dụng nhiều meo hơn cũng cho năng suất bình quân nấm rơm lần lượt 
theo từng mức độ sử dụng là 1.23kg/m2, 1.34kg/m2, và 1.48kg/m2. 
Bảng 7 
 Phạm T. G. Nhung, Võ T. Danh. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), ...-... 
Các lựa chọn nghiệm thức và năng suất tương ứng 
Nghiệm thức Nội dung 
Số hộ trồng 
nấm (hộ) 
Năng suất bình 
quân (kg/m2) 
2A dưới 1 bịch/m2 34 1.23 
2B Từ 1.1 bịch đến 2 bịch/m2 58 1.34 
2C 
từ trên 2 bịch đến 3.2 
bịch/m2 
23 1.48 
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2019 
Kết quả phân tích trong Bảng 8, cho thấy các nghiệm thức 2A, 2B, 2C có tổng lãi gộp 
(GM) lần lượt là 55.14 nghìn đồng/m2, 58.50 nghìn đồng/m2, 54.69 nghìn đồng/m2; tổng chi 
phí biến đổi (VC) lần lượt là 33.86 nghìn đồng/m2, 36.17 nghìn đồng/m2, 44.42 nghìn 
đồng/m2; và giá trị lợi nhuận ròng (NB) lần lượt là 21.27 nghìn đồng/m2, 22.33 nghìn 
đồng/m2, 10.26 nghìn đồng/m2. 
Bảng 8 
Kết quả phân tích lợi nhuận ròng 
Chỉ tiêu 
Đơn vị tính 
Nghiệm thức 
2A 2B 2C 
dưới 1 
bịch/m2 
Từ 1.1 bịch 
đến 2 
bịch/m2 
từ trên 2 
bịch đến 
3.2 bịch/m2 
Năng suất trung bình kg/m2 1.23 1.34 1.48 
Tổng lãi gộp (GM) 1,000 đ/m2 55.14 58.50 54.69 
Chi phí rơm 1,000 đ/m2 22.74 22.60 25.36 
Chi phí meo 1,000 đ/m2 2.13 3.46 6.51 
Chi phí phân bón 1,000 đ/m2 0.01 0.02 0.03 
Chi phí thuốc BVTV 1,000 đ/m2 0.01 0.01 0.08 
Chi phí lao động 1,000 đ/m2 8.97 10.08 12.44 
Tổng chi phí biến đổi (VC) 1,000 đ/m2 33.86 36.17 44.42 
Lợi nhuận ròng (NB) 1,000 đ/m2 21.27 22.33 10.26 
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2019 
Từ kết quả của phân tích loại trừ và tỷ suất lợi nhuận biên (MRR) trong Bảng 9, tỷ 
suất lợi nhuận biên (MRR) của việc chuyển từ kỹ thuật 1 sang kỹ thuật 2 là 45.65%. So sánh 
tỷ suất lợi nhuận biên với tỷ suất lợi nhuận tối thiểu cho thấy nghiệm thức 2B là lựa chọn tốt 
nhất trong số ba nghiệm thức, đem lại cho người trồng nấm là cao nhất khi sử dụng meo trong 
khoảng từ 1.1 bịch đến 2 bịch/m2 mặc dù năng suất nấm thu được theo kỹ thuật này không 
phải là cao nhất so với nghiệm thức 2C. 
Bảng 9 
Kết quả phân tích loại trừ và tỷ suất lợi nhuận biên (MRR) 
 Phạm T. G. Nhung, Võ T. Danh. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), ...-... 
Nghiệm 
thức 
Chi phí biến đổi Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi 
nhuận biên 
(MRR) 
(%) 
Tổng cộng 
(1.000 đ/m2) 
Chi phí 
biên 
(1.000 đ/m2) 
Tổng cộng 
(1.000 đ/m2) 
Lợi nhuận 
biên 
(1.000 đ/m2) 
2A 33.86 - 21.27 - - 
2B 36.17 2.31 22.33 1.05 45.65 
2C 44.42 8.25 10.26 -12.06 -146.15 
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2019 
3.2.3. Kỹ thuật 3: Sử dụng phân bón 
Theo kỹ thuật sử dụng phân bón trong Bảng 10, có 03 nghiệm thức về lượng phân bón 
sử dụng được đánh giá lần lượt là: (i) nghiệm thức 3A: từ 0.05 đến 0.19 kg/100m2, (ii) nghiệm 
thức 3B: từ 0.20 đến dưới 0.40 kg/100m2, và (iii) nghiệm thức 3C: từ 0.40 kg/100m2 trở lên. 
Kết quả thống kê mô tả cho thấy rằng việc sử dụng nhiều rơm cho năng suất nấm cao hơn lần 
lượt theo từng mức độ sử dụng là 1.24kg/m2, 1.38kg/m2, và 1.32kg/m2. 
Bảng 10 
Các lựa chọn nghiệm thức và năng suất tương ứng 
Nghiệm thức Nội dung 
Số hộ trồng 
nấm (hộ) 
Năng suất bình 
quân (kg/m2) 
3A Từ 0.05 đến 0.19 kg/100m2 23 1.24 
3B 
Từ 0.20 đến dưới 0.40 
kg/100m2 
67 1.38 
3C Từ 0.40 kg/100m2 trở lên 25 1.32 
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2019 
Kết quả phân tích trong Bảng 11, cho thấy các nghiệm thức 3A, 3B, 3C có tổng lãi 
gộp (GM) lần lượt là 55.64 nghìn đồng/m2, 60.90 nghìn đồng/m2, 47.69 nghìn đồng/m2; tổng 
chi phí biến đổi (VC) lần lượt là 32.65 nghìn đồng/m2, 37.41 nghìn đồng/m2, 40.54 nghìn 
đồng/m2; và giá trị lợi nhuận ròng (NB) lần lượt là 22.99 nghìn đồng/m2, 23.49 nghìn 
đồng/m2, 7.15 nghìn đồng/m2. 
Bảng 11 
Kết quả phân tích lợi nhuận ròng 
Chỉ tiêu 
Đơn vị tính 
Nghiệm thức 
3A 3B 3C 
Từ 0.05 
đến 0.19 
kg/100m2 
Từ 0.20 đến 
dưới 0.40 
kg/100m2 
Từ 0.40 
kg/100m2 
trở lên 
Năng suất trung bình kg/m2 1.24 1.38 1.32 
Tổng lãi gộp (GM) 1,000 đ/m2 55.64 60.90 47.69 
Chi phí rơm 1,000 đ/m2 22.94 22.85 24.36 
Chi phí meo 1,000 đ/m2 2.58 3.57 4.98 
Chi phí phân bón 1,000 đ/m2 0.01 0.01 0.04 
 Phạm T. G. Nhung, Võ T. Danh. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), ...-... 
Chi phí thuốc BVTV 1,000 đ/m2 0.01 0.01 0.08 
Chi phí lao động 1,000 đ/m2 7.11 10.97 11.08 
Tổng chi phí biến đổi (VC) 1,000 đ/m2 32.65 37.41 40.54 
Lợi nhuận ròng (NB) 1,000 đ/m2 22.99 23.49 7.15 
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2019 
Từ kết quả của phân tích loại trừ và tỷ suất lợi nhuận biên (MRR) được trình bày trong 
Bảng 12, tỷ suất lợi nhuận biên (MRR) của việc chuyển từ kỹ thuật 1 sang kỹ thuật 2 là 
10.42%; Tỷ suất lợi nhuận biên (MRR) của việc chuyển từ kỹ thuật 2 sang kỹ thuật 3 là -
522.91%. Tỷ lệ này thấp so với tỷ suất lợi nhuận tối thiểu (MARR). Điều này cho thấy 
nghiệm thức 3A là lựa chọn tốt nhất trong số ba nghiệm thức trong Kỹ thuật 3 vì hai lựa chọn 
3B và 3C không đạt tỷ suất lợi nhuận tối thiểu mong muốn. Điều này cho thấy lợi ích đem lại 
cho người trồng nấm là cao nhất khi sử dụng phân bón trong khoảng từ 0.05 đến 0.19 
kg/100m2 mặc dù năng suất nấm thu được theo kỹ thuật này là thấp nhất so với các kỹ thuật 
3B và 3C. 
Bảng 12 
Kết quả phân tích loại trừ và tỷ suất lợi nhuận biên (MRR) 
Nghiệm 
thức 
Chi phí biến đổi Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi 
nhuận biên 
(MRR) 
(%) 
Tổng cộng 
(1,000 đ/m2) 
Chi phí 
biên 
(1,000 đ/m2) 
Tổng cộng 
(1,000 đ/m2) 
Lợi nhuận 
biên 
(1,000 đ/m2) 
3A 32.65 - 22.99 - - 
3B 37.41 4.76 23.49 0.50 10.42 
3C 40.54 3.13 7.15 -6.34 -522.91 
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2019 
Tóm lại, dựa trên các kết quả phân tích của ba kỹ thuật sử dụng rơm, meo, phân bón ở 
trên cho phép đề xuất các lựa chọn kỹ thuật ưu tiên lần lượt là kỹ thuật 1 (sử dụng rơm) chọn 
1B trong khoảng từ 20.0 đến 25.0kg/m2, kỹ thuật 2 (sử dụng meo) chọn 2B trong khoảng từ 
1.1 bịch đến 2 bịch/m2, và kỹ thuật 3 (sử dụng phân bón) chọn 3A trong khoảng từ 0.05 đến 
0.19 kg/100m2. 
4. Kết luận và đề xuất 
Sản xuất nấm rơm ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp và quận Bình Thủy, quận Ô 
Môn, TP. Cần Thơ đã mang lại thu nhập cho các nông hộ trồng nấm rơm, tạo việc làm cho 
các lao động nhàn rỗi ở địa phương sau khi mùa lúa và nâng cao mức sống cho người nông 
dân. Thu nhập bình quân/hộ/năm là trên 233 triệu đồng/hộ/năm (tương đương 4.5 triệu 
đồng/người/tháng). Có hơn 91% hộ trồng nấm có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp. Diện 
tích trồng nấm bình quân gần 1.140 m2/hộ với chi phí thuê đất bình quân là 9.7 triệu 
đồng/hộ/năm. Số vụ nấm trồng trong năm trung bình là 8 vụ/năm. 
Để nông hộ trồng nấm rơm có thu nhập cao từ việc trồng nấm, nghiên cứu sử dụng 
phương pháp phân tích biên để phân tích lựa chọn các kỹ thuật trồng nấm rơm đạt hiệu quả 
kinh tế cao nhất. Các kỹ thuật trồng nấm rơm được phân tích bao gồm: (i) sử dụng rơm, (ii) sử 
dụng meo, và (iii) sử dụng phân bón. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng để có được hiệu quả 
 Phạm T. G. Nhung, Võ T. Danh. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), ...-... 
kinh tế cao trong trồng nấm rơm, các lựa chọn kỹ thuật ưu tiên nên áp dụng lần lượt là sử 
dụng rơm trong khoảng từ 20.0 đến 25.0kg/m2 (tương ứng 0.8 - 1.2 cuộn rơm/m2, sử dụng 
meo trong khoảng từ 1.1 bịch đến 2 bịch/m2, và sử dụng phân bón trong khoảng từ 0.05 đến 
0.19 kg/100m2. 
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất nấm rơm của các nông hộ cũng gặp nhiều khó khăn 
do ảnh hưởng thời tiết, thiếu hiểu biết chất lượng rơm, chất lượng giống meo và hạn chế kỹ 
thuật trồng nấm. Có nhiều nông hộ sản xuất nấm rơm bị thua lỗ trong mùa vụ này. 
Chính quyền địa phương cần liên kết với các nhà khoa học và người nông dân để tạo 
ra loại giống meo có chất lượng cao và tổ chức nhiều lớp tập huấn cho các nông hộ trồng nấm 
để họ có kiến thức về kỹ thuật trồng nấm cũng như có kiến thức về thị trường tiêu thụ. 
Để phát triển nghề trồng nấm rơm có hiệu quả cao, các nông hộ nên chuyển đổi mô 
hình trồng nấm ngoài trời sang mô hình trồng nấm trong nhà vì trồng nấm trong nhà không 
chịu ảnh hưởng của thời tiết, tiết kiệm diện tích đất trồng, giảm chi phí công lao động và giảm 
chi phí rơm. 
LỜI CẢM ƠN 
Nghiên cứu được thực hiện theo nhiệm vụ đề tài (mã số Đề tài: KHCN-TNB.ĐT/14-
19/C09) thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây 
Nam bộ (mã số Chương trình: KHCN-TNB/14-19). Tác giả chân thành cám ơn Chương trình 
đã cấp kinh phí và hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ đề tài này. 
Tài liệu tham khảo 
Dinh, H. P. (2003). Kinh tế nông nghiệp, lý thuyết và thực tiễn [Agricultural economics, theory 
and practice]. Ho Chi Minh City, Viet Nam: Nhà xuất bản Thống kê. 
Dinh, L. X. (2015). Phát triển nấm-sản phẩm quốc gia [Development of mushroom-national 
products]. Retrieved May 20, 2020, from Nông nghiệp Việt Nam website: 
https://nongnghiep.vn/phat-trien-nam---san-pham-quoc-gia-d118596.html 
Evans, E. A. (2005). Marginal analysis: An economic procedure for selecting alternative 
technologies/practices. Retrieved May 22, 2020, from Institute of Food and Agricultural 
Sciences, University of Florida website: https://edis.ifas.ufl.edu/publication/FE565 
Le, T. V., & Ngo, T. T. T. (2013). Hướng phát triển trồng nấm rơm ở Đồng bằng sông Cửu 
Long: Thực trạng và giải pháp [Development direction of growing mushrooms in the 
Mekong Delta: Current situation and solutions]. Retrieved May 22, 2020, from Diễn đàn 
khuyến nông Phát triển nghề trồng nấm hiệu quả website: https://coa.ctu.edu.vn/khuyen-
nong-khct/537-dien-dan-khuyen-nong-nong-nghiep-chuyen-de-phat-trien-nghe-trong-
nam-hieu-qua.html 
Nguyen, H. H., Nguyen, T. D., Ngo, N. T. B., & Nguyen, M. T. (2013). Thực trạng và giải 
pháp phát triển ngành nấm tại các tỉnh phía Nam [Situation and solutions for the 
development of the mushroom industry in the southern provinces]. Retrieved May 25, 
2020, from 
cac-tinh-phia-Nam-7635.html 
 Phạm T. G. Nhung, Võ T. Danh. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), ...-... 
Nguyen, H. N., & Pham, D. V. (2013). Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất nấm tại các 
tỉnh phía Nam [Situation and solutions to develop mushroom production in the southern 
provinces]. Paper presented at Agriculture & Rural Promotion Forum, 14th Efficient 
Mushroom Cultivation Theme, Vietnam. 
Nguyen, Q. H., Nguyen, H. H., & Le, P. V. (2018). Khảo sát phương pháp xếp mô và liều 
lượng meo đến sinh trưởng và năng suất nấm rơm (Volvariella volvacea) trong điều 
kiện ngoài trời [Examination of tissue mapping method and dose of meow to growth 
and yield of mushrooms (Volvariella volvacea) in outdoor conditions]. Tạp chí khoa 
học Trường Đại học Cần Thơ, 54, 98-105. 
Perrin, R., Anderson, J., Winkelmann, D., & Moscardi, E. (1988). From agronomic data to 
farmer recommendations: An economics training manual Centro International para el 
Mejoramiento de Maiz y Trigo Publ Mexico City. Retrieved May 27, 2020, from 
Tổng cục Thống kê. (2016). Tình hình kinh tế xã hội năm 2016 [Socio-economic situation in 
202016]. Retrieved December 27, 2018, from https://www.gso.gov.vn/nong-lam-
nghiep-va-thuy-san. access date 20/12/2018 
Tran, N. S., Nguyen, N. T. H., Nguyen, C. H., Nguyen, N. V. C., Le, V. H., & Ingvorsen, K. 
(2014). Uớc tính lượng và các biện pháp xử lý rơm rạ ở một số tỉnh Đồng bằng sông 
Cửu Long [Estimation of straw quantity and treatment methods in several provinces in 
the Mekong Delta]. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Khoa học Tự nhiên, 
Công nghệ và Môi trường, 32(2014), 87-93. 
Verma, R. N. (2002). Cultivation of paddy straw mushroom (Volvariella spp.) In R. N. Verma 
& B. Vijay (Eds.), Recent advances in the cultivation technology of edible mushrooms 
(pp. 221-228). Solan (HP), India: National Research Centre for Mushroom. 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_cac_ky_thuat_trong_nam_rom_cua_cac_nong_ho_trong_na.pdf